YOMEDIA
ADSENSE
Quyết định số 533/2019/QĐ-BNN-QLCL
6
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Quyết định số 533/2019/QĐ-BNN-QLCL ban hành Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2019. Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quyết định số 533/2019/QĐ-BNN-QLCL
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÁT TRIỂN NÔNG Độc lập Tự do Hạnh phúc THÔN Số: 533/QĐBNNQLCL Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NĂM 2019 BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐCP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Căn cứ Nghị quyết số 43/2017/QH 14 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 20162020; Căn cứ Chỉ thị số 13/CTTTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Căn cứ Chỉ thị số 15/CTTTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý vật tư nông nghiệp; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2019. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban quản lý ATTP các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. KT. BỘ TRƯỞNG Nơi nhận: THỨ TRƯỞNG Như Điều 3; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (để b/c); Văn phòng Chính phủ; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Lãnh đạo Bộ NN&PTNT; Đảng ủy Bộ NN&PTNT; Bộ Y tế; Bộ Công thương; Bộ Công an;
- Hội Nông dân Việt Nam; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Phùng Đức Tiến UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Lưu: VT, QLCL (100). KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NĂM 2019 (Ban hành kèm theo Quyết định số: 533/QĐBNNQLCL ngày 14/02/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) I. MỤC TIÊU Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý an toàn thực phẩm; giảm thiểu ô nhiễm sinh học, tạp chất và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, kháng sinh trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu. II. KẾT QUẢ VÀ CHỈ SỐ CẦN ĐẠT 100% văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm được xây dựng, sửa đổi, bổ sung theo đúng kế hoạch. Các đối tượng tham gia chuỗi giá trị nông lâm thủy sản từ người sản xuất, chế biến, lưu thông, buôn bán đến người tiêu dùng được phổ biến, hướng dẫn, vận động tuân thủ quy định pháp luật về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm. Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đáp ứng quy định đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) tăng 10% so với năm 2018. Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản giám sát trên diện rộng vi phạm quy định về ô nhiễm sinh học, tạp chất, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, kháng sinh giảm 10% so với năm 2018. III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, TRỌNG ĐIỂM 1. Công tác chỉ đạo điều hành Gắn kết chặt chẽ việc chỉ đạo điều hành công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản với các nhiệm vụ của tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, cụ thể: Tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2019 trong toàn quốc; chỉ đạo, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để triển khai đầy đủ, hiệu quả Kế hoạch này tại các địa phương; Chỉ đạo xây dựng, mở rộng vùng sản xuất tập trung quy mô lớn các sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực vùng; nhân rộng mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) theo chuỗi giá trị
- gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đảm bảo ATTP cho tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Phối hợp với các Bộ, ngành triển khai các Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình, Kế hoạch về công tác bảo đảm ATTP như Nghị quyết số 43/2017/QH 14 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về ATTP giai đoạn 20162020; Chỉ thị số 13/CTTTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm... Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chỉ đạo các cấp triển khai các Chương trình phối hợp tuyên truyền, giám sát sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn. 2. Hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật Tập trung ưu tiên nguồn lực để hoàn thiện chính sách, pháp luật theo hướng hài hòa với các quy định, thông lệ quốc tế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản an toàn. Xây dựng trình ban hành các văn bản qui phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Chăn nuôi, Luật Trồng trọt; rà soát sửa đổi, trình ban hành các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, đảm bảo an toàn thực phẩm; Phối hợp với Bộ Nội vụ rà soát, sửa đổi các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân các cấp nói chung và lĩnh vực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP nói riêng theo các Nghị quyết số 18NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Nghị quyết số 19NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập sau khi Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 24/2014/NĐCP ngày 04/4/2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW và Nghị định số 37/2014/NĐCP ngày 05/5/2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản theo hướng xây dựng tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật cho từng nhóm sản phẩm theo chuỗi giá trị phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế; Rà soát, loại bỏ các sản phẩm kém chất lượng, không bảo đảm an toàn khỏi danh mục thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm xử lý môi trường, thức ăn chăn nuôi, thủy sản, phân bón được phép sản xuất, kinh doanh; Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành chính sách đặc thù dựa trên khung chính sách chung của Nhà nước về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm.
- 3. Tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn; kiểm soát chặt chẽ an toàn thực phẩm nhập khẩu. Xây dựng, mở rộng các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn các sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực vùng ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, thực hành nông nghiệp tốt (GAP); phát triển hợp tác xã, liên kết chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn, truy xuất được nguồn gốc gắn với xúc tiến thương mại, phát triển thị trường. Nhân rộng mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); phổ biến, vận động, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp qui mô nhỏ áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), thực hành sản xuất tốt (GMP), HACCP trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản. Tổ chức kiểm tra chặt chẽ chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định. 4. Công tác thông tin, truyền thông về chất lượng, an toàn thực phẩm Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm, tập trung vào các quy định, qui chuẩn kỹ thuật về sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn cũng như các quy định về xử phạt hành chính, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; Chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng đắn công tác quản lý vật tư nông nghiệp và bảo đảm an toàn thực phẩm; tăng cường truyền thông, quảng bá cho các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp chất lượng cao, thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn; công khai các cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm quy định của pháp luật về ATTP. 5. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm Tổ chức triển khai Thông tư số 38/2018/TTBNNPTNT ngày 25/12/2018 quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thông tư số 17/2018/TTBNNPTNT ngày 30/10/2018 quy định phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tổ chức giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản rủi ro cao, tiêu thụ nhiều nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo và thanh tra, truy xuất, xử lý tận gốc các trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm; Triển khai kế hoạch thanh tra chuyên ngành, kế hoạch kiểm tra liên ngành về chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm; ưu tiên thanh tra đột xuất cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, cơ sở giết mổ, cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm nhỏ lẻ nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm; truy xuất và xử lý triệt để các cơ sở sản xuất, nhập khẩu đưa sản phẩm vi phạm chất lượng ra lưu thông trên thị trường.
- Tổ chức kiểm tra các đơn vị được giao, được chỉ định tham gia quản lý hoặc phục vụ quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP nhằm kịp thời phát hiện, giải quyết các bất cập, vướng mắc, xử lý sai phạm theo pháp luật; Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng Bộ Công an và các Bộ Ngành liên quan phát hiện, điều tra, thanh tra đột xuất, triệt phá dứt điểm các đường dây nhập lậu; các cơ sở sản xuất và các cơ sở tàng trữ, lưu thông, buôn bán chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi ngoài danh mục được phép sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. 6. Tổ chức lực lượng, nâng cao năng lực Tổ chức đào tạo, đào tạo nâng cao cho cán bộ quản lý chất lượng an toàn thực phẩm đặc biệt là cán bộ quản lý, thanh tra tại các tuyến huyện, xã. Tập trung đầu tư nâng cấp các phòng kiểm nghiệm của Ngành đạt tiêu chuẩn quốc tế về phòng kiểm nghiệm kiểm chứng chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản. Thực hiện tốt việc tổ chức đánh giá, chỉ định và quản lý các cơ sở xã hội hóa cung ứng các dịch vụ kỹ thuật (kiểm nghiệm, chứng nhận, giám định, kiểm định) phục vụ quản lý vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm. Tập trung chấn chỉnh, kiên quyết thu hồi chỉ định tổ chức kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp khi có sai phạm theo quy định của pháp luật. (Nội dung chi tiết và phân công theo Phụ lục kèm theo) IV. NGUỒN KINH PHÍ 1. Ngân sách nhà nước cho quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm. 2. Ngân sách nhà nước thông qua các đề tài xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn. 3. Kinh phí hỗ trợ của các Dự án, Tổ chức Quốc tế. 4. Kinh phí huy động xã hội hóa từ các doanh nghiệp. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Trách nhiệm của các cơ quan a. Các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Cơ quan được phân công chủ trì chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai từng nhiệm vụ cụ thể để bảo đảm tiến độ, hiệu quả; Định kỳ trước ngày 21 hàng tháng, cơ quan được phân công chủ trì báo cáo Bộ (qua Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) kết quả thực hiện trong đó nêu rõ những việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện; Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản chủ trì theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch, định kỳ tổng hợp báo cáo Bộ. b. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Xây dựng kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm lĩnh vực nông nghiệp 2018 tại địa phương, trình Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt và tổ chức triển khai bảo đảm đúng tiến độ, hiệu quả; Chỉ đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2018 trên địa bàn quản lý; Định kỳ trước ngày 20 hàng tháng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) kết quả thực hiện trong đó nêu rõ những việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện. 2. Sơ kết và tổng kết: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tổ chức sơ kết và tổng kết để đánh giá kết quả triển khai kế hoạch hành động; thống nhất giải pháp, biện pháp khắc phục các khó khăn vướng mắc trong thực hiện làm cơ sở cho việc triển khai kế hoạch giai đoạn tiếp theo. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung Kế hoạch hành động, Thủ trưởng các cơ quan chủ động báo cáo Bộ (qua Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) để xem xét, quyết định./. PHỤ LỤC PHÂN CÔNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NĂM 2019 (Ban hành kèm theo Quyết định số 533/QĐBNNQLCL ngày 14/02/2019 của Bộ Nông nghiệp&PTNT) Thời hạn TT Nhiệm vụ Chủ trì Phối hợp hoàn thành 1 Tổng cục, Cục chuyên ngành; Thanh Công tác ch đạo đi u hành tra Bộ Tổ chức Hộỉi ngh ị triề ển khai Kế hoạch hành động Cục Quản lý chất Ban Quản lý Tháng 1.1 bảo đảm an toàn thực lượng NLS&TS ATTP; Sở Nông 2/2019 phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp và Phát triển nghiệp năm 2019 nông thôn (NN&PTNT) các tỉnh, thành phố 1.2 Chỉ đạo, đôn đốc, tháo gỡ Tổng cục, Cục Ban Quản lý Trong năm
- kịp thời các khó khăn, vướng mắc để triển khai ATTP; Sở đầy đủ, hiệu quả Kế chuyên ngành NN&PTNT các tỉnh, hoạch này tại các địa thành phố phương Chỉ đạo xây dựng, mở rộng vùng sản xuất tập trung quy mô lớn các sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực vùng; nhân Ban Quản lý rộng mô hình mỗi xã một ATTP; Sở Tổng cục, Cục 1.3 sản phẩm (OCOP) theo Trong năm NN&PTNT các chuyên ngành chuỗi giá trị gắn với ứng tỉnh, thành phố dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đảm bảo ATTP cho tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Phối hợp với các Bộ, ngành triển khai các Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình, Kế hoạch về công tác bảo đảm ATTP như Nghị quyết số Tổng cục, Cục 43/2017/QH 14 của Quốc chuyên ngành; Theo chế hội về đẩy mạnh việc thực độ báo cáo Cục Quản lý chất 1.4 hiện chính sách pháp luật Ban Quản lý của Quốc lượng NLS&TS về ATTP giai đoạn 2016 ATTP; Sở hội, Chính 2020; Chỉ thị số 13/CTTTg NN&PTNT các tỉnh, phủ ngày 09/5/2016 của Thủ thành phố tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm... Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Tổng cục, Cục Nam, Hội Nông dân Việt chuyên ngành; Nam, Hội Liên hiệp Phụ Theo chế nữ Việt Nam chỉ đạo các Cục Quản lý chất độ báo cáo 1.5 Ban Quản lý cấp triển khai các Chương lượng NLS&TS của Chính ATTP; Sở trình, phối hợp tuyên phủ NN&PTNT các tỉnh, truyền, giám sát sản xuất, thành phố kinh doanh nông sản an toàn. Hoàn thiện cơ chế chính 2 sách, pháp luật 2.1 Xây dựng Nghị định quy Cục Trồng trọt Sở NN&PTNT các Tháng 9 định chi tiết một số điều và tỉnh, thành phố
- các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Trồng trọt Xây dựng Nghị định xử Sở NN&PTNT các 2.2 phạt vi phạm hành chính Cục Trồng trọt Tháng 12 tỉnh, thành phố về trồng trọt Nghị định quy định về quản Cục Bảo vệ thực Sở NN&PTNT các 2.3 Tháng 12 lý phân bón vật tỉnh, thành phố Xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số điều và Sở NN&PTNT các 2.4 Cục Chăn nuôi Tháng 9 các thông tư hướng dẫn thi tỉnh, thành phố hành Luật Chăn nuôi Nghị định xử phạt vi phạm Sở NN&PTNT các 2.5 Cục Chăn nuôi Tháng 12 hành chính về chăn nuôi tỉnh, thành phố Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2017/NĐCP ngày 31/01/2017 quy định xử Các Tổng cục, Cục phạt hành chính trong lĩnh chuyên ngành vực thú y; Nghị định 2.6 Vụ Pháp chế Tháng 9 31/2016/NĐCP ngày Sở NN&PTNT các 06/05/2016 quy định xử tỉnh, thành phố phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật Quyết định của Thủ tướng Vụ Khoa học, Chính phủ quy định tiêu chí Các Tổng cục, Cục 2.7 Công nghệ và Môi Tháng 9 dự án nông nghiệp ứng chuyên ngành trường dụng công nghệ cao 2.8 Phối hợp với Bộ Nội vụ rà Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục, Cục Tháng 3 soát, sửa đổi các văn bản chuyên ngành; qui phạm pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, Ban Quản lý quyền hạn và cơ cấu tổ ATTP; Sở chức của cơ quan chuyên NN&PTNT các tỉnh, môn về nông nghiệp và thành phố phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân các cấp theo các Nghị quyết số 18 NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu
- lực, hiệu quả và Nghị quyết số 19NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập sau khi Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 24/2014/NĐCP ngày 04/4/2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW và Nghị định số 37/2014/NĐCP ngày 05/5/2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Tổng cục, Cục Xây dựng thông tư hướng chuyên ngành; dẫn một số điều của Nghị Cục Chế biến và 2.9 định 109/2018/NĐCP ngày Phát triển thị Ban Quản lý Tháng 4 29/08/2018 về nông nghiệp trường nông sản ATTP; Sở hữu cơ NN&PTNT các tỉnh, thành phố Rà soát, sửa đổi, điều chỉnh thủ tục cấp phép, đăng ký Tổng cục Thủy lưu hành; giám sát, kiểm sản, Các Cục: Thú 2.10 Trong năm tra, thanh tra, xử lý vi phạm y, BVTV, Chăn về chất lượng vật tư nông nuôi, Trồng trọt nghiệp Rà soát, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, qui chuẩn Các Tổng cục, Cục kỹ thuật về chất lượng vật chuyên ngành (theo 2.11 Vụ KHCN&MT Trong năm tư nông nghiệp, an toàn chức năng, nhiệm thực phẩm nông lâm thủy vụ được giao) sản. 2.12 Rà soát, loại bỏ các sản Các Tổng cục, Cục Vụ Pháp chế Trong năm phẩm kém chất lượng, chuyên ngành (theo không bảo đảm an toàn chức năng, nhiệm khỏi danh mục thuốc thú y, vụ được giao) thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường,
- thức ăn chăn nuôi, thủy sản, phân bón được phép sản xuất, kinh doanh. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành chính sách đặc thù dựa trên khung chính sách chung của Nhà nước về khuyến khích Vụ TCCB doanh nghiệp đầu tư vào Ban ATTP các tỉnh, nông nghiệp, nông thôn; thành phố; Sở Các Tổng cục, Cục 2.13 xây dựng vùng sản xuất Trong năm NN&PTNT các chuyên ngành (theo nông nghiệp tập trung theo tỉnh, thành phố chức năng, nhiệm chuỗi giá trị gắn với ứng vụ được giao) dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm. 3 Xây dựng, mở rộng các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn các sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực vùng ứng dụng công nghệ cao, nông T ổ ch ức s ản xu Ban Quản lý nghiệp h ữu cơ, thấựt, tiêu th c hành ụ nông sản thực phẩm an toàn; kiểm soát chặt 3.1 ch ẽ an toàn th nông nghi ệp tốự t (GAP); ập khẩuở c phẩm nhATTP, S Tổng cục, Cục quản Trong năm NN&PTNT các lý chuyên ngành phát triển hợp tác xã, liên tỉnh, thành phố kết chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn, truy xuất được nguồn gốc gắn với xúc tiến thương mại, phát triển thị trường. Nhân rộng mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); phổ biến, vận động, hỗ trợ Tong cục, Cục quản người dân, doanh nghiệp Ban Quản lý lý chuyên ngành qui mô nhỏ áp dụng thực ATTP, Sở 3.2 Trong năm hành nông nghiệp tốt NN&PTNT các Hội Nông dân, Hội (GAP), thực hành sản xuất tỉnh, thành phố Liên hiệp phụ nữ tốt (GMP), HACCP trong Việt nam sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản. 3.3 Tổ chức kiểm tra chặt chẽ Tổng cục, Cục Ban ATTP các tỉnh, Trong năm chất lượng vật tư nông quản lý chuyên thành phố; Sở nghiệp và an toàn thực ngành NN&PTNT các tỉnh,
- phẩm nông lâm thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam thành phố theo quy định. 4 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm, tập trung vào các Các Tổng cục, quy định, qui chuẩn kỹ Cục chuyên ngành. Vụ Pháp chế, thuật về sản xuất kinh Thanh tra Bộ, doanh nông sản thực phẩm 4.1 Ban Quản lý Trong năm an toàn cũng như các quy ATTP, Sở Trung tâm khuyến định về xử phạt hành chính, NN&PTNT các nông quốc gia xử lý hình sự đối với các tỉnh, thành phố hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng đắn, khách quan công tác quản lý vật Văn phòng Bộ, tư nông nghiệp và bảo đảm các Tổng cục, Cục an toàn thực phẩm; tăng chuyên ngành. cường truyền thông, quảng Trung tâm khuyến 4.2 Trong năm bá cho các cơ sở sản xuất Ban Quản lý nông quốc gia kinh doanh vật tư nông ATTP, Sở nghiệp chất lượng cao, NN&PTNT các thực phẩm nông lâm thủy tỉnh, thành phố sản an toàn; công khai các cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm quy định của pháp luật về ATTP. 5 5.1 Tổ chức triển khai Thông Ban Quản lý Các Tổng cục, Cục Trong năm tư số 38/2018/TT ATTP, Sở chuyên ngành BNNPTNT ngày NN&PTNT các 25/12/2018 quy định việc tỉnh, thành phố thẩm định, chứng nhận cơ ở sản xuất, kinh doanh sCông tác thanh tra, ki ểm tra, giám sát và xử lý vi phạm thực phẩm nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm và Thông tư số 17/2018/TTBNNPTNT ngày 30/10/2018 quy định phương thức quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ
- sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các Cục Quản lý Tổ chức giám sát an toàn Chất lượng thực phẩm nông lâm thủy NLS&TS, Thú y, sản rủi ro cao, tiêu thụ BVTV Các Tổng cục, Cục Trong năm nhiều nhằm kịp thời phát 5.2 quản lý chuyên theo kế hiện, cảnh báo và thanh tra, Ban Quản lý ngành hoạch truy xuất, xử lý tận gốc các ATTP, Sở Nông trường hợp vi phạm an toàn nghiệp &PTNT các thực phẩm. tỉnh/ thành phố Triển khai kế hoạch thanh tra chuyên ngành, kế hoạch kiểm tra liên ngành về chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm; ưu tiên thanh tra đột xuất cơ sở buôn bán thuốc Ban Quản lý bảo vệ thực vật, thuốc thú ATTP, Sở y, sản phẩm xử lý môi NN&PTNT các Trong năm trường nuôi trồng thủy sản, tỉnh, thành phố 5.3 theo kế cơ sở giết mổ, cơ sở sản hoạch xuất kinh doanh nông sản Các Tổng cục, Cục thực phẩm nhỏ lẻ nhằm chuyên ngành, kịp thời phát hiện, xử lý Thanh tra Bộ nghiêm vi phạm; truy xuất và xử lý triệt để các cơ sở sản xuất, nhập khẩu đưa sản phẩm vi phạm chất lượng ra lưu thông trên thị trường. Tổ chức kiểm tra các đơn vị được giao, được chỉ định tham gia quản lý hoặc phục Các Tổng cục, Cục vụ quản lý chất lượng vật Ban Quản lý ATTP, Trong năm quản lý chuyên 5.4 tư nông nghiệp, ATTP Sở NN&PTNT các theo kế ngành, Thanh tra nhằm kịp thời phát hiện, tỉnh, thành phố hoạch Bộ giải quyết các bất cập, vướng mắc, xử lý sai phạm theo pháp luật 5.5 Phối hợp chặt chẽ với các Các Tổng cục, Cục Ban Quản lý ATTP, Trong năm
- cơ quan chức năng Bộ Công an và các Bộ Ngành liên quan điều tra, thanh tra, triệt phá dứt điểm các đường dây nhập lậu; các quản lý chuyên cơ sở tàng trữ, lưu thông, Sở NN&PTNT các ngành, Thanh tra buôn bán chất cấm, thuốc tỉnh, thành phố Bộ bảo vệ thực vật, thuốc thú y ngoài danh mục được phép sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. 6 Tổ chức đào tạo, đào tạo nâng cao cho cán bộ nòng Ban Quản lý ATTP, Các Tổng cục, Cục cốt làm công tác quản lý Sở Nông nghiệp 6.1 quản lý chuyên Trong năm chất lượng vật tư nông &PTNT các tỉnh, ngành nghiệp, an toàn thực phẩm thành phố tại địa phương. Tổ chức đào tạo mở rộng Ban Quản lý cho cán bộ quản lý, thanh ATTP, Sở Nông Tổng cục, Cục quản 6.2 Trong năm tra, kiểm nghiệm tại các nghiệp &PTNT các lý chuyên ngành tuyến tỉnh, thành phố Tập trung đầu tư nâng cấp các phòng kiểm nghiệm của Ngành đạt tiêu chuẩn Các Tổng cục, Cục Sở Nông nghiệp quốc tế về phòng kiểm 6.3 quản lý chuyên &PTNT các tỉnh, Trong năm nghiệm kiểm chứng chất ngành thành phố lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản. Tổ chức đánh giá, chỉ định và quản lý các cơ sở xã hội hóa cung ứng các dịch vụ Các Tổng cục, Cục Sở Nông nghiệp kỹ thuật (kiểm nghiệm, 6.4 quản lý chuyên &PTNT các tỉnh, Trong năm chứng nhận, giám định, ngành thành phố kiểm định) phục vụ quản lý vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm. 6.5 Rà soát, kiểm tra việc đăng Các Tổng cục, Cục Vụ Khoa học, Công Trong năm ký điều kiện kinh doanh quản lý chuyên nghệ và Môi trường dịch vụ của tổ chức đánh ngành giá sự phù hợp lĩnh vực nông nghiệp; tập trung chấn chỉnh, kiên quyết thu hồi chỉ định tổ chức kinh
- doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp khi có sai phạm theo quy định của pháp luật.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn