YOMEDIA
ADSENSE
Quyết định số 780/QĐ-UBND
137
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Quyết định về phê duyệt kế hoạch triển khai sản xuất, chứng nhận 5.000 ha thanh long đạt tiêu chuẩn VietGap năm 2010 trên địa bàn tỉnh
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quyết định số 780/QĐ-UBND
- ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH BÌNH THUẬN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số : 780/QĐ-UBND Phan Thiết, ngày 08 tháng 4 năm 2010 QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai sản xuất, chứng nhận 5.000 ha thanh long đạt tiêu chuẩn VietGap năm 2010 trên địa bàn tỉnh CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Quyết định số 557/QĐ-UBND ngày 12 tháng 03 năm 2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao nhiệm vụ năm 2010 cho các sở, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 36/TTr-SNN ngày 30 tháng 3 năm 2010, QUYẾT ĐỊNH : Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch triển khai sản xuất, chứng nhận 5.000 ha thanh long đạt tiêu chuẩn VietGap năm 2010 trên địa bàn tỉnh. (có Kế hoạch kèm theo Quyết định này) Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm : - Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này. - Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tính toán nguồn và mức kinh phí để tham mưu, đề xuất cụ thể nguồn kinh phí phục vụ nhiệm vụ triển khai 5.000 ha thanh long đ ạt tiêu chuẩn VietGap trên địa bàn tỉnh. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Giám đốc Sở Công thương, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Thuận, Chủ tịch Liên minh các Hợp tác xã Bình Thuận, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân : các huy ện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, thị xã Lagi, thành phố Phan Thiết, Giám đ ốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển thanh long Bình Thuận và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./. KT.CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH (Đã ký) Nguyễn Văn Dũng
- ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH BÌNH THUẬN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI SẢN XUẤT, CHỨNG NHẬN 5.000 HA THANH LONG ĐẠT TIÊU CHUẨN VIETGAP NĂM 2010 TRÊN ĐỊA BÀN TÌNH (Ban hành kèm theo Quyết định số : 780/QĐ-UBND ngày 08/04/2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận) Để nâng cao chất lượng sản phẩm thanh long Bình Thuận, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và phục vụ cho yêu cầu xuất khẩu; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai sản xuất chứng nhận 5.000 ha thanh long đạt tiêu chuẩn VietGap như sau : I.MỤC TIÊU - Cuối năm 2010 có 5.000 ha diện tích sản xuất thanh long đ ạt tiêu chuẩn VietGap và 10 cơ sở thu mua xuất khẩu thanh long có nhà đóng gói đạt tiêu chuẩn VietGap (đến hết quý I năm 2010 đã cấp giấy chứng nhận VietGap cho 1.344 ha, tiếp tục đánh giá chứng nhận 1.656 ha để đạt là 3.000 ha vào cuối tháng 7 năm 2010 và xây dựng, thực hiện thêm 2.000 ha, chỉ tiêu tỉnh giao năm 2010). - Hình thành vùng sản xuất thanh long đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, giữ vững thương hiệu và chất lượng “Thanh long Bình Thuận”. II. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN 1. Thời gian : Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2010. 2. Địa bàn, diện tích và tiến độ thực hiện : - Tập trung chủ yếu tại 02 huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam; một số xã, thị trấn của huyện Bắc Bình, Hàm Tân, thị xã Lagi và thành phố Phan Thiết. - Diện tích 1.656 ha của năm 2009 chuyển qua và 2.000 ha chỉ tiêu năm 2010 đ ược phân bổ cho các huyện, thị xã, thành phố như sau : a) Diện tích 1.656 ha năm 2009 chuyển qua : Chỉ tiêu Diện tích Diện tích Thời gian Thời gian Địa phương giao năm đã chứng TT còn lại (ha) thực hiện hoàn thành 2009 (ha) nhận (ha) Toàn tỉnh 3.000 1.344 1.656 Hàm Thuận Nam I 1.700 833,5 866,5 - Xã Hàm Thạnh 1 330 77.5 252.5 Tháng 4/2010 Tháng 7/2010 - Xã Mương Mán 2 200 63.3 136.7 Tháng 4/2010 Tháng 7/2010 - Xã Hàm Mỹ 3 160 135.0 25.0 Tháng 4/2010 Tháng 7/2010 - Xã Hàm Kiệm 4 120 12.0 108.0 Tháng 4/2010 Tháng 7/2010 - Xã Hàm Cường 5 150 99.8 55.2 Tháng 4/2010 Tháng 7/2010 309.5 Vượt 9,5 6 - Xã Hàm Minh 240 Tháng 7/2010 - Thị trấn Thuận 7 150 58.6 91.4 Tháng 4/2010 Tháng 7/2010 Nam - Xã Tân Lập 8 110 53 57 Tháng 4/2010 Tháng 7/2010
- - Xã Tân Thuận 9 240 25.0 215.0 Tháng 4/2010 Tháng 7/2010 Hàm Thuận Bắc II 1.100 480,3 650,0 - Xã Hàm Thắng 1 90 31.2 58.9 Tháng 4/2010 Tháng 6/2010 - Xã Hồng Sơn Vượt 29 2 110 139 - Thị trấn Ma Lâm 3 100 18.0 82.0 Tháng 4/2010 Tháng 6/2010 4 - Xã Hàm Liêm 100 62.2 37.8 Tháng 4/2010 Tháng 5/2010 - Xã Hàm Đức 5 110 17.2 82.8 Tháng 4/2010 Tháng 7/2010 6 - Xã Hàm Chính 120 10.6 109.4 Tháng 4/2010 Tháng 7/2010 - Xã Hàm Hiệp 7 330 150.6 179.4 Tháng 4/2010 Tháng 7/2010 8 - Xã Hàm Trí 50 27.8 22.2 Tháng 4/2010 Tháng 6/2010 - Thị trấn Phú Long 9 90 23.7 66.3 Tháng 4/2010 Tháng 7/2010 III Hàm Tân 30.0 Sông Phan 30.0 (Trang trại Kiều Nga) Phan Thiết IV 90 - 90 - Xã Tiến Lợi 1 60 - 60 Tháng 4/2010 Tháng 7/2010 - Xã Phong Nẫm 2 30 - 30 Tháng 4/2010 Tháng 6/2010 Bắc Bình V 60 - 60 Hồng Thái 60 - 60 Tháng 4/2010 Tháng 7/2010 VI Lagi 50 - 50 Tân Hải 50 - 50 Tháng 4/2010 Tháng 7/2010 b) Diện tích 2.000 ha triển khai trong năm 2010 : Chỉ tiêu phân bổ (ha) Diện tích sản xuất Trong đó Địa bàn đến cuối Tổng Diện tích Diện tích TT năm 2009 (ha) đã giao giao năm (ha) năm 2009 2010 Huyện Hàm Thuận Nam I 6.471 2.650 1.700 950 1 - Xã Hàm Minh 350 240 110 - Xã Hàm Thạnh 2 460 330 130 - Xã Hàm Cường 3 230 150 80 - Xã Hàm Kiệm 4 190 120 70 - Thị trấn Thuận Nam 5 230 150 80 - Xã Tân Thuận 6 350 240 110 - Xã Mương Mán 7 290 200 90 - Xã Tân Lập 8 170 110 60 - Xã Hàm Mỹ 9 220 160 60 10 - Xã Tân Thành 80 80 - Xã Thuận Quý 11 80 80 Huyện Hàm Thuận Bắc II 4.175 1.750 1.100 650 - Thị trấn Ma Lâm 1 150 100 50 - Xã Hàm Đức 2 170 110 60 - Xã Hàm Hiệp 3 450 330 120 - Thị trấn Phú Long 4 200 90 110 - Xã Hồng Sơn 5 170 110 60
- 6 - Xã Hàm Chính 190 120 70 7 - Xã Hàm Trí 90 50 40 8 - Xã Hàm Liêm 140 100 40 - Xã Hàm Thắng 9 130 90 40 10 - Xã Hàm Phú 30 30 - Xã Thuận Minh 11 30 30 Thành phố Phan Thiết III 290 150 90 60 - Xã Tiến Lợi 1 100 60 40 - Xã Phong Nẫm 2 50 30 20 Huyện Bắc Bình IV 505 220 60 160 - Xã Hồng Thái 1 140 60 80 - Thị trấn Chợ Lầu 2 80 80 Thị xã Lagi V 304 150 50 100 - Xã Tân Hải 150 50 100 VI Huyện Hàm Tân 116 80 80 - Xã Sông Phan 80 80 VII Huyện Tuy Phong 25 VIII Huyện Tánh Linh 15 Tổng cộng 11.876 5.000 3.000 2.000 - Cơ sở thu mua, đóng gói, sơ chế thanh long : 10 cơ sở. III. ĐỐI TƯỢNG TRIỂN KHAI - Các trang trại, doanh nghiệp, Hợp tác xã đang trồng thanh long. - Các tổ nhóm, liên kết trồng thanh long. - Các cơ sở thu mua, đóng gói, sơ chế thanh long. IV. NỘI DUNG TRIỂN KHAI 1. Tổ chức các tổ hợp tác sản xuất theo VietGap : - Tuyên truyền, hướng dẫn nông dân đăng ký tham gia và xây dựng tổ hợp tác sản xuất thanh long theo VietGap theo đúng quy định. Trên cơ sở diện tích đã phân bổ, tiến hành vận động, hướng dẫn, giúp đỡ nông dân tổ chức xây dựng các tổ hợp tác sản xuất thanh long theo VietGap với quy mô từ 30 – 50 hộ/tổ để dễ hoạt động, quản lý. Trong tổ phải bầu Ban Điều hành của tổ, gồm : tổ trưởng, tổ phó, kiểm soát viên nội bộ. Xây dựng quy chế hoạt động của tổ. Từng tổ phải có sơ đồ vị trí sản xuất. - Xây dựng và hình thành tổ hợp tác : từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2010 phải hoàn thành. 2. Đối với diện tích 1.656 ha của năm 2009 chuyển sang : Tính đến thời điểm ngày 25 tháng 3 năm 2010, Trung tâm Nghiên cứu phát triển thanh long Bình Thuận đã chứng nhận 1.344 ha thanh long đạt tiêu chuẩn VietGap. Công việc triển khai để tiếp tục chứng nhận 1.656 ha còn lại tập trung các nội dung sau : - Kiểm tra, đánh giá. - Phân tích mẫu trái. - Xem xét cấp giấy chứng nhận. 3. Đối với diện tích 2.000 ha năm 2010 : a) Khảo sát, phân tích đánh giá các chỉ tiêu đất, nước ở vùng sản xuất : - Tổ chức thực hiện việc lấy mẫu đất, mẫu nước để phân tích, đánh giá nguy c ơ ô nhiễm (nếu có để có biện pháp khắc phục). Từ đó có quyết định có sản xuất theo VietGap ở vùng đất đó được không.
- - Tổng số mẫu đất, nước dự kiến phân tích : 530 mẫu, trong đó : 400 mẫu đất, 130 mẫu nước. - Tổ chức lấy mẫu đất, mẫu nước để phân tích : bắt đầu từ ngày 01 tháng 5 đến ngày 30 tháng 6 năm 2010. b) Triển khai công tác tập huấn : - Tập huấn các chuyên đề cho tất cả thành viên của tổ bao gồm các nội dung : + Quy trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGap; + Sử dụng hóa chất và an toàn lao động trong sử dụng hóa chất; + Hướng dẫn ghi chép sổ sách theo quy định của VietGap. - Tập huấn chuyên đề cho Ban Điều hành tổ liên kết (tổ trưởng, tổ phó, kiểm soát viên nội bộ) và Ban chỉ đạo của xã, phường, thị trấn. Đây là lực lượng tư vấn tại cơ sở có nhiệm vụ hỗ trợ và giúp đỡ các tổ VietGap triển khai thực hiện chương trình VietGap gồm: + Quy trình kiểm tra, đánh giá chứng nhận VietGap. + Các quy định của VietGap trong sản xuất. + Các chỉ tiêu cần phải đạt khi sản xuất theo VietGap (65 tiêu chí). - Thời gian bắt đầu triển khai hướng dẫn, tư vấn thống nhất thực hiện quy trình sản xuất theo yêu cầu VietGap : từ ngày 15 tháng 5 đến ngày 31 tháng 10 năm 2010. c) Xây dựng quy trình sản xuất : Hướng dẫn tổ VietGap xây dựng và thống nhất thực hiện quy trình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất theo VietGap. d) Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá : Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá thực hiện VietGap trong quá trình sản xuất. Nội dung hướng dẫn gồm : * Đối với sản xuất - Ghi chép nhật ký sản xuất; - Sắp xếp, bố trí kho chứa và cách bảo quản hóa chất; - Các vấn đề vệ sinh, bảo hộ lao động trong sản xuất; - Một số quy định khác của VietGap. * Đối với sau thu hoạch : - Tập huấn các quy trình sau thu hoạch (thu hoạch, bảo quản, sơ chế thanh long); an toàn lao động và giám sát sau thu hoạch. - Triển khai và cấp giấy chứng nhận VietGap đối với nhà đóng gói c ủa các cơ sở thu mua, đóng gói. e) Tổ chức lấy mẫu trái và cấp giấy chứng nhận : - Lấy mẫu trái để phân tích dư lượng, nếu đạt yêu cầu thì tiến hành cấp gi ấy ch ứng nhận VietGap. - Cấp giấy chứng nhận VietGap : từ ngày 01 tháng 8 đến ngày 31 tháng 12 năm 2010. (Thời gian được tính từ lúc tổ VietGap thống nhất việc áp dụng quy trình sử dụng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đến lúc kiểm tra, đánh giá, chứng nhận ít nhất là 60 ngày). f) Sau khi chứng nhận VietGap : * Đối với sản xuất : Thực hiện công tác kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất để đ ảm bảo việc duy trì thực hiện các tiêu chuẩn VietGap sau khi chứng nhận. Nội dung kiểm tra gồm : - Công bố chất lượng sản phẩm theo quy định. - Nhật ký thu hoạch sản phẩm. - Hồ sơ tiêu thụ sản phẩm.
- * Đối với sau thu hoạch : - Thực hiện công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất về ghi chép nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu đầu vào; điều kiện an toàn, vệ sinh của cơ sở, việc sử dụng các hóa chất để bảo quản, … trước khi đưa vào lưu thông. 3. Kiểm tra, đánh giá tái chứng nhận cho những diện tích đã cấp trong năm 2009 : - Rà soát các diện tích đã chứng nhận trong năm 2009, khi đ ến thời hạn 1 năm (kể t ừ ngày cấp giấy chứng nhận). - Trên cơ sở kiểm tra, đánh giá, nếu các tổ duy trì việc thực hiện tốt các tiêu chí đã được quy định sẽ tái cấp giấy chứng nhận VietGap. - Thời gian kiểm tra, đánh giá tái chứng nhận : từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2010. V.GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Tổ chức : - Ở tỉnh duy trì Ban chỉ đạo cấp tỉnh theo Quyết định số 1174/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2009 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo triển khai (riêng Báo Bình Thuận bổ sung thành viên thay thế bà Trần Thị Thái Hòa về hưu). - Cấp huyện tiếp tục duy trì và củng cố Ban chỉ đạo huyện để triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2010 theo cơ cấu tổ chức đã được Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tại Quyết định 1081/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2009. - Cấp xã tiếp tục rà soát, củng cố Ban chỉ đạo xã để tăng cường hoạt đ ộng; Ủy ban nhân dân các xã xem xét, nếu cần thiết thì thay thế, bổ sung các thành viên Ban chỉ đ ạo không đủ điều kiện, năng lực thực hiện nhiệm vụ. Ban chỉ đạo huyện, xã phải phân công cụ thể các thành viên chỉ đạo theo dõi, hỗ trợ,, giúp đỡ các hoạt động của tổ hợp tác sản xuất thanh long VietGap và tăng cường công tác tuyên truyền, vận động làm cho người dân hiểu rõ tầm quan trọng trong việc sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap để người dân tích cực, tự nguyện thực hiện. 2. Chính sách : Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGap đã được quy định tại Quyết định số 1081/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2009 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 3. Phân công thực hiện : a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn : - Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ngành, Đoàn thể và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở triển khai thực hiện có hiệu quả 5.000 ha thanh long theo tiêu chuẩn VietGap vào cuối năm 2010. - Khẩn trương thực hiện điểm 1 mục IV của bản Kế hoạch này; Có văn bản hướng dẫn việc lập tổ hợp tác sản xuất thanh long VietGap theo đúng quy định của pháp luật. - Phân công, giao trách nhiệm cho các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, cụ thể : * Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long Bình Thuận : - Là đơn vị được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ thường trực chỉ đạo, thực hiện các nội dung theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. - Tiếp tục tổ chức kiểm tra đánh giá chứng nhận 1.705 ha thanh long năm 2009 chuyển sang; hoàn thành trước ngày 31 tháng 7 năm 2010. - Đánh giá, chứng nhận cho các tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ gia đình, trang trại, doanh nghiệp tham gia sản xuất thanh long theo VietGap năm 2010 và kiểm tra, đánh giá tái cấp giấy chứng nhận cho các tổ, Hợp tác xã, hộ gia đình, trang trại, doanh nghiệp đã được chứng nhận trong năm 2009 theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định số 84/QĐ-BNN ngày 28 tháng 7 năm 2008.
- - Tổ chức đánh giá, chứng nhận VietGap cho các cơ sở thu mua, đóng gói thanh long đạt tiêu chuẩn VietGap. - Có kế hoạch tổ chức triển khai các lớp tập huấn cho lực lượng tư vấn, kiểm soát viên nội bộ, Ban chỉ đạo các xã bảo đảm đủ năng lực và trình độ để thực hiện nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn cho các tổ VietGap tại các địa phương. - Định kỳ hàng tháng báo cáo tiến độ thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư và các địa phương triển khai tập huấn về quy trình sản xuất VietGap, về sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật, an toàn lao động và phòng trừ ruồi đục quả (đối tượng kiểm dịch). * Chi cục Bảo vệ thực vật : - Xây dựng nội dung và phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long để hướng dẫn quy trình sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật, biện pháp phòng tr ừ ruồi đục quả trên thanh long cho các tổ hợp tác sản xuất thanh long theo VietGap. - Phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long, cử cán bộ (người l ấy mẫu) tham gia thực hiện việc lấy mẫu đất, nước theo kế hoạch. - Trực tiếp theo dõi, tư vấn, hướng dẫn các tổ liên kết VietGap thực hiện quy trình VietGap tại các xã theo phân công của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ khi triển khai cho đến khi được cấp giấy chứng nhận. * Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Bình Thuận : - Cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp tham gia huấn luyện, chuyển giao quy trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGap cho các tổ liên kết sản xuất thanh long theo VietGap. - Cử cán bộ (người lấy mẫu) tham gia cùng với Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long thực hiện việc lấy mẫu đất, nước. - Trực tiếp làm công tác tư vấn, hướng dẫn các tổ quy trình VietGap tại các xã, phường thị trấn theo phân công cụ thể của Sở Nông nghiệp và PTNT từ khi triển khai cho đến khi được cấp giấy chứng nhận. - Tổ chức thông tin tuyên truyền, quảng bá trên các tập thông tin khuyến nông, tài liệu khuyến nông các vấn đề có liên quan đến sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGap. b) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố : Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai thực hiện xây dựng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho địa phương; đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo : * Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh t ế thị xã, thành phố : Cử cán bộ theo dõi, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong quá trình triển khai tại các địa phương. * Trạm Khuyến nông các huyện, thị xã : - Có trách nhiệm phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long Bình Thuận hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ hợp tác; cho lực lượng tư vấn tại chỗ của các xã. - Kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật sản xuất thanh long an toàn theo VietGap cho nông dân tại địa phương; - Tham gia cùng với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên và UBND các xã, thị trấn hướng dẫn, giúp đỡ xây dựng các tổ liên kết sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGap. - Hướng dẫn, hỗ trợ lực lượng tư vấn tại chỗ hoạt động tư vấn có hiệu quả (Ban chỉ đạo các xã, Ban điều hành các tổ liên kết : Tổ trưởng, tổ phó, kiểm soát viên nội bộ).
- * Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn : - Chủ trì, phối hợp Liên minh Hợp tác xã Bình Thuận, Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long Bình Thuận hướng dẫn nông dân xây dựng các tổ liên kết sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGap. - Vận động nhân dân tích cực tham gia chương trình sản xuất thanh long đ ạt tiêu chuẩn VietGap tại địa phương. - Bố trí, sắp xếp cho Ban chỉ đạo của xã tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do Ngành Nông nghiệp tổ chức về các nội dung triển khai thực hiện trồng thanh long VietGap đ ể làm nòng cốt, tư vấn trong chỉ đạo, thực hiện tại địa phương. - Chứng thực quy chế hoạt động cho các tổ hợp tác sản xuất thanh long VietGap tại địa phương. c) Các Sở, ngành có liên quan : * Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên : - Chỉ đạo Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm vận động, hướng dẫn và tổ chức cho các hội viên, đoàn viên tham gia tích cực trong việc xây dựng tổ nông dân liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap; Phân công các thành viên giúp đỡ các hộ nông dân gặp khó khăn trong việc ghi chép nhật ký sản xuất theo yêu cầu VietGap. - Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bàn bạc và thống nhất chương trình triển khai trên từng địa bàn. - Cử cán bộ theo dõi và cùng tham gia với Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long Bình Thuận để triển khai các nội dung trong kế hoạch sản xuất và chứng nhận theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. * Liên minh Hợp tác xã Bình Thuận : Có trách nhiệm cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Nghiên cứu cây thanh long Bình Thuận hướng dẫn, giúp đỡ các địa phương thành lập, xây dựng quy chế hoạt động cho các tổ hợp tác sản xuất thanh long an toàn trên địa bàn tỉnh. * Sở Công thương : - Xây dựng kế hoạch triển khai VietGap đối với các doanh nghiệp, phấn đấu trong năm 2010 có ít nhất 10 doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu thanh long đăng ký tham gia đạt tiêu chuẩn VietGap, đồng thời vận động, khuyến cáo các Doanh nghiệp ưu tiên tiêu thụ sản phẩm thanh long đạt tiêu chuẩn VietGap. - Tăng cường công tác kiểm tra đối với các cơ sở thu mua, đóng gói, chế biến thanh long xuất khẩu, tiến tới kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của các lô hàng đ ược đ ưa vào l ưu thông. Xử lý nghiêm đối với các trường hợp doanh nghiệp thu mua, đóng gói vi phạm các quy định về nghi nhãn mác hàng hóa. * Đài Phát thanh truyền hình Bình Thuận : Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đ ại chúng. Kịp thời đưa tin đối với những tập thể, cá nhân và các địa phương triển khai thực hiện tốt chương trình. * Sở Khoa học và Công nghệ : Tiếp tục phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức cấp chứng nhận sử dụng chỉ dẫn đại lý “Bình Thuận” cho các tổ chức, hộ gia đình, trang trại, Hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất thanh long đạt tiêu chuẩn VietGap. * Sở Tài chính : Bố trí đủ nguồn kinh phí cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thành công chỉ tiêu 5.000 ha thanh long đạt tiêu chuẩn VietGap trong năm 2010.
- KT.CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH (Đã ký) Nguyễn Văn Dũng
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn