intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rắc rối chuyện cái răng khôn

Chia sẻ: Bu Bubam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

57
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Răng khôn khi xuất hiện không những gây nên cảm giác đau đớn khó chịu mà còn có thể còn tiềm ẩn rất nhiều rắc rối và nguy cơ với sức khỏe. Những biểu hiện khi răng khôn chuẩn bị mọc là đau, sưng lợi, tấy đỏ vùng lợi, ngại ăn uống hoặc tiếp xúc với vùng lợi mọc răng khôn. Trong trường hợp cảm giác đau đớn ngoài sức chịu đựng hoặc bạn cảm thấy có bất thường, nên đến bác sĩ nha khoa để được thăm khám và xử trí kịp thời. Răng khôn thường xuất hiện chủ yếu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rắc rối chuyện cái răng khôn

  1. Rắc rối chuyện cái “răng khôn” Răng khôn khi xuất hiện không những gây nên cảm giác đau đớn khó chịu mà còn có thể còn tiềm ẩn rất nhiều rắc rối và nguy cơ với sức khỏe. Những biểu hiện khi răng khôn chuẩn bị mọc là đau, sưng lợi, tấy đỏ vùng lợi, ngại ăn uống hoặc tiếp xúc với vùng lợi mọc răng khôn. Trong trường hợp cảm giác đau đớn ngoài sức chịu đựng hoặc bạn cảm thấy có bất thường, nên đến bác sĩ nha khoa để được thăm khám và xử trí kịp thời. Răng khôn thường xuất hiện chủ yếu ở độ tuổi từ 17 – 21, tuy nhiên, cá biệt có người đến 30 tuổi mới mọc. Đây là những chiếc răng mọc cuối cùng trong hàm răng, tuy nhiên, cũng có những người cả đời không mọc răng khôn. Răng khôn mọc lệch chủ yếu là hai răng ở hàm dưới, theo y học chúng được gọi là răng số 8.
  2. Không thể tùy tiện nhổ răng khôn Nhiều người thật sai lầm khi cho rằng cứ mọc răng khôn là phải nhổ đi, tuy nhiên, theo các bác sĩ nha khoa thì điều này hoàn toàn không có cơ sở. Nếu hàm của bạn vẫn đủ chỗ cho chiếc răng khôn “sinh sống” thì không phải nhổ nó đi. Trong trường hợp răng khôn khó nhú lên do dấu hiệu lợi trùm thì nha sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ phần lợi thừa này đi để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho răng khôn mọc lên. Thêm vào đó, bác sĩ sẽ cân nhắc đến yếu tố
  3. răng khôn có chân nằm phần phía dưới lợi hay dưới xương hàm, mọc thẳng hay mọc lệch? Có thể có những người phải nhổ ngay răng khôn khi phát hiện ra sự xuất hiện của nó, cũng có trường hợp có thể “chung sống” với nó trong suốt quãng đời. Để quyết định nên nhỏ răng khôn hay không phụ thuộc vào sự quyết định của bác sĩ nha khoa, vì vậy, bạn nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám. Giảm đau khi mọc răng khôn Mọi người đều gặp “rắc rối” nhất định với răng khôn. Vì nó thường nằm ở cuối hàm, việc thăm khám và vệ sinh khó khăn, nên răng khôn thường rất dễ bị sâu hoặc mắc bệnh do vệ sinh kém. Ngoài thói quen đánh răng thường xuyên, bạn nên dùng thêm nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng để vệ sinh răng. Khi mọc răng khôn, bạn cũng sẽ phải chịu đựng cảm giác rất đau đớn kèm theo sốt nhẹ hoặc sốt cao. Thay vì ăn những món ăn cứng, dai, phải nhai nhiều, bạn nên chọn những thực phẩm dễ ăn hơn như cháo, cơm nát, súp, các món ninh nhừ, nhuyễn. Nếu bạn có cảm giác đau đớn dữ dội vì răng khôn, bác sĩ sẽ kê cho bạn đơn thuốc giảm đau, bạn cũng có thể chườm lạnh từ 10 – 20 phút bên ngoài má.
  4. Sau khi nhổ răng khôn, điều gì sẽ xảy ra? Những tổn thương lợi do việc nhỏ răng khôn gây ra phục hồi nhanh hay lâu phụ thuộc vào “kiểu” răng khôn của bạn mọc dễ hay khó, quá trình nhổ răng có thể dễ dàng hay không? Thường thì sau khoảng một tuần, những tổn thương này sẽ lành lại nhanh chóng và tích cực. Lưu ý: - Nên cai thuốc lá ít nhất 4 ngày nếu bạn là người nghiện thuốc sau khi nhổ răng khôn để giúp tổn thương lợi nhanh chóng phục hồi. - Sau khi nhổ răng khôn, lợi hoặc má của bạn có thể bị sưng phù khoảng 3-4 ngày. - Không nên súc miệng nhiều, không làm động tác thổi (ví dụ thổi bóng bay)
  5. sau khi nhổ răng trong ngày đầu tiên, bước sang ngày thứ hai, bạn có thể súc miệng bằng nước muối ấm, nên thực hiện việc này đều đặn trong vòng 2 tuần. - Cảm giác đau đớn có thể “viếng thăm” bạn trong 3-4 ngày sau khi nhổ răng, nếu đau đớn ngoài sức chịu đựng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ dùng thuốc giảm đau. - Không nên chủ quan khi mọc răng khôn vì theo thống kê, răng mọc lệch, mọc ngầm chiến đến 20% tỉ lệ tai biến các bệnh về răng hàm mặt. Răng khôn mọc ngầm hay mọc lệch chính là “thủ phạm” chính đẩy các răng khác còn lại trong hàm bị xô lệch, chen chúc nhau có thể gây đau tai, viêm xoang, co thắt ở khớp thái dương, hàm, thậm chí ảnh hưởng đến cột sống và sự cân bằng của của bộ xương. Tốt nhất khi mọc răng khôn, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám, tư vấn. Hãy nhớ rằng, răng khôn mọc lệch hoặc những bất thường của răng khôn không được chữa trị kịp thời gây nhiễm trùng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nhổ răng khôn ở đâu? Răng khôn nếu bị mọc lệch hoặc sâu bạn mới phải nhổ. Không nên nhổ răng khôn tại các phòng nha tư, tốt nhất bạn nên đến Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương hoặc khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Bạch Mai hoặc các khoa Răng Hàm Mặt của các bệnh viện đa khoa để tiến hành nhổ răng khôn. Trước khi nhổ răng, bạn cần chắc chắn mình hoàn toàn khỏe mạnh, không bị đau ốm. Phụ nữ đang ngày “đèn đỏ” không nên nhổ răng khôn vì có thể sẽ bị
  6. mất máu nhiều. Cần xét nghiệm về đông máu, cầm máu trước khi nhổ. Nhổ răng nào sẽ phải chụp X-quang răng ấy để việc nhổ răng được chính xác và an toàn. Theo hướng dẫn của các nha sĩ ở khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Bạch Mai, bạn cần uống kháng sinh 3 ngày trước khi nhổ và uống tiếp 5 ngày sau khi nhổ để chống phù nề, viêm nhiễm răng lợi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD


ERROR:connection to 10.20.1.100:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.100:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2