intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rắn cắn (Snake)

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

61
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổng quan + Ước tính ở Việt Nam - Có khoảng 30.000 nạn nhân bị rắn cắn/năm, hầu hết do giẫm phải chúng. - Tai nạn rắn cắn thường xảy ra bất ngờ, khiến nạn nhân và những người trong gia đình lúng túng, chậm trễ… - Sau khi cắn người, rắn thường chạy mất, nạn nhân không kịp nhận diện để biết là rắn lành hay rắn độc, nhất là trong đêm tối… + Rắn độc ở nước ta Có ba họ chính: họ Rắn hổ , họ Rắn lục , họ Rắn biển . ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rắn cắn (Snake)

  1. Rắn cắn (Snake) I.Tổng quan + Ước tính ở Việt Nam - Có khoảng 30.000 nạn nhân bị rắn cắn/năm, hầu hết do giẫm phải chúng. - Tai nạn rắn cắn thường xảy ra bất ngờ, khiến nạn nhân và những người trong gia đình lúng túng, chậm trễ… - Sau khi cắn người, rắn thường chạy mất, nạn nhân không kịp nhận diện để biết là rắn lành hay rắn độc, nhất là trong đêm tối… + Rắn độc ở nước ta Có ba họ chính: họ Rắn hổ , họ Rắn lục , họ Rắn biển . - Họ rắn hổ (Elapidae) thì có hổ mang, hổ chúa, cạp nong, cạp nia... Họ rắn lục (Viperidae) thì có rắn lục, chàm quạp, rắn lục mũi hếch...
  2. - Họ rắn biển (Hydrophiidae):đẻn mỏ, đẻn cạp nong, đẻn gai.. + Để giết chết một người - rắn cạp nia chỉ cần 1mg nọc độc, - rắn cạp nong cần 10mg, - rắn hổ mang cần 15mg, - rắn lục xanh cần 100mg II.Triệu chứng Chẩn đoán 1. Triệu chứng chung
  3. - Dấu hiệu tại chỗ: Vùng bị rắn cắn là đau, chảy máu, bầm tím, sưng hạch, viêm, bóng nước, áp xe, hoại tử… - Dấu hiệu toàn thân: Buồn nôn, nôn, đau bụng, yếu toàn thân, mệt lả; chóng mặt, ngất xỉu, loạn nhịp tim, tụt huyết áp; rối loạn đông máu; sụp mi mắt; liệt cơ mặt… - Vài phút sau: vết thương đau nhức, sưng tấy, bầm tím; sau đó phù nề và chảy máu dưới da. Tình trạng này lan ra xung quanh vết cắn; nạn nhân bị nổi hạch khu vực. - Vài giờ sau: nạn nhân cảm thấy bồn chồn, mạch nhanh và không đều, khó thở, đồng tử co nhỏ, vã mồ hôi lạnh, nôn ra mật và máu, tê bại chân tay, mê man, có thể tử vong rất nhanh. 2. Cố gắng xác định sơ bộ xem đó là rắn lành hay rắn độc. - Nếu tại vết cắn thấy cả hai hàm răng với nhiều vết chấm hình vòng cung, không thấy vết răng nanh là rắn lành. - Nếu bị rắn cắn sau 15-30' mà vết cắn không đau, không phù, chi bị cắn không tê bại thì không phải rắn độc cắn. - Còn nếu tại nơi bị cắn có hai vết răng nanh cách nhau 5mm và một số vết răng nhỏ là rắn độc. a. Nhóm mó c cố định: + Chủ yếu có độc tố thần kinh; Tại chỗ it đau, toàn thân nặng; Đau buốt it; liệt nhiều.
  4. + Do rắn hổ cắn (hổ mang, cạp nong, cạp nia…), sẽ có dấu hiệu viêm nhiễm rất sớm, thường chỉ sau 5 phút đến 1-2 giờ, nạn nhân thấy đau buốt tại chỗ, người mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khó há miệng, sụp mi, giãn đồng tử, mạch nhanh, huyết áp tụt, rồi ngừng tim, ngừng thở và tử vong. + Hổ mang gây phù nề nhiều. - Buồn nôn, vã mồ hôi. - Khó thở liệt h.hấp - Liệt dây TK, RL có trơn; - Hôn mê; ngừng thở + ngừng tim. + Rắn cạp nia: - Giãn đồng tử hết mức 7-8mm, - Phản xạ ánh sáng rất kém, - Mi sụp hoàn toàn, liệt cả gốc chi lẫn ngọn, liệt hô hấp nhiều. + Rắn cạp nong: - Giãn đồng tử vừa 5-6mm. - Phản xạ ánh sáng rất kém, - Mi mắt sụp ít, liệt gốc chi là chính, liệt hô hấp nhiều. + Rắn biển cắn:
  5. - Trạng thái ngây ngất, lơ mơ hay lẫn lộn nhẹ, nhức đầu, đau cơ, mà xấu hơn là liệt sau 30'-60'. - Sụp mi mắt, giãn đồng tử, p.ứng ánh sáng chậm, nhìn đôi, không nhìn thấy gì (thường là triệu chứng cuối). - Tăng tiết nước bọt, Khó thở, nôn, đau bụng và co rút; Thiểu niệu. - Dấu răng có nhiều vòng tròn nhỏ (Xem kỹ trên người chết đuối cũng có thể gặp). b. Nhóm móc di động: (rắn lục) + Rắn lục chủ yếu là độc tố gây xuất huyết. Nơi bị cắn sưng tấy nhanh, chỉ sau 6 giờ toàn chi bị cắn sẽ sưng to, tím tái, sau 12 giờ vết cắn bắt đầu hoại tử, nạn nhân bị truỵ tim mạch, viêm thận, suy thận cấp. + Chỗ cắn đau dữ dội, phù to, phù cứng, chảy dịch đỏ, da đỏ bầm, có những đám xuất huyết, chỗ bị rắn cắn phù (sau dễ bị hoại tử). + Sau 30' đến 1h: nôn, ỉa lỏng, mạch nhanh nhỏ, huyết hạ, ngất. + Sau 6h chi xưng to, tím; + Sau 12h chi hoại tử, da rộp...hoại thư, loét mục. + Shock, rl tiêu hóa, vô niệu. + Rắn lục cắn gây RL đông chảy máu chủ yếu, dễ DIC... + Suy thận cấp, tiêu cơ vân...
  6. 3.CLS + Bv Bach mai thấy Na hạ (
  7. + Vận chuyển: Cần nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện để đ ược xử trí. - Sơ cứu xong, cần bất động chi, chườm lạnh chi bị rắn cắn, ủ ấm toàn thân, cho uống nhiều nước chè đường hoặc nước chanh, nước râu ngô. Chuyển nạn nhân đi bệnh viện ngay. - Nên chuyển nạn nhân bằng cáng, hoặc ô tô, không nên chở bằng xe đạp, xe máy nhất là khi nạn nhân có dấu hiệu bị sốc hoặc liệt phần chi bị rắn cắn. - Theo dõi sát mạch, huyết áp, nhịp thở của nạn nhân. Chú ý phát hiện sớm các dấu hiệu suy hô hấp, truỵ tim mạch để có cách xử trí kịp thời. + Những sai lầm trong việc sơ cứu rắn cắn - Hầu hết các phương pháp sơ cứu phổ biến trong dân gian đều được chứng minh là không có tác dụng, trái lại còn gây nguy hiểm cho người bệnh. - Thắt băng garrot quá chặt gây đau, sưng nề, tắc nghẽn gây hoại tử. - Nuốt thảo dược có thể gây nôn. - Đổ dầu vào đường hô hấp dẫn đến viêm phổi do xâm nhập, co thắt phế quản, vỡ màng nhĩ. - Cắt rạch, dùng bàn là nóng chà lên vết thương, ngâm trong dịch lỏng sôi, hơ trên ngọn lửa làm tổn thương, hủy hoại toàn bộ phần cơ thể. + Điều cần lưu ý
  8. - Nếu vết cắn đã bị hoại tử hoặc rắn đã cắn nửa giờ thì không nên rạch da vì không có tác dụng. - Nạn nhân và những người có mặt không được sờ vào miệng rắn cho dù rắn đã bị đánh chết hoặc đầu rắn đã bị chặt rời khỏi thân. - Có thể áp dụng biện pháp cố định chi bị cắn bằng băng ép đủ chặt cho bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn, nhưng không áp dụng cho rắn lục vì làm tăng thêm nguy hiểm, do nọc gây hoại tử tại chỗ. - Chi bị cắn phải được tránh cử động tuyệt đối để không làm tăng sự hấp thụ nọc. Bất kỳ sự co cơ nào cũng làm tăng lan tỏa nọc. - Nếu rắn đã bị giết chết cần mang theo bệnh nhân tới trạm y tế để nhận diện rắn. Khi bị rắn nhỏ cắn không được xem thường hoặc cho về nhà, phải được đánh giá là nguy hiểm như bị rắn lớn cùng loại cắn. 2. Cấp cứu tại Bệnh xá, Bệnh viện + Tiêm huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu hoặc toàn năng (ống 5-10ml): -1 ống xung quanh chỗ rắn cắn, -1 ống dưới da ở đùi bị rắn cắn. -Trường hợp nạn nhân đến muộn, tình trạng thật nguy kịch không thể trì hoãn được, có thể tiêm tĩnh mạch thật chậm 1 ống (thử phản ứng trước nếu xét thời gian cho phép). + Nếu không có huyết thanh kháng nọc rắn:
  9. - Tiêm dưới da xung quanh vết rắn cắn dung dịch KMnO4 1% (vô trùng) 10ml. - Truyền tĩnh mạch dung dịch NaCl 9%o: 1500-2000ml. - Tiêm huyết thanh kháng uốn ván SAT 1500 đơn vị dưới da và anatoxin 2ml cũng tiêm dưới da, ở vị trí khác và bằng một bơm tiêm khác. - Kháng sinh: penicillin, streptomycin... - Trợ tim mạch: long não, coramin, uống nước chè nóng. - Chống sốc và dị ứng: Depersolon 30mg x 1-2 ống IV. - Nếu có tan huyết: truyền máu, vitamin C, Ca gluconat IV. - Nếu ngạt: thở oxy, hô hấp hỗ trợ. - Nọc rắn giải phóng nhiều histamin trong cơ thể, phải chống dị ứng: tiêm pipolphen, promethazin... - Nếu nạn nhân đau nhiều: cho thuốc giảm đau nhưng không dùng các loại opi vì có thể ức chế trung tâm hô hấp. - Chống shock, chống DIC; Chống suy thận cấp, tiêu cơ vân; Chống suy hô hấp; Chống loạn nhịp tim ... * Kết quả phụ thuộc: + kịp tiêm HT kháng nọc đặc hiệu + Sơ cứu & HS tốt.
  10. 3. Phòng tránh rắn cắn - Giáo dục. Người dân nên hiểu biết về rắn tại địa phương của mình, nơi rắn thích sống và ẩn náu… - Cảnh giác đặc biệt trong mùa mưa, lũ, mùa gặt hái và ban đêm. - Cố gắng đi giầy, ủng, mặc quần áo dài, nhất là khi đi trong đêm hoặc trong lòng đất. - Dùng đèn pin, đèn chiếu sáng khi đi bộ trong đêm. - Tránh rắn càng xa càng tốt, không hăm dọa hoặc tấn công chúng… - Tránh ngủ trên nền nhà. - Tránh các đống gạch vụn, rác rưởi, ụ mối… vì những nơi đó rất hấp dẫn rắn. - Thường xuyên kiểm tra nhà để phát hiện rắn - Không cầm rắn chết (ngay cả đầu rắn bị chặt rồi vẫn có thể cắn) hoặc rắn sống. 4. 36 bài thuốc dân gian. Có thể áp dụng một trong các bài thuốc y học cổ truyền sau để cấp cứu b ước đầu: - Nhai một nhúm nhỏ thuốc lào (khoảng 4-5 điếu), nuốt nước, lấy bã đắp vào vết rắn cắn. Trường hợp nạn nhân đã mê man, dùng 5-10 g thuốc lào hòa với nước rồi vắt lấy nước đổ từng thìa vào miệng.
  11. - Lấy 1-2 rễ đu đủ đực, 2 lá trầu không và 1 thìa to giấm thanh. Cho tất cả vào miệng nhai kỹ, nuốt nước, bã đắp vào vết cắn. - Lấy 2 lá trầu không, 2 g tỏi, 2 g gừng, 2 g vỏ quế và 1 g phèn chua nhai kỹ, nuốt nước, bã đắp vào vết cắn. - Lấy lá sắn dây, lá rau ngót, lá phèn đen (mỗi thứ một nắm nhỏ) nhai kỹ, nuốt nước, bã đắp vào vết cắn. Có thể thay 3 loại lá trên bằng lá bồ cu vẽ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2