intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rất cần biết mực nước biển dâng thực tế

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

91
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một cập nhật cần thiết Đây là lần đầu tiên đất nước có một dự báo về biến đổi khí hậu, và đặc biệt nước biển dâng, sử dụng các dữ liệu và mô hình mà các nước và các tổ chức quốc tế đã đo đạc và tính toán. Từ khi MNBD được công bố chính thức nhiều đề tài khoa học phục vụ công tác quy hoạch ngành và tổng thể, đã lấy đó làm cơ sở để tính toán việc truyền triều và xâm nhập mặn vào bên trong đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong các thập...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rất cần biết mực nước biển dâng thực tế

  1. Rất cần biết mực nước biển dâng thực tế Một cập nhật cần thiết Đây là lần đầu tiên đất nước có một dự báo về biến đổi khí hậu, và đặc biệt nước biển dâng, sử dụng các dữ liệu và mô hình mà các nước và các tổ chức quốc tế đã đo đạc và tính toán. Từ khi MNBD được công bố chính thức nhiều đề tài khoa học phục vụ công tác quy hoạch ngành và tổng thể, đã lấy đó làm cơ sở để tính toán việc truyền triều và xâm nhập mặn vào bên trong đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong các thập tới đây theo các kịch bản MNBD niên khác nhau. Tuy nhiên, MNBD được công bố có một nhược điểm không nhỏ nếu được áp dụng ven bờ. Bờ biển Việt Nam rất dài, đi qua nhiều vĩ độ, lực Coriolis khác nhau đáng kể giữa Hòn Dấu và Năm Căn. Có nơi bờ biển mở, có nơi được che chắn một phần. Chế độ triều, dòng triều khá khác nhau suốt dọc 3.260 km bờ biển, Trong vùng cận duyên châu thổ sông Mêkông lực ma sát đáy khó có thể bỏ qua. Trong bài “Mực nước biển dâng nào cho đồng bằng sông Cửu Long”2, tôi có nhận xét như vậy và đề nghị MNBD cần được cân nhắc, tính toán sát hợp hơn nữa, có đối chiếu với thực tế của biển Việt Nam. Tháng 3/2012, một kịch bản mới đã được Bộ TN-MT công bố3. Lần này bờ biển Việt Nam được chia ra 7 khu vực và MNBD được dự báo cho mỗi khu vực ứng với ba kịch bản phát thải B1 (thấp), B2 (trung bình) và A1FI (cao). Cụm từ “nước biển dâng” được tài liệu của Bộ TN-MT giải thích: “Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại
  2. dương và các yếu tố khác.” Trong khi đó, IPCC có đưa ra một số mực nước biển dâng như sau4: “Mực nước biển dâng là sự gia tăng của mực nước trung bình của đại dương. Mực nước biển trung bình là một độ đo của độ cao trung bình của mặt biển đại dương, ví dụ như đại lượng trung bình giữa đỉnh triều cao nhất bình quân và chân triều thấp nhất bình quân nhiều năm. Mực nước biển dâng “eustatic”5 là sự gia tăng của mực nước biển toàn cầu do có sự thay đổi về thể tích của nước các đại dương. Mực nước biển dâng tương đối xảy đến khi có một sự gia tăng mực nước của đại dương so với các biến động cục bộ của đất liền.” IPCC có nhận xét: Các nhà nghiên cứu về mô hình khí hậu quan tâm đến sự thay đổi của mực nước biển dâng “eustatic”, còn các nhà nghiên cứu về tác động (của biến đổi khí hậu) chú trọng đến sự biến động mực nước biển dâng tương đối. Như vậy, một câu hỏi được đặt ra: MNBD được công bố là MNBD gì, eustatic hay tương đối? Một câu hỏi khác tiếp ngay theo đó: Khi khuyến nghị các ngành, các tỉnh, thành phố áp dụng MNBD được công bố (trang 35, 36 và 93 của tài liệu), liệu tính hiện thực của các kết quả đến mức độ nào? Hai câu hỏi trên đây không lý thuyết hay kinh viện mà rất thực tế, có liên quan đến hiệu quả sử dụng hàng chục ngàn (thậm chí hàng trăm ngàn) tỷ đồng vốn từ ngân
  3. sách nhà nước trong những năm sắp tới, chi cho các công trình nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2