intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rau tiền đạo (Bệnh học cơ sở)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài học này sẽ tập trung vào vấn đề rau tiền đạo, bao gồm nguyên nhân gây ra, các triệu chứng nhận biết và những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Chúng ta sẽ tìm hiểu cách xử trí ban đầu đối với trường hợp rau tiền đạo tại tuyến y tế cơ sở và những biện pháp cần thiết để chuyển bệnh nhân đến tuyến trên kịp thời. Cuối cùng, bài học sẽ đề cập đến các yếu tố nguy cơ và biện pháp phòng ngừa rau tiền đạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rau tiền đạo (Bệnh học cơ sở)

  1. Bài 89 RAU TIỀN ĐẠO MỤC TIÊU 1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng rau tiền đạo. 2. Trình bày được hướng xử trí rau tiền đạo ở tuyến y tế cơ sở. 3. Trình bày được cách đề phòng rau tiền đạo. NỘI DUNG 1. Đại cương Bình thường bánh rau bám vào thân tử cung, nếu 1 phần hay toàn bộ bánh rau bám xuống đoạn dưới tử cung được gọi là rau tiền đạo. Rau tiền đạo là 1 cấp cứu chảy máu trong sản khoa, thường xảy ra vào 3 tháng cuối và lúc chuyển dạ đẻ. Đây là yếu tố gây đẻ khó do phần phụ của thai. 2.Phân loại - Phân loại theo giải phẫu: Chia ra 5 loại. + Rau tiền đạo bám thấp. + Rau tiền đạo bám bên. + Rau tiền đạo bám mép. + Rau tiền đạo bán trung tâm. + Rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn. - Phân loại theo lâm sàng: Chia ra 2 loại. + Rau tiền đạo chảy máu ít: Bao gồm rau tiền đao bám thấp, bám bên và bám mép + Rau tiền đạo chảy máu nhiều: Bao gồm rau tiền đạo bán trung tâm và rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn. Hình 89.1. Vị trí rau tiền đạo 3. Nguyên nhân: Chưa rõ ràng. + Một số yếu tố thuận lợi gây nên rau tiền đạo là: - Viêm niêm mạc tử cung. 314
  2. - Đẻ nhiều lần, thai đôi. - Sẹo mổ cũ ở tử cung. - Tiền sử nạo thai nhiều lần. 4. Cơ chế ra máu trong RTĐ - Do hình thành đoạn dưới trong những tháng cuối nên làm đứt một số mạch máu ở nơi rau bám và gây chảy máu. - Vì các màng thai lôi kéo dây rau, khi chuyển dạ đầu ối thành lập, cơn co làm tăng áp lực trong buồng ối, màng thai bị căng lôi kéo vào mép bánh rau bám ở đó gây chảy máu . - Sau đẻ, do đoạn dưới không có lớp cơ đal để cầm máu do vậy gây tình trạng chảy máu sau đẻ 5. Triệu chứng 5.1. Cơ năng - Chảy máu là triệu chứng chính. - Tính chất chảy máu: Ra máu đột ngột không có nguyên nhân, không đau bụng, máu ra đỏ loãng lẫn máu cục, không cần điều trị máu cũng tự cầm, càng gần đến khi đủ tháng chảy máu tái phát tăng dần. 5.2. Toàn thân Tuỳ theo mức độ ra máu, trường hợp ra máu nhiều, toàn thân có biểu hiện thiếu máu, da xanh có thể có choáng. 5.3. Thực thể - Sờ nắn: Thấy ngôi bất thường hoặc ngôi đầu cao lỏng. - Nghe: Tim thai dương tính nếu ra máu ít, tim thai âm tính nếu ra máu nhiều. - Thăm âm đạo khi chuyển dạ: Có thể sờ thấy vị trí rau bám. Nếu sờ thấy bánh rau che kín lỗ cổ tử cung là rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn. Nếu sờ thấy múi rau và đầu ối: Là rau tiền đạo bám bán trung tâm. Nếu sờ thấy mép bánh rau: Là rau tiền đạo bám mép. Nếu sờ thấy màng ối dày cứng là rau tiền đạo bám bên. (Chú ý: Trên lâm sàng nếu ra máu nhiều lúc chuyển dạ đẻ là rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn). 5.4. Cận lâm sàng Siêu âm giúp cho chẩn đoán sớm rau tiền đạo từ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ đẻ. 6. Chẩn đoán 6.1. Chẩn đoán xác định - Dựa vào tiền sử ra máu ở ba tháng cuối. - Dựa vào siêu âm để chẩn đoán. - Dựa vào thăm âm đạo khi chuyển dạ đẻ. 6.2. Chẩn đoán phân biệt - Phong huyết tử cung rau: Bệnh nhân có hội chứng nhiễm độc thai nghén, ra máu âm đạo và có dấu hiệu chảy máu trong, đau bụng kèm theo shock mất máu, tử cung cứng như gỗ, tim thai âm tính. - Vỡ tử cung: Bệnh nhân có dấu hiệu doạ vỡ tử cung, khi đã vỡ tử cung bệnh nhân không đau bụng, có dấu hiệu chảy máu trong và chảy máu ra ngo ài âm đạo. - Ngoài ra cần chẩn đoán phân biệt với chảy máu ở cổ tử cung, âm đạo hoặc ung thư cổ tử cung. 315
  3. 7. Biến chứng 7.1. Đối với thai nhi - Gây đẻ non. - Thai kém phát triển. 7.2. Đối với mẹ - Chảy máu trước, trong và sau đẻ. - Dễ nhiễm khuẩn. - Có thể tử vong nếu không phát hiện và xử trí kịp thời. 8. Điều trị 8.1. Tuyến y tế cơ sở Khi chẩn đoán là rau tiền đạo dù chưa chuyển dạ hay đã chuyển dạ. - Máu chảy ít, sản phụ chưa có dấu hiệu choáng, phải tư vấn cho bà mẹ và điều trị thuốc giảm co bóp tử cung Papaverin 40mg x 2 viên (hoặc Papaverin 40mg x 1 ống tiêm bắp thịt) rồi gửi lên tuyến trên. - Máu ra nhiều kèm theo choáng, cần sơ bộ chống choáng bằng tiêm truyền huyết thanh ngọt hoặc mặn đẳng trương, cho thuốc giảm co bóp tử cung papaverin 0,04g x 1-2 ống tiêm bắp rồi gửi lên tuyến trên hoặc phải mời tuyến trên xuống hỗ trợ. 8.2. Tại bệnh viện + Khi chưa chuyển dạ - Nếu thai còn quá non tháng và không chảy máu thì điều trị bảo tồn tại bệnh viện cho thai lớn hơn. (Cho thuốc giảm co bóp tử cung, Corticoid, chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý với sự theo dõi chặt chẽ). - Nếu chảy máu nhiều, cho thuốc giảm co Papaverin 40mg x 1 ống tiêm bắp và mổ lấy thai ngay kết hợp với hồi sức. + Khi đã chuyển dạ: Nếu là rau tiền đạo trung tâm hoặc bán trung tâm phải mổ lấy thai ngay, kết hợp với hồi sức (truyền dịch, truyền máu). Nếu rau bám mép và ngôi chỏm thì có thể bấm ối để đẻ đường dưới với sự theo dõi chặt chẽ, ngôi bất thường phải mổ lấy thai. Chú ý: Với rau tiền đạo trung tâm phải mổ cấp cứu để cứu mẹ mặc dù con đã chết. 9. Phòng bệnh - Thực hiện tốt sinh đẻ kế hoạch, không đẻ dày, không đẻ nhiều. - Tránh nạo hút thai nhiều lần. - Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục đề phòng nhiễm khuẩn, khi bị viêm phần phụ cần điều trị sớm và triệt để. LƯỢNG GIÁ 1. Trình bày triệu chứng của rau tiền đạo? 2. Trình bày xử trí rau tiền đạo? * Trả lời ngắn các câu từ 3 đến 5: 3. Kể tên 4 yếu tố thuận lợi có thể gây nên rau tiền đạo là: A ……. B ……. C ……. D ……. 4. Kể tên 4 hình thái thường gặp của rau tiền đạo là: 316
  4. A ……. B ……. C ……. D ……. 5. Hãy kể 5 nguyên tắc điều trị rau tiền đạo khi thai còn non tháng và không chảy máu là: A ……. B ……. C ……. D ……. E ……. * Chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu từ 6-7 : 6.Triệu chứng ra máu trong rau tiền đạo thường gặp trong : A. 3 tháng đầu B. 3 tháng cuối C. 3 tháng giữa D. Bất kỳ thời điểm nào của quá trình thai nghén E. Tháng cuối 7. Ra máu trong rau tiền đạo trung tâm thường sẩy ra ở thời điểm : A. 3 tháng đầu B. 3 tháng cuối C. 3 tháng giữa D. Lúc chuyển dạ đẻ E. Sau đẻ 317
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2