Người đại diện của tôi là Darley Anderson ở London; biên tập viên<br />
của tôi là David Highfill ở New York.<br />
Cách nhau cả một đại dương, họ đã cùng làm việc vất vả để cho tác<br />
giả của cuốn sách này được nghỉ ngơi. Xin dành tặng cuốn sách này cho hai<br />
người đó để bày tỏ sự trân trọng đối với những nỗ lực, vốn vượt xa cả phạm<br />
vi trách nhiệm của hai người.<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
<br />
1<br />
Tôi bị bắt ở tiệm ăn Eno. Lúc mười hai giờ. Khi đang dùng món<br />
trứng và uống cà phê. Là bữa sáng muộn, không phải bữa trưa. Lúc ấy tôi<br />
ướt sũng và mệt mỏi sau cuốc đi bộ dài dưới trời mưa nặng hạt. Suốt quãng<br />
đường từ xa lộ tới rìa thị trấn.<br />
Tiệm ăn nhỏ nhưng sáng sủa và sạch sẽ. Mới tinh, xây dựng giống<br />
như một toa tàu được hoán cải. Hẹp, một phía có quầy dài cho khách ăn trưa<br />
còn bếp bị đẩy thụt về phía sau. Ghế ngồi cho khách xếp dọc bức tường đối<br />
diện. Cửa nằm ở nơi lẽ ra là chỗ cho chiếc ghế trung tâm.<br />
Tôi ngồi ở một ghế cạnh cửa sổ, đọc tờ báo ai đó bỏ lại nói về chiến<br />
dịch tranh cử của một tay tổng thống mà lần trước không được tôi bỏ phiếu<br />
ủng hộ (và lần này cũng sẽ thế). Bên ngoài mưa đã tạnh nhưng cửa kính vẫn<br />
bám đầy những giọt nước lớn óng ánh. Tôi thấy hai chiếc xe tuần tra của<br />
cảnh sát chạy vào bãi đỗ rải sỏi. Chúng chạy nhanh, bánh nghiến xuống<br />
đường và rít lên khi xe phanh lại. Nháy đèn và hú còi. Những vệt sáng xanh<br />
đỏ hắt lên những giọt nước mưa ở ô cửa sổ tôi ngồi. Cửa xe bật mở. Những<br />
viên cảnh sát lao ra. Mỗi xe hai người, vũ khí sẵn sàng. Hai súng lục, hai<br />
súng trường. Vụ này nghiêm trọng đây. Một súng lục và một súng trường<br />
chạy vòng về phía sau. Hai người còn lại lao vào cửa.<br />
Tôi chỉ ngồi yên nhìn họ. Tôi biết những ai có mặt trong tiệm khi ấy.<br />
Một đầu bếp ở khu bếp. Hai người phục vụ. Cùng hai ông già. Và tôi. Chiến<br />
dịch này nhắm vào tôi. Tôi mới có mặt trong thị trấn chưa tới nửa tiếng,<br />
Năm người kia có lẽ đã ở đó cả đời. Hễ xảy ra bất kỳ vấn đề gì với họ là một<br />
viên thượng sĩ đầy bối rối sẽ xuất hiện. Ông ta sẽ xin lỗi. Ông ta sẽ lầm bầm<br />
với họ. Ông ta sẽ yêu cầu họ xuống đồn. Thế nên những món vũ khí khủng<br />
và hành động khẩn trương kia không nhắm vào ai trong năm người ấy. Mà<br />
nhắm vào tôi. Tôi nhét miếng trứng vào miệng và cài một tờ năm đô la dưới<br />
đĩa. Gập tờ báo người ta bỏ lại rồi nhét vào túi áo khoác. Đặt hai tay lên bàn<br />
rồi uống nốt tách cà phê. Người cầm khẩu súng lục đứng lại ở cửa. Ông ta<br />
chuyển thành thế cúi rồi dùng hai tay giương súng. Nhằm vào đầu tôi. Người<br />
cầm khẩu súng trường tiến lại gần. Họ là hai người có dáng gọn, khỏe. Gọn<br />
gàng sạch sẽ. Hành động đúng như sách dạy. Người cầm khẩu súng lục ở<br />
cửa có thể bao quát cả căn phòng với độ chính xác tương đối. Tay cầm súng<br />
trường ở gần có thể bắn cho tôi bật tung ra ngoài cửa sổ. Triển khai theo<br />
cách khác sẽ là sai lầm. Người cầm súng lục có thể bắn trượt nếu ở tầm gần,<br />
còn một phát bắn bằng súng trường tầm xa từ cửa có thể giết chết viên cảnh<br />
sát đang tiếp cận tôi cũng như ông già ở phía sau, hoặc giết chết tôi. Vậy nên<br />
<br />
họ làm như thế là chuẩn xác. Chẳng có gì phải nghi ngờ. Họ đang có lợi thế.<br />
Và điều này cũng chẳng có gì phải nghi ngờ. Ghế ngồi chật bó cứng tôi. Tôi<br />
bị ép đến mức chẳng thể làm được gì nhiều. Tôi xòe cả hai tay trên bàn. Viên<br />
sĩ quan cầm súng trường tiến lại gần. "Ngồi im ! Cảnh sát đây!" ông ta hét<br />
lên.<br />
Ông ta hét to hét sức bình sinh. Để xua đi sự căng thẳng của mình và<br />
cố gắng làm cho tôi sợ. Những hành động đúng như giáo trình. Nhiều âm<br />
thanh và sự giận dữ làm mục tiêu nhũn ra. Tôi giơ hai tay lên. Người cầm<br />
khẩu súng lục bắt đầu từ cửa tiến vào. Người mang khẩu súng trường tiến lại<br />
gần hơn. Quá gần. Sai lầm đầu tiên của họ. Nếu phải hành động thì có thể tôi<br />
đã lao tới nòng khẩu súng trường và đẩy nó hướng lên trên rồi. Một phát<br />
súng trường bắn lên trần, một cú đánh bằng cùi chỏ vào mặt viên cảnh sát là<br />
khẩu súng sẽ thuộc về tôi. Người cầm khẩu súng lục đã tự thu hẹp góc tiếp<br />
cận của mình và không thể mạo hiểm bắn vào đồng đội. Họ đã có thể có một<br />
kết thúc tệ hại. Nhưng tôi chỉ ngồi đó, hai tay giơ lên. Viên cảnh sát mang<br />
khẩu súng trường vẫn hét và nhảy loi choi.<br />
"Ra sân ngoài này," ông ta hét lên.<br />
Tôi chầm chậm lách người ra khỏi ghế và chìa hai cổ tay về phía<br />
người cầm khẩu súng lục. Tôi sẽ không nằm xuống sàn. Không làm thế trước<br />
những cậu bé quê mùa này. Không làm thế dù họ có điều cả cơ quan cảnh sát<br />
và súng đại bác tới.<br />
Viên cảnh sát mang súng lục đeo quân hàm thượng sĩ. Ông ta rất<br />
điềm tĩnh. Người cầm súng trường khống chế tôi khi viên thượng sĩ đút súng<br />
vào bao, gỡ còng khỏi thắt lưng và bập vào hai cổ tay tôi. Nhóm hỗ trợ tiến<br />
vào qua đường bếp. Họ bước vòng qua quầy cho khách ăn trưa. Chiếm vị trí<br />
phía sau lưng tôi. Họ vỗ khắp người tôi từ trên xuống dưới để kiểm tra. Rất<br />
kỹ. Tôi thấy viên thượng sĩ ghi nhận những cái lắc đầu. Không có vũ khí.<br />
Hai người trong nhóm hỗ trợ nắm hai bên khuỷu tay tôi. Người cầm<br />
súng trường vẫn chĩa súng vào tôi. Viên thượng sĩ bước lên trước. Ông ta là<br />
người da trắng, dáng gọn gàng, thể thao. Săn chắc và rám nắng. Tầm tuổi tôi.<br />
Thẻ tên phía trên túi áo ông ta ghi: Baker. Người này nhìn tôi.<br />
"Ông bị bắt về tội giết người," ông ta nói. "Ông có quyền được giữ<br />
im lặng. Bất kỳ điều gì ông nói có thể được sử dụng làm bằng chứng chống<br />
lại ông. Ông có quyền yêu cầu luật sư đại diện. Nếu ông không có đủ tiền<br />
thuê luật sư, bang Georgia sẽ chỉ định cho ông một luật sư miễn phí. Ông<br />
hiểu những quyền này chứ?"<br />
Đó là sự truyền đạt chuẩn lời cảnh báo Miranda. Baker nói một cách<br />
rành rọt. Ông này không đọc từ một tấm thẻ. Viên cảnh sát nói như thể ông<br />
ta biết lời cảnh báo ấy có ý nghĩa thế nào, vì sao nó quan trọng. Với ông ta<br />
<br />