intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Real-time PCR trong sàng lọc Streptococcus Group B ở phụ nữ mang thai

Chia sẻ: Saobiendo Saobiendo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

96
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiễm trùng sơ sinh (NTSS) thường nặng, diễn biến phức tạp, tỉ lệ tử vong cao và dễ để lại các di chứng. Nhiều tác nhân truyền nhiễm quan trọng liên quan đến NTSS. Trong số này, Streptococcus agalactiae (S. agalactiae) hay Streptococcus nhóm B (Group B streptococcus – GBS) là một trong những vi khuẩn phổ biến được xác định liên quan đến NTSS khởi phát sớm với những triệu trứng nặng và nguy hiểm. Sàng lọc GBS ở phụ nữ mang thai ở tuần thai 35-37 đã được CDC khuyến cáo, nhằm giúp bác sĩ Sản khoa có thể chẩn đoán chính xác và cho thai phụ kháng sinh dự phòng nhằm bảo vệ thai nhi khi ra đời không bị NTSS sớm. Đặc biệt, việc sàng lọc sẽ có ý nghĩa hơn nếu thai phụ vào chuyển dạ mà tình trạng GBS chưa được khảo sát trong thai kỳ. Với phương pháp nuôi cấy truyền thống, kết quả có sau 24 giờ, không phù hợp để sàng lọc khi chuyển dạ. real-time PCR giúp sàng lọc GBS hiệu quả ở tuần thai 35-37 vì có độ nhạy và đặc hiệu cao, hơn nữa quy trình có thể hoàn thành trong thời gian từ 4-6 giờ, nên có thể thay thế phương pháp nuôi cấy truyền thống trong trường hợp thai phụ vào chuyển dạ. Điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho bác sỹ trong việc theo dõi thai phụ trước khi sinh, nhằm có những can thiệp phù hợp như tiêm kháng sinh dự phòng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Real-time PCR trong sàng lọc Streptococcus Group B ở phụ nữ mang thai

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Tổng Quan<br /> <br /> <br /> REAL-TIME PCR TRONG SÀNG LỌC STREPTOCOCCUS GROUP B<br /> Ở PHỤ NỮ MANG THAI<br /> Trần Thị Bích Huyền*,**, Nguyễn Tuấn Anh***,****<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Nhiễm trùng sơ sinh (NTSS) thường nặng, diễn biến phức tạp, tỉ lệ tử vong cao và dễ để lại các di chứng.<br /> Nhiều tác nhân truyền nhiễm quan trọng liên quan đến NTSS. Trong số này, Streptococcus agalactiae (S.<br /> agalactiae) hay Streptococcus nhóm B (Group B streptococcus – GBS) là một trong những vi khuẩn phổ biến được<br /> xác định liên quan đến NTSS khởi phát sớm với những triệu trứng nặng và nguy hiểm. Sàng lọc GBS ở phụ nữ<br /> mang thai ở tuần thai 35-37 đã được CDC khuyến cáo, nhằm giúp bác sĩ Sản khoa có thể chẩn đoán chính xác và<br /> cho thai phụ kháng sinh dự phòng nhằm bảo vệ thai nhi khi ra đời không bị NTSS sớm. Đặc biệt, việc sàng lọc sẽ<br /> có ý nghĩa hơn nếu thai phụ vào chuyển dạ mà tình trạng GBS chưa được khảo sát trong thai kỳ. Với phương<br /> pháp nuôi cấy truyền thống, kết quả có sau 24 giờ, không phù hợp để sàng lọc khi chuyển dạ. real-time PCR giúp<br /> sàng lọc GBS hiệu quả ở tuần thai 35-37 vì có độ nhạy và đặc hiệu cao, hơn nữa quy trình có thể hoàn thành trong<br /> thời gian từ 4-6 giờ, nên có thể thay thế phương pháp nuôi cấy truyền thống trong trường hợp thai phụ vào<br /> chuyển dạ. Điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho bác sỹ trong việc theo dõi thai phụ trước khi sinh, nhằm có những can<br /> thiệp phù hợp như tiêm kháng sinh dự phòng.<br /> Từ khóa: nhiễm trùng sơ sinh<br /> ABSTRACT<br /> REAL-TIME PCR SCREENING FOR STREPTOCOCCUS GROUP B IN PREGNANT WOMEN<br /> Tran Thi Bich Huyen, Nguyen Tuan Anh<br /> * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 01 – 08<br /> <br /> Neonatal sepsis is a complicated systemic bacterial infection with significant morbidity and mortality<br /> worldwide. Many important infectious organisms cause neonatal sepsis. Among them, Streptococcus agalactiae<br /> (S. agalactiae) or Group B streptococcus (GBS) has been implicated as one of the most common pathogen involved<br /> in early-onset neonatal sepsis with severe consequences. The Center for Disease Control and Prevention (CDC,<br /> USA) recommended routine culture for all pregnant women between 35 and 37 weeks of gestation for GBS<br /> screening, to help obstetricians have accurate prognosis and provide intrapartum antibiotic prophylaxis to the<br /> colonized mother with the purpose of preventing early-onset neonatal infection in most newborn. Especially, the<br /> screening will have more meaningful for pregnant women who lack of information on the GBS colonization status<br /> at delivery. Conventional culture method, requiring up to 24 hours before results can be reported, are not a good<br /> choice for GBS screening at delivery. Real-time PCR method for detection of GBS colonization in pregnant women<br /> between 35 and 37 weeks of gestation have shown high sensitivity and specificity; moreover, the PCR protocol<br /> could be accomplished in 4 to 6 hours, so it could replace traditional culture method in case of pregnant women at<br /> delivery. This would support obstetricians a lot during monitoring pregnant women before delivery to provide<br /> suitable intervention such as antibiotic prophylaxis.<br /> Keyword: neonatal sepsis<br /> <br /> *Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Khoa Sản, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Cơ sở 2<br /> ***Trung tâm Đào tạo và Chẩn đoán Y Sinh học phân tử, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br /> ****Trung tâm nghiên cứu Di truyền và Sức khỏe sinh sản, Khoa Y, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh<br /> Tác giả liên lạc: ThS.BS. Trần Thị Bích Huyền ĐT: 0913122840 Email: huyenbssk@yahoo.com<br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 1<br /> Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5* 2019<br /> <br /> <br /> ĐẶTVẤNĐỀ NTSS muộn<br /> Xảy ra sau 72 giờ. NTSS muộn có thể từ<br /> Nhiễm trùng sơ sinh (NTSS) thường nặng,<br /> đường sinh dục mẹ, chăm sóc, môi trường, trang<br /> diễn biến phức tạp, tỉ lệ tử vong cao và dễ để lại<br /> thiết bị, cơ sở vật chất.<br /> các di chứng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới<br /> (TCYTTG), hàng năm có 5 triệu trẻ sơ sinh chết Triệu chứng<br /> vì nhiễm khuẩn, trong đó các nước đang phát Thường gặp là những triệu chứng nặng và<br /> triển chiếm 98% (châu Á 27 - 69%, châu Phi 6 - biểu hiện toàn thân: bệnh cảnh nhiễm trùng<br /> 21%). Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ mắc và tử huyết, viêm phổi, viêm màng não, có thể dẫn<br /> vong do nhiễm khuẩn mẹ - con còn rất cao (châu<br /> đến tử vong hoặc di chứng lâu dài(6,15,17).<br /> Á từ 2,4 đến 6%, châu Phi từ 6 đến 21%)(1).<br /> Nguyên nhân gây NTSS sớm<br /> Cho đến nay đã giảm tỷ lệ NTSS ở các<br /> nước phát triển từ 2/1000 trẻ sinh sống chỉ còn Các tác nhân truyền nhiễm liên quan đến<br /> 0,1-0,4/1000 trẻ sinh sống. Thành công của nhiễm trùng sơ sinh đã thay đổi kể từ giữa thế<br /> chiến lược này là sự phối hợp của các bác sĩ kỷ 20. Trong những năm 1950, Staphylococcus<br /> sản khoa, các bác sĩ sơ sinh và các chuyên gia aureus và Escherichia coli là vi khuẩn gây bệnh<br /> ngành xét nghiệm(3,4,5). phổ biến nhất cho trẻ sơ sinh ở Hoa Kỳ. Trong<br /> những thập kỷ tiếp theo, Streptococcus nhóm B<br /> NHIỄM KHUẨN SƠ SINH<br /> (GBS) đã thay thế Staphylococcus aureus là vi<br /> Nhiễm trùng sơ sinh (NTSS) là một hội khuẩn gram dương phổ biến nhất gây nhiễm<br /> chứng lâm sàng xảy ra ở trẻ ≤ 28 ngày tuổi, biểu trùng huyết khởi phát sớm(18).<br /> hiện bởi những dấu hiệu nhiễm trùng hệ thống Hiện tại, GBS và Escherichia coli là những vi<br /> và có hay không du khuẩn huyết(19,21). khuẩn phổ biến nhất được xác định liên quan<br /> NTSS là một bệnh lý thường gặp và là đến nhiễm trùng sơ sinh. Các sinh vật khác như<br /> nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 cho trẻ sơ Staphylococcus cholermidis coagulase âm tính,<br /> sinh sau hai nguyên nhân non tháng và ngạt(1). Listeria monocytogenes, Chlamydia pneumoniae,<br /> Các đường lây truyền từ mẹ sang con Henzae, Enterobacter aerogenes và Clostridium cũng<br /> Từ mẹ qua nhau đến thai. đã được xác định trong nhiễm trùng sơ sinh.<br /> Từ ổ nhiễm khuẩn ở tử cung qua màng ối Nhiễm trùng huyết khởi phát sớm (EOS)<br /> vào nước ối hoặc qua nhau đến thai. thường được vi khuẩn gây bệnh lây truyền từ<br /> đường sinh dục mẹ sang thai hoặc trẻ sơ sinh.<br /> Từ ổ nhiễm khuẩn ngoài tử cung qua các<br /> Những mầm bệnh này có thể từ âm đạo, cổ tử<br /> màng thai vào nước ối đến thai.<br /> cung vào tử cung và cũng có thể vào nước ối gây<br /> Từ âm đạo qua thai khi thai sinh ngã âm đạo. nhiễm trùng ối. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng<br /> Phân loại NTSS trong tử cung hoặc trong khi sinh khi chúng đi<br /> Dựa vào thời gian xảy ra nhiễm trùng sơ qua ống âm đạo. Các mầm bệnh vi khuẩn điển<br /> sinh(3,4,5,19): hình cho EOS bao gồm Streptococcus nhóm B<br /> NTSS sớm (GBS), Escherichia coli, Staphylococcus âm tính<br /> coagulase, cúm Haemophilus hoặc Listeria<br /> Xảy ra trong vòng 72 giờ đầu sau sinh. NTSS<br /> monocytogenes(17,19).<br /> sớm thường từ đường sinh dục mẹ, nhiễm<br /> Các yếu tố khác của mẹ làm tăng nguy cơ<br /> ngược dòng làm nhiễm trùng ối, bánh nhau, tử<br /> nhiễm trùng sơ sinh bao gồm sinh trước 37 tuần,<br /> cung. Nguy cơ nhiễm trùng tăng 1 – 4% ở trẻ có<br /> viêm màng ối, vỡ ối kéo dài hơn 18 giờ, mẹ sốt<br /> mẹ nhiễm trùng ối.<br /> khi chuyển dạ(3,4).<br /> <br /> <br /> 2 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Tổng Quan<br /> <br /> Nhiễm GBS thường không gây ra vấn đề ở tính, có khả năng thủy phân sodium hippurate,<br /> phụ nữ khỏe mạnh, tuy nhiên trong thời gian kháng bacitracin và CAMP test dương tính(7).<br /> mang thai đôi khi có thể gây ra bệnh nghiêm GBS là vi khuẩn hội sinh phổ biến trong hệ vi<br /> trọng cho người mẹ và trẻ sơ sinh. GBS là khuẩn âm đạo và trực tràng với tỷ lệ người<br /> nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng sơ sinh mang không triệu trứng khoảng từ 4% đến 40%;<br /> do vi khuẩn ở trẻ trong thời kỳ mang thai và sau tuy nhiên, có thể gây bệnh nhiễm trùng ở một số<br /> khi sinh với tỷ lệ tử vong đáng kể ở trẻ sinh non, người với tỷ lệ trung bình khoảng 17,9% trên thế<br /> tỷ lệ tử vong tăng từ 3 -10 lần(1,5). giới(12,13). Nhiễm khuẩn GBS là một nguyên nhân<br /> Nhiễm trùng huyết khởi phát muộn (LOS) quan trọng đối với tỷ lệ bệnh tật và tử vong của<br /> thường xảy ra thông qua việc truyền mầm bệnh trẻ sơ sinh ở Mỹ, tỷ lệ lây truyền dọc từ mẹ đến<br /> từ môi trường sau khi sinh, chẳng hạn như tiếp trẻ sơ sinh trong quá trình chuyển dạ GBS ở trẻ<br /> xúc từ nhân viên y tế hoặc người chăm sóc. LOS sơ sinh cao tới 75% và 1% đến 2% số trẻ này sẽ bị<br /> cũng có thể được gây ra bởi một biểu hiện muộn nhiễm GBS khởi phát sớm. Xác định sự nhiễm<br /> của nhiễm trùng lây truyền theo chiều dọc. Trẻ trùng tại thời điểm chuyển dạ rất là quan trọng<br /> sơ sinh có đặt ống thông nội mạch, hoặc có bị để có thể ngăn ngừa sự lây truyền theo chiều dọc<br /> làm thủ thuật xâm lấn khác làm phá vỡ niêm (từ mẹ) cho trẻ sơ sinh(11,14).<br /> mạc, có nguy cơ cao phát triển LOS. Trẻ sơ sinh Sự nguy hiểm khi nhiễm GBS<br /> non tháng có nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm trùng Nhiễm GBS ở thai phụ là yếu tố nguy cơ<br /> huyết cao hơn trẻ sơ sinh đủ tháng, vì chúng có quan trọng nhất khiến trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh<br /> khuynh hướng cần làm nhiều thủ thuật xâm lấn trong suốt quá trình chuyển dạ. Sự hiện diện của<br /> hơn so với trẻ sơ sinh đủ tháng. Các chủng GBS trong suốt quá trình mang thai được cho là<br /> Staphylococcus coagulase âm tính, đặc biệt là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiễm trùng sơ<br /> Staphylococcus cholermidis là nguyên nhân chủ sinh nguy hiểm, bao gồm nhiễm trùng máu,<br /> yếu gây bệnh trên 50% trường hợp LOS ở các viêm phổi và viêm màng não, có thể dẫn đến tử<br /> nước công nghiệp, mặc dù nhiều mầm bệnh vi vong. Các triệu trứng khởi phát sớm có thể dẫn<br /> khuẩn và virus có thể liên quan đến LOS(11). đến tỷ lệ tử vong lên đến 10%; trong khi các triệu<br /> STREPTOCOCCUS NHÓM B (GBS) trứng khởi phát muộn có thể để lại những di<br /> chứng nặng nề(12).<br /> Streptococcus group B (GBS) là một tác nhân<br /> quan trọng nhất ở trẻ sơ sinh và phụ nữ mang Trong giai đoạn mang thai, nhiễm trùng<br /> thai(1). Trong suốt thai kỳ, nhiễm khuẩn âm đạo GBS là nguyên nhân phổ biến gây viêm bàng<br /> với GBS thường đi kèm với nhiễm khuẩn sơ sinh quang, viêm thận, nhiễm khuẩn nước tiểu ở<br /> và liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong chu sản phụ do sự hiện diện của vi khuẩn ở mật<br /> sinh (9,11,17, 18). Nhiễm trùng sơ sinh sớm do nhiễm độ cao trong đường sinh dục. Điều này làm<br /> GBS là một trong những nguyên nhân gây bệnh tăng nguy cơ viêm màng trong dạ con, nhiễm<br /> và tử vong cho trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. trùng ối và sinh non(12).<br /> <br /> Streptococcus agalactiae (S. agalactiae) hay Tuy nhiên, GBS phổ biến hơn trong giai<br /> Streptococcus nhóm B (Group B streptococcus – đoạn sơ sinh vì ở nhóm tuổi này hệ miễn dịch<br /> GBS) là một trong nhiều loài vi khuẩn có kiểu chưa hoàn thiện, nhiễm trùng thường là<br /> huyết thanh phân biệt trong giống Streptococcus. nguyên nhân phổ biến của các loại bệnh tật<br /> GBS là loại song cầu Gram dương, có nang, có nguy hiểm. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến<br /> thể tạo chuỗi, biểu hiện kiểu tan huyết β trên môi các trường hợp nhiễm trùng sơ sinh nguy<br /> trường thạch máu, yếm khí tùy ý, đòi hỏi điều hiểm thường là do sự hiện diện của GBS trong<br /> kiện dinh dưỡng đặc biệt, hoạt tính catalase âm suốt quá trình mang thai ở thai phụ và trẻ sơ<br /> <br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 3<br /> Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5* 2019<br /> <br /> sinh có thể bị nhiễm bệnh trong quá trình xuất hiện triệu chứng lâm sàng của trẻ sơ sinh,<br /> chuyển dạ, khi trẻ di chuyển từ tử cung ra sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ của mẹ đối<br /> ngoài, tiếp xúc với dịch nhau thai bị nhiễm. Sự với bệnh GBS và nguy cơ của trẻ sơ sinh tiếp xúc<br /> lây truyền theo chiều dọc trong quá trình với kháng sinh cho mẹ trong khi sinh.<br /> chuyển dạ chiếm tỷ lệ cao, gần 50% các trường Cũng theo nhiều tác giả, khảo sát tình trạng<br /> hợp thai phụ mang trùng. Vì thế, xác định sản GBS trong thai kỳ là yếu tố rất cần thiết để có chỉ<br /> phụ nhiễm GBS tại thời điểm chuyển dạ rất có định dùng kháng sinh dự phòng cho thai phụ<br /> ý nghĩa, để có thể ngăn ngừa sự lây truyền vi trước khi trẻ được sinh ra. Điều đó làm giảm đi<br /> khuẩn này từ mẹ cho trẻ sơ sinh(11,14). tình trạng nhiễm trùng sơ sinh sớm và làm giảm<br /> Ý nghĩa khi sàng lọc GBS đi các hậu quả và di chứng nặng nề về sau cho<br /> Chiến lược phòng ngừa GBS hiện có sẽ các trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh sớm. Với trẻ sinh<br /> không ngăn chặn được tất cả các trường hợp ra bị nhiễm trùng sơ sinh sớm có thể có các biểu<br /> bệnh khởi phát sớm. Phát hiện nhanh sơ sinh hiện viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng<br /> nhiễm trùng và bắt đầu điều trị thích hợp là cần huyết, trong quá trình điều trị có thể diễn tiến<br /> thiết để giảm thiểu bệnh suất và tử vong trong nặng gây tử vong hoặc để lại các di chứng nặng<br /> các trường hợp tiếp tục xảy ra. Phát hiện bệnh nề ảnh hưởng đến quá trình sống, sinh hoạt và<br /> GBS khởi phát sớm đặt ra những thách thức lâm phát triển của trẻ. Điều trị lâu dài và tốn kém.<br /> sàng nhất định, bởi vì các bác sĩ phải tính đến sự<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 1. Trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh nặng. Nguồn hình: Dr. Carol Baker Baylor College of Medicine, Houston, TX<br /> Theo CDC 2002, 2010, phụ nữ mang thai việc sử dụng kháng sinh dự phòng trên nền<br /> nên được sàng lọc GBS ở giữa tuần thai thứ 35 tảng đánh giá nguy cơ dẫn đến việc điều trị<br /> và 37 trong thai kỳ. Việc này giúp giảm các không cần thiết ở nhiều phụ nữ vì tình trạng<br /> trường hợp bệnh do nhiễm trùng GBS ở trẻ sơ nhiễm GBS lúc chuyển dạ có thể thay đổi so<br /> sinh và hạn chế sử dụng kháng sinh dự phòng với kết quả sàng lọc lúc thai 35 – 37 tuần(7,20)<br /> không cần thiết ở một số phụ nữ mang thai Có nhiều phương pháp có thể được sử dụng<br /> trong lúc chuyển dạ. Các kết quả nghiên cứu để phát hiện và sàng lọc GBS, chủ yếu là phương<br /> đều cho thấy rằng nhiễm trùng sơ sinh có thể pháp nuôi cấy và các phương pháp nhân bản vật<br /> được ngăn ngừa trong hầu hết các trường hợp liệu di truyền (polymerase chain reaction -<br /> bằng việc cung cấp kháng sinh dự phòng cho PCR)(2,4). Đối với các phương pháp này, mẫu<br /> bà mẹ nhiễm GBS khi chuyển dạ. Tuy nhiên, bệnh phẩm dùng cho việc sàng lọc GBS thường<br /> <br /> <br /> 4 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Tổng Quan<br /> <br /> là “mẫu phết hai lần”, trước tiên là phết khu vực Khảo sát tình trạng GBS nhất là trong khi<br /> âm đạo, sau đó là phết khu vực trực tràng của chuyển dạ cần phải có chẩn đoán nhanh và<br /> thai phụ ở tuần thai từ 35 đến 37(8). chính xác và để BS khoa Sản có đưa ra chẩn đoán<br /> Phương pháp nuôi cấy và cho kháng sinh dự phòng cho thai phụ nhằm<br /> bảo vệ cho thai khi ra đời không bị nhiễm trùng<br /> Nuôi cấy trong sàng lọc GBS được xem là<br /> sơ sinh sớm. Với phương pháp nuôi cấy truyền<br /> tiêu chuẩn vàng. Từ năm 2002, trung tâm phòng<br /> thống thì cho kết quả sau 24 giờ. Nhiều phương<br /> ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) với<br /> pháp sàng lọc GBS được đánh giá dựa trên tính<br /> các hướng dẫn cho việc ngăn ngừa nhiễm GBS<br /> hiệu quả trong chẩn đoán và tốc độ thực hiện để<br /> cho trẻ sơ sinh từ người mẹ mang trùng, đã đề<br /> hỗ trợ hoặc thay thế phương pháp nuôi cấy<br /> nghị phương pháp nuôi cấy thường qui cho tất<br /> truyền thống. Hiện nay, các phương pháp chẩn<br /> cả phụ nữ mang thai có tuần thai từ 35 đến 37.<br /> đoán theo nguyên lý sinh học phân tử như PCR<br /> Phương pháp tiêu chuẩn (vàng) hiện tại theo<br /> đã thu thút được sự quan tâm đặc biệt, khi cần<br /> CDC đối với việc phát hiện GBS là ủ mẫu phết<br /> phát hiện GBS sớm ở thai phụ, vì có những ưu<br /> âm đạo trực tràng trong môi trường chọn lọc,<br /> điểm đặc trưng(15). Sau hướng dẫn của CDC 2010,<br /> sau đó tiếp tục nuôi cấy trên đĩa thạch máu. Môi<br /> một số tác giả ở Việt Nam và các nước tiếp tục<br /> trường chọn lọc thường được sử dụng là môi<br /> nghiên cứu sử dụng phương pháp real-time PCR<br /> trường Todd Hewitt có chứa colistin và acid<br /> cho GBS, các tác giả khảo sát và tầm soát ở tuổi<br /> nalidixic để kìm hãm sự phát triển của các vi<br /> thai từ 35-37 tuần. Sự phát triển của sinh học<br /> khuẩn đường ruột và các vi khuẩn khác hiện<br /> phân tử đã giúp chẩn đoán nhanh và chính xác,<br /> diện trong đường ống tiêu hóa và sinh dục. Sau<br /> nhất là khi thai phụ vào chuyển dạ mà tình trạng<br /> khoảng 18-24 giờ chọn lọc và tăng sinh ở 37oC<br /> GBS chưa được khảo sát trong thai kỳ.<br /> trong điều kiện hiếu khí, sau đó tiếp tục nuôi cấy<br /> trên môi trường đĩa thạch máu Granada trong Phương pháp real-time PCR để phát hiện GBS<br /> điều kiện yếm khí trong khoảng 48 giờ. Sự xuất Kỹ thuật nhân bản vật liệu di truyền trong<br /> hiện các khuẩn lạc có màu cam đến màu đỏ cho việc phát hiện GBS ở phụ nữ mang thai khi<br /> thấy sự hiện diện của GBS. Tuy nhiên, một số chuyển dạ cho thấy độ nhạy và độ đặc hiệu tốt.<br /> phụ nữ mang thai có kết quả nuôi cấy GBS âm Phương pháp này sử dụng thành phần phản<br /> tính nhưng con của họ vẫn phát triển triệu trứng ứng đặc biệt để nhân bản một vùng gene đặc<br /> nhiễm trùng GBS. trưng của vi khuẩn, thường là gene sip hoặc cfb.<br /> Các gene này được xem là những dấu ấn phân<br /> tử đặc trưng cho sự hiện diện của của vi khuẩn<br /> GBS nếu có trong mẫu bệnh phẩm. Sử dụng<br /> nguyên lý nhân bản gene giúp tăng độ nhạy của<br /> phương pháp này. Nếu trong mẫu bệnh phẩm<br /> hiện diện một số lượng nhỏ vi khuẩn, có thể khó<br /> phát hiện bằng những phương pháp khác như<br /> nhuộm soi tế bào hoặc thậm chí khó nuôi cấy<br /> thành công, thì phương pháp nhân bản vật liệu<br /> di truyền vẫn có thể cho kết quả dương tính, vì<br /> sau khi phản ứng này kết thúc, sẽ có hàng tỉ bản<br /> sao của vùng gene được nhân bản trong mẫu và<br /> dễ dàng được phát hiện bằng tín hiệu huỳnh<br /> quang tích hợp trong phản ứng. Khi có tín hiệu<br /> Hình 2. Nuôi cấy Streptococcus agalactiae nhân bản trong phản ứng, điều đó có nghĩa là<br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 5<br /> Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5* 2019<br /> <br /> mẫu bệnh phẩm ban đầu có vật liệu di truyền Agilent hoặc Qiagen. Thành phần phản ứng<br /> đặc trưng của vi khuẩn GBS. Điều đó được ngầm real-time PCR và chương trình chạy chuyên biệt<br /> hiểu là có sự hiện diện của GBS trong mẫu bệnh theo từng nhà sản xuất tương ứng. Các mẫu<br /> phẩm được thu thập từ bệnh nhân. Hay nói cách chứng âm và chứng dương phải được thực hiện<br /> khác, bệnh nhân bị nhiễm GBS. trong mỗi lần chạy để kiểm soát quy trình. Mẫu<br /> Với quy trình phát hiện GBS bằng real-time DNA bộ gene của vi khuẩn Streptococcus<br /> PCR, mẫu phết sau khi thu thập sẽ được bảo agalactiae thường được sử dụng như chứng<br /> quản ở -20oC. Sau đó, khi bắt đầu quy trình, mẫu dương và mẫu nước cất hai lần đã khử trùng<br /> phết được giải đông để vào giai đoạn tách chiết được sử dụng như chứng âm của quy trình.<br /> DNA. Mẫu phết được huyền phù trong 500 μl Đặc biệt qui trình phát hiện GBS của<br /> Tris-EDTA 10 mM, pH 7,4. Sau đó, DNA được GeneXpert (Cepheid) kết hợp nguyên lý nhân<br /> tách chiết bằng các bộ kit thương mại sẵn có, như bản vật liệu di truyền và nguyên lý kênh vi dẫn<br /> QIAamp DNA mini kit (Qiagen), theo đúng (microfluidic channel) cho phép chẩn đoán GBS<br /> hướng dẫn của nhà sản xuất. DNA sau tách chiết nhanh và hoàn toàn tự động. Nhanh vì kết quả<br /> được bảo quản ở -20oC cho tới khi sử dụng (thực có thể có sau 1 giờ lấy mẫu với độ nhạy và đặc<br /> hiện phản ứng real-time PCR). hiệu hơn 90%. Quy trình hoàn toàn tự động từ<br /> Những năm gần đây, nhiều qui trình real- giai đoạn tách chiết acid nucleic đến giai đoạn<br /> time PCR đã được phát triển nhằm phát hiện nhân bản gene đích nhằm phát hiện sự hiện diện<br /> GBS, nhắm vào các gene đích khác nhau, đặc của GBS trong mẫu bệnh phẩm. Quy trình này<br /> trưng của vi khuẩn này như cfb, cylE, dltR, sip, có thể được thực hiện bởi các nhân viên y tế<br /> scpB và gene mã hóa protein C. Trong các gene thông thường, thậm chí người vận chuyển mẫu,<br /> này, cfb(10) là gene được sử dụng phổ biến nhất. chưa có chuyên môn về xét nghiệm cũng có thể<br /> Phản ứng real-time PCR có thể được tiến hành làm được. Tuy nhiên, quy trình này cũng có một<br /> trong các hệ thống máy real-time PCR phổ biến số khuyết điểm mà sẽ được bàn luận sau.<br /> trên thị trường hiện nay của ABI, Bio-Rad,<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> A B<br /> Hình 3: A. Kết quả real-time PCR phát hiện S. agalactiae dương tính, B. Kết quả real-time PCR không phát hiện<br /> S. agalactiae<br /> Đường màu tím (FAM) đại diện cho chứng nội nội sinh; Đường màu đỏ (ROX) đại diện cho chứng nội ngoại sinh; Đường<br /> màu xanh (HEX) đại diện cho GBS<br /> <br /> <br /> 6 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Tổng Quan<br /> <br /> <br /> So sánh các phương pháp phát hiện GBS pháp cũng như tỷ lệ thất bại cao (10,8 đến 19%)<br /> Nuôi cấy vẫn là một kỹ thuật được sử dụng hạn chế việc ứng dụng của phương pháp này.<br /> thường qui và là phương pháp tham chiếu quan Điều này là vì sự hiện diện của chất nhầy hoặc<br /> trọng vì tính đặc hiệu và chi phí hiệu quả trong các vật chất khác trong phân gây ức chế phản<br /> việc phát hiện GBS. Tuy nhiên, phương pháp ứng PCR và làm nghẽn các kênh vi dẫn trong<br /> nuôi cấy để phát hiện GBS có một số bất lợi như thiết bị chẩn đoán(21).<br /> có độ nhạy giới hạn, thời gian trả kết quả dài Hơn nữa, việc sử dụng một phương pháp<br /> hơn, từ 36 đến 72 giờ. Sàng lọc GBS trước sinh nào đó cho chẩn đoán còn phụ thuộc vào nhiều<br /> (tuần 35 đến 37) dựa trên nuôi cấy không cung yếu tố khác, như sự chuyên môn hóa về mặt kỹ<br /> cấp đủ thông tin về tình trạng hiện diện của thuật của phòng xét nghiệm (thiết bị đầy đủ,<br /> GBS, vì một số phụ nữ mang thai có tình trạng chuyên gia có nhiều kinh nghiệm) và yếu tố lâm<br /> nhiễm GBS không liên tục và tỷ lệ nhiễm GBS ở sàng (thai phụ có sốt khi vào chuyển dạ, lịch sử<br /> người mẹ có thể thay đổi trong suốt quá trình nhiễm GBS của các trẻ sơ sinh trước đây của thai<br /> mang thai; Hơn nữa, giá trị chẩn đoán của một phụ). Mặc dù kỹ thuật real-time PCR là một kỹ<br /> phương pháp sàng lọc nhiễm trùng trước sinh sẽ thuật đòi hỏi chi phí cao hơn nuôi cấy, nhưng<br /> giảm nếu nó được thực hiện lâu hơn vài tuần phương pháp này cũng có độ nhạy tốt hơn và<br /> trước khi sinh. Vì thế, nhiều kỹ thuật khác đã cho kết quả nhanh hơn. Hơn nữa, nếu tính đến<br /> được phát triển và đánh giá nhằm có một các yếu tố như chi phí tiêm kháng sinh dự<br /> phương pháp nhanh, chính xác và hiệu quả để phòng, chi phí nằm viện tăng với các triệu trứng<br /> sàng lọc GBS, trong đó có phương pháp real- bệnh khởi phát sớm ở trẻ sơ sinh do nhiễm GBS<br /> time PCR. mà nuôi cấy không phá hiện được ở thai phụ.<br /> Real-time PCR được sử dụng để kiểm tra các Chi phí cuối cùng được tính toán là như nhau<br /> mẫu phết lâm sàng có kết quả nuôi cấy âm tính khi áp dụng một trong hai phương pháp để sàng<br /> cho thấy rất thuận tiện và có giá trị trong chẩn lọc GBS(6,9,17).<br /> đoán vì độ nhạy cao của phương pháp này hoặc KẾT LUẬN<br /> trong trường hợp có nghi ngờ và cần phát hiện Nhiều phương pháp khác nhau có thể được<br /> nhanh GBS để giảm thiểu nguy cơ nhiễm GBS sử dụng để chẩn đoán và sàng lọc GBS từ mẫu<br /> giữa các trẻ sơ sinh trong bệnh viện hoặc phát phết âm đạo và trực tràng của thai phụ. Phương<br /> hiện GBS ở sản phụ ngay tại thời điểm 2h-4h pháp real-time PCR là một phương pháp chẩn<br /> trước sinh để có chiến lược tiêm kháng sinh dự đoán sớm GBS, nhanh chóng, dễ dàng sử dụng<br /> phòng hiệu quả. So với nuôi cấy trong sàng lọc và có thể áp dụng thường qui cho mục tiêu sàng<br /> trước sinh, phương pháp real-time PCR được lọc vi khuẩn này ở thai phụ, không những ở thời<br /> đánh giá đạt độ nhạy 95,5% và độ đặc hiệu là điểm 35-37 tuần thai mà còn có thể thực hiện<br /> 99,1%(2). Phương pháp PCR cũng cho tỷ lệ dương được lúc chuyển dạ ở thời điểm 4-6 giờ trước<br /> tính cao hơn (35,9% so với 22,5%) khi so sánh với sinh. Điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho bác sỹ<br /> phương pháp nuôi cấy(19). Đây là một kỹ thuật có trong việc theo dõi thai phụ trước khi sinh, nhằm<br /> độ nhạy và đặc hiệu tốt để phát hiện nhiễm GBS có những can thiệp hợp lý như việc tiêm kháng<br /> và là công cụ phù hợp để xác định thai phụ cần sinh dự phòng lúc chuyển dạ để tránh cho trẻ<br /> tiêm kháng sinh dự phòng trong khi chuyển dạ sinh ra sau này xuất hiện nhiễm trùng sơ sinh và<br /> nhằm hạn chế nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh(2). những biến chứng nặng do nhiễm trùng GBS từ<br /> Xpert® GBS (Cepheid) là xét nghiệm chẩn mẹ lây truyền qua.<br /> đoán in vitro duy nhất đạt đầy đủ các tiêu chuẩn<br /> TÀILIỆUTHAMKHẢO<br /> của CDC trong chẩn đoán nhanh GBS lúc<br /> 1. ACOG (2011). Prevention of Early- Onset Group B Streptococcal<br /> chuyển dạ. Tuy nhiên, chi phí cao của phương<br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 7<br /> Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5* 2019<br /> <br /> Disease i Newborns. Committee Opinion, 485(117):1019-27. 12. Kwatra G, et al (2016). Prevalence of maternal colonisation with<br /> 2. Carrillo-Avila JA, et al (2018). Comparison of qPCR and culture group B streptococcus: a systematic review and meta-analysis.<br /> methods for group B Streptococcus colonization detection in Lancet Infect Dis, 16(9):1076-1084.<br /> pregnant women: evaluation of a new qPCR assay. BMC Infect 13. Meehan M, et al (2015). Real-time polymerase chain reaction and<br /> Dis, 18(1):305. culture in the diagnosis of invasive group B streptococcal disease<br /> 3. Centers for Disease Control and Prevention (1996). Prevention of in infants: a retrospective study. Eur J Clin Microbiol Infect Dis,<br /> perinatal group B Streptococcal disease: a public health 34(12):2413-20.<br /> perspective. MMWR Recomm Rep, 45(RR-7):1-24. 14. Morgan JA, Cooper DB (2019). Group B Streptococcus and<br /> 4. Centers for Disease Control and Prevention (2002). Prevention of Pregnancy. Treasure Island, pp.28-80.<br /> perinatal group B Streptococcal disease: a public health 15. Machado AB, De Paris F, Gheno TC, Ascoli BM, Oliveira KR,<br /> perspective. MMWR Recomm Rep, 51(RR-11):1-22. Barth AL (2011). Group B Streptococcus detection: comparison<br /> 5. CDC (2010). Prevention of Perinatal Group B Streptococcal of PCR assay and culture as a screening method for pregnant<br /> Disease Revised Guidelines. CDC, 59(RR-10):1-36. women. Braz J Infect Dis, 15(4):323-7.<br /> 6. El Helali N, et al (2012). Cost and effectiveness of intrapartum 16. Plainvert C, et al (2018). Intrapartum group B Streptococcus<br /> group B streptococcus polymerase chain reaction screening for screening in the labor ward by Xpert(R) GBS real-time PCR. Eur<br /> term deliveries. Obstet Gynecol, 119(4):822-9. J Clin Microbiol Infect Dis, 37(2):265-270.<br /> 7. Gizachew, M., et al (2019). Streptococcus agalactiae maternal 17. Ramesh Babu S, et al (2018). Screening for group B Streptococcus<br /> colonization, antibiotic resistance and serotype profiles in Africa: (GBS) at labour onset using PCR: accuracy and potential impact<br /> a meta-analysis. Ann Clin Microbiol Antimicrob, 18(1):14. - a pilot study. J Obstet Gynaecol, 38(1):49-54<br /> 8. Gopal Rao, G., et al (2017). Outcome of a screening programme 18. Raymond SL, Stortz JA, Mira JC, Larson SD, Wynn JL,<br /> for the prevention of neonatal invasive early-onset group B Moldawer LL (2017). Immunological Defects in Neonatal Sepsis<br /> Streptococcus infection in a UK maternity unit: an observational and Potential Therapeutic Approaches. Front Pediatr; 5:14.<br /> study. BMJ Open, 7(4):e014634. 19. Silva da HD, Kretli Winkelstroter L (2019). Universal gestational<br /> 9. Helmig RB, Gertsen JB (2017). Diagnostic accuracy of screening for Streptococcus agalactiae colonization and neonatal<br /> polymerase chain reaction for intrapartum detection of group B infection - A systematic review and meta-analysis. J Infect Public<br /> streptococcus colonization. Acta Obstet Gynecol Scand, 96(9):1070- Health, 12(4):479-481.<br /> 1074. 20. Simonsen KA, Anderson-Berry AL, Delair SF, Davies HD (2014).<br /> 10. Konikkara KP, et al (2014). Evaluation of Culture, Antigen Early-onset neonatal sepsis. Clin Microbiol Rev; 27(1):21-47.<br /> Detection and Polymerase Chain Reaction for Detection of 21. Wynn JL (2016). Defining neonatal sepsis. Curr Opin Pediatr,<br /> Vaginal Colonization of Group B Streptococcus (GBS) in 28(2):135-40.<br /> Pregnant Women. J Clin Diagn Res, 8(2):47-9.<br /> 11. Korir ML, Manning SD, Davies HD (2017). Intrinsic<br /> Maturational Neonatal Immune Deficiencies and Susceptibility Ngày nhận bài báo: 25/08/2019<br /> to Group B Streptococcus Infection. Clin Microbiol Rev, 30(4):973- Ngày bài báo được đăng: 10/10/2019<br /> 989.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 8 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2