intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rèn luyện kỹ năng tranh tụng tại phiên toà giả định qua góc nhìn của sinh viên Luật

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

34
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong đề tài này nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp như phân tích, lập luận và chứng minh nhằm để nghiên cứu về thực trạng, ảnh hưởng các khuyến điểm về kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa giả định. Bên cạnh đó, nhóm tác giả có đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng lập luận, kĩ năng phân tích, diễn đạt và xử lí tình huống trong công tác đào tạo rèn luyện kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa giả định qua góc nhìn sinh viên Luật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rèn luyện kỹ năng tranh tụng tại phiên toà giả định qua góc nhìn của sinh viên Luật

  1. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TOÀ GIẢ ĐỊNH QUA GÓC NHÌN CỦA SINH VIÊN LUẬT Phạm Thị Như Ý Phạm Thị Mỹ TÓM TẮT Kỹ năng tranh tụng của luật sư là một khâu quan trọng và là một nét đặc thù rất riêng có ý nghĩa rất lớn đối với sự thành công của việc bào chữa hay bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những thay đổi của xã hội bên thềm hội nhập thì việc nâng cao kỹ năng tranh tụng không chỉ ở góc độ chuyên môn mà còn phải nâng cao kỹ năng. Trong đề tài này nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp như phân tích, lập luận và chứng minh nhằm để nghiên cứu về thực trạng, ảnh hưởng các khuyến điểm về kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa giả định. Bên cạnh đó, nhóm tác giả có đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng lập luận, kĩ năng phân tích, diễn đạt và xử lí tình huống trong công tác đào tạo rèn luyện kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa giả định qua góc nhìn sinh viên Luật. Từ khoá: Kỹ năng tranh tụng, phiên toà giả định, kỹ năng phân tích, công tác đào tạo. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của thị trường pháp lý đặt ra một nhu cầu to lớn về đội ngũ luật sư và chuyên viên tư pháp chuyên nghiệp có kiến thức vững vàng và kỹ năng làm việc hiệu quả. Bên cạnh những tiến bộ đáng kể trong chương trình đào tạo cử nhân luật ở Thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng thì không thể phủ nhận rằng chất lượng nguồn nhân lực trong ngành luật hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Chương trình đào tạo hiện nay chưa trang bị cho sinh viên kỹ năng đủ để kích ứng và vượt qua những rào cản ban đầu thi hành nghề. Chính vì vậy, cần phải rèn luyện thêm kỹ năng tranh tụng tại phiên toà giả định cho sinh viên 1. Khái quát về kỹ năng tranh tụng tại phiên toà giả định 1.1 Phiên toà giả định Phiên tòa giả định được xem như là một trong những hoạt động ngoại khóa của sinh viên Luật tại các cơ sở đào tạo Luật cả trong nước và quốc tế. Theo đó, tại phiên  Lớp: Luật Kinh Tế- K43A 56
  2. tòa giả định, sinh viên phải tranh luận để giải quyết các vấn đề pháp lý giả định được đặt ra theo diễn án tại phiên tòa. Tính chất của phiên tòa giả định là vụ án và phiên tòa được giả định nhưng quá trình tham gia vào phiên tòa, giải quyết vấn đề, lập luận, tranh tụng thì hoàn toàn tương đồng với các phiên tòa thực tế và không có sự dàn dựng hay sắp xếp nào. 25Các bên tham gia phải chủ động xây dựng lập luận và bảo vệ các lập luận của mình cề vấn đề vụ việc giả định. Phiên toàn giả định (Mooting) 26là một phương pháp tiếp cận mới trong giảng dạy luật giúp sinh viên phát triển các kỹ năng pháp lý cần thiết của nghề luật như tra cứu luật, phân tích, viết và biện hộ, …. Nhiều cơ sở đào tạo Luật đã đưa mooting thành một môn học bắt buộc hoặc lồng ghép hoạt động này vào một số môn học của chương trình cử nhân luật. 1.1.1 Vai trò của phiên toà giả định đối với sinh viên Luật Tại “phiên tòa giả định”, sinh viên luật sẽ được “hóa thân” vào các vai trong tham gia tranh tụng tại phiên tòa như: bên nguyên đơn, bên bị đơn, thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, bên cơ quan tư pháp trong một vụ án được giả định. Nội dung phiên toà mô phỏng lại quá trình xét xử vụ án, được tổ chức theo đúng thể thức của một phiên toà thật sự, với trình tự các bước: thủ tục xét hỏi, tranh luận, nghị án và tuyên án. Đây là cơ hội giúp sinh viên đào sâu các kiến thức luật thực định và vận dụng vào thực hành các kỹ năng nền tảng đã đề cập ở trên. Mô hình phiên toà giả định còn thể hiện ở chỗ với công việc được giao giải quyết vụ án một cách tự chủ với vai trò luật sư, các sinh viên đã vượt qua được tâm lý e ngại, mâu thuẫn, bất đồng và bày tỏ chính kiến trong lớp học thông thường. Sinh viên được vận dụng kỹ năng phân tích, lập luận để tìm ra được vấn đề pháp lý mấu chốt, quy định pháp luật có liên quan, đánh giá các quy định và xây dựng luận điểm. Quá trình ấy thể hiện qua bài viết biện hộ và cuối cùng là trình bày tạo phiên toà Phiên toà giả định còn là hình thức sáng tạo trong tuyên truyền pháp luật một cách hiệu quả, nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật cho công dân. 25 (Tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam, https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=23b1f2e8-ac01-43cb-964f- 5278ddf062a4, truy cập ngay 14/10/2021). 26 Từ “Moot” trong Tiếng Anh cổ (emot) có nghĩa là cuộc họp của những người hiểu biết của địa phương để thảo luận về các vấn đề quan trọng của điah phương 57
  3. 1.1.2 Thực trạng thực thi phiên toà giả định tại các cơ sở đào tạo Luật Hiện nay ở Việt Nam, theo thống kê của Báo Người Lao Động thì đến đầu năm 2020 có hơn 91 cơ sở (trong đó có 34 cơ sở ngoài công lập) được đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trình độ Đại học cử nhân Luật.27 Các cử nhân Luật sau khi ra trường hầu như đều chọn các ngành nghề liên quan đến hoạt động pháp luật như ngành Toà án, Viện Kiểm soát, …trong các cơ quan nhà nước hay các doanh nghiệp. Các cơ sở đào tạo Luật hiện nay ngày càng chú trọng việc rèn luyện kỹ năng tranh tụng. Chương tình đào tạo ngày càng đổi mới thay đổi tỉ lệ giữa việc giảng dạy và thực hành, vận dụng. Kế hoạch cho sinh viên thực hành kỹ năng liên quan ngày càng mở rộng và chiếm tỉ lệ cao hơn. Như Trường Đại học Luật- Đại học Huế trong thời gian vừa qua, nhà trường và giảng viên luôn có những phương án lồng ghép trong quá trình học tập để sinh viên có môi trường tranh luận và học hỏi kỹ năng tranh luận để trau dồi kiến thức, cũng như là kỹ năng cho bản thân. Áp dụng “phiên toà giả định” vào chương trình giảng dạy đang được các trường dần đưa vào bằng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp truyền thống thuyết trình giảng dạy thông qua các tình huống, các mô hình tư vấn pháp luật cộng đồng. Hay phương pháp phản biện (tranh luận) giúp sinh viên rèn tư duy logic. 1.2 Vấn đề kỹ năng tranh tụng tại phiên toà giả định Tranh tụng chính là quá trình giải quyết vụ kiện dân sự theo đó các đương sự được tranh luận về các yêu cầu, các chứng cứ và chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.28 Các chủ thể tham gia tố tụng và chủ thể tiến hành tố tụng cùng nhau xác định sự thật khách quan trên cơ sở xem xét đánh giá khách quan, toàn diện và đầy đủ các chứng cứ, tài liệu, các tình tiết khác nhau của vụ án và đối chiếu với các quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Để có thể tìm ra chân lý, xác định sự thật khách quan về vụ án thì các chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng dân sự phải phát huy tính chủ động, tích cực trong việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá các chứng cứ, tài liệu, các tình tiết liên quan một cách chính xác, khách quan và đầy đủ; đưa ra các lý lẽ, các 27 Báo Người Lao động về giáo dục khoa học đào tạo Luật https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/dao-tao- luat-de-dai-trong-cap-phep-da-lam-anh-huong-den-chat-luong-20210329180034766.htm 28 Tư vấn pháp luật: https://luatduonggia.vn/tranh-tung-la-gi/ 58
  4. quan điểm khác nhau, viện dẫn các quy định của pháp luật để giải quyết vụ án. Tất cả các hoạt động như cung cấp chứng cứ, đưa ra các yêu cầu và phản yêu cầu, đối chất giữa các bên…trong giai đoạn trước khi xét xử cũng như tại phiên tòa đều có thể hiểu là quá trình tranh tụng. 1.3 Sự cần thiết của kỹ năng tranh tụng tại phiên toà giả định Kỹ năng tranh tụng trong phiên tòa là việc vận dụng kiến thức về pháp luật và các kỹ năng về phân tích, lập luận, chứng minh để đưa ra luận điểm bảo vệ quan điểm, lợi ích của mình. 29Đây là một kỹ năng cơ bản mà mỗi sinh viên phải tự chủ động học hỏi và rèn luyện để trang bị cho bản thân rèn luyện kỹ năng giao tiếp, cách ứng phó, tư duy, nghiên cứu, xây dựng các lập luận của mình, viết bài biện hộ và tham gia vào quá trình tranh tụng tại phiên tòa giả định hay toà thực tế. Đây là cơ hội giúp sinh viên đào sâu các kiến thức luật thực định và vận dụng vào thực hành các kỹ năng nền tảng đã đề cập ở trên. Trong xu thế hiện nay, sinh viên Luật cần trang bị cho bản thân một nền tảng pháp luật vững chắc, để các kiến thức học trên giảng đường được áp dụng thực tế, hiệu quả và cũng như là trau dồi kỹ năng lập luận, tranh luận, tranh tụng khi ra trường thì phiên tòa giả định là hoạt động đặc biệt quan trọng, luôn được quan tâm tổ chức và khuyến khích sinh viên tham gia 2. Thực trạng trong áp dụng rèn luyện kỹ năng tranh tụng tại phiên toà giả định 2.1 Tích cực Thứ nhất, áp dụng kỹ năng tranh tụng trong phiên tòa giả định ngày càng có hiệu quả. Quá trình tranh tụng tại phiên toà giả định phần nào tương đồng với phiên toà thực tế giúp sinh viên tiếp cận sớm với cách thức hoạt động. Kỹ năng tranh tụng góp phần quan trọng vào quá trình tranh tụng. Vì vậy, qua những năm gần đây, với việc tham gia, xem qua mạng internet hoặc tìm hiểu về các phiên tòa giả định của Trường Đại học Luật – Đại học Huế nói riêng và các trường đào tạo Luật trên cả nước nói chung thì dễ dàng nhận thấy rằng, kỹ năng tranh tụng 29 Tạp chí khoa học pháp luật: https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=23b1f2e8-ac01-43cb-964f- 5278ddf062a4 59
  5. được áp dụng dụng trong phiên tòa giả định của sinh viên đã có nhiều thay đổi tích cực. Phần tranh luận trong phiên tòa giả định trở nên hết sức thu hút khi người tham gia có thể xem được màn tranh tụng hết sức thuyết phục từ các bên tranh tụng bằng những kỹ năng tranh tụng một cách khoa học. Thứ hai, kỹ năng tranh tụng của mỗi sinh viên được thể hiện nhiều hơn, có sự hỗ trợ, học hỏi chủ động trau dồi kinh nghiệm về kỹ năng tranh tụng cho bản thân. Hiện nay, qua khảo sát thực tế, thì hầu như tất cả các có sở đao tạo Luật trên cả nước đều kết hợp giữa việc học lý thuyết và thực hành thực tiễn. Phần trăm chươg trình thực hành vận dụng ngày càng được nâng cao và chiềm tỉ lệ cao hơn. Nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên thể hiện bản thân và chứng minh năng lực. Cụ thể nhất là các phiên tòa giả định được Nhà trường tổ chức, có sự tham gia của các thầy cô, các thầy cô đưa ra những đánh giá, nhận xét về kỹ năng tranh tụng của từng sinh viên, chỉ ra những ưu, nhược điểm và định hướng sự rèn luyện. Từ đó, sinh viên sẽ được học hỏi thực tế từ thầy cô và rèn luyện kỹ năng tranh tụng đạt hiệu quả nhất. 2.2 Hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc áp dụng rèn luyện kỹ năng tranh tụng còn có những bất cập nhất định trong quá trình rèn luyện kỹ năng tranh tụng tại phiên toà giả định cho sinh viên còn vướng mắc như: Thứ nhất, sinh viên còn hạn chế trong việc phối hợp các kỹ năng tranh tụng trong phiên tòa giả định. Để rèn luyện kỹ năng tranh tụng có hiệu quả, áp dụng vào các phiên tòa giả định, sinh viên phải linh hoạt trong việc áp dụng các kỹ năng liên quan đến kỹ năng tranh tụng. Thực tế, điều dẫn đến việc rèn luyện kỹ năng tranh tụng còn gặp bất cập là sinh viên bị động trong việc tìm hiểu những kỹ năng mới và vận dụng. Các kỹ năng tranh tụng rời rạc, không có sự liên kết khiến quá trình tranh tụng không lưu loát, thống nhất, dẫn đến kỹ năng tranh tụng gặp nhiều hạn chế. Thứ hai, kiến thức và kỹ năg vận dụng chưa được thực hiện nhiều nên bỡ ngờ trong quá trình tranh tụng Mặc dù đã có nhiều nổ lực, nhưng bên cạnh những phiên toà giả định xét xử đúng với tinh thần tranh tụng thì còn có những phiên toà không đạt yêu cầu. Viẹc 60
  6. thiếu nền tảng kiến thức sẽ ảnh hưởng rất hưởng rất lớn đến quá trình tranh tụng của sinh viên. Việc học kiến thức trên lớp chỉ mang tính lý thuyết, chưa tiếp cận nhiều với vận dụng sẽ gây khó khăn. Kỹ năng xử lý, tính nhạy bén trong xử lí tình huống còn rụt rè, chưa linh hoạt khiến sinh viên tự ti không dám thể hiện. Thứ ba, các chương trình còn chưa phủ sóng nhiều cho sinh viên Tuy việc áp dụng phiên toà giả định đã được quan tâm và chú trọng nhưng vẫn còn hạn chế. Không đủ để nhiều sinh viên được tham gia và có cơ hội tranh tụng. Các chủ đề của phiên toà còn ít chưa mở rộng nhiều lĩnh vực để sinh viên tiếp cận và cọ xát. Các vấn đề thực tế cần được đưa vào nhiều hơn để sinh viên tiếp cận sớm và điều chỉnh là phương pháp rèn luyện 3. Giải pháp 3.1 Từ phía Nhà trường Thứ nhất, tạo nền tảng kiến thức lý luận cho sinh viên để có kỹ năng tranh tụng tại các phiên toà giả định Viết và lập luận pháp lý được xem là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân Luật của các cơ sở đào tạo Luật. Viết báo cáo pháp lý, phân tích vụ án để đưa ra căn cứ pháp lý xử lý tình huống là nền tảng lý luận vận dụng cần được giảng dạy và trau dồi nhiều hơn nữa cho sinh viên. Việc tạo nền tảng chắc chắn về mặt lý luận không phải chỉ được tạo ra bằng các phương pháp thuyết trình truyền thống mà phải được đổi mới qua các phương pháp mà ở đó quan điểm lập luận sinh viên được thể hiện mạnh mẽ. Các hình thức kiểm tra đánh giá về mặt lý luận pháp lý cho sinh viên phải được đánh giá thường xuyên và khách quan để sinh viên cũng như giảng viên thấy được nhưng sai lần trong cách hiểu, cách truyền đạt mà khắc phục bổ sung Kiến thức- Kỹ năng- Thái độ phải là mục tiêu của chương trình đào tạo. Kiến thức chuyên ngành là hành trang quan trọng và là trọng tâm để vận dụng vào thực tiễn từ đó những tranh luận sắc bén rèn luyện cho kỹ năng tranh tụng tại các phiên toả giả định nói riêng và phiên toà thực tế nói chung. Thứ hai, khuyến khích và tạo môi trường để sinh viên có cơ hội vận dụng kỹ năng tranh tụng qua làm việc nhóm 61
  7. Kỹ năng làm việc nhóm là một yêu cầu quan trọng và cần thiết đối với các nhà tuyển dụng trong thời đại hiện nay. Những điều mà sinh viên có thể rèn luyện được qua lamg việc nhóm như giao tiếp, giải quyết xung đột, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện và đặc biệt qua các cuộc tranh luận thì phần nào đã củng cố kiến thức và tăng khả năng tranh biện sau khi giải quyết vấn đề. Ngoài tham gia các buổi thuyết trình, được đứng trước lớp thuyết trình về đề tài của nhóm mình, sinh viên sẽ trau dồi được kỹ năng nói cho bản thân, giúp bản thân mạnh dạn, tự tin hơn khi đứng trước đám đông. Bên cạnh đó, qua những câu hỏi mang tính gợi mở của giảng viên, sinh viên sẽ rèn cho mình được kỹ năng tư duy pháp lý, trau dồi được cho bản thân trong cách sử dụng ngôn ngữ chính xác, logic và khoa học hơn. Thông qua những hoạt động này, sinh viên sẽ được rèn luyện kỹ năng giao tiếp và kỹ năng tư duy pháp lý, đây cũng là mộ trong số các kỹ năng cần thiết trong hoạt động tranh tụng Thứ ba, đưa “phiên toà giả định” là học phần trong hệ thống chương trình đào tạo Như nhóm tác giả đã đề cập ở trên thì “phiên toà giả định” là phương pháp tiếp cận mới trong giảng dạy luật giúp sinh viên phát triển các kỹ năng pháp lý cần thiết của nghề luật. Sinh viên cần được tạo cơ hội để rèn luyện kỹ năng tranh tụng ngay từ khi ở bậc Đại học để tránh được bước “hẫng” khi bắt đầu làm việc Việc đưa vào hệ thống chương trình đào tạo là cách để sinh viên được thường xuyên rèn luyện kỹ năng tranh tụng của mình. Phiên toà giả định đòi hỏi sinh viên phải tiếp xúc vụ án, nghiên cứu xây dựng lập luận, viết bài biện hộ đến khi tranh tụng tại phiên toà giả định. Khi đưa vào học phần đào tạo sinh viên sẽ nghiêm túc tham gia rèn luyện. Từ đó kỹ năng viết và nói lần lượt được vận dụng. Điều đó sẽ đạt hiệu quả cao trong việc năng cao kỹ năng tranh tụng cho sinh viên. Thứ tư, thường xuyên tổ chức nhiều cuộc thi liên quan đến “phiên toà giả định” để sinh viên có cơ hội vận dụng, rèn luyện kỹ năng trang tụng Việc tổ chức sàn đấu trí tuệ thường xuyên cho sinh viên sẽ tạo sân chơi năng động giúp sinh viên phát huy trình độ tranh tụng, khối kiến thức cũng như kỹ năng 62
  8. của mình. Những tình huống bất ngờ trong phiên toà giả định sẽ phần nào giúp sinh viên đưa ra những lập luận sắc bén nhằm giải quyết vấn đề. Tạo cuộc thi nhằm tăng độ cọ sát mức độ gay cấn, hồi hộp và yếu tố bất ngờ nhiều hơn cho sinh viên trở nên bản lĩnh hơn. Tuy có hạn chế về mặt kiến thức, kỹ năng nhưng sự nổ lực trong cuộc thi sẽ giúp cho sinh viên nhìn nhận và khắc phục khuyết điểm của mình để hoàn thiện hơn trong các phiên toà chính thức. Các cuộc thi giữa các lớp, các khoa hay thậm chí các câu lạc bộ, đội, nhóm với nhau sẽ tạo sân chơi vô cùng thú vị vừa để trải nghiệm, giao lưu, học hỏi vừa thi đua phong trào vừa nâng cao khả năng rèn luyện kỹ năng tranh tụng cho sinh viên. Việc tạo những cuộc thi trong trường không chỉ tạo khả năng tranh tụng mà còn giúp tìm ra nhân tố cho các cuộc thi quy mô lớn hơn. Ngoài ra, việc mở rộng quy mô cuộc thi cũng là một phương pháp rèn luyện hiệu quả tuy nhiên vần có quá trình cũng như nhiều yếu tố. 3.2 Từ phía sinh viên Thứ nhất, chủ động trang bị kiến thức về lý luận pháp lý Để quá trình tranh tụng đạt hiệu quả tối đa, áp dụng kỹ năng tranh tụng của bản thân một cách hiệu quả nhất thì sinh viên phải chủ động trang bị cho mình hệ thống kiến thức về lý luận pháp lý. Đây là một trong những điều kiện cơ bản cần có của mỗi sinh viên Luật. Việc có đầy đủ kiến thức pháp lý, sinh viên sẽ dễ dàng tiếp cận đề tài giả định, nhìn nhận vấn đề trên phương diện pháp luật và đưa ra các quan điểm, chứng cứ một cách khách quan, đúng pháp luật. Việc nhìn nhận rõ đề tài giả định sẽ giúp sinh viên tự tin hơn, tranh tụng thuyết phục hơn, đưa ra các luận điểm, luận cứ xác thực. Điều này góp phần quá trọng trong quá trình tranh tụng của sinh viên tại phiên tòa giả định. Kỹ năng tranh tụng sẽ trở nên tiến bộ hơn khi có hệ thống lý luận pháp lý đầy đủ Thứ hai, chuẩn bị nội dung cho đề tài tranh tụng kỹ lưỡng trước “phiên toà giả định” Mỗi phiên tòa giả định sẽ mang một vụ việc giả định khác nhau, với vai trò là người sẽ tham gia vào quá trình tố tụng tại phiên tòa, sinh viên phải chuẩn bị thật kỹ về đề tài giả định được đưa ra. Kỹ năng tranh tụng có đạt hiệu quả cao hay không là 63
  9. phụ thuộc vào việc người tranh tụng có kiến thức, sự hiểu biết và các lập luận về vụ việc giả định đó hay không. Chuẩn bị nội dung cho đề tài giả định, người tranh tụng sẽ chủ động đặt ra các câu hỏi và các luận điểm quan trọng cho đề tài giả định. Để có thể góp phần trang bị cho bản thân về kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa giả định thì vấn đề về sự hiểu biết, sự chuẩn bị đề tài để tranh luận đóng vai trò hết sức quan trọng trong củng cố kỹ năng tranh tụng. Thứ ba, linh hoạt kết hợp giữa ngôn ngữ tranh luận với ngôn ngữ hình thể khi tranh luận tại phiên toà giả định Vận dụng biểu cảm trong tranh luận là một kỹ năng cần thiết. Thông qua biểu cảm, sinh viên khi tranh tụng tại phiên tòa giả định sẽ thể hiện rõ về thái độ của mình đối với quan điểm cần tranh luận. Kết hợp điều này khi tranh tụng góp phần làm kỹ năng tranh tụng của sinh viên trở nên thuyết phục, bày tỏ rõ ràng về quan điểm của bản thân, dễ dàng giúp cho những người tham gia tại phiên tòa hiểu rõ về tính chất của quan điểm mà người nói đang muốn truyền tải. Linh hoạt kết hợp giữa ngôn ngữ tranh luận với biểu cảm tranh luận một phần cũng thể hiện rõ sinh viên là người có kỹ năng tranh tụng tốt, hơn nữa, điều này sẽ giúp kỹ năng tranh tụng của sinh viên được cải thiện đáng kể khi những gì sinh viên truyền tải người khác có thể hiểu một cách chuẩn xác nhất. Qua đó biểu hiện sự tự tin, không lúng túng, lo lắng trong kỹ năng tranh tụng của sinh viên. Thứ tư, tích cực trau dồi thêm kỹ năng mềm Việc chủ động trong việc tìm tòi, học hỏi để bản thân có được những kỹ năng mềm cần thiết góp phần cải thiện kỹ năng tranh tụng khi tham gia tranh tụng tại phiên tòa giả định. Kỹ năng mềm hay còn gọi là kỹ năng thực hành xã hội là tập hợp những kỹ năng liên quan đến các hoạt động trong cuộc sống và được áp dụng trong đời sống hằng ngày. Có thể kể đến một số kỹ năng cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, hành vi ứng xử, thuyết trình, thuyết phục và giải quyết xung đột… Kỹ năng mềm là kỹ năng hết sức quan trọng trong nhiều lĩnh vực kể cả đời sống hoặc làm việc. Đó cũng là một trong những kỹ năng góp phần quyết định cho kỹ năng tranh tụng của mỗi sinh viên Luật. Là sinh viên đang được học tập và rèn luyện trên 64
  10. giảng đường thì giảng viên hết sức chú trọng về việc rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên. Vận dụng các kỹ năng mềm cần thiết và tranh tụng kỹ năng tranh tụng sẽ cải thiện rất đáng kể. Việc tranh tụng đòi hỏi phải đưa ra các quan điểm, lập luận chặt chẽ, nên bên cạnh các kiến thức pháp lý và sự chuẩn bị về đề tài giả định thì việc kết hợp thêm kỹ năng mềm thì kỹ năng tranh tụng của sinh viên khi tham gia vào phần tranh luận sẽ chặt chẽ và thuyết phục đáng kể. Các kỹ năng cơ bản của kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết phục, thuyết trình kết hợp với các quan điểm, luận điểm cần đưa ra thì quá trình tranh tụng tại phiên tòa giả định sẽ trở nên thuyết phục những người nghe. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa giả định cho sinh viên. Thứ năm, rèn luyện để tăng khả năng tư duy nhạy bén, tranh luận sắc bén và phân tích sâu sắc. Khả năng tư duy nhạy bén, tranh luận sắc bén và phân tích sâu sắc góp phần làm cho các quan điểm, lập luận được đưa ra trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa giả định mang tính thuyết phục cao. Những điều này góp phần hoàn thiện về mặt kỹ năng tranh tụng một cách hoàn chỉnh. Để rèn luyện kỹ năng tranh tụng sinh viên phải bắt đầu rèn luyện những kỹ năng cơ bản liên quan đến kỹ năng này. Kết hợp có hiệu quả việc tư duy, tranh luận, phân tích sâu sắc vào kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa giả định giúp sinh viên kịp thời đưa ra các quan điểm, bảo vệ quan điểm của mình. Ý thức được tầm quan trọng trong việc rèn luyện các khả năng này nói riêng và rèn luyện kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa nói chung thì sinh viên nên tích cực chủ động, tiếp xúc và rút kinh nghiệm thực tế, để hình thành tư tưởng tích cực tìm hiểu và rèn luyện, phát triển bản thân, tích cực chủ động trong việc rèn luyện bản thân. Thứ sáu, sẵn sàng tích cực tham gia hoạt động ngoại khoá về “phiên toà giả định” trong và ngoài Nhà trường Học tập phải đi với rèn luyện và thực hiện. Việc tham gia vào hoạt động ngoại khoá về phiên tòa giả định trong và ngoài Nhà trường sinh viên sẽ được tìm hiểu và học tập thêm nhiều điều mới mẻ qua các phiên tòa giả định. Kỹ năng tranh tụng là một kỹ năng đặc biệt cần phải có trong quá trình tranh tụng. Thông qua việc tham gia 65
  11. nhiều vào các phiên tòa giả định, sinh viên sẽ học hỏi được những kỹ năng để rèn luyện cho kỹ năng tranh tụng của mình. Trực tiếp tham gia vào các phiên tòa giả định, sinh viên sẽ thể hiện khả năng tranh tụng của mình trước nhiều người và tiếp thu từ người khác. Qua đó, sinh viên dễ dàng nhận ra những điểm bản thân còn yếu, cần khắc phục và học hỏi nhiều kinh nghiệm để góp phần ngày càng hoàn thiện kỹ năng tranh tụng của mình. Đây là phương pháp thực tế và gần gũi nhất để sinh viên tham gia trải nghiệm. Kết luận Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, kỹ năng tranh tụng tại phiên toà giả định ngày càng được khẳng định là một kỹ năng đặc biệt quan trọng đối với chương trình đào tạo cử nhân Luật cho dù đó là nước phát triển, đang phát triển hay là nước kém phát triển. Và quá trình đào tạo thông qua hệ thống chương trình dựa trên nền tảng chất lượng đào tạo là một giải pháp hiệu quả đảm bảo chất lượng đầu ra cũng như rèn luyện kỹ năng tranh tụng tại phiên toà giả định cho sinh viên Luật. DANH MỤC THAM KHẢO 1. Tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam: https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn 2. Kết nối cộng đồng ngành Luật: https://lawnet.thukyluat.vn 3. Báo pháp luật của Bộ Tư pháp, số từ tháng 1/2018 đến tháng 8/2019 4. Cổng thông tin điện tử của Toà án nhân dân tối cao, Nghiên cứu về các vụ việc xét xử lưu động, phiên toả giả định. 5. Đoàn Đức Lương (2015) “Giáo trình thực hành nghề nghiệp” Đại học Huế- Trường Đại học Luật, Nxb Đại học Huế 6. Phạm Duy Nghĩa (2014), Phương pháp nghiên cứu luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 66
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0