intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rèn luyện tính cách sống part1

Chia sẻ: Norther Light | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

248
lượt xem
74
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các trò chơi rèn luyện tính cách Những trò chơi như, Thi đua với thời gian, ‘Siêu nhân’ thầm lặng, Điểm cộng – điểm trừ và Vươn tới những vì sao sẽ giúp bé trở nên năng động, kiên nhẫn và hữu ích.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rèn luyện tính cách sống part1

  1. Rèn luyện tính cách sống Cần là có, tìm là thấy, muốn là được. Trân trọng Các trò chơi rèn luyện tính cách ........... 2 Thi đua với thời gian ........................ 2 “Siêu nhân thầm lặng” ...................... 2 Điểm cộng và điểm trừ ..................... 3 Vươn tới những vì sao ...................... 3 Phương Pháp rèn luyện tính kiên nhẫn .. 3 Rèn luyện tính kỉ luật cho con .............. 5 Rèn luyện cho bé tính tổ chức công việc5 Dạy bé học cách ghi nhớ ................... 6 Dạy trẻ biết quản lý thời gian ............ 6 Dạy trẻ biết cách tổ chức .................. 6 Dạy trẻ cách diễn đạt ........................ 6 Dạy trẻ cách đọc một lời chỉ dẫn ....... 6 Dạy trẻ cách chuyển thất bại thành chiến thắng 6 Dạy trẻ biết đặt mục tiêu ................... 6 Rèn tính kiên nhẫn................................ 7 15 Bí quyết về sự kiên nhẫn.................. 7 1. Chấm điểm cho mình .................... 8 2. Hiểu được động cơ vấn đề ............ 8 3. Những cái hít thở sâu .................... 8 4. Đếm tới 10.................................... 9 5. Bắt đầu với những việc nhỏ .......... 9 6. Đi ra ngoài.................................... 9 7. Nhớ đến những việc quan trọng .... 9 8. Liên tục rèn luyện ......................... 9 9. Tưởng tượng ................................. 9 10. Nên nhớ rằng mọi thứ đều cần phải có thời gian 9 11. Dạy cho người khác .................. 10 12. Tìm những phương pháp lành mạnh để giải tỏa bực bội 10 13. Học thiền .................................. 10 14. Hãy cười tươi............................ 10 15. Sự trìu mến ............................... 10 10 tính cách đưa đến thành công được tóm tắt như sau: 11 1.Tìm kiếm cơ hội. ......................... 11 2. Kiên trì. ...................................... 11 3. Thái độ thực tế. ........................... 11 4. Tính độc lập - Chấp nhận rủi ro. . 11 5. Biết kiềm chế cáu giận. ............... 12 6. Đặt mục đích. ............................. 12 7. Giám sát và lập kế hoạch có hệ thống. 12 8. Rèn luyện và học hỏi. ................. 12 9. Tính cách hợp tác. ...................... 12 10. Tự tin. ....................................... 12 Nghề nghiệp và tính cách. .................. 12 1) Trầm lặng - Tử tế, nhã nhặn........ 13 -Page 1 of 29-
  2. Rèn luyện tính cách sống 2) Kiên định - Thích phân tích. ....... 13 3) Thẳng thắn - Thích cầm cương. .. 13 4) Sôi nổi - Ưa thể hiện. .................. 13 Làm thế nào để tự hướng nghiệp-chọn nghề? 14 Tạo cơ hội thành công. ....................... 16 Không dễ dàng chấp nhận thất bại. ..... 17 Tự tin, gốc rễ của mọi thành công ....... 18 Ai sẽ tin bạn đầu tiên? .................... 19 Xây dựng sự tự tin như thế nào? ..... 19 Muốn làm chủ, đừng sợ thất bại! ........ 20 Thất bại nhiều khi lại có thể chỉ cho bạn đi đúng hướng 20 1. Đừng đổ lỗi ................................ 20 2. Gặp gỡ đối tác mới ..................... 21 3. Nghiên cứu sai lầm ..................... 21 Sự tự tin: Tố chất cần phải có để thành công. 21 1) Ngồi hàng ghế đầu trong lớp: ..... 22 2) Thể hiên tài năng của mình khi có dịp: 22 3) Học cách nhìn thẳng vào người khác: 22 4) Rèn luyện tài ăn nói: ................... 22 Công thành danh toại. ......................... 23 Kỹ năng quyết đoán trong cuộc sống. . 24 Đánh giá bản thân: Những giá trị tinh thần của bạn. 25 Quan tâm tới việc tự đánh giá bản thân. 26 “Ngay bây giờ” hoặc là “không bao giờ”. 26 Nhưng cũng có những cách để phá bỏ thói quen đó: 27 Kỹ năng nhận thức bản thân: Sự chú tâm vào công việc. 28 Các trò chơi rèn luyện tính cách Những trò chơi như, Thi đua với thời gian, ‘Siêu nhân’ thầm lặng, Điểm cộng – điểm trừ và Vươn tới những vì sao sẽ giúp bé trở nên năng động, kiên nhẫn và hữu ích. Thi đua với thời gian Những bé chậm chạp nên được khuyến khích chơi trò này. Trong trò chơi, bé được giao một nhiệm vụ và ra thời hạn để bé hoàn thành nhiệm vụ này. Ví dụ: dọn đồ chơi, lau bàn ghế, tưới cây… Nếu bé làm việc hăng say, bạn có thể “trợ cấp” cho bé thêm năm, sáu phút nữa. Bé sẽ được thưởng nếu hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn được giao. “Siêu nhân thầm lặng” Nếu bé rất hiếu động, hay nghịch phá, thì trò chơi này sẽ rèn luyện tính kiên nhẫn của bé. Bé sẽ được đóng vai một “siêu nhân” có khả năng biết hết mọi chuyện. Nhưng “siêu nhân” này không được phát ra tiếng động. Bạn hãy giao cho bé một nhiệm vụ và bé phải hoàn thành trong im lặng. Thời gian đầu, nếu bé ngưng gây tiếng ồn được từ 5 đến 10 phút, bạn nên thưởng cho bé để khích lệ. Từ từ, thời gian thử thách sẽ được nâng lên tùy theo độ tuổi và sự hiếu động của bé. -Page 2 of 29-
  3. Rèn luyện tính cách sống Điểm cộng và điểm trừ Bất cứ khi nào bé làm một việc tốt, hãy cho bé một điểm cộng và ngược lại bé sẽ bị một điểm trừ khi phạm lỗi. Việc cho điểm này phải được quan tâm sát sao để chắc rằng bé sẽ được cho điểm chính xác. Bé sẽ được thưởng nếu tổng cộng trong ngày điểm cộng nhiều hơn điểm trừ. Lưu ý, bạn phải chấm điểm công khai, dưới sự “chứng kiến” của bé để bé hiểu được mình đã làm sai điều gì và làm tốt điều gì. Vươn tới những vì sao Đây là một trò chơi tuyệt vời nếu bạn muốn dạy bé những bài học mới. Tùy vào sở thích của bé, bạn có thể cắt dán những vì sao, bông hoa hoặc ông mặt trời… Hãy lên danh sách những việc tốt bé có thể làm như tự dọn dẹp phòng, đi ngủ đúng giờ, không la hét… Và mỗi khi bé đạt được, hãy dán cho bé một ngôi sao hoặc bông hoa. Khi số lượng ngôi sao đạt đến ngưỡng quy định (ví dụ năm ngôi sao cho bé năm tuổi) thì bé sẽ được nhận phần thưởng. Lưu ý: Tuyệt đối không được dùng tiền hay những quà tặng đắt tiền để làm phần thưởng cho bé, vì bé sẽ có khuynh hướng “chỉ làm việc tốt khi có tiền”. Phần thưởng nên mang tính khích lệ và giáo dục, ví dụ như bé sẽ được một bữa ăn ngon, được mẹ đọc một câu chuyện hay, được về quê thăm ông bà hoặc được đi chơi công viên… Phương Pháp rèn luyện tính kiên nhẫn Kiên nhẫn là một trong những điểm mạnh, giúp ta vượt qua được những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Kiên nhẫn là một yếu tố cần thiết để đạt được thành công trong cuộc sống. Nếu bạn có sự kiên nhẫn, thì điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang sở hữu một sức mạnh lớn nhất, giúp bạn dám đương đầu với những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Có vài điều trong cuộc sống, nếu không có kiên nhẫn thì sẽ không thể làm được. Những việc làm sau đây sẽ giúp bạn có được sự kiên nhẫn: 1. Hãy đánh giá tất cả các công việc mà bạn làm đều có tầm quan trọng như nhau. Nếu bạn đánh giá công việc này quan trọng hơn công việc kia, thì bạn chỉ tập trung vào nó và không chú trọng việc khác, có khi bạn nản, bạn bỏ chúng, không làm luôn. Bạn hãy kiên nhẫn và mọi công việc sẽ đều hòan thành. 2. Hằng ngày, nên tự nhắc nhở với chính bản thân mình những mục đích mà bạn muốn đạt được trong cuộc sống. Và hãy kiên nhẫn, cố gắng đạt những mục đích đó. 3. Hãy nhớ một điều rằng, trong cuộc sống có những điều mà chúng ta không thể thực hiện ngay được, mà phải kiên nhẫn chờ đợi đến thời điểm thích hợp để làm chúng. 4. Nếu bạn không thể hòan thành những mục đích mà mình đặt ra, bởi vì thiếu đi sự kiên nhẫn, thì hãy cố gắng chia nhỏ mục đích chính của mình ra thành những mục đích nhỏ. -Page 3 of 29-
  4. Rèn luyện tính cách sống Và cố gắng thực hiện những mục đích nhỏ đầu tiên và sau đó hãy thực hiện những mục đích lớn hơn. 5. Thậm chí một việc làm nhỏ như đứng xếp hàng để mua một thứ nào đó, chẳng hạn như đứng xếp hàng trong siêu thị chờ tính tiền, đứng xếp hàng mua vé xem phim. Nếu bạn không thể làm việc này thì bạn sẽ không bao giờ có được tính kiên nhẫn. Hãy nghĩ đến những phụ nữ mang thai, họ phải kiên nhẫn biết bao nhiêu khi họ phải mang bàu thai đó đến chín tháng mười ngày để sinh ra một sinh linh bé bỏng. Có rất nhiều điều trong cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên nhẫn. Ông bà ta thường nói “Kiên nhẫn là mẹ của thành công”. Nếu bạn có kiên nhẫn thì bạn có thể làm được mọi thứ. Đây là một chuyện thật đã xảy ra tại Hoa Kỳ. Một người bước ra cửa để ngắm chiếc xe tải mới của mình. Ông hốt hoảng vì thấy đứa con ba tuổi đang vui vẻ cầm búa đập tróc lớp sơn bóng nhoáng của chiếc xe. Ông chạy đến bên con mình, xô nó ra, và lấy búa đập sưng vù đôi tay thằng bé để phạt nó. Khi nguôi ngoai cơn giận, ông chạy đến bệnh viện thăm con. Dù các bác sĩ đã hết lòng cứu chữa những đốt xương giập nát, thì cuối cùng họ cũng phải cắt bỏ các ngón trên cả hai bàn tay. Khi em bé t ỉnh dậy sau ca mổ và nhìn thấy bàn tay cuộn băng, nó thơ ngây nói: "Ba, con xin lỗi về cái xe của ba". Rồi hỏi thêm: "nhưng khi nào mấy ngón tay của con mới mọc lại?" Người cha quay về nhà và tự tử. Hãy nhớ đến câu chuyện này khi ai đó dẫm lên chân bạn hoặc khi bạn muốn trả đũa. Hãy suy nghĩ trước khi bạn mất kiên nhẫn đối với một người mình thương. Xe thì có thể sửa chữa được. Những đốt xương gãy và tình cảm bị tổn thương thì thường khó mà chữa lành. Ta rất hay quên nhận thức sự khác biệt giữa con người và thành tích. Ta quên rằng tha thứ thì cao cả hơn trả thù. Ai ai cũng đều lầm lỗi. Ta được phép lẫm lỗi. Nhưng những hành động ta thực thi trong lúc nóng giận sẽ ám ảnh ta suốt đời. Hãy dừng lại và suy nghĩ. Suy nghĩ trước khi hành động. Hãy kiên nhẫn. Hãy tha thứ và quên đi. Hãy yêu thương từng người và mọi người. Nếu bạn xét đoán người ta thì bạn sẽ không còn thì giờ để yêu thương họ nữa.Rèn luyện tính kỷ luật cho con -Page 4 of 29-
  5. Rèn luyện tính cách sống Rèn luyện tính kỉ luật cho con Không ít bậc cha mẹ cho rằng tạo dựng cho con thói quen tuân thủ kỷ luật là một việc làm thật khó. Tuy nhiên, nếu cứ để từ từ thì không khéo bạn sẽ thất bại. Trường hợp của Thanh Tiến là một ví dụ. Vốn là cháu nội đích tôn nên Tiến được bà nuông chiều hết mực. Muốn ngủ lúc nào cũng được, muốn xem chương trình tivi đến mấy giờ bà cũng cho; khi cậu trò chuyện hay hỏi han người lớn thì chẳng bao giờ có chủ ngữ hay đại từ, bà cũng không hề nhắc nhở... Quan sát thấy điều này, mẹ cậu bé âm thầm tạo lập kỷ luật cho đứa con quý tử. Đơn giản bắt đầu từ việc nếu Tiến hỏi trống không, mẹ sẽ giả vờ không nghe. Đến khi cu cậu nổi đóa hỏi thật to: "Sao mẹ không trả lời con?" thì mẹ mới đáp: "Con hỏi mẹ à? Mẹ có biết con hỏi ai đâu?". Không những thế, khi trò chuyện với Tiến hay với người trong gia đình trước mặt con, mẹ cậu bao giờ cũng làm gương bằng cách nói có nêu danh, thứ bậc và thưa gửi rõ ràng. Nhiều lần lặp lại, hành vi "nói trống không" của Tiến được điều chỉnh, cậu bắt đầu biết xưng hô khi giao tiếp với mọi người theo thói quen được mẹ xác lập. Trên thực tế, việc con trẻ không tuân thủ kỷ luật phần nhiều là do người lớn. Tâm lý thương con nên thông cảm, suy nghĩ cứ từ từ mà dạy, lý luận theo kiểu con mình còn nhỏ có rèn giũa thì cũng chẳng được gì... khiến cha mẹ lần lữa việc rèn luyện tính kỷ luật cho con. Khi những yêu cầu rất đơn giản về hành vi và thói quen trong đời sống thường nhật như: ăn uống đúng, chế độ sinh hoạt giờ nào việc nấy, đánh răng trước khi ngủ, xếp mùng mền khi thức dậy... nếu không thực hiện thường ngày thì rất khó đòi hỏi trẻ tuân thủ những yêu cầu khắt khe hơn khi bước vào đời! Để trẻ tuân thủ kỷ luật, không thể chỉ bắt đầu bằng việc nhận thức mà hãy bằng lời nó i và đặc biệt là bằng những hành động cụ thể trong sinh hoạt hàng ngày. Chính cha mẹ phải là người nêu gương để trẻ nhận thức rằng, tuân thủ kỷ luật là điều cần thiết trong cuộc sống. Ở đây, có một áp lực mà cha mẹ cần phải vượt qua, đó là đừng rao giảng quá nhiều về việc tuân thủ kỷ luật, mà hãy giúp trẻ cảm nhận giá trị của kỷ luật thực tiễn từ đời sống. Bên cạnh đó, nên giúp trẻ nhận thấy, chính cha mẹ là những tấm gương về kỷ luật và việc tuân thủ kỷ luật trước hết là tôn trọng chính mình. Khi bạn thất hứa với con hay dễ dãi trong giao tiếp, công việc... thì yêu cầu hình thành tính kỷ luật của con trẻ sẽ rất khó được đáp ứng. Một yêu cầu cũng không kém phần quan trọng là hãy giúp trẻ rèn luyện hành vi một cách thường xuyên, liên tục. Sự động viên của người lớn với những hành động tuân thủ kỷ luật nghiêm túc của trẻ sẽ giúp trẻ hình thành thói quen tích cực. Suy cho cùng, việc rèn luyện tính kỷ luật cho con phải bắt đầu từ t ình yêu thương của cha mẹ và hơn thế, tình yêu thương này có đích đến rõ ràng. Chắc chắn, chính những hành vi và thói quen được chú trọng rèn luyện từ thơ ấu sẽ là một trong những hành trang cần thiết cho mỗi cá nhân thích ứng và đứng vững trong cuộc sống khi trưởng thành. Rèn luyện cho bé tính tổ chức công việc Dưới đây là 7 cách cha mẹ có thể giúp bé rèn luyện được sự tập trung và cách tổ chức công việc ở nhà cũng như ở trường học : -Page 5 of 29-
  6. Rèn luyện tính cách sống Dạy bé học cách ghi nhớ Trẻ em thường rất hay quên, chúng vẫn chưa biết sử dụng trí nhớ của mình. Tính nhẩm là một phương pháp hữu hiệu giúp trẻ phát triển trí nhớ. Khi bạn đi chợ hay siêu thị, hãy bày ra một trò chơi với trẻ, xem ai cộng giá tiền chính xác hơn sẽ chiến thắng. Dạy trẻ biết quản lý thời gian Dạy trẻ có khái niệm về thời gian trôi đi. Bạn hãy giới hạn cho trẻ một khoảng thời gian nhất định khi trẻ làm một việc gì đó. Nên dành cho trẻ một khoảng thời gian nghỉ giải lao khi học bài, 1 tiếng học bài với 5 phut nghỉ giữa chừng sẽ tốt hơn cho trẻ khi học 1 tiếng liền không nghỉ. Khi trẻ có khái niệm về phút, giờ và ngày, bạn có thể yêu cầu trẻ làm một kế hoạch ví dụ như kế hoạch học tập, và nộp lại cho bạn trong 1 tuần, đừng quên đánh dấu trên lịch ngày trẻ phải nộp lại cho bạn. Phương pháp này giúp trẻ biết quản lý thời gian của mình được tốt và tiến hành công việc được nhanh, hiệu quả. Dạy trẻ biết cách tổ chức Các bữa ăn tối là một cơ hội tốt để dạy trẻ học cách tổ chức công việc. Bạn hãy cùng trẻ đưa ra thực đơn của bữa ăn, để trẻ viết ra các thực phẩm cần mua. Cho trẻ tham gia vào việc bày biện bàn ăn để trẻ có khái niệm về quy tr ình tổ chức một công việc. Dạy trẻ cách diễn đạt Mỗi ngày bạn hãy đưa ra một từ mới và cùng thi đua với trẻ xem ai sử dụng từ này nhiều nhất, trong các bối cảnh khác nhau. Khuyến khích trẻ đọc sách nhiều, trò chuyện với bé thường xuyên để nâng cao vốn từ vựng, điều này rất có lợi cho khả năng ngôn ngữ của trẻ. Dạy trẻ cách đọc một lời chỉ dẫn Bạn hãy đọc cho trẻ viết công thức để làm bánh gatô. Yêu cầu trẻ nhắc lại cho bạn số lượng những thực phẩm cần thiết như thể bạn đã quên. Hãy để trẻ hiểu rằng việc đọc công thức làm bánh trước khi tiến hành làm là rất quan trọng, có đọc kĩ càng thì làm bánh mới được ngon. Giải thích với trẻ rằng khi làm một bài tập toán, cấn phải đọc kĩ đề bài trước khi làm. Dạy trẻ cách chuyển thất bại thành chiến thắng Khi trẻ gặp thất bại, không nên chê bai trẻ, hãy cùng trẻ ngồi lại xem lý do tại sao bị thất bại, từ đó có cách khắc phục để không thất bại cho lần sau. Bạn nên động viên, an ủi, khuyến khích trẻ để trẻ có tự tin nắm bắt những cơ hội mới. Dạy trẻ biết đặt mục tiêu Khuyến khích trẻ đưa ra các mục tiêu cho 1 tuần : ví dụ như đi học đúng giờ hay cố gắng hoàn thành các bài tập sớm…Giúp trẻ lên danh sách các phương cách triển khai để đạt được mục tiêu, việc này giúp trẻ hiểu rằng chúng có đặt ra những muc tiêu tham lam quá không. -Page 6 of 29-
  7. Rèn luyện tính cách sống Rèn tính kiên nhẫn Trong chúng ta ai không trải qua một chặng đường học tập? Từ khi học a, b, c cho đến khi đọc thông viết thạo chúng ta đã cố gắng kiên nhẫn một cách đáng phục. Nhiều người lầm tưởng "sự đi" là đức tính trời sinh. Không phải! Nếu các bậc phụ huynh không tập trẻ đi thì trẻ sẽ đi bằng bốn chân cho mà coi! Đây mới là bài học kiên nhẫn đầu tiên của loài người. Thế là mỗi chúng ta đã trải qua hai bài thử thách về đức kiên nhẫn rất quan trọng. Đức kiên nhẫn không phải dành riêng cho con người. Thiên nhiên cũng có một "tính kiên nhẫn" rất lớn. Các lài động vật sinh trên địa cầu có khi phải đợi đến hàng triệu năm. Những loài sinh vật cũng biết phục kích để con mồi đi qua. Đức kiên nhẫn chẳng những giúp cho ta khắc phục mọi việc khó khăn, nó còn giúp ta chinh phục được những người khó tính. Lòng kiên nhẫn càng làm tăng thêm tính lịch sự. Tính kiên nhẫn là một trong những đức tính khó luyện nhất, bởi vì nó phụ thuộc vào tính khí của mỗi người. Tính khí của mỗi người thì phụ thuộc vào chất máu của mỗi người. Máu của mỗi người ở vào một trong bốn nhóm: A, B, O, AB. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp các nhóm máu ấy tự thay đổi chứ không phải cố định như ta từng lầm tưởng. Ý chí là quyết đinh mọi việc. Bạn thường nghe người ta nói: "Tôi không đủ kiên nhẫn để nghe...", "Tôi không đủ kiên nhẫn để chờ..." Xin rỉ tai với bạn, đừng bao giờ xử dụng câu nói trên, mà phải nói ngược lại: "Hôm nay tôi rất hân hạnh được ngồi nghe anh nói...", "Thật là quí hóa, anh đã cho tôi những giây phút hữu ích...". Muốn tập tính kiên nhẫn điều đầu tiên nhất là không nên nôn nóng. Nôn nóng là tính bốc đồng làm ta mất tính kiên trì, mất tính liên tục. Nếu bạn đang bận việc gì quan trọng lắm, không chiều được nữa, nên chọn một thời gian nào thích hợp cho đôi bên, khéo léo hẹn gặp lại. Muốn tập tính kiên nhẫn, bạn nên xử dụng nhiều về tính im lặng. Có những lúc tính im lặng và tính kiên nhẫn như đồng nghĩa với nhau. Chúng ta thể hiện được tính kiên nhẫn đầu tiên từ lúc chúng ta tập đi và tập nói .Đó là bài học kiên nhẫn đầu tiên mà thiên nhiên đã ngầm dạy cho loài người . Tính kiên nhẫn không độc quyền cho riêng ai .Mọi người đều phải ý thức để rèn luyện lấy . Muốn tập tính kiên nhẫn phải can đảm, độ lượng và không được nôn nóng ,phải dùng nó để luyện nó , giống như dùng búa sắt để rèn luyện sắt thành những vật dụng hửu ích . Đức kiên nhẫn giúp ta khắc phục mọi khó khăn còn giúp ta trinh phục được những người khó tính .Kẻ có đức tính kiên nhẫn chưa cần làm việc sự thành công đã đến với họ hơn một nữa rồi -Page 7 of 29-
  8. Rèn luyện tính cách sống 15 Bí quyết về sự kiên nhẫn Trong Kinh Cựu ước có câu chuyện kể về một người đàn ông tên Job với một đức tính trung thành đáng quý, một người luôn bị thử thách niềm tin và đã chứng minh được sự kiên nhẫn của mình… Trong tâm trí tôi, bất cứ khi nào tôi đọc câu chuyện đó, tôi vẫn không thể lý giải nổi sự kiên nhẫn đến siêu việt của người đàn ông này. Là một người vô cùng trung thành với một lối sống trong sạch và chính nghĩa nhưng Job luôn luôn phải gánh chịu hết tai ương này tới tai ương khác mà không bao giờ oán trách Chúa Trời. Tôi nghĩ bất cứ ai trong chúng ta sau khi đọc xong câu chuyện này cũng sẽ trở nên bớt nóng nảy và kiên nhẫn hơn. Mặc dù lòng kiên nhẫn của Job chỉ có trong thần thoại nhưng tôi tin rằng ngay cả những người ít kiên nhẫn nhất trên thế giới này cũng có thể học và rèn luyện để trở nên kiên nhẫn hơn. Đối với tôi, tính kiên nhẫn là một thứ gì đó mà lâu nay tôi vẫn dày công vun đắp. Cũng có những lúc tôi thất bại nhưng cùng với thời gian, tính kiên nhẫn của tôi đã được cải thiện rất nhiều, có nhiều việc mà trước đây có thể khiến tôi phát điên và nổi nóng thì giờ đây tôi chỉ coi nó như một ngọn gió thoảng qua. Dĩ nhiên đôi lúc tôi vẫn bị rối bời những sự rối bời đó không chi phối nhiều tới bản thân tôi như trước đây. Sau đây là những bí quyết bạn có thể học và thực hành để trở thành một người kiên nhẫn: 1. Chấm điểm cho mình Đây là chiến lược đầu tiên nếu như bạn thực sự thấy mình thiếu kiên nhẫn: hãy bắt đầu bằng một việc làm đơn giản là lấy một tấm giấy và mỗi khi bạn đánh mất sự kiên nhẫn, bạn hãy tích một dấu lên đó. Đây là một trong những phương pháp quan trọng và hiệu quả nhất để kiểm soát được những cơn bốc hỏa vì phương pháp này giúp bạn nhận thức chúng được rõ hơn. Một khi bạn đã nhận thức được những cơn bốc hỏa của mình, bạn có thể tìm ra những cách phản ứng thay thế để kiềm chế chúng. 2. Hiểu được động cơ vấn đề Khi bạn đã hiểu rõ hơn về cơn bốc hỏa của mình, thì bạn lại phải chú ý kỹ hơn tới những sự việc khiến bạn đánh mất đi tính kiên nhẫn. Đó có phải là khi đồng nghiệp của bạn làm một việc gì đó đặc biệt mang tích khiêu khích? Khi chồng/vợ của bạn vứt chén đĩa bẩn trong bồn? Khi con cái bạn không dọn dẹp những đống đồ bừa bãi? Những sự việc trở thành động cơ khiến bạn đánh mất lòng kiên nhẫn là những sự việc thường xuyên diễn ra hơn cả và đó là những sự việc bạn cần phải quan tâm tới nhất. 3. Những cái hít thở sâu Khi bạn bắt đầu mất kiên nhẫn, hãy hít vào thật sâu và thở ra thật chậm. Cứ như thế liên tiếp ba lần. Ba cái hít thở này sẽ khiến cho cơn giận của bạn từ từ tan biến. -Page 8 of 29-
  9. Rèn luyện tính cách sống 4. Đếm tới 10 Cách làm này thực sự có hiệu quả. Khi bạn cảm thấy mình trở nên tức giận và bực bội, hãy kiềm chế. Đếm hoặc đếm nhẩm trong đầu từ 1 tới 10. Khi bạ n đếm xong, chắc hẳn một trong những điều bực bội nhất khiến bạn muốn điên lên đã bay đi mất. Kết hợp phương pháp này với cách hít thở sâu sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. 5. Bắt đầu với những việc nhỏ Đừng cố gắng để trở thành một người kiên nhẫn như Job trong chốc lát. Hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ nhưng có thể kiểm soát được. Hãy tìm ra một sự việc chỉ khiến bạn mất đi một chút kiên nhẫn thôi chứ không phải là những sự việc khiến bạn trở nên sôi máu. Sau đó tập trung vào sự việc đó và tạm thời quên đi những sự việc khác trong chốc lát. Luyện tập cách giữ bình tĩnh trong tình huống đó. Nếu bạn kiểm soát được tính khí của bạn trong tình huống này, sử dụng cách đó để thực hiện trong những t ình huống tương tự. Cùng với thời gian và sự rèn luyện, bạn sẽ đi tới đích. 6. Đi ra ngoài Đôi khi bỏ đi ra ngoài một vài phút có thể là cách tốt nhất. Hãy nghỉ ngơi trong vòng 5- 10 phút để lấy lại bình t ĩnh, suy nghĩ về kế hoạch, cách hành động, lời nói và giải pháp của mình rồi quay trở lại với vẻ điềm tĩnh và bình thản như một thầy tu. 7. Nhớ đến những việc quan trọng Đôi lúc chúng ta thường cáu giận chỉ vì những việc rất nhỏ. Về lâu về dài, những sự việc này sẽ trở thành những vấn đề lớn mà chúng ta không hề để ý tới. Hãy giữ bình t ĩnh và cố gắng nhìn nhận sự việc theo chiều sâu. 8. Liên tục rèn luyện Bất cứ lúc nào, một tình huống đặt lòng kiên nhẫn của bạn vào ranh giới mỏng manh, hãy nghĩ nó giống như một cơ hội để rèn luyện tính kiên nhẫn của mình. Rèn luyện, rèn luyện và rèn luyện sẽ khiến bạn trở nên kiên nhẫn. Bạn càng luyện tập nhiều, hiệu quả càng cao hơn. Hãy tận dụng những cơ hội tuyệt vời đó để luyện tập nhé. 9. Tưởng tượng Phương pháp này phát huy tác dụng tốt nhất nếu bạn thực hiện nó trước khi tình huống khó chịu xảy ra. Khi bạn ngồi một mình trong yên lặng, hãy tưởng tượng xem bạn muốn phản ứng thế nào nếu sự việc xảy ra tiếp? Lúc đó bạn sẽ xử lý t ình huống thế nào? Trông bạn sẽ ra sao? Bạn sẽ nói gì? Những người khác sẽ làm gì? Những điều đó giúp gì cho mối quan hệ và cuộc sống của bạn? Hãy tưởng tượng về mọi tình huống và cố gắng hành động như vậy khi t ình huống thực xảy ra với bạn. 10. Nên nhớ rằng mọi thứ đều cần phải có thời gian Chẳng có gì tốt đẹp lại đạt được ngay lập tức. Nếu bạn muốn sự việc diễn ra trong chớp mắt, bạn sẽ không bao giờ có được sự kiên nhẫn. Vì thế hãy hiểu rằng mọi thứ đều cần có thời gian và nhận thức được điều này có thể giúp bạn củng cố thêm lòng kiên nhẫn của mình. -Page 9 of 29-
  10. Rèn luyện tính cách sống 11. Dạy cho người khác Quy tắc này giúp ích cho tôi rất nhiều. Tôi luôn nhớ rằng trên đời này chẳng ai hoàn hảo và ai cũng có rất nhiều điều cần phải học hỏi. Hãy kiên nhẫn và dạy cho người khác những điều bạn biết, thậm chí là điều mà trước đây bạn phải cố gắng và tới tận phút chót mới thành công. Bạn cũng nên nhớ rằng không ai trong chúng ta có thể tiếp thu sự việc ngay lập tức. Hãy tìm một phương pháp truyền đạt mới và bạn sẽ dễ thành công hơn. 12. Tìm những phương pháp lành mạnh để giải tỏa bực bội Sự bực bội giống như hơi nước phun lên từ nồi áp suất và nếu bạn không phân tán được nó thì nó sẽ phun vào bạn. Tìm một nơi nào đó mà bạn có thể ở một mình, hét lo lên hoặc chơi đấm bốc… Một khi bạn đã giải tỏa được bực bội, bạn thường cảm thấy dễ chịu hơn. 13. Học thiền Bạn không thể ngồi thiền khi tâm trí bạn đang rối loạn nhưng thường xuyên ngồi thiền có thể giúp bạn tìm thấy một tâm điểm của sự tĩnh lặng trong con người mình. Khi bạn đã tìm được tâm điểm này, mỗi khi bạn bắt đầu bực tức, hãy tìm đến đó. Thiền có thể giúp bạn sống cho hiện tại thay vì chỉ muốn lao tới tương lai hoặc quay lại quá khứ để rồi lại tìm thấy sự bực dọc trong đó. 14. Hãy cười tươi Đôi khi chúng ta cần nhắc nhở bản thân mình rằng không ai là hoàn hảo vì thế chúng ta hãy yêu thích những gì chúng ta có và cuộc sống sẽ trở nên vui vẻ hơn. Mỉm cười, cười tươi và vui vẻ lên. Đừng chỉ biết lao đầu vào công việc và sẽ không tốt nếu như bạn thường xuyên phán xét bản thân mình. 15. Sự trìu mến Thay vì phản ứng một cách giận dữ với người khác, hãy tự dạy cho mình cách hành động trìu mến với người khác. Con cái của bạn ném đồ bừa bãi, phòng của chúng vô cùng bừa bộn hay chúng làm vỡ một món đồ quý của gia đ ình? Vợ/chồng bạn la lối bạn hoặc cáu kỉnh với bạn khi đi làm về? Hãy phản ứng lại một cách trìu mến. Đó mới là giải pháp tốt nhất. -Page 10 of 29-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2