YOMEDIA
ADSENSE
Rèn luyện tính cách sống part2
160
lượt xem 59
download
lượt xem 59
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tham khảo tài liệu 'rèn luyện tính cách sống part2', kỹ năng mềm, tâm lý - nghệ thuật sống phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Rèn luyện tính cách sống part2
- Rèn luyện tính cách sống Những tính cách đưa đến thành công. (Hiếu học). Đâu là yếu tố then chốt đưa đến thành công cho người kinh doanh và các chuyên ngành khác? Một người muốn thành công cần có những tính cách gì? Tại sao có nhiều sinh viên khi còn ngồi trên ghế giảng đường đều học giỏi, nhưng khi vào đời lại không đuổi kịp cuộc sống, không có đầu óc thực tiển? Rèn luyện tính cách để thành công không là ảo mộng. Học vấn giữ một vai trò rất lớn cho thành công trong nghề nghiệp, nhất là nền giáo dục đại học. Nhưng rất nhiều bạn trẻ tốt nghiệp vào đời lại thất bại trong khi nhiều người không có điều kiện học qua đại học lại thành công. Đó chính là do có sự khác biệt trong tính cách của mỗi người, nhân tố chủ yếu đã đưa đến thất bại hoặc thành công. 10 tính cách đưa đến thành công được tóm tắt như sau: Biết thể hiện sự tự tin để hoàn thành các nhiệm vụ khó khăn, đáp ứng những thử thách, biết cách đối xử với mọi người và năng lực phán đoán tốt. 1.Tìm kiếm cơ hội. Tìm kiếm và thực hiện các cơ hội kinh doanh mới, không thỏa mãn với hiện trạng, luôn theo đuổi và đối diện với công việc. Xác định những giải pháp sáng tạo cho những vấn đề kinh doanh, chủ động nắm bắt các cơ hội để thu thập thông tin, không câu nệ, không cứng nhắc, tùy cơ ứng biến. 2. Kiên trì. Có thái độ trân trọng đối với công việc. Tiến hành các hoạt động khác nhau hoặc lặp lại để vượt qua những trở ngại trong kinh doanh. Không dễ dàng chấp nhận thất bại để giải quyết vấn đề, không dễ ngã lòng trước khó khăn. 3. Thái độ thực tế. Khi đồi diện với thực tế, dù vui hay buồn vẫn tỏ ra bình t ĩnh, đó là người có tâm lý vững vàng. Dám chấp nhận trách nhiệm về các vấn đề để ho àn thành công việc. Không hảo huyền, không nôn nóng, biết tính toán các nguy c ơ. 4. Tính độc lập - Chấp nhận rủi ro. Làm việc dựa vào lý trí, tự chủ và biết lắng nghe các đề nghị hợp lý. Khi cần thiết, có thể quyết định và chịu trách nhiệm về sự quyết định của mình dù có thể xảy ra hậu quả. -Page 11 of 29-
- Rèn luyện tính cách sống 5. Biết kiềm chế cáu giận. Biết kiềm chế, giữ mức độ và tránh mất lý trí. Khi thấy cần thiết phải thay đổi công việc thì suy xét cẩn thận, tuyệt đối không để cảm xúc giận ghét ảnh hưởng đến quyết định của mình. 6. Đặt mục đích. Xây dựng các mục tiêu rõ ràng và luôn vì lợi ích lâu dài hơn là các lợi ích trước mắt. Không thường xuyên thay đổi ngành nghề. 7. Giám sát và lập kế hoạch có hệ thống. Phát triển và sử dụng hợp lý từng bước các kế hoạch để đạt được mục đích. Đánh giá các kế hoạch hành động khác có thể dùng để thay thế. Giám sát tiến trình và chuyển sang các chiến lược dự phòng khi cần thiết để đạt được mục đích. Không đầu cơ phiêu lưu. Có kế hoạch tiết kiệm, không hoang phí. 8. Rèn luyện và học hỏi. Rèn luyện hứng thú và nâng cao sự hiểu biết. Thường xuyên tìm kiếm thông tin về các khách hàng, các nhà cung cấp và các đối thủ cạnh tranh. Sử dụng các quan hệ hoặc mạng thông tin để thu thập thông tin có lợi. Khả năng phán đoán nhanh nhạy. 9. Tính cách hợp tác. Biết liên kết với người khác về công việc của mình. Phát triển và sử dụng các chiến lược đã được cân nhắc để tác động hoặc thuyết phục ng ười khác, để vận động quần chúng. Sử dụng quan hệ kinh doanh và cá nhân để hoàn thành mục tiêu, coi trọng mọi người chung quanh. 10. Tự tin. Bí mật lớn nhất của những người thành công là tin tưởng rằng sẽ thành công. Hiểu chính bản thân minh và tin tưởng chắc chắn vào chính mình và khả năng của chính mình. Khi tin tưởng vào khả năng của bản thân, biết cách khơi nguồn những khả năng tiềm ẩn bên trong, tạo lập những thói quen tốt, thu hút những nhân tố tích cực thúc đẩy tiến tr ình thành công diễn ra như mong muốn và quyết tâm hành động để biến điều tin tưởng thành sự thật. Trong thực tế cuộc sống, ít người có được tính cách hoàn toàn vững vàng và tốt đẹp. Do đó, cần phải xác định cho bản thân con đường từ từ tiến lên, kiên trì rèn luyện để có được những tính cách đưa đến thành công như trên. -Page 12 of 29-
- Rèn luyện tính cách sống Nghề nghiệp và tính cách. (Hiếu học). Mỗi người đều có đặc điểm tính cách nổi trội thích hợp với một số nghề nghiệp. Vì vậy, nếu nắm được các đặc điểm này để chọn việc, chúng ta sẽ có nhiều thuận lợi đáng kể trong việc hướng nghiệp. Để chọn lựa nghề nghiệp, có các tiêu chí cần phải xem xét như: Khả năng, sở thích, nhu cầu xã hội, hoàn cảnh hiện tại… (Qua các bài: “Làm thế nào để chọn đúng ngành-học đúng hướng”, “Tự hướng nghiệp chon nghề”…). Kỳ này, Hieuhoc giới thiệu khái quát 4 tính cách chính của mỗi người và gợi ý các nghề nghiệp liên quan để các bạn tham khảo thêm. 1) Trầm lặng - Tử tế, nhã nhặn. Là người dễ dàng thích nghi và biết lắng nghe, có nhiều bạn bè. Thế nhưng, không dễ kích động, không phán xét người khác. Do dự, kín đáo, hay bắt chước. Họ thường chơi theo nhóm, không muốn làm lãnh đạo, thường tránh mặt, không thường đối đầu với bất kỳ ai. Nghề nghiệp gợi ý: Nhà giáo, y bác sĩ, chuyên viên tâm lý, công tác xã hội 2) Kiên định - Thích phân tích. Là người luôn luôn muốn biết rõ tới từng chi tiết, cần có thời gian để nghĩ trước khi quyết định, phải đúng, không theo cảm tính. Kiểu tính cách này có thể bị cho là người lạnh lùng, không thích các hoạt động xã hội, lắng nghe tốt, có óc tổ chức, biết lên kế hoạch, phán xét người khác. Họ hoài nghi những lời tán dương, không thích những ai không đồng tình với mình, có thể giải quyết những vấn đề của người khác, trung thành và tận tuỵ. Nghề nghiệp gợi ý: Nhà quản lý, người lập kế hoạch, kế toán, kiểm toán… , điều khiển máy móc công nghệ cao, bảo trì, bảo dưỡng, chuyên viên nghiên cứu điều tra…, cảnh sát, lập trình viên… 3) Thẳng thắn - Thích cầm cương. Là người chỉ huy hách dịch, thẳng thừng, có thể làm mọi thứ tốt hơn, biết nhiều, luôn luôn đúng, có thể đúng nhưng không phổ biến, ích kỷ với bạn bè, làm mọi thứ bất chấp điều gì xảy ra, quá độc lập, không cần nhiều bạn bè, quyết đoán, không hay do dự, có năng lực, có mục tiêu, sáng kiến, không thể nói "Tôi xin lỗi", thích những cuộc tranh luận và bàn cãi. Nghề nghiệp gợi ý: Kỹ sư, nhân viên ngân hàng, làm về luật pháp, tư vấn bảo hiểm, môi giới chứng khoán, môi giới bất động sản, kỹ sư – công trình, … 4) Sôi nổi - Ưa thể hiện. Thoải mái, nói nhiều, thích tiệc tùng, cười nhiều, dễ kết bạn, ghét sự cô đơn, muốn được nhiều người biết đến, thích ngắt lời và không mấy chú ý lắng nghe, hay quên, xin lỗi -Page 13 of 29-
- Rèn luyện tính cách sống nhanh, tự nhiên, hay cường điệu hoá, nhiệt tình, quyết định nhanh chóng, quá vui vẻ trong một vài tình huống nhưng cũng dễ nổi nóng, muốn được coi là trung tâm. Nghề nghiệp gợi ý: Làm về nghệ thuật, thầu khoán, tiếp thị, kinh doanh, phóng viên, cung ứng du lịch…, làm phim quảng cáo. Nhiều người có thể có cùng một tính cách và mỗi người cũng có thể có vài tính cách hổn hợp khác nhau. Mặc dù vậy, trong mỗi người vẫn có một tính cách nổi trội nhất, phát triển nhất. Thế nên, cùng là một tình huống nhưng có người dễ dàng xử lý trong khi người khác là không thể. Vì vậy, nắm được tính cách nào nổi trội nhất, kết hợp với sở thích (và kết quả các môn học trong học tập), hy vọng các bạn sớm nhận ra được khả năng sở trường của mình để tiếp tục phát huy. Làm thế nào để tự hướng nghiệp-chọn nghề? (Hiếu học). Tự hướng nghiệp-chọn nghề ở đây không có nghĩa là bất cần sự giúp đỡ của người khác, mà nó mang ý nghĩa: Sự giúp đỡ đó phải có giá trị cho bạn, thật sự có thể giúp để bạn tự hướng nghiệp-chọn nghề cho mình. Vậy những ai, những ai sẽ là người giúp bạn trong việc tự hướng nghiệp-chọn nghề. Và làm thế nào để nhận biết đâu là lời khuyên chính đáng nhất? Quyết định là ở nơi bạn, bạn chịu trách nhiệm về sự nghiệp và cuộc đời của mình, không thể ai khác. Việc chọn nghề vừa phải đáp ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội: không cần phải là nghề nghiệp cao sang nhưng nên là những nghề cần thiết (lâu dài) trong xã hội, vừa phải phù hợp với sở thích, sở trường, sức khỏe và đồng thời phải thích nghi với hoàn cảnh kinh tế của mình. Đây là những điều cơ bản cần phải đáp ứng, một nhiệm vụ không hề dễ dàng cho các bạn trẻ, vậy ta phải t ìm sự trợ giúp từ đâu? Từ những lời khuyên chân tình: Gia đình, họ hàng và bạn bè có thể là những người giúp đỡ tuyệt vời nhất. Nhưng cũng có thể, họ sẽ là những người gây nhiều rắc rối khủng khiếp nhất cho quyết định chọn lựa nghề nghiệp của bạn. Thường là họ không có khả năng nhìn thấy tiềm năng thật sự của bạn vì bị t ình cảm chủ quan chi phối. (Quan hệ càng thắm thiết, áp lực càng lớn, quyết tâm chọn lựa của bạn sẽ bị dao động càng nhiều bởi ảnh hưởng của họ). - Nếu người khuyên bạn là người hạnh phúc và thành đạt với lĩnh vực của họ thì không có gì đảm bảo rằng bạn cũng vậy. Mỗi người có một năng lực và sở thích khác nhau, phù hợp với những công việc khác nhau. Bạn đừng nghĩ rằng nếu người thân của bạn thành công trong ngành chứng khoán chẳng hạn thì bạn cũng sẽ trở thành một người giàu có nhờ nghề chứng khoán. Bạn có thể lắng nghe lời khuyên của họ nhưng đừng áp dụng máy móc. Hãy quan tâm đến lĩnh vực mà bạn yêu thích, có khả năng chứ đừng bắt chước một cách máy móc. -Page 14 of 29-
- Rèn luyện tính cách sống - Tuy nhiên, sự góp ý của gia đình trong nhiều trường hợp lại rất chính xác vì cha mẹ là người nhiều kinh nghiệm hơn lại hiểu rõ năng lực và những yếu kém của bạn. Đặc biệt, khi đã có cơ sở hoạt động nghề tại gia đình, nhiều bạn trẻ đã “non dạ” từ chối làm việc ngay cho nhà, thích bay nhảy bên ngoài nên chọn học theo những ngành nghề hoàn toàn không liên quan đến nghề nghiệp gia đình có sẵn. Thực tế, chỉ có một số ít là thành công phát huy được năng lực, số còn lại thường phải bấp bênh tìm việc hoặc duy trì những công việc làng nhàng, khi muốn làm việc cho gia đình thì lại tiếc công đã học. Vì vậy, ngay từ bây giờ bạn hãy tham dự vào công việc gia đình, sớm tìm hiểu kỹ càng nghiệp nhà trước khi chọn ngành học khác. Bạn đừng ngại, với sự chuyên môn hóa ngày nay, dù gia đ ình làm nghề gì cũng đều có các ngành học liên quan để bạn học cao lên, chuyên sâu hơn. Khi đó, bạn càng có điều kiện phát huy cái học, tài năng của mình để phát triển cơ sở riêng. Lời khuyên từ những chuyên gia: Đừng bao giờ mất tiền nghe những người hướng nghiệp thao thao bất tuyệt về những gì chỉ là lý thuyết. Khi đã có một vài lựa chọn cuối cùng hãy gõ cửa những chuyên gia tìm những lời khuyên xác đáng. Chuyên gia tư vấn nghề nghiệp hay bất cứ ai khác đều không thể khẳng định nghề nghiệp nào thì phù hợp với bạn nhất. Họ chỉ có thể đưa ra cho bạn lời khuyên, sự chỉ dẫn cơ bản nhất trong việc lựa chọn nghề nghiệp và phần nào giúp quá trình quyết định lựa chọn nghề nghiệp của bạn trở nên dễ dàng hơn mà thôi. Tất cả chỉ là để tham khảo, phải phân tích một cách khoa học, loại trừ những nguồn tin nặng về ý nghĩa tiếp thị, quảng cáo, chào hàng, chính bạn mới là người quyết định. Thực tế, tự quyết là quan trọng nhất: Bạn sẽ thu được kết quả hay hơn, điều chỉnh lại kế hoạch hướng nghiệp-chọn nghề của mình một cách sít sao hơn và thực tế hơn, đó là: - Cố gắng làm thử nhiều công việc khác nhau. Làm càng nhiều việc, bạn càng hiểu rõ thêm công việc nào sẽ phù hợp với bạn trong thời gian lâu dài. Khi đã có kinh nghiệm từ nhiều lĩnh vực khác nhau, cách nhìn vấn đề của bạn sẽ đa dạng hơn. Tham quan thực tế các cơ sở sản xuất, không chỉ để các bạn hiểu biết đối với nghề định chọn sẽ làm trong tương lai mà còn có thể làm cho bạn hiểu rõ thêm giá trị của nghề này, hình thành sự hứng thú và tâm nguyện cống hiến cho nghề đã chọn. - Bạn sẽ tăng thêm cơ hội lựa chọn nghề nghiệp tốt hơn khi bạn không lẳng lặng, âm thầm giải quyết một mình. Nếu bạn gặp gỡ, trao đổi với người khác, bạn có thể nói về cuộc sống của bạn, cảm xúc của bạn, băn khoăn của bạn và nghề nghiệp gì bạn muốn theo. Trong cộng đồng, bạn có thể học được từ những kinh nghiệm của người khác và nhiều quan điểm khác nhau. Vấn đề là: Làm thế nào để họ chia sẻ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và kiến thức của họ, giúp bạn t ìm được hướng đi đúng cho mình? Ai là người có kinh nghiệm thích đáng để giúp bạn t ìm hiểu ngành nghề muốn học? Ai là người có năng lực giúp đỡ? Người có thể củng cố, tăng tự tin cho bạn, giúp bạn có thể tự lực, tự đánh giá mình? -Page 15 of 29-
- Rèn luyện tính cách sống Ai là người có đủ kiến thức về lĩnh vực bạn muốn học? - Đôi khi các chuyên gia (trình độ cao) lại không thích hợp, vì họ không thể nhớ hoặc nhận ra giá trị và những khó khăn của giai đoạn đầu nghề. Như vậy, những phẩm chất của người bạn cần tìm đó là: - Biết lắng nghe: Vì bạn nên hỏi và trao đổi vấn đề qua tiếp xúc trực tiếp. - Chân thật và thân mật: Khiến bạn cảm thấy thoải mái và thích thú. - Tôn trọng nhau: Vấn đề của bạn cần được trình bày trên cương vị bình đẳng. - Thực tế: Nếu ước mơ và mục đích của bạn là hão huyền, họ sẽ giúp bạn trở lại thực tế một cách nhẹ nhàng. - Không cao đạo: Đánh giá bạn, chia sẽ ý kiến với bạn nhưng không lên giọng khuyên bảo kiêu kỳ. Họ để bạn tự giải quyết những vấn đề của bạn, để bạn tự quyết định, không chỉ trích hay kết tội bạn về những lỗi lầm. Quan tâm giúp đỡ bạn bằng những nhiệm vụ thách thức và tặng bạn những kinh nghiệm của họ. Một khi bạn cảm nhận được ai đó là người có thể giúp đỡ, (ví dụ: người mà bạn sẵn sàng chọn làm người chủ, người thầy của mình), hãy liên hệ ngay với họ, giải thích tại sao bạn cần sự giúp đỡ của họ và nhờ họ (nếu họ quan tâm). Tóm lại, để tìm một người có khả năng cố vấn cho bạn, hay nói khác đi: Trước một lời khuyên, bạn hãy xem xét đó có phải là người bạn cảm thấy thoải mái bên cạnh, người có thể đưa ra những ý kiến phản hồi tích cực, đưa ra những lời phê bình xây dựng và những ý tưởng để bạn cố gắng hay không? Họ có quan tâm giúp đỡ bạn, đánh giá bạn, nhưng để bạn tự giải quyết những vấn đề của bạn, để bạn tự quyết định và có hay không chỉ trích, kết tội bạn? Bài viết này có thể là dài và khô khan, cám ơn bạn đã đọc, hy vọng bạn có được một vài kinh nghiệm hữu ích nào đó trong việc định hướng nghề nghiệp cho mình. Tạo cơ hội thành công. (Hiếu học). Chúng ta thường gặp khó khăn khi phải giao tiếp với một ai mà trước đó chưa từng quen biết, nhất là trong các trường hợp cần tạo cơ hội để thành công như khi phải liên hệ tìm kiếm việc làm hoặc dự phỏng vấn chẳng hạn. Sự việc sẽ dễ dàng hơn nếu bạn biết rằng, nhà tuyển dụng (theo quan điểm người chủ ) cũng rất cần những người làm được việc, vấn đề chỉ là: Bạn có giới thiệu được mình hay không, có tạo được cơ hội để thành công hay không? Kinh nghiệm cho chúng ta thấy rằng, thành công không chỉ dựa vào tài năng, có rất nhiều người tài năng đang phải chịu cảnh thất bại. Muốn thành công cũng cần phải có lòng hăng hái, trong đó, t ự tin giao tiếp tạo cơ hội thành công là một trong những yêu cầu trước tiên để có thể thành công trong xã hội. -Page 16 of 29-
- Rèn luyện tính cách sống Lòng hăng hái trong tự tin giao tiếp để tạo cơ hội thành công gồm có những gì? - Lòng nhiệt tình: Không cần thiết phải nói năng văn hoa cầu kỳ, bạn chỉ cần phải nói ra cái gì đó và tiếp theo, mọi chuyện sẽ càng trở nên dễ dàng hơn, hãy có lòng nhiệt tình và sự sẵn sàng chia sẽ thế là đủ cho sự giao tiếp thành công. - Lắng nghe cẩn thận: Lắng nghe cẩn thận, bạn sẽ trở thành người giao tiếp giỏi và trước hết là tránh khỏi sa chân vào sự ngạo mạn, bất cẩn. Bạn nên ghi nhớ rằng: Những gì bạn nói sẽ không dạy thêm cho bạn được gì! Nếu muốn học, bạn hãy thực hiện điều này bằng cách lắng nghe với tất cả mọi người. (Nhiều người, với nhiều hoàn cảnh sống khác với bạn đều sẽ ít nhiều giúp bạn có thêm kinh nghiệm sống mà không có một chương trình giáo dục hoặc sách vở nào có thể giúp bạn tốt hơn). Vậy hãy lắng nghe, chân thành lắng nghe. - Sự đồng cảm: Cho dù bạn đang nói chuyện với ai, thì đó cũng chỉ là quá trình tạo một quan hệ. Vì thế, bạn nên cởi mở và thành thật nếu muốn nhận được sự đồng cảm. Hãy giữ cho mọi việc thật nhẹ nhàng, đừng bao giờ quá nghiêm túc hoặc căng thẳng và cũng không nên quá kéo dài câu chuyện sinh ra nhàm chán. - Khôn ngoan, biết để ý đến những chuyện nhỏ: Đừng xem thường những chuyện nhỏ, “muốn giữ rừng thì phải chú ý đến cây”. Đừng coi thường những người chức vụ thấp bé, muốn vượt qua rào chắn tiếp tân , thư ký, bảo vệ…để gặp lãnh đạo cấp cao chẳng hạn, thì trước tiên bạn cần phải có sự giao tiếp tốt với họ một cách “lịch sự và khôn ngoan”. Vì có thể, “bạn cần phải thân thiết với nhiều con cóc trước khi tìm thấy hoàng tử cóc” (Malcolm-Hornby). Tóm lại, nếu có lòng nhiệt tình, biết lắng nghe cẩn thận, có thể bày tỏ sự đồng càm và biết để ý đến những chuyện nhỏ là điều ai cũng có thể làm được và nên làm. Những người như thế thường là những người rất dễ đạt được thành công, có thể đạt được những mục tiêu lớn hơn, có thể làm được những điều tuyệt vời hơn trong đời. Không dễ dàng chấp nhận thất bại. (Hiêu học). Cố gắng tránh thất bại và nếu có gặp thất bại chúng ta phải đủ can đảm nhìn nhận, tìm lấy ở đó những kinh nghiệm để tạo lấy thành công trong tương lai, “T hất bại là mẹ thành công”, chúng ta thường được nghe như vậy! Nhưng như thế chưa đủ, cố tránh thất bại là chuyện kế hoạch cho tương lai, nó có thể xảy ra hoặc không xảy ra. Biết chấp nhận thất bại để rút kinh nghiệm là điều cần thiết và đòi hỏi sự can đảm, nhưng lại là chuyện đã rồi. Vì thế, người thật sự bản lĩnh không chỉ không sợ thất bại, mà còn phải luôn luôn nhận biết diễn trình của hành động. Bình tỉnh, linh hoạt sẵn sàng nắm bắt các cơ hội có được -Page 17 of 29-
- Rèn luyện tính cách sống để thành công, nhất là tránh những tổn thất có thể cứu vãn, biết xoay chuyển t ình thế, cân nhắc nặng nhẹ để ứng phó kịp thời với những vấn đề bất ngờ xãy ra. Dù bạn thành công hay thất bại, sẽ không có ai làm được điều này cho bạn, ngoại trừ chính bạn. Chỉ có bạn là người nắm giữ chìa khóa của đời bạn. Lựa chọn là ở nơi bạn. Thái độ sống tích cực sẽ quyết định cho hạnh phúc và thành công của cuộc đời bạn. Khi bạn là học sinh, nhận được một điểm số mà bạn cho là không công bằng, thì đừng ngồi khóc và buồn bã hoặc chấp nhận để rút kinh nghiệm! – Có gì mà rút kinh nghiệm? Bạn hãy mạnh dạn đi t ìm thầy cô để cùng xem xét lại điểm số này. Tự tin, không e dè và ngang bướng là chuyện hoàn toàn khác nhau. Khi bạn là một nhân viên kỳ cựu và làm việc rất tốt. Có người mới vào làm, lại được cất nhắc vào một vị trí tốt hơn, vị trí mà bạn đang mong muốn. Bạn cố t ìm nhược điểm của người mới? kêu ca phân trần với bạn bè về sự bất công? Nghi ngờ mình sắp bị đuổi việc? Thái độ như vậy chỉ làm bạn thêm uể oải, chán nản. “Thất bại là mẹ của thành công” ư? Bạn tự ru ngũ mình với thái độ tiêu cực rồi. Không dễ dàng chấp nhận thất bại, tại sao bạn không: Tiếp tục học hỏi để nâng cao hiệu quả, làm việc siêng năng và trực tiếp hỏi tại sao người mới đến lại được nhận công việc đó? Nếu cần, hãy bắt đầu tìm một công việc khác, không sợ hãi. Can đảm chấp nhận thất bại để rút kinh nghiệm đôi khi chỉ là cách nói của sự nhút nhát trá hình mà thôi. Nếu bạn là một nhân viên phục vụ nhà hàng ăn uống. Khi nhận thấy chiếc khay thức ăn trên tay nghiêng ngã sắp rơi, vận dụng chút sức lực còn lại, bạn cố lái chiếc khay rớt xuống đất hay chổ nào không có khách, phải thế không? Trường hợp nếu khách quá đông thì sao? Thì thà rớt vào người lớn, nam giới chứ không để rớt vào phụ nữ, trẻ em. Vạn bất đắc dĩ, thì để rớt vào người chứ không đổ lên đầu họ. Không dễ dàng chấp nhận thất bại, cho dù là thất bại trước mắt không thể tránh khỏi, thì cũng phải ứng biến. Không xoay chuyển được tình thế hoàn toàn thì cũng phải chọn phương thức đỡ tổn hại nhất. Không cam tâm dễ dàng chịu thất bại, còn nước còn tát, chiến đấu đến cùng, bạn sẽ đạt được điều gì mà bạn tìm kiếm. “Tội lỗi thật sự duy nhất trên đời này là sự không biết đấu tranh, không nhận biết được hết cái bản năng tự nhiên của con người” (Nhà văn Charles McCape). Tự tin, gốc rễ của mọi thành công (HieuHoc): Tầm quan trọng của tự tin trong thành công của một con người là điều đã được khẳng định từ lâu. Thế nhưng một số bạn trẻ mặc dù tài năng không thiếu nhưng vẫn không dám tin vào khả năng của mình để vươn tới thành công. -Page 18 of 29-
- Rèn luyện tính cách sống Ai sẽ tin bạn đầu tiên? Tự tin rất đơn giản là tin vào bản thân, tin vào khả năng làm việc, khả năng suy nghĩ của mình. Tự tin giúp ta quyết đoán trong chọn lựa, thêm nghị lực làm việc, tập trung vào mục tiêu ta đeo đuổi. Tầm quan trọng của tự tin trong thành công của một con người là điều đã được khẳng định từ lâu. Thế nhưng một số bạn trẻ mặc dù tài năng không thiếu nhưng vẫn không dám tin vào khả năng của mình. Không dám nhìn thẳng vào mắt người khác khi nói chuyện hay trả lời một câu hỏi lí nhí, làm sao bạn có thể khẳng định giá trị của bản thân, làm sao người khác nhìn bạn với con mắt nể trọng. Nếu chính mình không tin vào bản thân, làm sao người khác có thể hi vọng vào thành quả làm việc của bạn? Bạn có những ý t ưởng, nếu tin rằng nó thật sự hay, những ý tưởng đó sẽ đơm hoa kết quả thành tương lai của bạn. Nếu không dám tin vào bản thân, mọi suy nghĩ của bạn sẽ không bao giờ là hiện thực. Tự tin đóng vai trò như chiếc chìa khóa cơ bản nhất để mở mọi cánh cửa trong thành công của bạn. Thế nhưng, có được sự tự tin không đơn giản chỉ nằm trong suy nghĩ. Tự tin không tự nhiên phát sinh mà đến từ lòng nhiệt huyết và những thành quả bạn đạt được trong quá khứ. Tự tin phải gắn liền với khả năng thực, giá trị thực của mỗi con người. Hãy tìm ra những ưu điểm của mình, mạnh dạn nhìn thẳng và thừa nhận những điểm yếu để làm tiền đề cho lòng tin của mình. Xây dựng sự tự tin như thế nào? Sự tự tin được ươm mầm từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống. Những công việc nhỏ, như phụ giúp gia đình sẽ làm bạn cảm thấy mình sống mà có đóng góp, những thành quả xung quanh có in dấu tay của mình. Từ đó, bạn cảm thấy mình sống mà có ích, mọi người cần có sự hiện diện của mình. Đầu tiên, hãy quan tâm đến hình thức của bạn. Bạn không cần phải có một vóc dáng như người mẫu, hay khuôn mặt trắng trẻo khôi ngô. Hãy luôn tươm tất, sạch sẽ để thể hiện mình biết tôn trọng và chăm sóc bản thân. Hình thức không chỉ gói gọn trong cách ăn mặc, mà còn là cách bạn thể hiện, quan hệ với mọi người. Nhìn thẳng vào mắt mọi người khi đối thoại, nụ cười sẽ làm tăng sự thiện cảm. Đừng ngại khi giúp đỡ người khác. Mọi người sẽ tin bạn là người tốt, người khẳng khái và đặt niềm tin nơi bạn. Bạn sẽ cảm nhận được sự tôn trọng của mọi người và tự tin sẽ sinh mầm từ đây. Hãy lao động học tập một cách có trách nhiệm. Kỷ luật với bản thân và luôn đặt ra cho mình những mục tiêu cụ thể. Có được những mục tiêu cụ thể, bạn sẽ là người sống có hoài bão. Từ những hoài bão, ước mơ ấy cộng thêm nhiệt huyết của một người trẻ, bạn sẽ nhận ra con người mình thật đáng tự hào. Hãy vận động để không trở nên ù lỳ. Tham gia một môn thể thao đối kháng như bóng đá, bóng rổ, cầu lông không chỉ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần minh mẫn mà còn làm bạn thêm mạnh mẽ để đối đầu với những áp lực. Tưởng tượng một chút, bạn -Page 19 of 29-
- Rèn luyện tính cách sống khởi đầu ngày mới bằng một chiến thắng trên sân bóng chuyền, chắc hẳn cả ngày hôm ấy bạn sẽ có được sự thoải mái và tự tin ở mức cao nhất. Cuối cùng, tự tin và thành công của con người phải được xây dựng trên những thành quả thực, khả năng thực. Nếu bạn không chịu học hỏi, không chịu lao động mà muốn sau này sẽ làm giám đốc của một công ty, chắc chắn "ước mơ" đó sẽ không bao giờ là hiện thực. Hãy luôn tích cực hoàn thiện mình, nhìn nhận những thất bại và khuyết điểm. Tự tin và thành công sẽ nhanh chóng đến với người đổ mồ hôi và công sức lao động. Hãy là một sinh viên giỏi, một người bạn tốt, một công dân gương mẫu, một người trẻ nhiều ước mơ, tự tin sẽ xuất hiện ngay từ lòng nhiệt huyết của bạn. Một câu nói của một bậc danh nhân Việt Nam: "Việc gì mình nghĩ không thể làm được, thì phải cố làm cho bằng được." Muốn làm chủ, đừng sợ thất bại! Một trong những lý do mà nhiều người không thể trở thành những chủ doanh nghiệp đó là bởi vì họ sợ thất bại. Họ sợ mắc sai lầm. Họ sợ thâm hụt hầu bao. Nhưng nếu con người ta không thể vượt qua những sợ hãi tâm lý kể trên, tốt hơn hết họ nên hài lòng với công việc hiện tại. Dưới đây là bài chia sẻ kinh nghiệm của Robert Kiyosaki, tác giả của hàng loạt cuốn sách mang tên “Rich Dad”, ông hiện là nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp và nhà giáo dục. Những tầm nhìn ra trông rộng của ông đã góp phần làm thay đổi lối suy nghĩ về tiền bạc và đầu tư của không ít người. Thất bại nhiều khi lại có thể chỉ cho bạn đi đúng hướng Đầu những năm 80, khi công việc kinh doanh lớn đầu tiên của tôi thất bại, tôi nghĩ rằng tôi là người ngu ngốc nhất quả đất này. Nhưng chính từ sự thất bại và các cuộc gọi của các chủ nợ đã làm tôi nung nấu ý chí buộc phải trở thành chủ doanh nghiệp. Ngay cả khi tôi muốn quay lại công việc cũ. Nhưng thay vì trách cứ tôi vì thất bại, ông bố giàu có của tôi đã dành tặng tôi một trong những bài học quan trọng nhất của cuộc đời: “Con thật may mắn vì đã thất bại. Bây giờ con có cơ hội để học cách biến vận rủi thành vận may. Nếu con có thể làm được điều đó, con sẽ có một cuộc sống ngày càng may mắn hơn.” Dưới đây là ba điều then chốt để biến vận rủi thành vận may mà ông đã truyền đạt lại cho tôi: 1. Đừng đổ lỗi -Page 20 of 29-
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn