intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rối loạn nhai lại ở trẻ

Chia sẻ: Phan Ngoc Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

63
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh có biểu hiện rất lạ, hay gặp ở trẻ 3 – 12 tháng tuổi, xảy ra do thiếu sự chăm sóc của người mẹ… Ca bệnh điển hình Bé gái H.T (18 tháng tuổi, ở TP Biên Hòa, Đồng Nai) được gia đình đưa đến khám tâm lý với các biểu hiện hay ói (một ngày ói 2 – 3 lần), tuy nhiên sau mỗi lần ói thức ăn thì bé lại nhai lại và nuốt vào bụng. Bé được gia đình chăm sóc và cho ăn uống đầy đủ nhưng ngày càng giảm cân và có biểu hiện...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rối loạn nhai lại ở trẻ

  1. Rối loạn nhai lại ở trẻ
  2. Bệnh có biểu hiện rất lạ, hay gặp ở trẻ 3 – 12 tháng tuổi, xảy ra do thiếu sự chăm sóc của người mẹ… Ca bệnh điển hình Bé gái H.T (18 tháng tuổi, ở TP Biên Hòa, Đồng Nai) được gia đình đưa đến khám tâm lý với các biểu hiện hay ói (một ngày ói 2 – 3 lần), tuy nhiên sau mỗi lần ói thức ăn thì bé lại nhai lại và nuốt vào bụng. Bé được gia đình chăm sóc và cho ăn uống đầy đủ nhưng ngày càng giảm cân và có biểu hiện suy dinh dưỡng. Các biểu hiện ói và nhai lại thức ăn xuất hiện lần đầu cách đó 9 tháng, cường độ ói ngày càng nhiều làm gia đình rất lo lắng. Bé đã được gia đình cho đi khám nội tiêu hóa và vòm họng, tuy nhiên không có dấu hiệubệnh lý gì đặc biệt. Tình trạng trên ngày càng gia tăng khiến bé đã phải một lần nhập viện vì tình trạng ói quá nhiều. Tuy nhiên, sau khi xuất viện về nhà thì bé lại xuất hiện tình trạng ói thức ăn và nhai lại.
  3. Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế. Đặc điểm Rối loạn nhai lại là hành vi ợ thức ăn từ dạ dày lên miệng, nhai lại thức ăn và nuốt lại một lần nữa. Rối loạn này cần được chẩn đoán, can thiệp sớm để tránh các biện pháp ngoại khoa không cần thiết. Rối loạn nhai lại rất hiếm gặp, nhất là ở người lớn. Chúng ta có thể gặp rối loạn này ở trẻ 3 – 12 tháng và ở người chậm phát triển tâm thần. Tỷ lệ tần suất xuất hiện ở bé trai nhiều hơn bé gái.
  4. Trẻ thường không có dấu hiệu buồn nôn, ợ chua, cũng không tìm thấy dấu hiệu có rối loạn đường tiêu hóa ruột, dạ dày. Trẻ bị rối loạn nhai lại có tác động mút và liếm môi gây cảm tưởng là rất thỏa mãn với việc ăn uống của mình. Nguyên nhân của bệnh Nhiều nhà tâm thần coi rối loạn quan hệ mẹ con là nguyên nhân hàng đầu. Bà mẹ kém thành thục, xa cách, lạnh nhạt, thờ ơ, thiếu vỗ về, chăm sóc cảm xúc không đầy đủ đối với trẻ. Đứa trẻ bị thiếu kích thích về mặt tình cảm nên phải tìm kiếm cảm giác dễ chịu từ hành vi ợ, nhai lại, trẻ muốn tạo cảm giác thích thú ăn uống mà bà mẹ đã không tạo cho trẻ. Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình, những bài thuốc chữa bệnh nhân gian. Bên cạnh đó, gia đình lo lắng vì không chăm sóc trẻ đầy đủ nên bắt trẻ ăn rất nhiều thức ăn, ăn thường xuyên và không đúng khoa học cũng là nguyên nhân dẫn tới chứng nhai lại.
  5. Ngoài ra, chứng nhai lại còn có căn nguyên từ các rối loạn chức năng hệ thần kinh thực vật… Để xác định chính xác rối loạn nhai lại, cần phải khám rất kỹ về các bất thường bẩm sinh và nhiễm trùng đường tiêu hóa, cần khám kỹ càng về các chức năng tiêu hóa lẫn chức năng thần kinh. Khi không thể phát hiện các nguyên nhân thực thể thì chúng ta mới nghĩ đến các căn nguyên tâm lý. Phần lớn các trường hợp rối loạn nhai lại thuyên giảm sau điều trị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2