intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rối loạn nhịp tim thai: Kinh nghiệm 4 năm tại Viện Tim TP.HCM

Chia sẻ: Tran Hanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

64
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu tiến hành xem xét lại kinh nghiệm trong khảo sát và chăm sóc rối loạn nhịp thai nhi dựa vào siêu âm tim thai. siêu âm tim thai có thể chẩn đoán chính xác các dạng của rối loạn nhịp. Phương thức tiếp cận này cho phép chăm sóc và lựa chọn thuốc chống loạn nhịp được tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rối loạn nhịp tim thai: Kinh nghiệm 4 năm tại Viện Tim TP.HCM

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> <br /> RỐI LOẠN NHỊP TIM THAI:<br /> KINH NGHIỆM 4 NĂM TẠI VIỆN TIM TP HCM<br /> Lê Kim Tuyến*, Phạm Nguyễn Vinh**, Châu Ngọc Hoa***<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành xem xét lại kinh nghiệm trong khảo sát và chăm sóc rối loạn nhịp<br /> thai nhi dựa vào siêu âm tim thai.<br /> Cơ sở nghiên cứu: Siêu âm tim thai có thể chẩn đoán chính xác các dạng của rối loạn nhịp. Phương thức tiếp<br /> cận này cho phép chăm sóc và lựa chọn thuốc chống loạn nhịp được tốt hơn.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca, các thai phụ từ 16-40 tuần được gửi đến từ các bệnh viện<br /> phụ sản, có chẩn đoán rối loạn nhịp tim thai dựa trên siêu âm tim thai chi tiết.<br /> Kết quả: Từ tháng 01/2008 đến 12/2011 có 39 thai nhi có chẩn đoán rối loạn nhịp/4332 thai nhi được tiến<br /> hành siêu âm tim thai chi tiết tại Viện Tim TP HCM. Tỉ lệ ngoại tâm thu nhĩ và ngoại tâm thu thất chiếm đa số 51%, nhịp nhanh kịch phát trên thất chiếm 14%, nhịp chậm xoang chiếm 8%, block nhĩ thất chiếm 27%.<br /> Kết luận: Rối loạn nhịp chiếm khoảng 1% thai nhi, đa số là lành tính. Phát hiện và điều trị sớm có thể cứu<br /> sống thai nhi. Nhịp chậm vẫn còn là 1 thách thức lớn đối với các Bác sĩ tim mạch.<br /> Từ khoá: Loạn nhịp tim thai, siêu âm tim thai<br /> <br /> ABSTRACT<br /> FETAL ARRHYTHMIAS: THE 4 YEAR’S EXPERIENCE OF HEART INSTITUTE IN HCMC<br /> Le Kim Tuyen, Pham Nguyen Vinh, Chau Ngoc Hoa<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 60 - 65<br /> Objectives: We intend to review our experience with the investigation and management of fetal arrhythmia<br /> on the basis fetal echocardiography.<br /> Background: Precise prenatal identification of arrhythmia type can be achieved with the fetal<br /> echocardiography approach. Such information allows for a better management and a rational choice of appropriate<br /> anti-arrhythmic drug.<br /> Methods: Case series study of the women with gestational age from 16 to 40 weeks sent from obstetrical<br /> hospital, which has diagnosis of fetal arrhythmias by detailed fetal echocardiography.<br /> Results: From Jan 2008 to Dec 2011 there were 39 fetus were diagnosis of arrhythmia/4332 fetus were<br /> conducted detailed fetal echocardiography at Heart Institute in HCMC. The prevalence of premature atrial and<br /> ventricular contractions is dominant – 51%, supraventricular tachycardia – 14%, sinus bradycardia – 8%,<br /> atrioventricular block – 27%.<br /> Conclusions: Arrhythmia accounts for 1% in fetus, most cases are benign. Early detection and treatment of<br /> tachycardia can save the fetus. Bradycardia is still a big challenge for cardiologist.<br /> Keywords: Fetal arrhythmia, fetal echocardiography<br /> <br /> * Viện Tim TP HCM, ** Bệnh Viện Tim Tâm Đức, ***Bộ Môn Nội, ĐHYD TP Hồ Chí Minh<br /> Tác giả liên lạc: Ths.Bs Lê Kim Tuyến<br /> ĐT: 0902865142<br /> Email: lekimtuyen09@gmail.com<br /> <br /> 60<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa II<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> Phương pháp chọn mẫu<br /> <br /> Khoảng 1-3% thai nhi có rối lọan nhịp(13).<br /> Phương pháp theo dõi thai nhi bằng siêu âm<br /> và máy ghi nhịp tim thai, cho phép phát hiện<br /> rối lọan nhịp và dẫn truyền ở thai nhi. Việc<br /> chẩn đóan rối lọan nhịp trong bào thai cần<br /> chính xác và đánh giá hậu quả trên huyết<br /> động học, để có phương pháp điều trị thích<br /> hợp. Rối lọan nhịp nhanh thường gặp trong<br /> bào thai, việc sử dụng thuốc chống lọan nhịp<br /> có hiệu quả nhất định (thường được dùng qua<br /> đường uống). Nhưng với rối lọan nhịp chậm,<br /> liên quan đến rối lọan dẫn truyền nhĩ thất cao<br /> độ, điều trị vẫn là một thách thức đối với các<br /> chuyên gia tim mạch tiền sản; các bác sĩ có<br /> nhiệm vụ xác nhận bloc nhĩ thất trước sinh để<br /> chăm sóc trẻ chu sinh một cách tốt nhất. Trên<br /> thế giới, đến nay cũng chưa có hướng dẫn<br /> thống nhất về theo dõi và điều trị rối loạn<br /> nhịp bào thai(12). Chúng tôi tiến hành báo cáo<br /> những ghi nhận ban đầu sau 4 năm triển khai<br /> đơn vị tim mạch thai nhi.<br /> <br /> Tiêu chuẩn chọn mẫu<br /> Đồng ý tham gia nghiên cứu.<br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu<br /> Mô tả phương thức chẩn đoán và điều trị rối<br /> loạn nhịp bào thai.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG–PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Nghiên cứu hàng loạt ca.<br /> <br /> Thai phụ trên 18 tuổi tại thời điểm siêu âm.<br /> Có chẩn đoán rối loạn nhịp trên siêu âm tim<br /> thai.<br /> Tuổi thai từ 16 tuần đến 40 tuần (được xác<br /> định nhờ nhớ đúng kinh chót hoặc có siêu âm<br /> thai ba tháng đầu).<br /> Đơn thai.<br /> <br /> Tiêu chuẩn lọai trừ<br /> Tim thai không còn hoạt động lúc làm siêu<br /> âm.<br /> Có từ 2 thai trở lên.<br /> <br /> Cách thu thập số liệu<br /> Thời gian tiến hành: từ tháng 01/2008 đến<br /> tháng 01/2011.<br /> Nhân lực: các bác sĩ trong nhóm nghiên cứu<br /> siêu âm tim thai của Viện Tim TP.HCM.<br /> Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi cho tất cả<br /> các thai phụ. Bảng câu hỏi được xây dựng<br /> bằng những câu hỏi đóng và mở phù hợp để<br /> thu thập các thông tin của nghiên cứu. Những<br /> thông tin này cùng với kết quả siêu âm, hình<br /> ảnh đi kèm được ghi chép và đánh máy lưu lại<br /> trên phần mềm tự viết dưới dạng file access và<br /> xử lý mỗi tháng.<br /> <br /> Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca từ tháng<br /> 01/2008 đến 12/2011.<br /> <br /> Nguyên liệu: bảng câu hỏi, máy tính, phần<br /> mềm thu thập số liệu, máy in, máy siêu âm 2D<br /> và Doppler màu hiệu Philips (Viện tim TP.<br /> HCM).<br /> <br /> Dân số nghiên cứu<br /> <br /> Phương pháp xử lý và phân tích số liệu<br /> <br /> Cỡ mẫu<br /> <br /> Dân số mục tiêu<br /> Các bà mẹ mang thai từ 16 tuần đến 40 tuần<br /> đến siêu âm tim thai tại Viện Tim.<br /> <br /> Dân số nghiên cứu<br /> <br /> Chuyển số liệu file access sang file SPSS và<br /> xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.<br /> Sử dụng thống kê mô tả: Tính mối liên quan<br /> giữa biến độc lập và biến số phụ thuộc dựa vào<br /> <br /> Các bà mẹ mang thai từ 16 tuần đến 40 tuần<br /> <br /> các test kiêm định thống kê 2, Fisher’s Exact<br /> <br /> đến siêu âm tim thai tại Viện Tim có chẩn đoán<br /> <br /> Test, Logistic Regression. Sự liên quan giữa hai<br /> <br /> rối loạn nhịp tim.<br /> <br /> biến số có ý nghĩa thống kê khi giá trị p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2