intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rối loạn Tics (F95)

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Rối loạn Tics (F95)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, phân loại, nguyên nhân, chẩn đoán lâm sàng - cận lâm sàng, điều trị cấp cứu, điều trị ngoại trú, hướng dẫn chăm sóc tại nhà. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rối loạn Tics (F95)

  1. RỐI LOẠN TICS (F95) 1. ĐỊNH NGHĨA Rối loạn Tics là các cử động bất thường không đều nhịp, lặp lại, đột ngột, ngắt quãng, rập khuôn, thường vùng đầu và chi trên. Rối loạn này thường gặp ở trẻ thiếu niên. Trong rối loạn vận động ở trẻ em, rối loạn Tics chiếm khoảng 50%. 2. PHÂN LOẠI - Dựa vào đặc điểm lâm sàng có 3 loại: + Rối loạn Tics vận động: cử động kiểu giật cơ, không đều nhịp, lặp lại như nháy mắt, giật vùng mặt, đầu, cổ, vai… + Rối loạn Tics âm thanh: các âm thanh ngắt quãng, rập khuôn như tằng hắng, khạc, khụt khịt, các âm thanh lạ phát ra từ họng. + Rối loạn Tics phức tạp cả vận động và âm thanh. - Dựa vào thời gian và đặc điểm lâm sàng, có 3 loại: + Rối loạn Tics thoáng qua: các cử động bất thường xuất hiện một khoảng thời gian, hết, bị lại. Hết hẳn sau 1 năm. Gồm Tics vận động hoặc Tics âm thanh. + Rối loạn Tics vận động hoặc âm thanh mạn tính: kéo dài trên 1 năm, những đợt không bị Tics ngắn dưới 3 tháng. Gồm Tics vận động hoặc Tics âm thanh hoặc cả hai. + Hội chứng Tourette: rối loạn Tics vận động và âm thanh mạn tính. Thường có kèm rối loạn lo lắng, chú 225
  2. ý, học tập, hành vi chống đối… Đây được xem là tình huống nặng của rối loạn Tics nhưng không phải trẻ bị rối loạn Tics nào cũng trải qua. 3. NGUYÊN NHÂN - Nguyên nhân của rối loạn Tics chưa được biết rõ, được cho là đa yếu tố: + Gen: có dữ liệu cho thấy có thể di truyền trội, nhiều nghiên cứu về gen trong hội chứng Tourette, có ghi nhận một số gen như alpha-1 (COL27A1), CNTNAP2 và IMMP2L, HDC nhưng vẫn chưa có kết luận cụ thể. + Yếu tố môi trường. + Yếu tố gia đình. 4. CÁC CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT - Múa giật. - Giật cơ. - Các động tác rập khuôn. - Ám ảnh. - Giả Tics (tâm lý). - Thứ phát sau nhiễm trùng (PANDS: Paediatric Autoimmune Neuropsychiatric Disorder associated with Streptococcal infection). 5. CÁC RỐI LOẠN KẾT HỢP - OCD (Obsessive-compulsive disorder): 30-50%. 226
  3. - ADHD (Attention deficit hyperactivity disorder): 40-50%, 2-3 năm. - Rối loạn giấc ngủ. - Vấn đề học tập, hành vi. - Rối loạn nhân cách. 6. CẬN LÂM SÀNG - Không có cận lâm sàng đặc hiệu (kể cả điện não, CT scan não hay MRI não). - Chỉ định đo điện não đồ khi có tiền sử co giật: + Sốt co giật phức tạp. + Rối loạn ngôn ngữ. + Có biểu hiện nghi ngờ động kinh. 7. CHẨN ĐOÁN - Chẩn đoán bằng quan sát trực tiếp hoặc các đoạn ghi hình (video) do gia đình ghi lại. - Phân loại và đánh giá dựa trên thang điểm: YGTSS- Yale Global Tic Severity Scale from Yale Child Study Center. 8. XỬ TRÍ - Khuyến cáo mạnh: + Giải thích chính xác. + Theo dõi diễn tiến. + Xóa bỏ sự tưởng tượng. + Điều trị các vấn đề đi kèm. + Liệu pháp hành vi. 227
  4. - Một số thuốc có thể cân nhắc sử dụng đối với rối loạn Tics mạn tính hoặc hội chứng Tourette. + Haloperidol: 0,5-10 mg/ngày. + Risperidol: 0,5-16 mg/ngày. + Olanzapine: 2,5-20 mg/ngày. + Topiramate: 25-150 mg/ngày. + Baclofen: 10-60 mg/ngày. - Tics không có chỉ định nhập viện (ngoại trừ một vài trường hợp hội chứng Tourette và gia đình quá lo lắng). 9. HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC TẠI NHÀ - Nên: + Để trẻ thoải mái. + Ghi hình (quay video). + Ghi nhật ký tình trạng của trẻ. + Tạo môi trường sinh hoạt, học tập, vận động, giải trí phù hợp. + Tránh căng thẳng. - Không nên: + La mắng và yêu cầu trẻ ngừng. + Đánh hoặc hù dọa trẻ. - Theo dõi sự phát triển tâm vận của trẻ, các biểu hiện kết hợp. - Lưu giữ video các biểu hiện của trẻ, hồ sơ và nhật ký bệnh của trẻ. 228
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2