intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rối loạn tiêu hóa do hội chứng ruột kích thích

Chia sẻ: Secrets_1 Secrets_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

92
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hội chứng ruột kích thích cũng chính là bệnh đại tràng co thắt? - Đúng. Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn chức năng đường tiêu hóa. Hội chứng này được gọi dưới nhiều tên khác nhau: hội chứng đại tràng kích thích, bệnh đại tràng co thắt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rối loạn tiêu hóa do hội chứng ruột kích thích

  1. Rối loạn tiêu hóa do hội chứng ruột kích thích
  2. - Hội chứng ruột kích thích cũng chính là bệnh đại tràng co thắt? - Đúng. Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn chức năng đường tiêu hóa. Hội chứng này được gọi dưới nhiều tên khác nhau: hội chứng đại tràng kích thích, bệnh đại tràng co thắt... - Hội chứng ruột kích thích gây ra nhiều triệu chứng khác không liên quan đến tiêu hóa? - Đúng. Hội chứng ruột kích thích được nhận biết bằng tam chứng: đau bụng, chướng bụng, rối loạn thói quen đi cầu (táo bón hoặc tiêu chảy). Ngoài các triệu chứng trên, bệnh nhân còn có thể có các triệu chứng khác về tiết niệu, phụ khoa, thần kinh-cảm giác, tim mạch, hô hấp...
  3. - Chỉ cần dựa vào những triệu chứng trên, có thể chẩn đoán được bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích? - Sai. Vì đây là một rối loạn chức năng cho nên việc chẩn đoán cần loại trừ các nguyên nhân thực thể gây đau bụng và rối loạn đi cầu. - Có thể điều trị khỏi hẳn hội chứng ruột kích thích? - Sai. Việc điều trị có thể không làm dứt hẳn triệu chứng nhưng sẽ cải thiện tốt hơn chất lượng cuộc sống. Đây là một hội chứng thường hay tái phát. Bạn nên dùng Đại Tràng Bảo Nguyên để hỗ trợ điều trị. - Bên cạnh việc dùng thuốc, chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng ruột kích thích? - Đúng. Bệnh nhân có thể nhận biết các loại thức ăn nào thường “không dung nạp”, hay gây tiêu chảy và đau bụng (ví dụ như thức ăn nhiều dầu mỡ, rau sống, sữa tươi...) và tự họ đã hạn chế bớt các loại thức ăn đó. Tuy nhiên, cần hướng dẫn bệnh nhân không nên kiêng cữ quá mức vì có thể dẫn đến chán ăn và suy dinh dưỡng. Đối với trường hợp táo bón thường xuyên, cần khuyên bệnh nhân uống nhiều nước, ăn thêm chất xơ, rau quả tươi hoặc dùng thêm chất cám (15-20 g/ngày). Tránh các thức ăn khô, mắm, nhiều gia vị. Nên hoạt động thể lực, hạn chế ngồi nhiều một chỗ, tránh bớt các căng thẳng về thần kinh...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2