intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

RỪNG, GÃ DU TỬ TRÊN ĐẠI LỘ MÀU SẮC

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

60
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rừng là một tên tuổi quen thuộc trong giới văn nghệ và anh được nhắc đến như một họa sĩ hơn là một nhà văn hay nhà thơ, mặc dù anh cũng đã góp mặt trong văn học một số tác phẩm thơ và văn ký tên Kinh Dương Vương, Dung Nham và nhiều bút hiệu khác. ở đây tôi chỉ xin nói đến Nguyễn Tuấn Khanh (tên thật) - họa danh là Rừng. Ham thích hội họa từ lúc hãy còn rất nhỏ, cho nên sau này nhìn lại đời mình anh đã có cảm nghĩ rằng trời đất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: RỪNG, GÃ DU TỬ TRÊN ĐẠI LỘ MÀU SẮC

  1. RỪNG, GÃ DU TỬ TRÊN ĐẠI LỘ MÀU SẮC Rừng là một tên tuổi quen thuộc trong giới văn nghệ và anh được nhắc đến như một họa sĩ hơn là một nhà văn hay nhà thơ, mặc dù anh cũng đã góp mặt trong văn học một số tác phẩm thơ và văn ký tên Kinh Dương Vương, Dung Nham và nhiều bút hiệu khác. ở đây tôi chỉ xin nói đến Nguyễn Tuấn Khanh (tên thật) - họa danh là Rừng. Ham thích hội họa từ lúc hãy còn rất nhỏ, cho nên sau này nhìn lại đời mình anh đã có cảm nghĩ rằng trời đất hay còn gọi là định mệnh đã cho (hay bắt?) anh trở thành họa sĩ. Anh đã phải trốn gia đình để được đi học trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế. Và, nếu giải thích nhiều sự kiện,
  2. vấn đề theo thuyết định mệnh thì cái tên Rừng chính là sự báo trước cho một họa sĩ Rừng có quá nhiều bí ẩn, rắc rối của đám rừng âm u gai góc. Mặc dù anh giải thích rằng cái họa danh này là chữ thêm vào tên một người con gái, một người yêu mang tên một loài hoa. Rồi sau đó, cũng là một thứ định mệnh, tên người con gái đó phải được quên đi, nhường cho cái tên Rừng mang nhiều sắc thái tương phản, vừa hoang vu như khu rừng già ngàn năm vừa chằng chịt không lối không hàng của đám rừng non khó bước. Và đó cũng là tinh thần của những bức tranh của họa sĩ Rừng. Đây không phải là một bài nghiên cứu về họa sĩ Rừng, nên người viết không chia từng chặng đường sáng tác, mà chỉ nêu vài điều nổi bật trong chuỗi dài sáng tác của anh. Tôi muốn nhắc đến thời kỳ sáng tác của Rừng trước 1975 với những bức tranh gói ghém tư tưởng phản kháng chiến tranh pha trộn những thứ đam mê , khao khát tình yêu. Có lẽ vì quá cưu mang và tự trang bị cho mình sự dấn thân ở từng mảng đời trong sư phi lý và đầy kịch tính của xã hội nên tranh của Rừng thường dùng màu thật nóng, thật mạnh và thật nhiều hình tượng khiến cho những hình tượng ấy thiếu không gian để thở, khiến cho người xem cũng ngộp thở theo. Cùng với một số họa sĩ cùng thời, hay các họa sĩ trong hội Họa Sĩ Trẻ, mà anh là một thành viên, đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm khá thành công. ở mỗi cuộc triển lãm tranh của anh đều có sắc thái riêng biệt, rất Rừng, và nhất là sự thay đổi trong chiều hướng sáng tác. Điều đó chứng tỏ Rừng rất chịu khó tư duy, luôn đi tìm cái mới cho tác phẩm của mình. Anh quan niệm con đường sáng tạo về nghệ thuật
  3. của anh như một con đường tu tập có nhiều thời kỳ và trong mỗi thời kỳ đều có nguyên nhân nội tại cùng với sự đưa đẩy của cơ duyên. Nhưng theo tôi thì Rừng quả là một người gan dạ dám đem cuộc đời cũng như sự nghiệp của mình ra làm vật thử nghiệm . Từ một họa sĩ ảnh hưởng thật nhiều những họa sĩ Tây Phương như Van Goh, Gauguin, Cézanne, Dali, Picasso… anh đã thay đổi tư duy, cố gắng thoát ra để tìm thấy riêng mình. Người ta dễ dàng thấy sự mày mò tìm kiếm ấy qua những bức tranh anh gọi là Phiêu Du Mộng Tưởng - ánh sáng và Bóng tối đến Trên Tầng Thanh Khí và lần triển lãm này mang tên là Bát Quái hay còn gọi là Đen Trắng Đỏ. Những chủ đề đó nói lên được nỗi băn khoăn, day dứt kiếm tìm một sự “mới lạ“ cho tác phẩm của mình , cho dù sự “mới lạ“ ấy có được sự chấp nhận của giới thưởng ngoạn, giới phê bình hay không. Trong phương diện này Rừng quả là một tay kiện tướng. Thật vậy rất nhiều họa sĩ đã không dám làm, có lẽ vì họ không có gan từ bỏ những cái đã giúp họ thành danh, có lẽ vì muốn bán được tranh, hoặc có lẽ thật đơn giản nhất là họ không còn biết sáng tác gì hơn nữa. Trong chủ đề Bát Quái, Rừng muốn đưa triết lý Âm Dương trong Dịch vào hội họa một cách thật đậm nét qua ba màu đen trắng đỏ vì anh cho rằng: “...Dịch là biến động, đổi thay. Thay đổi liên tục, trở nên cái khác với cái đã có là bản chất của sự sáng tạo. Dịch là sáng tạo. Không biết có phải vì lẽ đó mà tôi nghĩ đến Âm Dương, đến Dịch đến Bát Quái...“ Những bức tranh ba màu đen trắng đỏ và vô số đường ngoằn ngoèo nhìn như đường biểu thị của cơn địa chấn hay những bức tranh cách tân
  4. các hình Bát Quái khiến cho người xem có cảm giác nôn nao như đang chờ đợi một niềm vui nào đó sắp đến với mình. Đặng PHú Phong (ghi chép)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2