intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sẵn sàng cho kỳ thi THPT quốc gia – Lý thuyết bảng

Chia sẻ: Le Huutuan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

15
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu cung cấp các thông tin về lý thuyết bảng; các phương pháp làm bài; cấu trúc đề thi; phương pháp làm bài hiệu quả; các phương pháp học tập và rèn luyện giúp các quyết các đề thi trong kì thi THPTQG một cách dễ dàng với thành tích như mong đợi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sẵn sàng cho kỳ thi THPT quốc gia – Lý thuyết bảng

  1. Các em học sinh thân mến! Google.com với các từ khóa “tài liệu, ôn thi THPT QG, bài tập hay và khó, chọn lọc, … môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh …”, chưa đến 1 phút các em sẽ nhận được hàng nghìn kết quả. Hay đơn giản hơn, lọc từ kho thư viện gần 700.000 bài tập với chức năng tìm kiếm và tra ID trên moon.vn các em cũng có thể có được bài tập, hay file tài liệu mình mong muốn. Thao tác dễ dàng, đơn giản mà lại có được quá nhiều kết quả; nhưng chính cái quá nhiều đó lại làm các em khó khăn trong việc chọn được tài liệu đúng với mình muốn, hay chỉ là một tài liệu chuẩn, có “độ tin cậy cao” mà không phải in ra, làm. Để rồi mất tiền, mất công, mất sức mà lại không ưng ý, bỏ đi. Bởi với sự phát triển của internet, ai cũng có thể dễ dàng upload hay download và không phải ai cũng upload tài liệu chất lượng, dẫn đến sự tràn lan, không kiểm soát và cuối cùng là bão hòa. Quá nhiều!. Moon.vn – trang luyện thi trực tuyến, với uy tín hơn 10 năm hoạt động, chúng tôi đã, đang và tiếp tục xây dựng kho thư viện bài tập khổng lồ, đảm bảo về số lượng, chất lượng và “độ tin cậy cao”. Cùng với các giải pháp công nghệ giúp các em quản lí được kho học liệu của mình, tối ưu việc học. Tiếp nối thành công chung của các series – bộ tài liệu “sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc Gia” trong chương trình lớn chia sẻ tài liệu, TEAM HÓA HỌC moon.vn xin giới thiệu đến các bạn học sinh series đặc biệt – tag lý thuyết bảng – một nội dung quan trọng trong chương trình ôn thi THPT Quốc Gia môn hóa. Series gồm có lịch sử của tag qua các kì thi do bộ giáo dục tổ chức, phương pháp giải và bình luận, sau đó là các bài tập vận dụng – tự rèn luyện thêm. Đây là phiên bản online, tối ưu và nâng cấp từ giải pháp moonbooks, thay vì gõ ID và tra cứu trên moon.vn, các em chỉ cần click vào dòng “bấm vào đây để xem đáp án chi tiết …“ Ban biên tập bộ tài liệu xin gửi lời cảm ơn đến đội ngũ biên soạn gồm Thạc sĩ – Thầy Nguyễn Anh Tuấn (chủ biên), Thạc sĩ – Thầy Đỗ Bá Đại, cô Nguyễn Đăng Thị Quỳnh, anh Phạm Hùng Vương. Bên cạnh đó là giúp đỡ, hỗ trợ rất nhiều về chuyên môn của Tiến sĩ – Thầy Nguyễn Văn Hải, anh Trần Văn Hiền cùng đội ngũ smod hóa moon.vn. Mặc dù đã rất cố gắng và hết sức cẩn thận trong việc chọn lọc, biên tập, kiểm duyệt và viết lời giải, nhưng do tính khách quan và nhu cầu các bạn đọc nên tài liệu được biên tập trong thời gian có hạn, lỗi sai và sự thiếu sót là điều khó tránh khỏi. Rất mong nhận được sự đồng cảm của bạn đọc và nhóm chúng tôi thực sự hi vọng nhận được các ý kiến phản hồi, đóng góp của quý đọc giả mọi miền mọi lúc mọi nơi. Các bạn đã “sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc Gia”? Hãy đồng hành cùng chúng tôi – Moon.vn – Học để khẳng định mình.!
  2. LÝ THUYẾT BẢNG Lý thuyết bảng là dạng câu hỏi lý thuyết ở mức độ vận dụng (mức độ 3) trong đề thi THPT Quốc Gia. Dấu hiệu nhận biết khá đơn giản là có một bảng kết quả ghi lại tính chất hay các kết quả, hiện tượng khi tiến hành các thí nghiệm, … Đây là dạng câu hỏi rất hay, tổng hợp nhiều kiến thức, yêu cầu thí sinh không chỉ nắm chắc lí thuyết và còn phải biết vận dụng, dùng tư duy, suy luận logic để tìm ra nhanh và đúng kết quả. Đương nhiên, đấy là mặt bằng chung, còn lại, khó hay dễ hay thế nào thì còn tùy thuộc vào từng năm, từng đề và đối với từng thí sinh nữa. Rõ hơn, hãy cùng “sẵn sàng cho kỳ thi THPT Quốc Gia” điểm lại lịch sử dạng câu hỏi lí thuyết bảng.! Kỳ thi THPT Quốc Gia bắt đầu từ năm 2015, năm đầu tiên thực hiện kỳ thi mới, đương nhiên tâm điểm và mọi chú ý sẽ đến từ đề minh họa mở màn của Bộ giáo dục. Tuy nhiên, đọc từ 1 đến 40 rồi từ 40 lùi lại 1, các bạn sẽ không thấy sự xuất hiện của câu lý thuyết bảng đâu cả? Nhưng, đề thi chính thức năm 2015 lại có nhé.! Ở mã đề 357 chính là câu số 30, các bạn ấn vào ID câu hỏi dưới hoặc link xanh cuối bài để xem lời giải chi tiết và tham gia thảo luận nhé.! [ID = 405186]: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, Z, T và Q. Chất X Y Z T Q Thuốc thử không đổi không đổi không đổi không đổi không đổi Quỳ tím màu màu màu màu màu Dung dịch AgNO3/NH3, không có kết không có không có Ag↓ Ag↓ đun nhẹ tủa kết tủa kết tủa Cu(OH)2 dung dịch dung dịch Cu(OH)2 Cu(OH)2 Cu(OH)2, lắc nhẹ không tan xanh lam xanh lam không tan không tan không có không có không có không có Nước brom kết tủa trắng kết tủa kết tủa kết tủa kết tủa Các chất X, Y, Z, T và Q lần lượt là A. Anilin, glucozơ, glixerol, anđehit fomic, metanol. B. Glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol, axetanđehit. C. Phenol, glucozơ, glixerol, etanol, anđehit fomic. D. Fructozơ, glucozơ, axetanđehit, etanol, anđehit fomic. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 405186] Còn các năm trước đó thì sao? Như kết quả biên tập được thì các kì thi đại học các khối A, B các năm trước đó, chỉ duy nhất năm 2014, thi ĐH khối B có xuất hiện như sau: Biên soạn: Ths. Nguyễn Anh Tuấn – Nguyễn Đăng Thị Quỳnh 3
  3. ☆ Tag hóa học – Lý thuyết bảng Moon.vn Học để khẳng định mình [ID = 395385]: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau: Chất X Y Z T Nhiệt độ sôi (oC) 182 184 – 6,7 – 33,4 pH (dung dịch nồng độ 0,001M) 6,48 7,82 10,81 10,12 Nhận xét nào sau đây đúng? A. T là C6H5NH2. B. Y là C6H5OH. C. Z là CH3NH2. D. X là NH3. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 395385] Có vẻ như đây là khởi đầu của dạng câu hỏi lý thuyết bảng chăng? Bởi từ đó, 2016 đến nay, lý thuyết bảng trở thành một câu hỏi không năm nào không có trong đề từ minh họa, thử nghiệm, tham khảo đến chính thức. Xin nhắc lại, năm nào cũng có và là câu hỏi ở mức độ vận dụng nhé.! Hãy cùng “sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc Gia 2019” điểm lại:  Năm 2016: Bộ không ra đề minh họa, đề chính thức có câu 49 mã 136. [ID = 599734]: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Dung dịch I2 Có màu xanh tím Y Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím Z Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng T Nước Br2 Kết tủa trắng Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là: A. Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ. B. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ. C. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin. D. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, anilin. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 599734]  Năm 2017: Trong đề minh họa, là câu số 36: [ID = 536958]: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng T Quỳ tím Quỳ tím chuyển màu xanh Y Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng X, Y Cu(OH)2 Dung dịch xanh lam Z Nước brom Kết tủa trắng Các chất X, Y, Z, T lần lượt là A. Saccarozơ, glucozơ, anilin, etylamin. B. Saccarozơ, anilin, glucozơ, etylamin. C. Anilin, etylamin, glucozơ, saccarozơ. D. Etylamin, glucozơ, saccarozơ, anilin. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 536958] 4 Tìm hiểu thêm bài tập tại tag: https://moon.vn/tag/o-bang-3
  4. Moon.vn Bộ tài liệu: “Sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc Gia“ – Series HÓA HỌC Học để khẳng định mình  Năm 2017: Trong đề thử nghiệm, là câu số 33: [ID = 627543]: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thí nghiệm Hiện tượng X Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím Đun nóng với dung dịch NaOH (loãng, dư), để nguội. Tạo dung dịch màu xanh Y Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4 lam Đun nóng với dung dịch NaOH loãng (vừa đủ). Thêm Z Tạo kết tủa Ag tiếp dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng T Tác dụng với dung dịch I2 loãng Có màu xanh tím Các chất X, Y, Z, T lần lượt là A. Lòng trắng trứng, triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột. B. Triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột, lòng trắng trứng. C. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, vinyl axetat. D. Vinyl axetat, lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 627543] Kỳ thi THPT Quốc Gia 2017 cũng có nhiều thay đổi lớn, ngoài môn Toán thi trắc nghiệm ra, còn là sự thay đổi về số lượng đề: 24 mã đề khác nhau được đảo từ 04 mã đề gốc. Và đương nhiên, lý thuyết bảng chúng ta đang nhắc đến rõ là mỗi mã đề có một câu với mức độ tương đương nhau rồi:  Năm 2017: đề chính thức mã 201, là câu số 75: [ID = 578140]: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Quỳ tím Chuyển màu hồng Y Dung dịch I2 Có màu xanh tím Z Dung dịch AgNO3 trong NH3 Kết tủa Ag T Nước brom Kết tủa trắng Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là: A. Axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozơ. B. Axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin. C. Axit glutamic, glucozơ, tinh bột, anilin. D. Anilin, tinh bột, glucozơ, axit glutamic. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 578140] Biên soạn: Ths. Nguyễn Anh Tuấn – Nguyễn Đăng Thị Quỳnh 5
  5. ☆ Tag hóa học – Lý thuyết bảng Moon.vn Học để khẳng định mình  Năm 2017: đề chính thức mã 202, là câu số 74: [ID = 635300]: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Dung dịch AgNO3 trong NH3 Kết tủa Ag Y Quỳ tím Chuyển màu xanh Z Cu(OH)2 Màu xanh lam T Nước brom Kết tủa trắng Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là: A. Anilin, glucozơ, lysin, etyl fomat. B. Glucozơ, lysin, etyl fomat, anilin. C. Etyl fomat, anilin, glucozơ, lysin. D. Etyl fomat, lysin, glucozơ, anilin. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 635300]  Năm 2017: đề chính thức mã 203, là câu số 75: [ID = 616310]: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Quỳ tím Chuyển màu xanh Y Dung dịch I2 Có màu xanh tím Z Cu(OH)2 Có màu tím T Nước brom Kết tủa trắng Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là A. Etylamin, hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin. B. Anilin, etylamin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột. C. Etylamin, hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng. D. Etylamin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột, anilin. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 616310]  Năm 2017: đề chính thức mã 204, là câu số 69: [ID = 697475]: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Quỳ tím Chuyển màu đỏ Y Dung dịch AgNO3 trong NH3 Kết tủa Ag Z Dung dịch I2 Có màu xanh tím T Cu(OH)2 Có màu tím Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là: A. Glucozơ, lòng trắng trứng, hồ tinh bột, axit axetic. B. Axit axetic, glucozơ, hồ tinh bột, lòng trắng trứng. C. Axit axetic, hồ tinh bột, glucozơ, lòng trắng trứng. D. Axit axetic, glucozơ, lòng trắng trứng, hồ tinh bột. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 697475] 6 Tìm hiểu thêm bài tập tại tag: https://moon.vn/tag/o-bang-3
  6. Moon.vn Bộ tài liệu: “Sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc Gia“ – Series HÓA HỌC Học để khẳng định mình  Năm 2018: đề tham khảo, là câu số 68: [ID = 628408]: Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z và T. Kết quả được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng Y Quỳ tím Quỳ chuyển sang màu xanh X, Z Dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng Tạo kết tủa Ag T Nước brom Kết tủa trắng Z Cu(OH)2 Tạo dung dịch màu xanh lam Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là: A. Etyl fomat, lysin, glucozơ, phenol. B. Etyl fomat, lysin, glucozơ, axit acrylic. C. Glucozơ, lysin, etyl fomat, anilin. D. Lysin, etyl fomat, glucozơ, anilin. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 628408]  Năm 2018: đề chính thức mã 201, là câu số 71: [ID = 672974]: Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau: Chất Thuốc thử Hiện tượng X Cu(OH)2 Tạo hợp chất màu tím Y Dung dịch AgNO3 trong NH3 Tạo kết tủa Ag Z Nước brom Tạo kết tủa trắng Các chất X, Y, Z lần lượt là A. Gly-Ala-Gly, etyl fomat, anilin. B. Gly-Ala-Gly, anilin, etyl fomat. C. Etyl fomat, Gly-Ala-Gly, anilin. D. Anilin, etyl fomat, Gly-Ala-Gly. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 672974]  Năm 2018: đề chính thức mã 202, là câu số 71: [ID = 672624]: Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau: Chất Thuốc thử Hiện tượng X Quỳ tím Quỳ tím chuyển màu xanh Y Dung dịch AgNO3 trong NH3 Tạo kết tủa Ag Z Nước brom Tạo kết tủa trắng Các chất X, Y, Z lần lượt là A. Anilin, glucozơ, etylamin. B. Etylamin, glucozơ, anilin. C. Etylamin, anilin, glucozơ. D. Glucozơ, etylamin, anilin. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 672624] Biên soạn: Ths. Nguyễn Anh Tuấn – Nguyễn Đăng Thị Quỳnh 7
  7. ☆ Tag hóa học – Lý thuyết bảng Moon.vn Học để khẳng định mình  Năm 2018: đề chính thức mã 203, là câu số 61: [ID = 673466]: Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau: Chất Thuốc thử Hiện tượng X Dung dịch I2 Có màu xanh tím Y Dung dịch AgNO3 trong NH3 Tạo kết tủa Ag Z Nước brom Tạo kết tủa trắng Các chất X, Y, Z lần lượt là A. Tinh bột, anilin, etyl fomat. B. Etyl fomat, tinh bột, anilin. C. Tinh bột, etyl fomat, anilin. D. Anilin, etyl fomat, tinh bột. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 673466]  Năm 2018: đề chính thức mã 204, là câu số 71: [ID = 673122]: Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau: Chất Thuốc thử Hiện tượng X Quỳ tím Quỳ tím chuyển màu hồng Y Dung dịch AgNO3 trong NH3 Tạo kết tủa Ag Z Nước brom Tạo kết tủa trắng Các chất X, Y, Z lần lượt là A. Etyl fomat, axit glutamic, anilin. B. Axit glutamic, etyl fomat, anilin. C. Anilin, etyl fomat, axit glutamic. D. Axit glutamic, anilin, etyl fomat. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 673122] 8 Tìm hiểu thêm bài tập tại tag: https://moon.vn/tag/o-bang-3
  8.  PHƯƠNG PHÁP GIẢI  Yêu cầu đầu tiên là nắm chắc + vững các lý thuyết. Sau đó, để giải nhanh, chúng ta cần tư duy suy luận, loại trừ, biết dựa vào các hiện tượng, kết quả đặc biệt; cùng với đó là kết hợp quan sát liên tục 4 đáp án để đưa ra lựa chọn nhanh nhất có thể. Ở dạng này, không nhất thiết phải biết toàn bộ các hiện tượng hay kết quả, mà đôi lúc, với một chút xử lí “thông minh, linh hoạt” các bạn có thể chỉ cần dựa vào 1 hay 2 ô bảng mà mình biết để luận ra cực nhanh đáp án.! Thật vậy? Hãy tự mình tìm câu trả lời hay thảo luận cùng các bạn học khác qua các ID bài tập tương tự vận dụng dưới đây.! NHƯNG trước đó, hãy cùng “sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc Gia” điểm qua một số hiện tượng hay kết quả thí nghiệm quan trọng, hay xuất hiện ở dạng lý thuyết bảng này.  01. Thuốc thử giấy quỳ tím: là giấy có tẩm dung dịch etanol hoặc nước với chất màu tách từ rễ cây địa y (ngành thực vật cộng sinh giữa tảo và nấm) Roccella và Dendrographa, có màu gốc ban đầu là màu tím (nên còn được gọi là giấy quỳ tím), được sử dụng trong ngành hóa học để thử, kiểm nghiệm độ pH. Khi nhúng mảnh giấy quỳ vào dung dịch, nếu màu giấy quỳ giữ nguyên màu tím thì dung dịch đó trung tính, nếu ngả sang màu xanh thì dung dịch đó mang tính kiềm, nếu chuyển sang màu đỏ thì dung dịch đó mang tính axit. Thông qua các ví dụ trên, các bạn có thể tự mình lưu lại các trường hợp như sau:  Không làm quỳ tím đổi màu: các ancol, phenol, anilin, các cacbohiđrat, các este như etyl fomat, vinyl axetat, các amino axit như Glyxin, Alanin, Valin, …  Làm quỳ tím chuyển màu đỏ (hoặc hồng): axit axetic, axit glutamic, …  Làm quỳ tím chuyển màu xanh: NH3, các amin như metylamin, etylamin, … amino axit như Lysin, Biên soạn: Ths. Nguyễn Anh Tuấn – Nguyễn Đăng Thị Quỳnh 9
  9. ☆ Tag hóa học – Lý thuyết bảng Moon.vn Học để khẳng định mình  02. Thuốc thử brom: brom là một halogen ở thể lỏng, màu nâu đỏ. Brom ít tan trong nước. Hơi brom rất độc. Trong hóa hữu cơ, brom có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp hữu cơ. Khả năng phản ứng của brom ở mỗi trạng thái, mỗi điều kiện lại cho những sản phẩm khác nhau. Ở chương trình THPT và phân dạng lý thuyết bảng ta chỉ xét một số trạng thái và phản ứng sau:  Nước brom (brom trong dung môi nước):  Trong dung dịch nước, một phần Br2 tự oxi hóa khử sinh ra HBr và HBrO theo phản ứng sau đây:  Br2 + H 2O   HBr + HBrO.  Chính HBrO sinh ra sẽ đóng vai trò như một chất oxi hóa, oxi hóa các hợp chất có tính khử như chức –CHO sẽ bị oxi hóa thành axit cacboxylic tương ứng (phản ứng xảy ra ngay điều kiện thường):   CHO    COOH + O Quen thuộc là phản ứng của glucozơ tác dụng với nước brom: Glucozơ Axit gluconic  Phản ứng thế vào nhân benzen của phenol và anilin hoặc các dạng hợp chất C6H5-O-R. Brom phản ứng vừa đủ với phenol hoặc anilin ở điều kiện thường đều cho kết tủa trắng. Phản ứng này dùng để nhận biết phenol và anilin: 10 Tìm hiểu thêm bài tập tại tag: https://moon.vn/tag/o-bang-3
  10. Moon.vn Bộ tài liệu: “Sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc Gia“ – Series HÓA HỌC Học để khẳng định mình Đặc biệt, trong vấn đề đang xét, các em cần hiểu rõ và phân biệt được nước brom và dung dịch brom. Làm rõ vấn đề này, các em hãy đọc các phân tích sau của smod Trần Văn Hiền: • Khái niệm dung dịch chúng ta đã được học từ năm lớp 8, là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. Brom là một halogen ở thể lỏng, đun nóng sẽ bay hơi (hơi brom), tan ít trong nước, tan tốt trong các dung môi hữu cơ như CCl4 (chú ý: dung dịch Br2/CCl4 được dùng nhiều trong hữu cơ). • Dung dịch brom trong nước (nước brom) có tính oxi hóa của HBrO, do đó oxi hóa được chức anđehit –CHO thành –COOH, còn trong dung môi CCl4 thì không chuyển được. Vậy ở chương trình phổ thông: – Khi nói "nước brom" tức là brom trong dung môi nước. – Khi nói "dung dịch brom" thì dung môi nước nay CCl4 đều được. Trong những trường hợp cần thiết thì phải ghi rõ dung môi để học sinh không hiểu nhầm.  03. Thuốc thử dung dịch I2: là dung dịch có màu vàng, khi tương tác với hồ tinh bột sẽ tạo thành màu xanh tím đặc trưng → dùng để nhận biết hồ tinh bột.  Giải thích: phân tử tinh bột có tạo mạch ở dạng xoắn có lỗ rỗng (giống như lò xo): → các phân tử iot có thể chui vào và bị hấp phụ, tạo “hợp chất” màu xanh tím.  04. Cu(OH)2: chú ý đây là một kết tủa màu xanh. Có khá nhiều tính chất và phản ứng với Cu(OH)2 được sử dụng trong phần lý thuyết bảng này.! Phổ biến như: • a. Phản ứng hòa tan Cu(OH)2: đây là tính chất của ancol đa chức, có ít nhất 2 nhóm OH liền kề, khi tác dụng với Cu(OH)2 sẽ hòa tan và tạo dung dịch màu xanh lam đặc trưng.  Sơ đồ: 2X (ancol đa chức) + Cu(OH)2 → phức tan + 2H2O.  Các phản ứng của các chất thường gặp:  Phản ứng của etylen glicol:  Phản ứng của glixerol: Đồng(II) glixerat Dung dịch màu xanh lam Biên soạn: Ths. Nguyễn Anh Tuấn – Nguyễn Đăng Thị Quỳnh 11
  11. ☆ Tag hóa học – Lý thuyết bảng Moon.vn Học để khẳng định mình  Phản ứng của glucozơ và fructozơ:  Phản ứng của saccarozơ: • b. Phản màu biure Cu(OH)2: trong môi trường kiềm, các peptit (mạch hở) chứa từ 3 gốc amino axit trở lên có phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành hợp chất màu tím. Các đipeptit không có tính chất này. Thường xuất hiện trong các ví dụ trên là các tripeptit như Gly-Ala-Val, ... hay lòng trắng trứng, protein,…  05. Phản ứng với AgNO3/NH3: có 2 phản ứng quen thuộc mà ta biết ở chương trình THPT như sau: • phản ứng thế của ankin có liên kết ba đầu mạch (chứa –C≡CH). • phản ứng tráng bạc của anđehit. Ở dạng lý thuyết bảng chúng ta xét chủ yếu đến phản ứng tráng bạc và suy rộng ra ngoài anđehit là các chất chứa nhóm –CHO dạng RCHO như sau:  Với R là gốc ankyl thì đấy chính là trường hợp của các anđehit: Ví dụ: Anđehit axetic + AgNO3/NH3 (to) Ví dụ: Anđehit fomic + AgNO3/NH3 (to) Ví dụ: Anđehit oxalic + AgNO3/NH3 (to)  Với R là HO thì đây là HCOOH (axit fomic) axit cacboxylic duy nhất có khả năng tráng bạc:  Phức tạp hơn chút, R dạng R’O thì đây là dạng este: ankyl fomat. AgNO /NH Ví dụ: Etyl fomat: 1HCOOC2H5  3 3 2Ag↓. 12 Tìm hiểu thêm bài tập tại tag: https://moon.vn/tag/o-bang-3
  12. Moon.vn Bộ tài liệu: “Sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc Gia“ – Series HÓA HỌC Học để khẳng định mình  Phức tạp hơn nữa là trường hợp gốc R của glucozơ và fructozơ: Trường hợp của glucozơ được biểu diễn bằng sơ đồ phản ứng sau: Trường hợp của fructozơ đặc biệt hơn: trong môi trường kiềm của dung dịch amoniac, fructozơ chuyển hóa thành glucozơ và chính glucozơ có phản ứng tráng bạc: Biên soạn: Ths. Nguyễn Anh Tuấn – Nguyễn Đăng Thị Quỳnh 13
  13. ☆ Tag hóa học – Lý thuyết bảng Moon.vn Học để khẳng định mình  BÀI TẬP VẬN DỤNG - TỰ RÈN LUYỆN THÊM  Câu 1. Các hợp chất X, Y, Z (mạch hở, bền ở điều kiện thường) có cùng công thức phân tử C3H6O. Một số kết quả thí nghiệm với các chất trên được liệt kê ở bảng sau (Dấu – là không tác dụng). Chất X Y Z Thuốc thử Na H2  – – AgNO3 (trong dung dịch NH3, to) – Ag  – Phát biểu nào sau đây sai? A. X là ancol anlylic. B. Z là axit cacboxylic. C. Y là anđehit propionic. D. X có phản ứng cộng Br2. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 541516] Câu 2. Các hợp chất E, T, G (mạch hở, bền ở điều kiện thường) có cùng công thức phân tử C2H4O2. Một số kết quả thí nghiệm với các chất trên được liệt kê ở bảng sau (Dấu – là kết quả chưa thí nghiệm). Chất E T G Thuốc thử NaHCO3 – CO2  – Na H2  – – AgNO3 (trong dung dịch NH3, to) Ag  – – Phát biểu nào sau đây đúng? A. Công thức của E là HOCH2CHO. B. G là axit cacboxylic. C. Công thức của T là HCOOCH3. D. T có lực axit yếu hơn axit cacbonic. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 541517] Câu 3. Các dung dịch chứa từng chất riêng biệt: axit fomic, axit axetic, axit acrylic được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z. Một số kết quả thí nghiệm được ghi lại ở bảng sau. Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng Y AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng Tạo kết tủa trắng bạc Z Nước brom Mất màu nước brom Dung dịch chứa axit fomic, axit axetic, axit acrylic được kí hiệu tương ứng là A. Y, X, Z. B. X, Y, Z. C. Y, Z, X. D. Z, Y, X. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 541664] 14 Tìm hiểu thêm bài tập tại tag: https://moon.vn/tag/o-bang-3
  14. Moon.vn Bộ tài liệu: “Sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc Gia“ – Series HÓA HỌC Học để khẳng định mình Câu 4. Một số kết quả thí nghiệm về hai hợp chất hữu cơ X, Y (mạch hở, có cùng công thức phân tử C3H6O2) được ghi lại ở bảng sau. Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X, Y Na Giải phóng khí H2 X Dung dịch NaHCO3 Giải phóng khí CO2 Y AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng Tạo kết tủa trắng bạc Phát biểu nào sau đây là sai? A. X là axit propionic. B. Y là hợp chất tạp chức. C. Y là anđehit no, hai chức. D. X tạo được liên kết hiđro với nước. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 541685] Câu 5. Các dung dịch chứa từng chất riêng biệt: axit axetic, phenol (C6H5OH), anđehit axetic, ancol etylic được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Một số kết quả thí nghiệm với các dung dịch trên được ghi lại ở bảng sau. Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng Y AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng Tạo kết tủa bạc X Nước Br2 Tạo kết tủa trắng T NaHCO3 Có bọt khí bay ra Dung dịch axit axetic, phenol, anđehit axetic, ancol etylic được kí hiệu tương ứng là A. T, X, Y, Z. B. X, Y, Z, T. C. Y, T, Z, X. D. T, Z, Y, X. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 541753] Câu 6. Các dung dịch chứa từng chất riêng biệt: axit fomic, o-crezol, axit acrylic, glixerol được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Một số kết quả thí nghiệm với các dung dịch trên được ghi lại ở bảng sau. Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng Z AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng Tạo kết tủa trắng bạc T Nước Br2 Tạo kết tủa trắng X Dung dịch NaHCO3 Có bọt khí bay ra Phát biểu nào sau đây là đúng? A. T chứa axit fomic. B. Z chứa axit acrylic. C. X chứa o-crezol. D. Y chứa glixerol. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 541757] Câu 7. Các chất HCOOH, C2H5OH, CH3COOH, CH3CHO được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T với nhiệt độ sôi được ghi trong bảng sau: Chất X Y Z T Nhiệt độ sôi, oC 78 21 118 100 Nhận xét nào sau đây đúng? A. Y là C2H5OH. B. T là HCOOH. C. X là CH3COOH. D. Z là CH3CHO. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 541788] Biên soạn: Ths. Nguyễn Anh Tuấn – Nguyễn Đăng Thị Quỳnh 15
  15. ☆ Tag hóa học – Lý thuyết bảng Moon.vn Học để khẳng định mình Câu 8. Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số bốn chất sau: C2H5OH, NH3, C6H5OH (phenol), CH3COOH và các tính chất được ghi trong bảng sau: Chất X Y Z T Nhiệt độ sôi, oC 118 – 33 78 184 pH (dung dịch nồng độ 0,1 mol/L) 2,9 11,1 7,0 5,4 Nhận xét nào sau đây đúng? A. T là C6H5OH. B. Z là CH3COOH. C. Y là C2H5OH. D. X là NH3. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 541789] Câu 9. Các hợp chất E, T, G (mạch hở, bền ở điều kiện thường) có cùng công thức phân tử C2H4O2. Một số kết quả thí nghiệm với các chất trên với các thuốc thử được liệt kê ở bảng sau (dấu  là có phản ứng, dấu  là không tác dụng). Chất E T G Thuốc thử Dung dịch NaHCO3    Na –  + Dung dịch AgNO3 (NH3, to)    Phát biểu nào sau đây là đúng? A. E là HOCH2CHO. B. G là axit axetic. C. T có lực axit yếu hơn axit cacbonic. D. E có nhiệt độ sôi thấp hơn T. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 565594] Câu 10. Các dung dịch: saccarozơ, hồ tinh bột, glucozơ được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z. Một số kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X I2 Có màu xanh tím Y Cu(OH)2 Có màu xanh lam Z AgNO3 (trong dung dịch NH3, to) Kết tủa Ag Các dung dịch ban đầu tương ứng với các kí hiệu là A. X, Y, Z. B. Z, X, Y. C. Y, Z, X. D. Y, X, Z. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 567367] 16 Tìm hiểu thêm bài tập tại tag: https://moon.vn/tag/o-bang-3
  16. Moon.vn Bộ tài liệu: “Sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc Gia“ – Series HÓA HỌC Học để khẳng định mình Câu 11. Các dung dịch: fructozơ, phenol, glixerol. Một số kết quả thí nghiệm được liệt kê ở bảng sau (Dấu + là có phản ứng, dấu  là không tác dụng). Dung dịch E T G Thuốc thử Nước Br2    Dung dịch AgNO3 (NH3, t ) o    Kí hiệu các dung dịch fructozơ, phenol, glixerol lần lượt là A. T, G, E. B. G, E, T. C. T, E, G. D. E, T, G. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 567369] Câu 12. Các chất saccarozơ, glucozơ, triolein, glixerol được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Ở điều kiện thường, X và Y ở thể rắn, Z và T ở thể lỏng. Một số kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau Thuốc thử Mẫu thử Hiện tượng AgNO3 (trong dung dịch NH3, đun nóng) X Kết tủa Ag Na kim loại Z Có bọt khí Nhận xét đúng là A. Y là saccarozơ. B. X là glixerol. C. T là glucozơ. D. Z là triolein. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 567380] Câu 13. Cho các chất rắn: tristearin, glucozơ, saccarozơ, axit oxalic được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Một kết quả thí nghiệm được ghi lại ở bảng sau (dấu – là không phản ứng hoặc không hiện tượng). Chất Tính tan trong nước Tiếp xúc với quỳ tím ẩm Phản ứng tráng bạc X Dễ tan – – Y Dễ tan Quỳ tím hóa đỏ – Z Không tan – – T Dễ tan – Ag  Các chất tristearin, glucozơ, saccarozơ, axit oxalic được kí hiệu tương ứng là A. X, T, Y, Z. B. Y, T, Z, X. C. Z, T, X, Y. D. T, X, Z, Y. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 567381] Câu 14. Các dung dịch: etanol, glucozơ, glixerol và hồ tinh bột được kí hiệu ngẫu nhiên là E, T, G và Q. Một số kết quả thí nghiệm được ghi lại ở bảng dưới đây. Tác nhân phản ứng Chất tham gia phản ứng Hiện tượng AgNO3 (NH3, đun nóng) Q Kết tủa trắng bạc Cu(OH)2 (lắc nhẹ) E, Q Dung dịch xanh lam I2 T Màu xanh tím Các dung dịch: etanol, glucozơ, glixerol và hồ tinh bột được kí hiệu tương ứng là A. E, T, Q, G. B. T, E, G, Q. C. G, Q, E, T. D. Q, T, E, G. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 567411] Biên soạn: Ths. Nguyễn Anh Tuấn – Nguyễn Đăng Thị Quỳnh 17
  17. ☆ Tag hóa học – Lý thuyết bảng Moon.vn Học để khẳng định mình Câu 15. Các chất sau: phenol (C6H5OH), tristearin, saccarozơ được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z. Một số tính chất vật lí được ghi trong bảng sau: Chất X Y Z Nhiệt độ nóng chảy, oC 185 43 54-73 Tính tan trong nước ở 25oC Tan tốt Ít tan Không tan Nhận xét nào sau đây là sai? A. Dung dịch X hòa tan Cu(OH)2. B. X có phản ứng với nước brom. C. Y tan nhiều trong nước nóng. D. Thủy phân Z thu được glixerol. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 567412] Câu 16. Các dung dịch axit glutamic, anilin, metylamin, glyxin được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Một số kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau. Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Nước brom Kết tủa trắng Y Quỳ tím Không đổi màu T Phenolphtalein Chuyển màu hồng Kí hiệu các dung dịch axit glutamic, anilin, metylamin, glyxin lần lượt là A. T, Y, X, Z. B. X, Y, Z, T. C. Y, Z, T, X. D. Z, X, T, Y. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 572747] Câu 17. Các dung dịch lysin, anilin, alanin, glucozơ được kí hiệu ngẫu nhiên là E, T, G, Q. Một số kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau. Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng o E AgNO3 (trong dung dịch NH3, t ) Kết tủa Ag T Nước brom Kết tủa trắng G Phenolphtalein Chuyển màu hồng Kí hiệu các dung dịch lysin, anilin, alanin, glucozơ lần lượt là A. E, T, G, Q. B. G, T, Q, E. C. T, E, Q, G. D. Q, G, E, T. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 572749] Câu 18. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Quỳ tím Chuyển màu hồng Y Dung dịch I2 Có màu xanh tím Z Dung dịch AgNO3 trong NH3 Kết tủa Ag T Nước brom Kết tủa trắng Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là A. Axit glutamic, hồ tinh bột, anilin, glucozơ. B. Axit glutamic, hồ tinh bột, glucozơ, anilin. C. Axit glutamic, glucozơ, hồ tinh bột, anilin. D. Anilin, hồ tinh bột, glucozơ, axit glutamic. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 578140] 18 Tìm hiểu thêm bài tập tại tag: https://moon.vn/tag/o-bang-3
  18. Moon.vn Bộ tài liệu: “Sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc Gia“ – Series HÓA HỌC Học để khẳng định mình Câu 19. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Dung dịch AgNO3 trong NH3 Kết tủa Ag Y Quỳ tím Chuyển màu xanh Z Cu(OH)2 Màu xanh lam T Nước brom Kết tủa trắng Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là A. Anilin, glucozơ, lysin, etyl fomat. B. Glucozơ, lysin, etyl fomat, anilin,. C. Etyl fomat, anilin, glucozơ, lysin. D. Etyl fomat, lysin, glucozơ, anilin. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 578141] Câu 20. Các dung dịch: lysin, axit terephtalic, fructozơ và anilin được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Một số kết quả thí nghiệm được ghi lại ở bảng sau. Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng Z AgNO3 (trong dung dịch NH3, to) Kết tủa Ag Y Phenolphtalein Chuyển màu hồng T Quỳ tím Chuyển màu đỏ X Nước brom Kết tủa trắng Các chất X, Y, Z, T lần lượt là A. fructozơ, axit terephtalic, lysin, anilin. B. anilin, axit terephtalic, fructozơ, lysin. C. axit terephtalic, fructozơ, lysin, anilin. D. anilin, lysin, fructozơ, axit terephtalic. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 578162] Câu 21. Các chất rắn: phenol (C6H5OH), glucozơ, alanin, axit ađipic được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Một số kết quả thí nghiệm được ghi lại ở bảng sau. Chất Tính tan trong nước (25oC) Tiếp xúc với quỳ tím ẩm Phản ứng tráng bạc X Dễ tan Y Ít tan Z Dễ tan Ag  T Dễ tan Đỏ Các chất X, Y, Z, T lần lượt là A. alanin, phenol, glucozơ, axit ađipic. B. alanin, axit ađipic, phenol, glucozơ. C. axit ađipic, phenol, alanin, glucozơ. D. glucozơ, alanin, phenol, axit ađipic. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 578165] Biên soạn: Ths. Nguyễn Anh Tuấn – Nguyễn Đăng Thị Quỳnh 19
  19. ☆ Tag hóa học – Lý thuyết bảng Moon.vn Học để khẳng định mình Câu 22. Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi tiến hành thí nghiệm với dung dịch các chất X, Y, Z, T và Q. Chất X Y Z T Q Thuốc thử Dung dịch AgNO3 (NH3, to) Ag  Ag  Cu(OH)2, lắc nhẹ xanh lam xanh lam Nước brom  trắng Các chất X, Y, Z, T và Q lần lượt là A. anilin, glucozơ, glixerol, anđehit fomic, metanol. B. glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol, axetanđehit. C. phenol, glucozơ, glixerol, etanol, anđehit fomic. D. fructozơ, glucozơ, axetanđehit, etanol, anđehit fomic. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 578196] Câu 23. Các chất: anilin, valin, glucozơ, triolein được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Một số tính chất, kết quả thí nghiệm được ghi lại ở bảng sau. Chất Trạng thái (25oC) + Nước brom + Dung dịch AgNO3 (NH3, to) X Rắn Ag  Y Rắn Z Lỏng T Lỏng  trắng Các chất X, Y, Z, T lần lượt là A. glucozơ, triolein, valin, anilin. B. glucozơ, valin, triolein, anilin. C. triolein, valin, anilin, glucozơ. D. valin, anilin, glucozơ, triolein. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 578198] Câu 24. Cho các chất: tristearin, anilin, etylen glicol, axit glutamic được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Một số tính chất vật lí ở 25oC được ghi lại ở bảng sau. Chất Trạng thái tồn tại Tính tan trong nước X Rắn Dễ tan Y Rắn Không tan Z Lỏng Ít tan T Lỏng Dễ tan Phát biểu nào sau đây là sai? A. Chất X làm đổi màu dung dịch phenolphtalein. B. Phân tử chất Y có chứa ba liên kết pi. C. Cho Z vào nước brom tạo thành kết tủa trắng. D. Trùng ngưng T với axit terephtalic tạo thành polime. [Bấm vào đây để xem lời giải chi tiết ID = 578230] 20 Tìm hiểu thêm bài tập tại tag: https://moon.vn/tag/o-bang-3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2