YOMEDIA
ADSENSE
SA SÚT TRÍ TUỆ SAU ĐỘT QUỊ
101
lượt xem 8
download
lượt xem 8
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Đặt vấn đề: Sa sút trí tuệ có thể làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau đột quị. Mục tiêu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm xác định tần suất và các yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ tại thời điểm 3 tháng sau đột quị lần đầu trên bệnh nhân không bị sa sút trí tuệ trước đó. Phương pháp: Từ tháng 07/2005 đến tháng 02/2006, có 335 bệnh nhân tuổi từ 32 đến 86 được nhận vào nghiên cứu. ...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SA SÚT TRÍ TUỆ SAU ĐỘT QUỊ
- SA SÚT TRÍ TUỆ SAU ĐỘT QUỊ TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sa sút trí tuệ có thể làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau đột quị. Mục tiêu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm xác định tần suất và các yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ tại thời điểm 3 tháng sau đột quị lần đầu trên bệnh nhân không bị sa sút trí tuệ trước đó. Phương pháp: Từ tháng 07/2005 đến tháng 02/2006, có 335 bệnh nhân tuổi từ 32 đến 86 được nhận vào nghiên cứu. Tất cả bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được thăm khám thần kinh, đánh giá chức năng nhận thức bằng thang điểm MMSE (lúc nhập viện và tại thời điểm 3 tháng), thực hiện các xét nghiệm sinh hóa và chụp cắt lớp điện toán sọ não. Sa sút trí tuệ sau đột quị được chẩn đoán tại thời điểm 3 tháng theo tiêu chuẩn DSM-IV. Kết quả: Trong số đó có 117 bệnh nhân bị loại, gồm 8 bệnh nhân tử vong trước thời điểm 3 tháng sau đột quị và 109 bệnh nhân không tái khám. Còn lại 218 bệnh nhân được theo dõi đến cuối nghiên cứu. Kết quả tần suất sa sút trí tuệ sau đột quị là 40,4%. Sa sút trí tuệ không liên quan đến loại đột quị (nhồi máu não hoặc xuất huyết não). Ngược lại, sa sút trí tuệ sau đột quị có
- liên quan đáng kể với các yếu tố dịch tễ như: tuổi (p = 0,001), giới (p < 0,001), trình độ học vấn (p < 0,001); các yếu tố nguy cơ mạch máu như: hút thuốc lá (p = 0,003), đái tháo đường (p < 0,001), tăng huyết áp (p = 0,015), tăng cholesterol (p = 0,037). Bệnh nhân tổn thương não bán cầu trái có nguy cơ sa sút trí tuệ sau đột quị cao hơn nhóm bệnh nhân tổn thương não bán cầu phải (p = 0,007), đặc biệt ở bệnh nhân có rối loạn ngôn ngữ (p < 0,001). Kết luận: Sa sút trí tuệ là tình trạng xảy ra khá phổ biến sau đột quị. Không có sự khác biệt về tần suất sa sút trí tuệ sau đột quị nhồi máu não và xuất huyết não. Đột quị bán cầu trái và rối loạn ngôn ngữ có liên quan đến tình trạng này. Các yếu tố tuổi, giới, trình độ học vấn và các yếu tố nguy cơ mạch máu có thể là những yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ sau đột quị. ABSTRACT Background: Dementia may significantly worsen the quality of life of post- stroke patients. Objectives: Our study was designed to determine the incidence and its risk factors profiles of dementia at three months after a first stroke in a consecutive series of previously nondemented patients. Method: From July 2005 to February 2006, we had included and followed 335 patients aged 32 to 86 years. Neurological examination, cognitive
- assessement by Mini-Mental State Examination test, serum biochemistry, head CTscan were performed on all patients. Dementia at three month after stroke was diagnosed according to the criteria of the Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders -IV (DSM-IV). Results: Eight patients were dead by three months after stroke onset, and 109 did not retuned. So, only 218 patients fullfilled the protocol. The incidence of dementia in these patients is 40.4%. Dementia is not related to stroke type (ischemia or hemorrhage). Post-stroke dementia is significantly related to the demographic factors as: age (p = 0.001), sex (p < 0.001), education (p < 0.001) and the vascular risk factors as: smoking (p = 0.003), diabetes (p < 0.001), hypertension (p = 0.015), hypercholesterolemia (p = 0.037). More patients with left hemispheric stroke develope dementia than those with stroke on the right hemisphere (p = 0.007). The difference is more clear if they are aphasic (p < 0.001). Conclusion: Post-stroke dementia is rather incident despite its nature of ischemia or hemorrhage. Its incidence seems to be related to the site of stroke lesion in the left hemisphere and the presence of aphasia. Age , sex, education and vascular risk factors such as smoking, diabetes, hypertension, hypercholesterolemia may be risk factors for post-stroke dementia.
- ĐẶT VẤN ĐỀ Xã hội ngày một phát triển, cùng với việc tuổi thọ con người ngày càng tăng là tỉ lệ người cao tuổi trong dân số ngày càng lớn. Theo niên giám thống kê năm 2004 tại Việt Nam, tuổi thọ trung bình của nam và nữ lần lượt là 70 (tuổi) và 73 (tuổi), tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm 6,7%. Tại nước Mỹ năm 1950 chỉ có khoảng 10 triệu người trên 65 tuổi, nhưng đến những năm đầu của thế kỷ 21 là 35 triệu người và ước tính vào năm 2050 con số này sẽ tăng gấp đôi là 70 triệu người (chiếm 20,55% dân số Mỹ)(10). Tuy nhiên, việc sống thọ hơn không đồng nghĩa với sống khỏe hơn. Bởi vì người cao tuổi luôn phải đối mặt với các bệnh như: bệnh mạch vành, suy tim, đột quị và sa sút trí tuệ(10). Sa sút trí tuệ (SSTT) là một hội chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó sa sút trí tuệ mạch máu (SSTTMM) là nguyên nhân thường gặp và đứng hàng thứ hai sau SSTT do bệnh Alzheimer(1,5,12,14,15) . SSTT sau đột quị thuộc nhóm SSTTMM. Đây là di chứng về mặt nhận thức bên cạnh di chứng về vận động thường gặp sau đột quị. Có nhiều lý do để người ta quan tâm đến vấn đề này: một là tuổi thọ trung bình của con người ngày càng cao, hai là tỉ lệ bệnh tăng tỉ lệ thuận với sự tăng tuổi thọ trung bình, ba là bệnh có thể điều trị và kiểm soát được tiến trình bệnh ở một số nguyên nhân. Tại Việt Nam lĩnh vực này được quan tâm muộn hơn so với thế giới, có rất ít nghiên cứu về SSTT nói chung hay các báo cáo liên quan
- đến SSTT sau đột quị nói riêng của người Việt Nam. Từ thực tiễn này chúng tôi tiến hành nghiên cứu tần suất và các yếu tố nguy cơ của SSTT sau đột quị tại khoa Thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Khảo sát tần suất SSTT trên bệnh nhân (BN) đột quị tại thời điểm 3 tháng sau đột quị và các yếu tố nguy cơ của SSTT sau đột quị. Mục tiêu cụ thể 1. Khảo sát tần suất SSTT của nhóm BN đột quị nhồi máu não (NMN), nhóm BN đột quị xuất huyết não (XHN) và tần suất SSTT chung của cả hai nhóm tại thời điểm 3 tháng sau đột quị. 2. Xác định liên quan giữa các yếu tố dịch tễ, tiền căn; các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng của BN đột quị với tình trạng SSTT để tìm ra các yếu tố nguy cơ của SSTT sau đột quị. ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh Tất cả BN từ 18 tuổi trở lên thỏa tiêu chuẩn đột quị về lâm sàng của Tổ chức Y Tế Thế Giới và có tổn thương não được xác định trên hình chụp cắt lớp điện toán sọ não là NMN hoặc XHN trên lều.
- Tiêu chuẩn loại trừ BN có tổn thương dưới lều hay xuất huyết khoang dưới nhện hay các BN hôn mê, chấn thương sọ não, u não. Các BN có tiền căn: đột quị (NMN hay XHN), rối loạn tâm thần, chậm phát triển tâm thần, các BN có khiếm khuyết về thính lực và thị lực, bệnh trầm cảm, bệnh động kinh, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer và BN có biểu hiện SSTT xảy ra trước đột quị do các nguyên nhân khác. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Tiền cứu, mô tả cắt ngang. Thu thập dữ liệu Các BN được chọn vào mẫu nghiên cứu trong thời gian nằm viện được khám lâm sàng, đánh giá điểm MMSE và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. Sau đó nhóm BN này được tiếp tục theo dõi và xác định tình trạng SSTT tại thời điểm 3 tháng sau đột quị dựa vào thang điểm MMSE và tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-IV. Xử lý số liệu Bằng phần mềm thống kê SPSS 11.5 for Windows. Tính tần suất SSTT tại thời điểm 3 tháng sau đột quị. Tính tần suất cho các biến định tính hay trị số
- trung bình cho các biến định lượng. Dùng phép kiểm chi bình phương(2) và phép kiểm T (t-test) để tìm liên quan giữa các biến số này với tình trạng SSTT. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tần suất sa sút trí tuệ sau đột quị Từ tháng 07/2005 đến tháng 02/2006, chúng tôi đã theo dõi 335 BN đột quị lần đầu vào khoa thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy thỏa các tiêu chuẩn chọn bệnh và tiêu chuẩn loại trừ của nghiên cứu. Tuy nhiên có 117 BN không hoàn tất nghiên cứu bị loại, còn lại 218 BN hoàn tất nghiên cứu được đưa vào phân tích kết quả. Trong số này có 134 trường hợp NMN (61,5%) và 84 trường hợp XHN (38,5%), có 91 BN nữ (41,7%) và 127 BN nam (58,%). Có 88 BN trong số 218 BN hoàn tất nghiên cứu (chiếm 40,4%) được chẩn đoán SSTT, tỉ lệ này tính cho cả nhóm nghiên cứu, không chọn lựa loại đột quị và tình trạng mất ngôn ngữ. Nếu loại nhóm BN có rối loạn ngôn ngữ thì tỉ lệ BN có biểu hiện SSTT tại thời điểm 3 tháng sau đột quị là 29% (45/155 BN). Nếu tính riêng cho từng nhóm NMN và XHN thì tỉ lệ BN thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán SSTT lần lượt là 42.5% (57/134 BN) và 36,9% (31/84 BN). Các yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ sau đột quị
- Bảng 1: Các yếu tố dịch tễ và tiền căn BN BN có Giá Biến nghiên cứu không SSTT trị p SSTT Các yếu tố dịch tễ 62,95 55,99 ± Tuổi trung bình ± 0,001 12,18 12,28 < Nữ 40 51 0,001 Giới Nam 90 37 Nông Nơi 56 43 0,400 thôn cư trú Thành thị 74 45 Trình Không < 10 26 biết chữ độ 0,001 học Cấp I-II 74 48
- BN BN có Giá Biến nghiên cứu không SSTT trị p SSTT vấn Cấp III 33 13 Trên cấp 13 1 III Các yếu tố tiền căn Tăng Không 43 26 0,582 huyết Có 87 62 áp < Đái Không 125 72 0,001 tháo đường Có 5 16 Hút Không 67 63 0,003 thuốc Có 63 25 lá
- Bảng 2: Các dấu hiệu lâm sàng, kết quả cận lâm sàng Biến nghiên cứu BN BN Giá trị p không có SSTT SSTT Các dấu hiệu lâm sàng Huyết áp Bình 43 16 0,015 lúc nhập thường viện Tăng 87 72 Rối loạn Không 110 45 < ngôn ngữ 0,001 Có 20 43 Mức độ liệt vận động liệt vận 6 Không 4 0,732 động Liệt vận động một 96 61 phần
- Biến nghiên cứu BN BN Giá trị p không có SSTT SSTT Liệt vận động hoàn 28 23 toàn Điểm = 15 119 67 0,002 Glasgow < 15 11 21 Kết quả cận lâm sàng Đường Bình 103 51 0,001 huyết thường Tăng 27 37 Triglycerid Bình 39 26 0,943 thuờng Tăng 91 62 Cholesterol Bình 89 48 0,037 thường
- Biến nghiên cứu BN BN Giá trị p không có SSTT SSTT Tăng 41 40 Chụp cắt lớp điện toán Tổn thương bán cầu 79 31 < não phải 0,001 Tổn thương bán cầu 51 57 não trái Nhồi máu não 77 57 0,409 Xuất huyết não 53 31 Thể tích ổ < 30 cm3 42 24 0,844 xuất > 30 cm3 11 7 huyết Doppler Bình 37 18 0,159 ĐM cảnh thường
- Biến nghiên cứu BN BN Giá trị p không có SSTT SSTT cột sống Có mảng 33 32 xơ vữa Hẹp tắc 7 7 Chúng tôi khảo sát và tìm liên quan giữa các yếu tố dịch tễ, tiền căn; các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng của BN đột quị với tình trạng SSTT. Tuổi trung bình của nhóm BN có biểu hiện SSTT tại thời điểm 3 tháng sau đột quị cao hơn tuổi trung bình của nhóm BN không có biểu hiện SSTT. Tỉ lệ BN nữ có SSTT cao hơn so với BN nam. Nguy cơ SSTT tỉ lệ nghịch với trình độ học vấn, theo đó BN có trình độ học vấn càng thấp nguy cơ bị SSTT càng cao. Nhóm BN có tiền căn đái tháo đường, hút thuốc lá dễ bị SSTT hơn nhóm BN không có tiền căn đái tháo đường và hút thuốc lá (bảng 2). Tỉ lệ SSST sau đột quị ở nhóm BN có tăng HA lúc nhập viện là 45,3% so với nhóm BN không tăng HA lúc nhập viện là 27,1%, ở nhóm BN không mất ngôn ngữ là 29% thấp hơn so với 68,3% ở nhóm BN có rối lọan ngôn ngữ. Tỉ lệ SSTT sau đột quị ở nhóm BN có kết quả đường huyết bình thường và tăng đường huyết lần lượt là 33,1% và 57,8%, ở nhóm BN có kết quả
- cholesterol bình thường và tăng cholesterol lần lượt là 35% và 49,4%, ở nhóm BN tổn thương bán cầu não phải là 38,2% và nhóm BN tổn thương bán cầu não trái là 52,8% (bảng 2). Nói cách khác tăng huyết áp lúc nhập viện và rối loạn ngôn ngữ; tăng đường huyết, tăng cholesterol và tổn thương bán cầu não trái có liên quan đến tình trạng SSTT. BÀN LUẬN Tần suất sa sút trí tuệ sau đột quị Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trong bệnh viện và thời gian theo dõi khá dài nên việc mất mẫu là điều không tránh khỏi. Do chưa có phiên bản thang điểm MMSE của người Việt Nam nên chúng tôi sử dụng bản dịch từ nguyên bản của Folstein và cộng sự công bố năm 1975. Theo đó, khi điểm MMSE < 23 được xem là có suy giảm nhận thức, Tại thời điểm 3 tháng sau đột quị, nhóm BN có điểm MMSE < 23 được tách riêng, sau đó dựa vào tiêu chuẩn DSM-IV để chẩn đoán tình trạng SSTT. Có nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán SSTTMM và trong thực hành lâm sàng chưa thống nhất. Hơn nữa tần suất SSTT sau đột quị còn phụ thuộc vào vị trí địa lý, chủng tộc, cách chọn mẫu và thời điểm đánh giá tình trạng SSTT sau đột quị. Điều này dẫn đến tỉ lệ SSTT sau đột quị của mỗi nghiên cứu không hoàn toàn giống nhau. Thật vậy, khi so sánh với các nghiên cứu trong và ngoài nước về tần suất SSTT sau đột quị ghi nhận có khác nhau (bảng 3).
- Bảng 3: So sánh tần suất SSTT sau đột quị giữa các nghiên cứu. Nghiên Cỡ Loại Tiêu Tần cứu mẫu chuẩn suất đột quị SSTT Chúng tôi 218 NMN DSM- 40,4 BN IV % và XHN Trần L68 BN NMN DSM- 51,5% Giang IV và XHN Inzitari D 339 NMN ICD-10 16,8% BN và XHN Inge de 300 NMN DSM- 23,7% Koning BN III-R và XHN Barba R 251 NMN DSM- 30% và
- BN XHN IV Censori B 110 NMN NINDS- 24,6% BN AIREN Pohjasvaara 337 NMN DSM- 31,8% T BN III Tatemichi 251BN NMN DSM- 26,3% TK III-R Desmond D 453 NMN DSM- 26,3% W BN III-R Theo y văn, khoảng 1/3 trường hợp đột quị trên 65 tuổi còn sống (25 - 41%) có biểu hiện SSTTMM. Như vậy, tần suất SSTT sau đột quị trong nghiên cứu của chúng tôi tương đối phù hợp với y văn nhưng cao hơn các tác giả nước ngoài (bảng 3). Khi loại nhóm BN có mất ngôn ngữ thì tỉ lệ BN có biểu hiện SSTT tại thời điểm 3 tháng sau đột quị là 29%, kết quả này gần với các nghiên cứu khác vì phần lớn các tác giả này không tính đến các BN có rối loạn ngôn ngữ. Nếu tính riêng từng nhóm thì tỉ lệ SSTT sau đột quị NMN và XHN lần lượt là 42,5% và 36,9%. Vì thế không tìm thấy sự liên quan giữa loại đột quị đến
- tình trạng SSTT sau đột quị, Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Barba R và cộng sự(8), ngược lại nghiên cứu của Inge de Koning và cộng sự(3) ghi nhận những trường hợp XHN có nguy cơ SSTT sau đột quị cao hơn các trường hợp khác, Sự không thống nhất này có thể do các tác giả dùng tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau. Các yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ sau đột quị Các yếu tố dịch tễ: Kết quả nghiên cứu phù hợp với y văn, tỉ lệ SSTT tăng nhanh theo s ự gia tăng của tuổi, tỉ lệ này được nhân lên gấp đôi sau mỗi 5 năm trong quần thể người trên 60 tuổi. Điều này cũng được minh chứng trong các nghiên cứu của các tác giả sau: Barba B và cộng sự(8), Desmond D W và cộng sự(17), Hébert R và cộng sự(2), Inzitari D và cộng sự(4), Pohjasvaara T và cộng sự(5), Rocca W A và cộng sự(Error! Reference source not found.) , Tatemichi T K và cộng sự(11). Tỉ lệ BN nữ có SSTT sau đột quị là 56% (51/91 BN), cao hơn so với BN nam tỉ lệ này là 29,1% (37/127 BN). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Inzitari D và cộng sự(4) là SSTT thường gặp ở nữ so với nam. Ngược lại các tác giả Pohjasvaara T và cộng sự(5), Rocca W A và cộng sự(Error! Reference source not found.) thì cho rằng nam có nguy cơ bị SSTT sau đột quị cao hơn nữ. Một số nghiên cứu không ghi nhận sự liên quan giữa giới tính với SSTT sau đột quị như: Hébert R và cộng sự(2); Tatemichi T K, Foulkes M A và cộng sự(12). Dù chưa có sự thống nhất về sự
- liên quan giữa giới tính với SSTT sau đột quị trong các nghiên cứu nêu trên, nhưng kết quả nghiên cứu của chúng tôi phần nào thể hiện đặc điểm riêng của người Việt Nam. Do đó cần một nghiên cứu khác với mẫu lớn hơn để kiểm chứng kết quả này. Nhóm BN không biết chữ có tỉ lệ biểu hiện SSTT sau đột quị cao nhất 72,2% (26/36 BN). Điều này có thể bị ảnh hưởng bởi sự phân bố tình trạng học vấn theo giới và theo nơi cư trú (trong nhóm BN không biết chữ, tỉ lệ nữ cao hơn nam, ngược lại trong nhóm BN học từ cấp I trở lên tỉ lệ nam cao hơn nữ; tỉ lệ BN sống ở thành thị có trình độ học vấn từ cấp III trở lên là 36,1% so với nhóm BN sống ở nông thôn tỉ lệ này là 17,1%). Kết quả này phù hợp với y văn và các nghiên cứu sau: Desmond D W và cộng sự(17), Pohjasvaara T và cộng sự(7), Tatemichi và cộng sự(3,11). Như vậy chứng tỏ tuổi, giới và trình độ học vấn là yếu tố nguy cơ của SSTT sau đột quị. Các yếu tố tiền căn: Chúng tôi xác định tình trạng tăng HA qua hỏi tiền căn tăng HA và đo HA lúc BN nhập viện, Tỉ lệ BN có tăng HA thông qua hỏi tiền căn là 68,3%, thấp hơn tỉ lệ BN có tăng HA lúc nhập viện là 72,9%. Tỉ lệ SSST sau đột quị ở nhóm BN có tăng HA lúc nhập viện là 45,3% so với nhóm BN không tăng HA lúc nhập viện là 27,1%. Như vậy có một phần không nhỏ BN đột quị chưa được tầm soát tăng HA trước khi xảy ra đột quị và tăng HA lúc nhập viện có liên quan đến tình trạng SSTT. Điều này có vẽ
- phù hợp với y văn và nghiên cứu của Hébert R và cộng sự(2). Tương tự như việc khảo sát tiền căn tăng HA, chúng tôi xác định tình trạng tăng đường huyết trên BN đột quị qua khai thác tiền căn đái tháo đường và dựa vào xét nghiệm đường huyết lúc đói trong thời gian BN nằm viện. Tỉ lệ BN được chẩn đoán đái tháo đường trước khi bị đột quị là 9,6%, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ BN có tăng đường huyết lúc đói trong thời gian nằm viện là 29,4%. Điều này cho thấy việc tầm soát đái tháo đường của chúng ta cũng chưa được thực hiện tốt. Nghiên cứu của chúng tôi gần với một số nghiên cứu khác cũng cho rằng đái tháo đường có liên quan đến SSTT sau đột quị như: Censori B và cộng sự(16), Desmond D W và cộng sự(17), Hébert và cộng sự(2). Trong nghiên cứu này, qua hỏi tiền căn có 88 trong số 218 hút thuốc lá (chiếm 40,4%) và tất cả BN có hút thuốc lá đều là nam. Có sự khác biệt về tỉ lệ SSTT sau đột quị giữa nhóm BN không hút thuốc lá và nhóm BN có hút thuốc lá, Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Pohjasvaara T và cộng sự(7). Do đó có thể kết luận hút thuốc lá có liên quan đến SSTT và nên khuyến khích việc ngừng hút thuốc. Các dấu hiệu lâm sàng: Tỉ lệ SSTT sau đột quị ở nhóm BN không rối lọan ngôn ngữ là 29% thấp hơn so với 68,3% ở nhóm BN có rối lọan ngôn ngữ. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Censori B và cộng sự(16), Inzitari và cộng sự(4). Phần lớn các nghiên cứu khác đã loại nhóm BN có biểu hiện rối
- loạn ngôn ngữ trước khi phân tích kết quả nên không có kết luận về sự liên quan này. Tất cả BN trong nghiên cứu của chúng tôi không có rối loạn tri giác, chỉ có 32 trong số 218 BN (14,7%) có điểm Glasgow < 15 do có tình trạng rối lọan ngôn ngữ. Tỉ lệ SSTT sau đột quị của nhóm BN có điểm Glasgow < 15, cao hơn khi so sánh với nhóm BN có điểm Glasgow = 15, Nghiên cứu của Inzitari và cộng sự(Error! Reference source not found.) nhận thấy SSTT thường gặp ở những BN có rối loạn tri giác trong một tuần đầu sau khi khởi phát đột quị. Như vậy, có sự liên quan giữa điểm Glasgow lúc nhập viện với SSTT, Điều này càng làm rõ thêm sự liên quan giữa tình trạng rối loạn ngôn ngữ với SSTT. Các xét nghiệm cận lâm sàng: Tỉ lệ SSTT sau đột quị ở nhóm BN có kết quả cholesterol bình thường và tăng cholesterol lần lượt là 35% và 49,4%. Điều này phù hợp với các nghiên cứu của Barba R và cộng sự(8), Pohjasvaara và cộng sự(7); nhưng khác với ghi nhận của tác giả Desmond DW(17) là tăng cholesterol không liên quan với SSTT sau đột quị. Như vậy chưa có sự thống nhất về vai trò của tăng cholesterol trong SSTT sau đột quị, nhưng có thể xem đây là yếu tố có liên quan với SSTT. Tỉ lệ SSTT sau đột quị ở nhóm BN tổn thương não ở bán cầu phải và bán cầu trái lần lượt là 38,2% và 52,8%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Desmond D W và cộng sự(17), nhưng khác với nghiên cứu của Barba R và cộng sự(8) vì tác giả không thấy sự liên quan giữa SSTT với vị trí tổn
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn