intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SẮC QUÊ HƯƠNG TRONG TRANH HỌA SĨ ĐẶNG QUÝ KHOA

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

166
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đặng Quý Khoa là 1/12 sinh viên khoá I trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam. Một khoá học tròn 50 năm: 1957-2007. Có nhiều người thành danh họa sĩ - giáo sư - phó giáo sư như: Đặng Quý Khoa, Nguyễn Thụ, Vũ Giáng Hương, Phạm Công Thành, Nguyễn Trọng Cát, Đỗ Hữu Huề... Trong triển lãm “Sắc quê hương” hoạ sĩ đã có mấy bài thơ tự bạch. Tôi xin trích đôi câu: Người xưa lưu luyến ra sao nhỉ? Hay cũng như mình lưu luyến thôi Cái lưu luyến ấy, theo tôi là cái gốc của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SẮC QUÊ HƯƠNG TRONG TRANH HỌA SĨ ĐẶNG QUÝ KHOA

  1. SẮC QUÊ HƯƠNG TRONG TRANH HỌA SĨ ĐẶNG QUÝ KHOA
  2. Đặng Quý Khoa là 1/12 sinh viên khoá I trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam. Một khoá học tròn 50 năm: 1957-2007. Có nhiều người thành danh họa sĩ - giáo sư - phó giáo sư như: Đặng Quý Khoa, Nguyễn Thụ, Vũ Giáng Hương, Phạm Công Thành, Nguyễn Trọng Cát, Đỗ Hữu Huề... Trong triển lãm “Sắc quê hương” hoạ sĩ đã có mấy bài thơ tự bạch. Tôi xin trích đôi câu: Người xưa lưu luyến ra sao nhỉ? Hay cũng như mình lưu luyến thôi Cái lưu luyến ấy, theo tôi là cái gốc của nghệ thuật, là giãi bày, là đối thoại. Với ông, nó luôn là cái mới cho cảm xúc sáng tạo. Đó chính là tuyên ngôn nghệ thuật của ông. Khi vượt qua cái tuổi xưa nay hiếm, tự chiêm nghiệm cuộc đời, ông lại có một câu triết lý rất thú vị: Phù du bảy chục năm trời mộng Sống đã phù du, vẽ phù du “Phù du ... mộng”, phù du nếu không đi với mộng thì cuộc đời trở nên vô vị “vẽ phù du”. Vẽ không có phù du, không mộng thì sẽ nhạt. Nghệ thuật luôn là “một bầu tâm sự”, là khắc họa những sắc thái tình cảm
  3. trước cuộc đời. Không “mộng”, không “phù du” sao có hồn được. Triết lý nhân sinh, quan niệm nghệ thuật, họa sĩ Đặng Quý Khoa đã tự bạch đủ. Năm 2007, Đặng Quý Khoa có những kỷ niệm đẹp: Đặng Quý Khoa là 1/12 sinh viên khoá I trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam. Một khoá học tròn 50 năm: 1957-2007. Có nhiều người thành danh họa sĩ - giáo sư - phó giáo sư như: Đặng Quý Khoa, Nguyễn Thụ, Vũ Giáng Hương, Phạm Công Thành, Nguyễn Trọng Cát, Đỗ Hữu Huề... Năm kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Mỹ thuật Việt Nam, Đặng Quý Khoa cũng cùng bạn học đồng khoá là lớp hội viên trẻ nhất trong 108 hội viên sáng lập. Là một đồng nghiệp ở Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, cùng khoa Lý luận - Lịch sử Mỹ thuật. Hàng năm nhà trường vẫn ưu ái khai thác chất xám, kinh nghiệm. Hằng năm, thầy Khoa vẫn hướng dẫn luận văn tốt nghiệp cho từ 3 đến 5 khoá học, con số sinh viên lên đến hàng trăm. Còn hướng dẫn luận văn tốt nghiệp cao học từ 1 đến 2 khoá, con số sinh viên cao học lên đến vài chục. Thầy Khoa còn có đến 2,3 trường đại học ở Hà Nội mời thỉnh giảng. Nhất là hướng dẫn các lớp sinh viên đi thực tập, nghiên cứu các di tích lịch sử - mỹ thuật - kiến trúc cổ thuộc nhiều vùng miền trong nước. Tuy tuổi đã cao ông vẫn dành thời gian cho sáng tác. Ngoài 5 triển lãm cá nhân, ông vẫn thường xuyên có tranh tham dự các triển lãm chung. Thật đáng trân trọng...
  4. Triển lãm “Sắc quê hương” ông công bố tác phẩm theo ba chất liệu: lụa, sơn dầu và giấy dó. Tranh lụa của ông biết khai thác vẻ đẹp đặc thù của chất liệu lụa: óng ả, nhung mịn, giàu chất thơ, chất hiện thực... khoe được “thớ dọc”, “ganh ngang” của chất liệu lụa. Tranh sơn dầu của ông thoát thực hơn tranh lụa. Theo một quan niệm tạo hình truyền thống phương Đông Việt Nam, thường là một không gian thuận mắt, linh hoạt về màu, ... về hình. Thú thực tôi thích tranh giấy dó của ông hơn - Tôi hy vọng nhiều người có cùng cái thích như tôi. Chất liệu truyền thống phương Đông Việt Nam, hình thức, phong cách nghệ thuật hiện đại, hình tượng nghệ thuật được xây dựng thành một hệ thống nét nổi - ganh nổi trên nền giấy dó vừa thực, vừa hư, giàu chất tạo hình kết hợp với chất trang trí theo xu hướng nghệ thuật biểu hiện. Đề tài, chủ đề bình dị, thường nhật... hàm chứa một triết lý nhân sinh. Hình tượng nghệ thuật “ẩn” cứ không hiện, một hiện thực tâm trạng. Trong sáng tạo nghệ thuật, tự vượt chính mình là cực khó. Song không thể không ghi nhận “cái lưu luyến ấy” mà hoạ sĩ Đặng Quý Khoa ít hay nhiều đã bộc lộ ra trong các tác phẩm trong triển lãm cá nhân lần thứ năm “Sắc quê hương”. Lê Quốc Bảo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2