Sách hướng dẫn học tập Nghiệp vụ bảo hiểm ngoại thương: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
lượt xem 6
download
Sách hướng dẫn học tập Nghiệp vụ bảo hiểm ngoại thương cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bảo hiểm trong hoạt động ngoại thương như: Lịch sử phát triển của ngành bảo hiểm, các khái niệm cơ bản trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các nguyên tắc trong bảo hiểm, cách phân loại và tính toán tổn thất thiệt hại trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, các điều kiện bảo hiểm gốc. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 dưới đây!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sách hướng dẫn học tập Nghiệp vụ bảo hiểm ngoại thương: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ -----o0o----- SÁCH HƯỚNG DẪN HỌC TẬP NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM NGOẠI THƯƠNG Phân loại: Mã số: Người Biên Soạn: Nguyễn Thị Minh Thư Bình Dương, 9/2017
- LỜI MỞ ĐẦU Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay làm cho hoạt động ngoại thương diễn ra sôi động trên phạm vi toàn cầu, kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng. Ngoại thương phát triển dẫn đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng và các hình thức bảo hiểm trong hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển mạnh mẽ nhằm mang lại sự an tâm và khắc phục tình hình tài chính của người kinh doanh khi có rủi ro tổn thất xảy ra. Nghiệp vụ bảo hiểm ngoại thương là một môn học quan trọng đối với sinh viên chuyên ngành ngoại thương. Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về bảo hiểm liên quan đến hoạt động ngoại thương cho sinh viên như bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm P&I, bảo hiểm trách nhiệm forwarder… Tài liệu “ Sách Hướng Dẫn Học Tập Nghiệp Vụ Bảo Hiểm Ngoại Thương” được biên soạn nhằm mục đích làm phong phú nguồn tài liệu học tập, đáp ứng nhu cầu học tập và tham khảo của các bạn sinh viên. Hy vọng sách hướng dẫn học tập này sẽ giúp các bạn sinh viên đạt kết quả tốt hơn trong quá trình tự học và nâng cao năng lực thực tế nghề nghiệp khi ra trường. Mục tiêu của môn học: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bảo hiểm trong hoạt động ngoại thương như: Lịch sử phát triển của ngành bảo hiểm, các khái niệm cơ bản trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các nguyên tắc trong bảo hiểm, cách phân loại và tính toán tổn thất thiệt hại trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, các điều kiện bảo hiểm gốc. Môn học trang bị sinh viên kỹ năng mua bảo hiểm; tính phí bảo hiểm; tính toán tổn thất thiệt hại sảy ra và nắm vững hồ sơ, quy trình khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại từ các công ty bảo hiểm. Nội dung sách gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu chung về bảo hiểm Chương 2: Bảo hiểm hàng hóa trong hoạt động ngoại thương Chương 3: Bảo hiểm thân tàu Chương 4: Bảo hiểm trách nhiệm P&I Chương 5: Bảo hiểm trách nhiệm forwarder Ngoài ra tài liệu còn bổ sung phần câu hỏi trắc nghiệm và đáp án giúp sinh viên có thể tự học và kiểm tra lại kiến thức của mình.
- MỤC LỤC Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO HIỂM.................................................................... 1 1.1. Lịch sử phát triển của ngành bảo hiểm trên thế giới và Việt Nam ...................................... 1 1.2. Các khái niệm cơ bản trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm ............................................. 4 1.3.Lợi ích của bảo hiểm ............................................................................................................ 8 1.4. Phân Loại bảo hiểm ............................................................................................................. 8 1.5. Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm: ............................................................................... 10 1.6. Bảo hiểm hàng hải - Các loại bảo hiểm hàng hải thông dụng ........................................... 12 1.7. Tổn thất trong bảo hiểm hàng hải ...................................................................................... 12 1.8. Tổn thất chung ................................................................................................................... 15 Chương 2 BẢO HIỂM HÀNG HÓA TRONG HOẠT ĐỘNGNGOẠI THƯƠNG ................ 25 2.1. Khái quát về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển ........................................ 25 2.2. Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa của Anh ....................................................................... 26 2.3. Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển của Việt Nam ................................... 30 2.4. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm, tính toán bồi thường ........................... 31 2.5. Trách nhiệm của người bảo hiểm về không gian và thời gian .......................................... 33 2.6. Các loại hợp đồng bảo hiểm hàng hóa............................................................................... 34 2.6. Trách nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm .............................................. 35 2.7. Thủ tục mua bảo hiểm cho hàng hóa ................................................................................. 35 2.8. Giám định & khiếu nại đòi bồi thường tổn thất................................................................. 36 2.9. Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ ................................................................ 37 2.10. Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không ............................................... 38 Chương 3 BẢO HIỂM THÂN TÀU ....................................................................................... 44 3.1. Khái quát về bảo hiểm thân tàu ......................................................................................... 44 3.2. Rủi ro bảo hiểm thân tàu.................................................................................................... 45 3.3. Phí bảo hiểm thân tàu ........................................................................................................ 46 3.4. Các điều kiện bảo hiểm thân tàu ........................................................................................ 47 3.5. Hiệu lực của đơn bảo hiểm thân tàu .................................................................................. 49 3.6. Trách nhiệm đâm va trong bảo hiểm thân tàu ................................................................... 50 3.6. Thủ tục mua bảo hiểm ....................................................................................................... 50 3.7. Khiếu nại – bồi thường tổn thất ......................................................................................... 52 Chương 4: Bảo hiểm trách nhiệm P& I .................................................................................... 55 4.1. Khái quát về hiệp hội P&I ................................................................................................. 55 4.2. Phí bảo hiểm P&I .............................................................................................................. 56 4.3. Những rủi ro được hội bảo hiểm ....................................................................................... 57 4.4. Rủi ro bị loại trừ .............................................................................................................. 598 4.5. Thủ tục mua bảo hiểm…………………………………………………………………....59 4.6. Khiếu nại – bồi thường ...................................................................................................... 59
- Chương 5 Bảo hiểm trách nhiệm forwarder ............................................................................ 62 5.1. Khái niệm về forwarder và nội dung cơ bản của nghiệp vụ giao nhận ............................. 62 5.2. Hiệp hội T& T ................................................................................................................... 63 5.3. Thủ tục mua bảo hiểm ....................................................................................................... 63 5.4. Khiếu nại - bồi thường……………………………………………………………...……64 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ ĐÁP ÁN…………………………………………………...66 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................ 77 Phụ Lục 1 ................................................................................................................................. 79 Phụ lục 2................................................................................................................................... 90 Phụ lục 3................................................................................................................................... 97 Phụ lục 4................................................................................................................................. 137 Phụ lục 5................................................................................................................................. 142 Phụ lục 6................................................................................................................................. 145 Phụ Lục 7 ............................................................................................................................... 148 Phụ lục 8................................................................................................................................. 150 Phụ lục 9................................................................................................................................. 153 Phụ lục 10............................................................................................................................... 157 Phụ lục 11............................................................................................................................... 158 Phụ lục 12............................................................................................................................... 164
- Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO HIỂM (5 tiết) Mục tiêu của chương: Giới thiệu chung về lịch sử hình thành của bảo hiểm hàng hải trên thế giới và Việt Nam, các khái niệm cơ bản trong bảo hiểm, lợi ích của bảo hiểm, phân loại bảo hiểm, các nguyên tắc trong bảo hiểm, các loại bảo hiểm thông dụng trong hoạt động ngoại thương, cách tính tổn thất chung trong bảo hiểm hàng hải Một số câu hỏi gợi ý: Ngành bảo hiểm xuất hiện khi nào? Trách nhiệm của công ty bảo hiểm là gì? Trách nhiệm của người mua bảo hiểm là gì? Thế nào là tổn thất chung? Thế nào là tổn thất riêng? Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường trong tổn thất chung, tổn thất riêng như thế nào? 1.1. Lịch sử phát triển của ngành bảo hiểm trên thế giới và Việt Nam Theo nhiều tài liệu nghiên cứu và những bằng chứng khảo cổ được cho thấy ngành bảo hiểm hàng hải có lịch sử phát triển rất lâu đời vào khoảng 3000 năm trước công nguyên và phát triển sơ khai dưới nhiều hình thức khác nhau. Từ 3000 năm trước công nguyên các thương nhân Trung Quốc đã biết chia nhỏ lô hàng để vận chuyển thành nhiều chuyến khác nhau để giảm nhẹ thiệt hại có thể xảy ra. Năm 1750 trước công nguyên, người Babylon cổ đại với việc ban hành ra bộ luật Hammurabi cho phép các thương nhân có thể vay các khoản vay để vận chuyển hàng hóa. Người đi vay phải trả một lãi suất nhất định nếu như hàng hóa đến bến an toàn và ngược lại sẽ được miễn không phải trả khoản tiền vay cả vốn lẫn lãi nếu như hàng hóa bị thiệt hại. Đây là sự kết hợp giữa cho vay và bảo hiểm, lãi suất được xem là hình thức sơ khai của phí bảo hiểm. Tuy nhiên, số vụ tổn thất xảy ra ngày càng nhiều làm cho các nhà kinh doanh cho vay vốn cũng lâm vào thế nguy hiểm và không thể duy trì hình thức này, đòi hỏi cần có một hình thức bảo hiểm hàng hải khác phù hợp hơn. Vào năm 750 trước công nguyên, các thương nhân và các nhà làm luật ở Hy Lạp đã đưa ra một khái niệm trong ngành bảo hiểm là “tổn thất chung” (General Average) – Có nghĩa là các thương nhân, chủ tàu cùng vận chuyển hàng hóa trên cùng một chuyến tàu phải cộng đồng đóng góp vào quỹ được sử dụng để bồi hoàn cho bất kỳ thương nhân nào sở hữu các hàng hóa bị hy sinh một cách có chủ đích vì sự an toàn chung của tàu và tài sản trên tàu- Khái niệm “tổn thất chung” này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. 1
- Vào khoảng năm 1200 – 1300, hình thức “cho vay mạo hiểm” phát triển ở Ý, trong đó thuyền trưởng hoặc chủ tàu có thể dùng hàng hóa trên tàu như là một vật thế chấp để vay các khoảng vay với lãi suất rất cao khi hàng hóa đến bên an toàn, đây là hình thức kết hợp đầu tư và bảo hiểm. Vào giữa những năm 1300, các hợp đồng bảo hiểm độc lập, không liên quan đến các khoảng cho vay đầu tư đã xuất hiện ở Genoa, Ý; Và hợp đồng bảo hiểm hàng hải đầu tiên được tìm thấy ở nước Ý có ghi ngày 22 tháng 04 năm 1329 hiện còn lưu giữ tại Floren, Ý. Về cơ sở pháp lý thì có thể coi chiếu dụ Barcelona năm 1435 là văn bản pháp luật đầu tiên trong ngành bảo hiểm. Sau đó là sắc lệnh của Philippe de Bourgogne năm 1458, những sắc lệnh của Brugos năm 1537, Fiville năm 1552 và ở Amsterdam năm 1558. Ngoài ra còn có sắc lệnh của Phần Lan năm 1563 liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hoá. Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XVI – XVII cùng với sự ra đời của phương thức sản xuất Tư Bản Chủ Nghĩa thì hoạt động bảo hiểm mới phát triển rộng rãi và ngày càng đi sâu vào nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội. Mở đường cho sự phát triển này là luật 1601 của Anh thời Nữ hoàng Elisabeth, sau đó là Chỉ dụ 1681 của Pháp do Colbert biên soạn và Vua Louis XIV ban hành, đó là những đạo luật mở đường cho lĩnh vực bảo hiểm hàng hải. Giữa những năm 1600 mô hình “Coffee House” trở nên phổ biến và là những trung tâm quan trọng của đời sống xã hội và kinh doanh ở Lon Don. Các nhà bảo hiểm, thương nhân, chủ tàu và thuyền trưởng thường nhóm họp tại các quán caphe gần cảng London để gặp gỡ, thảo luận kinh doanh, trao đổi tin tức và thông tin về tàu bè. Từ khoảng năm 1650 – 1700 nước Anh trở thành quốc gia phát triển hàng đầu trong lĩnh vực hàng hải, thương mại, tài chính và bảo hiểm. Năm 1688 Lloyd’s of London được thành lập tại quán caphe của Adward Lloyd gần Trung Tâm Hối Đoái Hoàng Gia (Royal Exchange) ở bến cảng London, bên bờ sông Thames. Lloyd trở thành nơi gặp gỡ lý tưởng bậc nhất thời bấy giờ của các nhà bảo hiểm, thương nhân, chủ tàu, thuyền trưởng và các bên liên quan khác- những người mong muốn bảo hiểm và được bảo hiểm hàng hóa hay tàu thuyền ….Lloyd’s of London (không phải là công ty bảo hiểm) đã trở thành thị trường lớn nhất thế giới về bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm hàng hải trong giai đoạn này. Trong trận hải chiến kéo dài 9 năm ở Lagos (Battle of lagos), năm 1693 hơn 100 thương nhân Anh và đoàn tàu hộ tống đã bị Pháp bắt giữ hay phá hủy ở Vịnh Lagos. Rất nhiều nhà bảo hiểm hàng hải ở London đã bị phá sản. Năm 1720, bộ luật Bubble Act of 1720 được thông qua cấm việc thành lập các công ty cổ phần không có sự cho phép của Hiến Chương Hoàng Gia (Royal Charter). Kết quả là chỉ có The Royal Exchange Assurance Corporation và The London Assurance Corporation có hiến chương. Bộ luật này được bãi bỏ năm 1825. Năm 1864 quy tắc York- Antwerp được soạn thảo và ban hành với các khái niệm về “tổn thất chung” và tập quán phân chia tổn thất chung. 2
- Năm 1906, Bộ Luật Bảo Hiểm Hàng Hải Anh (The English Marine Insurance Act) được thông qua ngày 21/12/1906 – Bộ Luật có ý nghĩa rất lớn cho ngành bảo hiểm hàng hải thế giới. Năm 1924 Quy tắc Hague được ban hành xác định quyền và trách nhiệm của người vận chuyển. Năm 1963 Hiệp hội các nhà bảo hiểm London (Institute of London Underwriters – ILU) tạo lập bộ điều kiện bảo hiểm hàng hóa ICC1963 Năm 1982 Hiệp hội các nhà bảo hiểm London (Institute of London Underwriters – ILU) đã cập nhật bộ điều kiện bảo hiểm ICC1963 thành ICC1982. Năm 2009 Hiệp hội các nhà bảo hiểm London (Institute of London Underwriters – ILU) đã cho ra đời bộ điều kiện bảo hiểm hàng hóa ICC2009 nhằm thích ứng hơn với điều kiện kinh doanh mới của thời đại. Năm 2015 Bộ Luật Bảo Hiểm 2015 (The Insurance Act 2015) do chính phủ Anh ban hành và có hiệu lực được áp dụng cho các hợp đồng thương mại bảo hiểm và các hình thức khác của hợp đồng bảo hiểm, được xem là “cải cách lớn nhất đối với luật hợp đồng bảo hiểm trong hơn một thế kỷ”. Ở Việt Nam từ những năm 1880 có các hội bảo hiểm ngoại quốc như hội bảo hiểm Anh, Pháp, Thụy sĩ, Hoa kỳ… đã để ý đến Đông Dương. Các hội bảo hiểm ngoại quốc đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam nhằm mua bán và khai thác thị trường bảo hiểm tại đây. Vào năm 1926, Chi nhánh đầu tiên là của Công ty Franco- Asietique được thành lập. Đến năm 1929 mới có công ty bảo hiểm của Việt Nam đặt trụ sở tại Sài Gòn, đó là Việt Nam Bảo hiểm Công ty, nhưng chỉ hoạt động về bảo hiểm xe ô tô. Từ năm 1952 về sau, hoạt động bảo hiểm mới được mở rộng dưới những hình thức phong phú với sự hoạt động của nhiều công ty bảo hiểm trong nước và ngoại quốc. Ở miền bắc, ngày 15/01/1965 Công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) mới chính thức đi vào hoạt động. Trong những năm đầu, Bảo Việt chỉ tiến hành các nghiệp vụ về hàng hải như bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm tàu viễn dương…. Thời kỳ đầu, nhà nước giao cho một công ty chuyên môn trực thuộc Bộ Tài Chính kinh doanh bảo hiểm đó là công ty Bảo Hiểm Việt Nam nay là Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt). Công ty Bảo Hiểm Việt Nam được thành lập ngày 17/12/1964 theo Quyết định số 179/CP và chính thức đi vào hoạt động ngày 15/1/1965. Trước năm 1964 Bảo Việt chỉ làm đại lý bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu cho công ty Bảo Hiểm Nhân Dân Trung Quốc trong trường hợp mua theo giá FOB, C&F và bán theo giá CIF với mục đích là học hỏi kinh nghiệm. Năm 1965 khi Bảo Việt đi vào hoạt động, Bộ Tài Chính đã ban hành Quy Tắc Chung về Bảo Hiểm Hàng Hoá Vận Chuyển Bằng Đường Biển. Gần đây, để phù hợp với sự phát triển thương mại và ngành hàng hải của đất nước, Bộ Tài Chính đã ban hành quy tắc chung mới - Quy Tắc Chung 1990 (QTC-1990) cùng với Luật Hàng Hải Việt Nam. Quy tắc chung này là cơ sở pháp lý chủ yếu điều chỉnh các vấn đề về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. 3
- Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ, xuất phát từ yêu cầu bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì việc đa dạng hoá các loại hình kinh doanh bảo hiểm là một đòi hỏi thiết thực. Để đáp ứng yêu cầu cấp bách trên, Nghị định 100/CP của chính phủ về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được ban hành ngày 18/12/1993 đã tạo điều kiện cho nhiều công ty bảo hiểm ra đời và phát triển. Với sự ra đời của Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm năm 2000 của Việt Nam và Luật Sửa Đổi Bổ Sung Một Số Điều của Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm (2010) đã từng bước kiện toàn hệ thống pháp lý cho ngành kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hải nói riêng được phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế- xã hội. 1.2. Các khái niệm cơ bản trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm Rủi ro: Theo giáo trình Vận Tải và Bảo Hiểm Trong Ngoại Thương của TS. Trịnh Thị Thu Hương “rủi ro là những tai họa, tai nạn, sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên sảy ra gây thiệt hại về người và tài sản” – là những sự cố bất ngờ, không chắc chắn sảy ra nhưng khi sảy ra lại gây nên những thiệt hại và tổn thất rất lớn. Các biện pháp hạn chế rủi ro: Tránh rủi ro (risk avoidance): Là biện pháp tránh, không làm một việc gì đó có độ rủi ro cao. Biện pháp này có hạn chế là không thể nào tránh toàn bộ rủi ro sảy đến với mình. Mặc khác, biện pháp này tạo nên tâm lý e ngại, sợ sệt, không dám tham gia hoạt động kinh doanh mà nguyên tắc trong kinh doanh “nơi nào càng nhiều rủi ro thì càng có nhiều lợi nhuận” nên nếu sử dụng biện pháp này doanh nhân sẽ mất rất nhiều cơ hội kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận. Ngăn ngừa, hạn chế rủi ro (risk prevention): Đây là biện pháp các cá nhân, doanh nghiệp áp dụng các biện pháp đề phòng, ngăn ngừa, hạn chế rủi ro và hậu quả của nó như: Lắp đặt hệ thống phòng cháy - chữa cháy để ngăn ngừa rủi ro cháy, lắp đặt hệ thống chống trộm để ngăn ngừa rủi ro trộm cắp, lắp đặt phần mềm Anti-virut để ngăn ngừa máy tính bị nhiễm virut, hacker…. Tuy nhiên để áp dụng các biện pháp này phải tốn kém một chi phí không nhỏ nhưng vẫn không thể nào ngăn chặn hết được rủi ro xảy ra. Tự khắc phục rủi ro (risk assumption): Là biện pháp các công ty, cá nhân dự trữ một khoản tiền nhất định để khi có rủi ro xảy ra thì dùng khoản tiền đó bù đắp, khắc phục hậu quả. Biện pháp này còn được gọi là tự bảo hiểm (self-insurance). Biện pháp này cũng có những hạn chế nhất định: không phải cá nhân, doanh nghiệp nào cũng có nguồn tài chính đủ lớn để dự trữ và khắc phục sự cố; Không phải lúc nào khoảng dự trữ này cũng bù đắp được những rủi ro, tổn thất lớn có tính chất thảm họa mà doanh nghiệp, cá nhân gặp phải; Ngoài ra, biện pháp này sẽ gây nên sự đọng vốn lớn của xã hội nếu công ty, cá nhân nào cũng dự trữ như vậy. Chuyển nhượng rủi ro (risk transfer): Đây là biện pháp một cá nhân hay doanh nghiệp khi tự mình thấy không chịu đựng được nhiều rủi ro lớn, có tính chất thảm họa, sẽ tìm cách chuyển nhượng rủi ro đó cho công ty khác. Khi chấp nhận rủi ro đó, các công ty chấp nhận nhận sự chuyển nhượng này sẽ phải bồi thường những thiệt 4
- hại tổn thất khi rủi ro xảy ra ngược lại người chuyển nhượng phải trả một khoản phí cho sự chấp nhận này. Biện pháp này được gọi là bảo hiểm. Biện pháp này có nhiều ưu điểm: không gây đọng vốn trong xã hội, phạm vi bồi thường rộng, có thể bồi thường cho những rủi ro có tính chất thảm họa. Định nghĩa bảo hiểm: Theo Trịnh Thị Thu Hương (2011). Giáo Trình Vận Tải Và Bảo Hiểm Trong Ngoại Thương “Bảo Hiểm là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm (insurer) đối với người được bảo hiểm (insured) về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm (subject matter insured) do một rủi ro của thỏa thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng được bảo hiểm đó (subject matter insured) và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm (premium) Người bảo hiểm (insurer, underwriter): Là người nhận trách nhiệm về rủi ro, được hưởng phí bảo hiểm và phải bồi thường khi có tổn thất xảy ra. Người được bảo hiểm (the insured): Là người có lợi ích bảo hiểm (insurable interest), là người bị thiệt hại khi rủi ro xảy ra và được người bảo hiểm bồi thường. Người được bảo hiểm là người có tên trong hợp đồng bảo hiểm và là người phải nộp phí bảo hiểm. Đối tượng bảo hiểm (subject-matter insured) là tài sản hoặc lợi ích mang ra bảo hiểm. Đối tượng bảo hiểm có thể là tài sản (property), con người (personnel), hoặc trách nhiệm (liability) đối với người thứ ba. Rủi ro được bảo hiểm (risk insured against) là rủi ro đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Người bảo hiểm (insurer) chỉ bồi thường những thiệt hại do những rủi ro này gây ra. Ví dụ: Nếu bạn mua điều khoản bảo hiểm A (ICC 1982), thì thiệt hại do chiến tranh gây ra không phải là rủi ro được bảo hiểm theo điều kiện này. Như vậy nếu chiến tranh gây ra thiệt hại cho hàng hóa thì sẽ không được công ty bảo hiểm bồi thường nếu người được bảo hiểm chỉ mua bảo hiểm hàng hóa cho điều kiện A (ICC1982) Phí bảo hiểm (premium): Là một khoản tiền do công ty bảo hiểm tính toán và quy định cho người được bảo hiểm nộp nếu muốn tài sản của mình được bảo hiểm. Mức tính toán phí bảo hiểm thường do công ty bảo hiểm đưa ra dựa vào cơ sở tính toán xác suất xảy ra rủi ro (tuyến đường, loại hàng hóa, thời gian di chuyển…) hoặc trên cơ sở thống kê tổn thất nhằm đảm bảo số phí thu về đủ để bồi thường và bù đắp cho các chi phí khác đồng thời có lãi. 5
- Nguồn thu từ phí bảo hiểm của các công ty bảo hiểm trong khi chưa bồi thường là một nguồn vốn quan trọng để công ty bảo hiểm đầu tư sang các lĩnh vực kinh doanh khác tạo nên lợi nhuận Hợp đồng bảo hiểm (insurance policy/ insurance contract): là hợp đồng được ký kết giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm mà theo đó người bảo hiểm sẽ thu phí bảo hiểm do người được bảo hiểm trả. Người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do các hiểm họa, rủi ro gây ra theo mức độ và điều kiện của hai bên thỏa thuận. Có 2 loại hợp đồng bảo hiểm chính: Hợp đồng bảo hiểm chuyến đơn (voyage policy): Hợp đồng chỉ có hiệu lực trong từng chuyến hàng cụ thể Hợp đồng bảo hiểm bao (open policy): Hợp đồng bảo hiểm có thời hạn hiệu lực trong một khoản thời gian nhất định; Một hợp đồng bảo hiểm bao quy định những điều khoản bảo hiểm chung, các quy định cụ thể sẽ được thể hiện trong chứng thư bảo hiểm của từng chuyến hàng; Hợp đồng bảo hiểm bao thường quy định số tiền bảo hiểm tối đa để kết thúc hợp đồng (xem mẫu phụ lục 02 – trang 90 & phụ lục 3 – trang 97) Tái bảo hiểm (reinsurance): Là hoạt động các công ty bảo hiểm chuyển giao một phần hay toàn bộ rủi ro mà họ đã nhận bảo hiểm cho người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm gốc sang công ty bảo hiểm khác – người tái bảo hiểm (reinsurer) để làm giảm trách nhiệm bảo hiểm của công ty mình, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh Người tái bảo hiểm (cedent): Là người thông qua hợp đồng tái bảo hiểm nhận lại một phần trách nhiệm mà người bảo hiểm khác đã chấp thuận với người được bảo hiểm trên cơ sở được nhận một phần phí bảo hiểm mà người bảo hiểm trước đã thu của người được bảo hiểm. Thực chất người tái bảo hiểm là người bảo hiểm của người bảo hiểm. Người được tái bảo hiểm (retrocessionaire): Là người bảo hiểm sau khi nhận bảo hiểm cho một người lại đem đối tượng bảo hiểm đó đến bảo hiểm lại ở một tổ chức bảo hiểm khác và được chấp nhận. Người được bảo Người bảo hiểm 1 hiểm (Người được tái bảo hiểm) Người bảo hiểm 2 (Người tái bảo hiểm) Hình 1.1: Quan hệ hợp đồng trong trường hợp tái bảo hiểm 6
- Đồng bảo hiểm (co-insurance): Là hoạt động chuyển giao rủi ro của một đối tượng được bảo hiểm cho hai hay nhiều công ty bảo hiểm, mỗi bên chịu một phần rủi ro và có nghĩa vụ trực tiếp đối với phần trách nhiệm của mình trong việc bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm. Người bảo hiểm thứ 1 (a%) Người được bảo hiểm Người bảo hiểm thứ 2 (b%) Người bảo hiểm thứ 3 (c%) Sơ đồ 1.2: Quan hệ hợp đồng trong trường hợp đồng bảo hiểm Người môi giới bảo hiểm (broker): Là người thay mặt cho công ty bảo hiểm tư vấn cho những người đang có nhu cầu bảo hiểm và giúp họ lựa chọn những điều kiện bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của mình và có trách nhiệm hỗ trợ người bảo hiểm hoàn thiện các thủ tục nhận bồi thường khi có tổn thất xảy ra. Người môi giới bảo hiểm sẽ nhận được hoa hồng môi giới từ các công ty bảo hiểm. Bảo hiểm trùng (double insurance): Là trường hợp có hai hay nhiều hơn hai đơn bảo hiểm được cấp cho cùng một đối tượng bảo hiểm, quyền lợi bảo hiểm hay một phần của nó mà tổng số tiền được bảo hiểm vượt quá mức cho phép theo quy định. Về nguyên tắc khi đối tượng được bảo hiểm bị tổn thất thì các người bảo hiểm tham gia chỉ trả tối đa bằng giá trị bảo hiểm. Mức miễn thường (franchise/ deductible):là giá trị được biểu hiện bằng một số tiền cụ thể hay bằng tỷ lệ phần trăm của số tiền bảo hiểm mà nếu giá trị tổn thất nhỏ hơn giá trị này thì người bảo hiểm không phải bồi thường Mức miễn thường có ý nghĩa chuyển một phần trách nhiệm cho người được bảo hiểm, giảm những thanh toán lặt vặt, giảm bớt phí bảo hiểm. Nó nhằm mục đích tăng trách nhiệm của người được bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm nhằm giảm bớt rủi ro. Mức miễn thường có 2 loại: 7
- Miễn thường có khấu trừ (deductible): Khi tổn thất vượt quá mức miễn thường thì người bảo hiểm sẽ bồi thường phần vượt quá; Khi tổn thất nhỏ hơn mức miễn thường thì người bảo hiểm không bồi thường. Ví dụ: Mức miễn thường: 500 USD Tổn Thất: 1500 USD - Người bảo hiểm sẽ bồi thường: 1500 – 500 = 1000 USD Tổn thất: 400 USD – Người bảo hiểm sẽ không bồi thường Miễn thường không khấu trừ (franchise): Khi tổn thất vượt quá mức miễn thường thì người bảo hiểm bồi thường toàn bộ; Khi tổn thất nhỏ hơn mức miễn thường thì người bảo hiểm sẽ không bồi thường Ví dụ: Mức miễn thường: 1000 USD Tổn Thất : 1500 USD - Người bảo hiểm sẽ bồi thường: 1500USD Tổn thất : 400 USD – Người bảo hiểm sẽ không bồi thường Giá trị tổn thất/thiệt hại (loss/damage): Là giá trị tài sản bị mất, hư hỏng hoặc số tiền chi phí để sửa chữa những hư hỏng đó. Giá trị bồi thường (indemnity): là giá trị hay số tiền mà người bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm Điều kiện bảo hiểm (insurance clause/condition): là toàn bộ những quy định về rủi ro, trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có tổn thất xảy ra được người bảo hiểm và người được bảo hiểm thỏa thuận 1.3. Lợi ích của bảo hiểm Thực chất của bảo hiểm là lập quỹ dự trữ Bảo hiểm giúp lượng tiền nhà rỗi trong xã hội được sử dụng một cách có hiệu quả Giúp các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm có thể nhận được tiền bồi thường, bù đắp thiệt hại mất mát do các rủi ro gây ra Thông qua hoạt động bảo hiểm, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm có thể huy động được một nguồn vốn lớn cho các hoạt động kinh doanh sinh lời khác Góp phần ổn định sản xuất, kinh doanh và mọi sinh hoạt của xã hội. Bảo đảm cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách bình thường, không vì rủi ro tổn thất mà đình trệ hay phá sản. Tạo tâm lý an tâm cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất- kinh doanh Bảo hiểm còn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, độ tin cậy của khách hàng. Bảo hiểm góp phần tăng tích lũy, tiết kiệm chi phí ngân sách. Bổ sung cho ngân sách nhà nước bằng lãi bảo hiểm 1.4. Phân loại bảo hiểm 1.4.1. Căn cứ vào cơ chế hoạt động của bảo hiểm Bảo hiểm xã hội (social insurance): Là chế độ bảo hiểm của nhà nước, của đoàn thể xã hội hoặc của các công ty nhằm trợ cấp cho các viên chức nhà nước, người làm 8
- công… trong các trường hợp ốm đau, bệnh tật, bị chết hoặc tai nạn trong khi làm việc, về hưu… Bảo hiểm xã hội có đặc điểm: có tính chất bắt buộc, theo những luật lệ quy định chung của chính phủ, không nhằm mục đích kinh doanh… Bảo hiểm xã hội có các loại sau: bảo hiểm xã hội hưu trí đối với công nhân viên, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế… Bảo hiểm thương mại (commercial insurance) là loại hình bảo hiểm mang tính chất kinh doanh, kiếm lời. Bảo hiểm thương mại có đặc điểm: không bắt buộc, có tính đến từng đối tượng, từng rủi ro cụ thể nhằm mục đích kinh doanh 1.4.2. Căn cứ vào tính chất của bảo hiểm Bảo hiểm nhân thọ (life- insurance): Là bảo hiểm liên quan đến tính mạng hoặc tuổi thọ của con người nhằm bù đắp cho người được bảo hiểm hay người hưởng lợi của hợp đồng bảo hiểm một khoản tiền khi hết thời hạn bảo hiểm hoặc khi người được bảo hiểm bị chết hay bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Bảo hiểm nhân thọ có thể có các sản phẩm: bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm trả tiền định kỳ… Bảo hiểm phi nhânthọ (non-life insurance) là các loại bảo hiểm khác như: - Bảo hiểm hàng hải - Bảo hiểm tai nạn - Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại - Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không… - Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt - Bảo hiểm hàng không - Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt - Bảo hiểm dầu khí - Bảo hiểm xe cơ giới - Bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận - Bảo hiểm trách nhiệm chung và trách nhiệm sản phẩm - Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp - Bảo hiểm du lịch - Bảo hiểm bồi thường cho người lao động… 1.4.3. Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm Bảo hiểm tài sản: Đối tượng bảo hiểm là tài sản, của tập thể hay cá nhân như nhà, xe hơi, tiền, giấy tờ có giá… Thiệt hại được bồi thường trong loại hình bảo hiểm này mang tính vật chất (physical) Bảo hiểm trách nhiệm: đối tượng bảo hiểm trong loại hình này là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba hay đối với sản phẩm.. Bảo hiểm con người: đối tượng bảo hiểm là con người hay các bộ phận của cơ thể con người hay các vấn đề có liên quan như tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe, tai nạn… 9
- 1.4.4. Căn cứ theo quy định của pháp luật: Bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện Bảo hiểm bắt buộc: Theo luật Kinh Doanh Bảo Hiểm Việt Nam năm 2000 quy định các loại hình bảo hiểm bắt buộc sau: - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách - Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật - Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm - Bảo hiểm cháy, nổ. Bảo hiểm tự nguyện: là bảo hiểm không bắt buộc tham gia, người được bảo hiểm có quyền tự nguyện tham gia vì lợi ích của mình. Ví dụ: “Bảo hiểm sức khỏe toàn diện 24/7” tại Pijicolà một sản phẩm bảo hiểm của công ty Pijico. Áp dụng cho người từ 1 – 65 tuổi (*), không yêu cầu trẻ em trên 6 tuổi mua kèm ba hoặc mẹ. Người mua bảo hiểm có thể tự lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh, ngoài những bệnh viện liên kết bảo lãnh với PJICO; Không giới hạn số lần khám chữa bệnh ngoại trú trong năm bảo hiểm; Quyền lợi mở rộng cho cả tai nạn Ví dụ: Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe ô tô, chủ xe cho quyền tự nguyện quyết định mua hay không mua loại bảo hiểm này. Khi tham gia bảo hiểm thì người được bảo hiểm có được các quyền lợi sau: Bồi thường cho chủ xe những thiệt hại vật chất xe xảy ra do những tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của chủ xe, lái xe trong các trường hợp: Bị tai nạn do đâm va, lật đổ; Cháy nổ, bão lụt, sét đánh; Mất cắp toàn bộ và các rủi ro bất ngờ khác. Ngoài ra thanh toán những chi phí cần thiết và hợp lý cho việc ngăn ngừa, hạn chế tổn thất, trục vớt, kéo xe đến nơi sửa chữa, giám định tổn thất. 1.5. Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm: 1.5.1. Bảo hiểm một rủi ro chứ không bảo hiểm một sự chắc chắn (fortuity not certainty) Đây là nguyên tắc người bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm một rủi ro, tức là bảo hiểm một sự cố, một tai nạn, tai họa xảy ra một cách bất ngờ ngẫu nhiên ngoài ý muốn của con người, chứ không bảo hiểm một tai họa chắc chắn sẽ xảy ra hay chắc chắn mãi mãi không xảy ra. Ví dụ: Một người nhiễm HIV và được bác sĩ chuẩn đoán sẽ chết trong vòng 1 năm nữa thì chắc chắn công ty bảo hiểm sẽ không nhận hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho người này. 1.5.2. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost goodfaith) Theo nguyên tắc này, hai bên của hợp đồng bảo hiểm (người bảo hiểm và người được bảo hiểm) phải tuyệt đối trung thực với nhau, không giấu giếm, lừa dối lẫn nhau. Nếu một trong hai bên vi phạm thì hợp đồng sẽ không có hiệu lực. Cụ thể: Bên công ty bảo hiểm phải minh bạch, công khai các điều kiện bảo hiểm, nguyên tắc, điều lệ, giá cả bảo hiểm cho người được bảo hiểm biết, không lập lờ ý 10
- nghĩa, nội dung của hợp đồng gây nên sự hiểu lầm, nhầm lẫn của người được bảo hiểm, không được nhận bảo hiểm khi biết đối tượng bảo hiểm đã đến nơi an toàn. Người được bảo hiểm phải có trách nhiệm khai báo chính xác các chi tiết liên quan đến đối tượng bảo hiểm, phải thông báo kịp thời những thay đổi về đối tượng bảo hiểm, quyền sở hữu, rủi ro, về những mối đe dọa nguy hiểm hay làm tăng thêm rủi ro… mà mình biết được hoặc đáng lẽ phải biết cho người bảo hiểm, không được mua bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm khi biết đối tượng bảo hiểm đó đã bị tổn thất. Ví dụ: Ngày 12/02/2006 Công Ty Xây Dựng và Vận Tải K đã ký một hợp đồng bảo hiểm thân tàu và hợp đồng trách nhiệm dân sự chủ tàu với công ty bảo hiểm AAA. Ngày 20/02/2006 AAA nhận được thông báo tàu bị tổn thất và thiệt hại từ công ty K và yêu cầu đòi bồi thường toàn bộ chi phí sửa chữa. Tuy nhiên, theo báo cáo giám định thể hiện rằng bộ phận bị hỏng của tàu đã phải bị hỏng trước ngày 12/02/2006, trước ngày ký kết hợp đồng nhưng công ty K đã không thông báo cho AAA nên AAA được phép từ chối bồi thường trong trường hợp này. 1.5.3. Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm (insurable interest) Theo nguyên tắc này, người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm. Lợi ích bảo hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có của đối tượng bảo hiểm. Trong bảo hiểm hàng hải lợi ích bảo hiểm không nhất thiết phải có khi ký kết hợp đồng bảo hiểm nhưng nhất thiết phải có khi xảy ra tổn thất Lợi ích bảo hiểm: là lợi ích hay quyền lợi liên quan đến, gắn liền hay phụ thuộc vào sự an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm. Người có lợi ích bảo hiểm thông thường là chủ sở hữu của đối tượng bảo hiểm đó, người chịu trách nhiệm quản lý tài sản hoặc người nhận cầm cố tài sản. Khi xảy ra tổn thất, người được bảo hiểm đã phải có lợi ích bảo hiểm rồi mới được bồi thường Ví dụ: Một lô hàng được bán với điều kiện FOB (Incoterms 2010) và bên khách hàng ở Nhật Bản đã mua bảo hiểm cho hàng hóa, thì lợi ích bảo hiểm ở đây là hàng hóa đến nơi an toàn và người có lợi ích bảo hiểm trong trường hợp này là bên mua Nhật Bản. 1.5.4. Nguyên tắc bồi thường (indemnity) Theo nguyên tắc này, khi có tổn thất xảy ra người bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại để đảm bảo cho người được bảo hiểm khôi phục lại vị trí tài chính như trước khi tổn thất xảy ra. Các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi. Không được mua hai hay ba hợp đồng bảo hiểm cho cùng một lợi ích bảo hiểm để trục lợi, vì tối đa người được bảo hiểm cũng chỉ được bồi thường số tiền bằng phần thiệt hại của đối tượng bảo hiểm. Ví dụ: Tháng 8/2016 Công An Hà Nội đã làm rõ vụ án chị Lý Thị Niên (30 tuổi, ở Phúc Thọ, Hà Nội) đã dựng hiện trường giả để trục lợi bảo hiểm bằng cách chị thuê người chặt chân và tay mình để dựng hiện trường giả như bị tàu tông nhằm thực hiện hành vi chiếm đoạt 3,5 tỷ đồng của công ty bảo hiểm. Những 11
- trường hợp trục lợi bảo hiểm như thế không những người bảo hiểm không được bồi thường mà còn có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự. Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm là bồi thường bằng tiền không phải hiện vật. Vì vậy khi mua bảo hiểm người được bảo hiểm phải khai báo chính xác giá trị của đối tượng bảo hiểm và được công ty bảo hiểm chấp nhận để tránh những tranh chấp về sau. 1.5.5. Nguyên tắc thế quyền (subrogation) Đây là nguyên tắc, người bảo hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi tiền người thứ 3 có trách nhiệm trong vụ việc, bồi thường cho mình. Để thực hiện được nguyên tắc này người được bảo hiểm phải cung cấp các biên bản, giấy tờ, chứng từ, thư từ.. cần thiết cho người bảo hiểm. Người bảo hiểm được quyền từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm nếu người được bảo hiểm có những hành động làm phương hại đến nguyên tắc thế quyền của người bảo hiểm. Ví dụ: Do lỗi của người vận tải trong quá trình chuyên chở đã làm cháy lô hàng của khách hàng A (đã mua bảo hiểm đối với rủi ro cháy) thì khách hàng A có 2 lựa chọn: - Kiện hãng tàu đòi bồi thường, trong trường hợp này bảo hiểm sẽ coi như không liên quan và không bồi thường cho người được bảo hiểm. - Thông báo tổn thất ngay lập tức cho công ty bảo hiểm và yêu cầu bảo hiểm bồi thường. Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường theo điều khoản hợp đồng bảo hiểm cho khách hàng A và sau khi bồi thường công ty bảo hiểm được phép nhân danh A đòi hãng tàu bồi thường với lỗi của hãng tàu, số tiền nhận bồi thường từ hãng tàu (nếu có) sẽ do công ty bảo hiểm nhận, người được bảo hiểm sẽ không được phép nhận thêm khoản tiền này. 1.6. Bảo hiểm hàng hải - Các loại bảo hiểm hàng hải thông dụng Khái niệm: Bảo hiểm hàng hải là bảo hiểm những rủi ro trên biển hoặc những rủi ro trên bộ, trên sông liên quan đến hành trình đường biển, gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm chuyên chở trên biển Các loại bảo hiểm hàng hải thông dụng: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu (Cargo insurance) Bảo hiểm thân tàu (Hull insurance) Bảo hiểm trách nhiệm chủ tàu (P&I insurance) Bảo hiểm trách nhiệm forwarder 1.7. Tổn thất trong bảo hiểm hàng hải Định nghĩa: Tổn thất (loss, damage): Là những thiệt hại, hư hỏng, mất mát của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro gây ra. Phân loại tổn thất Căn cứ theo mức độ tổn thất: Tổn thất bộ phận & tổn thất toàn bộ 12
- Tổn thất bộ phận (partial loss): Là tổn thất, thiệt hại một phần của đối tượng bảo hiểm theo một hợp đồng bảo hiểm. Tổn thất bộ phận có thể thể hiện bằng số lượng, trọng lượng, phẩm chất, giá trị. Ví dụ: Lô hàng có 10 kiện kính trong quá trình vận chuyển bị vỡ 3 kiện; Lô hàng phân bón bị thiếu hụt 300 Kg; Hàng hư hỏng và biên bản giám định ghi giảm giá trị thương mại 10% Trong bảo hiểm, đối với tổn thất bộ phận, tổn thất bao nhiêu phần trăm giá trị thì công ty bảo hiểm bồi thường bấy nhiêu (nếu người được bảo hiểm mua bảo hiểm trị giá 100% giá trị của đối tượng bảo hiểm) Tổn thất toàn bộ (total loss): Gồm 2 loại tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất toàn bộ ước tính Tổn thất toàn bộ thực tế (actual total loss): Là toàn bộ đối tượng bảo hiểm theo một hợp đồng bảo hiểm bị hư hỏng, mất mát, thiệt hại hoặc bị biến chất, biến dạng giảm 100% giá trị thương mại Ví dụ: Một lô hàng bị hư hỏng và biên bản giám định ghi là giảm giá trị thương mại 100%; Lô xà phòng bị nóng chảy thành từng mảng không còn nguyên dạng như lúc ban đầu và không thể dùng vào việc gì nữa; Hàng bị mất do tàu bị đắm, mất tích hay cướp biển… Trong trường hợp tổn thất toàn bộ thực sự, người bảo hiểm phải bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm. Tổn thất toàn bộ ước tính (constructive total loss): xảy ra khi thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm có thể chưa tới độ tổn thất toàn bộ, nhưng đối tượng bảo hiểm bị từ bỏ một cách hợp lý, bởi vì tổn thất toàn bộ thật sự là không thể tránh khỏi nếu cố gắng chuyên chở đối tượng bảo hiểm về đến đích hoặc có thể tránh được nhưng chi phí phải bỏ ra để bảo quản, lưu kho, san xếp hàng… vượt quá giá trị của đối tượng bảo hiểm còn lại. Ví dụ: Một tàu chở gạo đang trên đường về cảng đích thì gặp bão, khi ghé vào cảng lánh nạn thì gạo đã ướt đến 90% , nếu cứ tiếp tục chở về cảng đến thì gạo sẽ hỏng hết, tức là xảy ra tổn thất toàn bộ thực tế và người bảo hiểm phải bồi thường toàn bộ. Thay vì như vậy, tại cảng lánh nạn chủ tàu thông báo tổn thất với công ty bảo hiểm và tuyên bố từ bỏ lô hàng. Nếu công ty bảo hiểm xem xét thấy hợp lý thì chấp nhận từ bỏ hàng của người được bảo hiểm và cử người vào bán lô hàng còn lại tại cảng lánh nạn để hạn chế thiệt hại, thừa nhận tổn thất toàn bộ ước tính và bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm như tổn thất toàn bộ. Hoặc trường hợp tàu chở xi măng, đi dọc đường bị tai nạn, phải ghé vào một cảng lánh nạn và không thể tiếp tục hành trình được nữa. Mặc dù xi măng chỉ mới thiệt hại 70% giá trị thương mại nhưng chi phí dỡ hàng lên bờ, lưu kho, lưu bãi, thuê tàu khác chở tiếp vượt quá giá trị của xi măng tại cảng đến, cho nên trong trường hợp này nếu như thông báo từ bỏ hàng của chủ tàu được công ty bảo hiểm chấp nhận thì đây cũng được xem là tổn thất toàn bộ ước tính. 13
- Như vậy để có tổn thất toàn bộ ước tính thì phải có hành động từ bỏ hàng hợp lý của người được bảo hiểm. Người được bảo hiểm chỉ được từ bỏ hàng khi cân nhắc hợp lý giữa giá trị còn lại của lô hàng với chi phí để tiếp tục vận chuyển hàng về đến đích xem phương án nào có lợi hơn và từ bỏ hợp lý này phải được công ty bảo hiểm chấp nhận bằng văn bản Trong các trường hợp trên, nếu cứ tiếp tục hợp đồng một cách bình thường thì về mặt tài chính đều không có lợi cho cả người bảo hiểm và người được bảo hiểm vì tổn thất toàn bộ thực tế hay tương tự chắc chắn sẽ xảy ra. Để cứu vớt hàng hóa và bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên trong những trường hợp như trên. Người bảo hiểm sẽ giảm thiểu một phần thiệt hại trong việc xử lý lô hàng bị từ bỏ còn người được bảo hiểm sẽ được bồi thường như tổn thất toàn bộ. Từ bỏ hàng là một hành động của người được bảo hiểm từ bỏ mọi quyền lợi của mình đối với hàng hóa cho người bảo hiểm trong trường hợp tổn thất toàn bộ ước tính để được bồi thường toàn bộ. Khi từ bỏ hàng thì sở hữu về hàng sẽ chuyển sang người bảo hiểm và người bảo hiểm có quyền định đoạt hàng hóa đó. Việc từ bỏ hàng của người được bảo hiểm phải được lập thành văn bản, từ bỏ một cách vô điều kiện và hợp lý, từ bỏ rồi thì không được rút lui. Căn cứ theo tính chất tổn thất: có 2 loại tổn thất chung và tổn thất riêng Tổn thất riêng (particular average): Là những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro bất ngờ, ngẫu nhiên gây ra Ví dụ: Hàng hóa bị ướt do bão, mất do tàu đắm, hư hỏng do bị đâm va… hay bị hư hỏng, đỗ vỡ, thiếu hụt do tác động ngẫu nhiên bên ngoài… Tổn thất riêng có thể là tổn thất toàn bộ hay bộ phận, có thể giảm phẩm chất hay thiếu hụt về mặt trọng lượng, số lượng, tổn thất riêng có thể xảy ra ở bất cứ đâu. Đối với tổn thất riêng, tổn thất của người nào thì người đó chịu mà không có sự đóng góp giữa các bên. Tổn thất riêng có được người bảo hiểm bồi thường hay không phụ thuộc vào việc rủi ro đó có được thỏa thuận trong hợp đồng hay không. Tổn thất chung (general average): Là tổn thất/thiệt hại, những hy sinh hay chi phí đặc biệt bị gây ra bởi một hành động có chủ ý và hợp lý (hành động tổn thất chung) vì sự an toàn chung của cả hành trình trên biển, tức là để cứu các quyền lợi khác trong hành trình đó thoát khỏi một sự nguy hiểm chung Ví dụ: Một con tàu chở hàng đang đi trên biển thì gặp bão, thuyền trưởng và các thuyền viên trên tàu tìm mọi cách chống đỡ với cơn bão nhưng bão ngày càng to và tàu có nguy cơ bị đắm. Thuyền trưởng quyết định vứt bớt một số hàng để tàu nhẹ bớt và tàu đã qua được cơn bão. Như vậy chủ hàng có lô hàng bị vứt bỏ đi sẽ chịu thiệt hại rất nặng nề, nhưng không phải chỉ vì quyền lợi của họ mà vì quyền lợi của cả đoàn tàu (chủ tàu, tất cả các chủ hàng có hàng trên tàu, cước phí chưa trả). Chính vì 14
- vậy tổn thất của lô hàng bị vứt đi đó sẽ được xem là tổn thất chung và tổn thất này sẽ do cộng đồng những người có quyền lợi liên quan được bảo vệ cùng đóng góp chi trả. Muốn có tổn thất chung phải có hành động tổn thất chung. Hành động tổn thất chung là hành động được thực hiện một cách có chủ ý, hợp lý nhằm bảo vệ sự an toàn chung của cả hành trình trước những tai họa trong một hành trình chung trên biển. Hành động tổn thất chung có đặc trưng sau đây: Hành trình đang đối mặt với một mối đe dọa an toàn chung rất lớn Hành động tự nguyện, hữu ý của thuyền trưởng và thuyền viên trên tàu Có sự hy sinh hay chi phí phát sinh Hy sinh và chi phí sảy ra phải hợp lý vì an toàn chung của tất cả các quyền lợi trong hành trình Mất mát, thiệt hại hoặc chi phí phải là hậu quả trực tiếp của hành động tổn thất chung Sảy ra trên biển Tổn thất chung bao gồm: hy sinh tổn thất chung và chi phí tổn thất chung. Hy sinh tổn thất chung: Là những thiệt hại hoặc chi phí do hậu quả trực tiếp của hành động tổn thất chung, như: thiệt hại do vứt hàng xuống biển vì an toàn chung, đốt vật phẩm trên tàu để thay nhiên liệu, tự ý cho tàu mắc cạn làm thủng vỏ tàu để tránh một tai nạn khủng khiếp, thiệt hại do máy tàu làm việc quá sức để rút tàu ra khỏi bãi cạn… Chi phí tổn thất chung: Là những chi phí phải trả cho người thứ 3 trong việc cứu tàu, hàng, cước phí thoát nạn hoặc chi phí làm cho tàu tiếp tục hành trình ví dụ như: chi phí cứu nạn (salvage remuneration), chi phí làm nổi tàu khi đã mắc cạn, chi phí thuê kéo, lai dắt tàu khi bị nạn, chi phí tại cảng lánh nạn, chi phí dỡ hàng, nhiên liệu, chi phí sữa chữa tạm thời vì an toàn chung, chi phí xếp hàng, lưu kho hàng hóa, tiền lương của thuyền trưởng và thuyền viên phát sinh, lương thực, thực phẩm phát sinh, nhiên liệu tiên thụ tại cảng lánh nạn, cảng phí chỉ được công nhận là tổn thất chung cho đến ngày tàu bị từ bỏ hoặc ngày dỡ xong hàng, nếu ngày dỡ xong hàng xảy ra sau. 1.8. Tổn thất chung 1.8.1. Thủ tục, giấy tờ liên quan đến tổn thất chung Khi xảy ra tổn thất chung, chủ tàu hoặc thuyền trưởng phải tiến hành một số công việc sau: + Gởi thư tuyên bố tổn thất chung (General Aaverage Declaration Letter) đến các bên có liên quan (chủ hàng hay forwarder, người nhận hàng) (mẫu 1 bên dưới) + Mời giám định viên để giám định tổn thất của tàu và hàng + Gởi cho chủ hàng bảng Valuation Form (mẫu 2) để chủ hàng kê khai giá trị hàng hóa trên tàu + Gởi cho các chủ hàng Bản Cam Đoan Đóng Góp Tổn Thất Chung (General Average Bond -mẫu 3) 15
- + Gởi cho chủ hàng Giấy Cam Đoan Đóng Góp Tổn Thất Chung của Công Ty Bảo Hiểm (Average Guarantee- Mẫu 4) để chủ hàng gởi công ty bảo hiểm ký cam kết để được nhận hàng + Chỉ định chuyên viên tính toán, phân bổ tổn thất chung (Average Adjuster) + Nhận tiền ký quỹ của chủ hàng để đảm bảo chủ hàng đóng góp tổn thất chung để giao hàng trước cho chủ hàng + Công bố bản đóng góp tổn thất chung (Average adjustment) do chuyên viên tính toán hoàn tất cho các bên liên quan và yêu cầu đóng góp Mẫu 1- Thư Tuyên Bố Tổn Thất Chung GENERAL AVERAGE DECLARATION LETTER To all concerned: Dear Sirs, General Average for Aground and Salvage of M/V “AMARU” Voy No.02 We regret to inform you that the captioned vessel grounded at Lat.XXXX, Long.XXX on the way from Singapore to Shanghai on 10 August, 2000 and was salved successfully. As a result of the above, general average expenses such as a salvage charge, port charge for refuge, etc., were incurred and we, as the owner of M/V “AMARU”, hereby declare General Average on 20 August,2000. Under the circumstances, we shall be obliged if you may submit to us the following general average documents, each one sheet, prior to taking delivery of your cargo 1. Average Bond 2. Valuation Form 3. Commercial Invoice copy 4. Unlimited Letter of Guarantee signed by your cargo underwriters The adjustment will be made in Tokyo by the ABC Average Adjusters Office Co., Ltd. Whose address is as below: The ABC Average Adjuster Office Co., Ltd. Address:………………………………… Telephone:…………………………………. Facsimile:…………………………………… Your Sincerely, Yasuda Marine S hipping Co., Ltd. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập tài chính doanh nghiệp - Tài sản cố định
17 p | 2841 | 892
-
Kế toán nâng cao
177 p | 1051 | 512
-
Bài giảng Thực hành ghi sổ kế toán - TS Trần Phước
20 p | 603 | 199
-
Bài Nghiên cứu NC-20 Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hoạt động của các doanh nghiệp
39 p | 98 | 11
-
Sách hướng dẫn học tập Nghiệp vụ bảo hiểm ngoại thương: Phần 2 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
122 p | 18 | 6
-
Ôn tập môn Phân tích tài chính doanh nghiệp
122 p | 14 | 4
-
Giáo trình hướng dẫn về phân tích quan điểm nền kinh tế xã hội chủ nghĩa gồm hai hình thức sở hữu chủ yếu là quốc doanh và tập thể p9
7 p | 71 | 3
-
Lý thuyết và bài tập môn Tài chính doanh nghiệp
176 p | 8 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn