YOMEDIA
ADSENSE
Sách hướng dẫn về CDM
290
lượt xem 95
download
lượt xem 95
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm đến những biến đổi khí hậu trong đó có hiện tượng nóng lên toàn cầu vì Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng nhiều của tác động này. Thông tin trong sách hướng dẫn này được soạn thảo với mục đích tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sách hướng dẫn về CDM
- Research Center For Deutsche Investitions- und TUV Rheinland Group Energy and Environment Entwicklungsgesellschaft mbH Sách Hướng dẫn đầu tiên của Châu Âu - Trung Quốc - Việt Nam “Hướng dẫn về CDM” Tiếng Việt – Tiếng Anh Sách hướng dẫn về CDM Tháng 12 – 2004
- XIN CHÚ Ý Thông tin trong sách hướng dẫn này được soạn thảo với mục đích tham khảo. Mặc dù tài liệu đã cố gắng cung cấp các thông tin chính xác, nhưng các tác giả và các tổ chức tham gia biên soạn sẽ không chịu trách nhiệm về các thiệt hại do việc sử dụng các tài liệu này gây ra. Xuất bản bởi: TÜV Rheinland Hong Kong Ltd. và RCEE – Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Môi trường Tài trợ bởi: Deutsche Investitions- und Entwicklungsgesellschaft mbH và TÜV Rheinland Hong Kong Ltd. Những đóng góp khác: Cấu trúc của sách và việc thu thập những đóng góp từ các cơ quan và tổ chức trong và ngoài nước được thực hiện bởi TÜV Rheinland Hong Kong Ltd., Mr. Kurt Seidel với sự cộng tác của TS. Nguyễn Đức Minh và PGS.TS. Nguyễn Tiến Nguyên –Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Môi trường. Phần đóng góp vào cuốn sách liên quan đến Việt Nam cũng như công việc thu thập những nghiên cứu của các cơ quan và tổ chức của Việt Nam được thực hiện bởi các chuyên gia của RCEE. Phần dịch sách sang tiếng Việt cũng được RCEE tổ chức thực hiện. Đính chính bởi: TS. Nguyễn Đức Minh PGS.TS Nguyễn Tiến Nguyên KS. Trần Minh Tuyến KS. Nguyễn Tuỳ Anh Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Môi trường với sự hỗ trợ của Kurt Seidel TÜV Rheinland Hong Kong Ltd Sách hướng dẫn về CDM 2
- LỜI NÓI ĐẦU DEG – Deutsche Investitions- und Entwicklungsgesellschaft mbH Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm đến những vấn đề về biến đổi khí hậu trong đó có hiện tượng nóng lên toàn cầu vì Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng nhiều của tác động này. Bằng việc tham gia vào Nghị định thư Kyoto, Việt Nam muốn chứng tỏ sự sẵn sàng đóng góp vào việc bảo vệ môi trường toàn cầu và tìm kiếm đầu tư bổ sung và chuyển giao công nghệ. Tiềm năng của tiết kiệm năng lượng bởi sử dụng hiệu quả năng lượng là rất lớn. Cơ chế phát triển sạch (CDM), một trong những công cụ linh hoạt trong Nghị định thư Kyoto cho phép nhận dạng được những cách thức bảo vệ khí hậu một cách có hiệu quả về mặt chi phí bằng việc tạo ra một thị trường toàn cầu cho buôn bán chứng chỉ về khí hậu khuyến khích việc sử dụng tiềm năng sử dụng hiệu quả năng lượng và những phương pháp bảo toàn năng lượng. CDM là một cơ hội để khẳng định rằng việc giảm thiểu phát thải CO2 không chỉ có ý nghĩa lớn cho việc bảo vệ môi trường mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế. Những dự án bảo vệ khí hậu đã được khởi động và thực hiện ở dạng CDM sẽ đóng góp bằng nhiều cách khác nhau cho phát triển bền vững ở nước chủ nhà. Cơ chế này cho phép các nước đang phát triển quản lý việc chuyển giao know-how và những công nghệ hiện đại. Cơ chế cũng tạo ra cơ hội cho các nước này đánh giá chất lượng những dự án bảo vệ môi trường và xúc tiến những dự án này. Việc tham gia quá trình CDM sẽ mở ra những cơ hội tốt cho việc giảm nhẹ vấn đề môi trường ở nước chủ nhà. Các thị trường ở nước chủ nhà sẽ có được khả năng cạnh trạnh do nhận được chuyển giao công nghệ. Hơn nữa, những chứng chỉ có được từ việc giảm phát thải của các chủ thể trong các ngành công nghiệp ở khu vực sẽ giúp nâng cao khả năng thanh toán của thị trường và sẽ có những tác động của đồng ngoại tệ vào thị trường. Ngoài ra, CDM sẽ tạo ra những lợi ích xã hội như công ăn việc làm, cải thiện thu nhập hoặc phát triển nông thôn. Để nâng cao điều kiện cơ sở cho các dự án CDM và từ đó khai thác các lợi ích có thể của những dự án này, DEG đã được khuyến khích tham gia dự án nâng cao năng lực CDM trong đó có phần đóng góp xây dụng cuốn sách hướng dẫn này với sự kết hợp với TUV Rheinland, Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Môi trường ở Hà Nội và nhiều đối tác quan trọng khác. Để có được cơ hội phát triển mạnh mẽ, DEG đã đồng hỗ trợ tài chính cho những nỗ lực nâng cao năng lực từ những nguồn vốn công cộng của chương trình Public Private Partnership Program (PPP) của German Ministry for Economic Development and Cooperation (BMZ). Chúng tôi hài lòng vì mình đã có thể đóng góp cho việc tăng cường và củng cố những cơ sở hạ tầng của Việt Nam để biến những thách thức của các quá trình CDM thành hiện thực. Và chúng tôi sẽ duy trì những nỗ lực của mình. Chúng tôi cho rằng tất cả các bên tham gia vào Nghị định thư Kyoto đạt được mục tiêu cụ thể của mình cùng nhau đóng góp phát triển tốt đẹp hơn cho môi trường của chúng ta. DEG – Deutsche Investitions- und Entwicklungsgesellschaft mbH Sách hướng dẫn về CDM 3
- Nhóm TÜV Rheinland của Trung Quốc (TÜV Rheinland China Group) Tất cả chúng ta đã từng chứng kiến sự biến đổi về thời tiết. Thời tiết biến đổi và ảnh hưởng của nó đến hệ sinh thái của chúng ta đã trở nên rõ ràng. Những sự kiện thời tiết nghiêm trọng như bão lớn và hạn hán ngày càng nhiều đã tạo ra cho loài người những thử thách mới. Đối mặt với những thách thức này đòi hỏi nhiều nỗ lực của cộng đồng và cam kết của toàn thế giới. Cơ chế phát triển sạch (CDM) là một trong những công cụ linh hoạt của nghị định thư Kyoto. CDM bao gồm các nguyên tắc cốt lõi của phát triển bền vững: phát triển kinh tế, cải thiện môi trường và tiến bộ xã hội và có tiềm năng ứng dụng lớn ở các nước đang phát triển. TÜV Rheinland nhìn nhận CDM như một cơ hội để khởi động quá trình chuyển giao công nghệ từ các nước công nghiệp phát triển đến các nước đang phát triển và đây là một cam kết trong Nghị định thư Kyoto. Tuy nhiên, chính sách về biến đổi khí hậu không thể tồn tại nếu thiếu sự hợp tác giữa các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, cơ quan nghiên cứu và những hợp tác đa quốc gia giữa các nước công nghiệp và các nước đang phát triển để tạo ra một môi trường tốt hơn cho chuyển giao thông tin và kiến thức cũng như nâng cao năng lực. Tôi rất vui mừng nhận thấy hầu hết các nhà cung cấp tài chính Carbon và những nhà hỗ trợ trong việc nâng cao năng lực đã tham gia vào những hội nghị chuyên đề trong dự án liên kết nâng cao năng lực CDM và đã đóng góp vào đáng kể vào cuốn sách hướng dẫn này. Những tổ chức này đã chia sẻ kinh nghiệm, ưu tiên và chương trình của mình để có được phát thải Carbon, cung cấp tài chính và hỗ trợ nâng cao năng lực. Chúng tôi hy vọng rằng những dự án CDM mới đây đã được đề xuất có thể sớm bắt đầu và một lượng lớn giảm thiểu phát thải có thể được tạo ra và dòng đầu tư nước ngoài bổ sung từ các nước Châu Âu và các nước thuộc phụ lục I khác (Bắc- Nam) và Châu Á (Nam-Nam) cùng với chuyển giao công nghệ, kiến thức có thể bắt đầu thực hiện. Tôi tin tưởng vững chắc rằng cộng tác là chìa khoá để đạt được phát triển bền vững. Con đường đi tới phát triển bền vững sẽ được xây dựng bằng nhiều cách khác nhau trong mối quan hệ hợp tác, giữa chính phủ và khối tư nhân hoặc giữa các doanh nghiệp và cộng đồng. Tôi cũng tin tường rằng lộ trình cho hợp tác trong khu vực giữa các Bên liên quan có thể sớm được thiết lập. Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có tiềm năng đóng góp tạo ra một khối lượng giá trị Cacbon. Thị trường cho các dự án CDM ở Việt Nam rất đang hứa hẹn vì tiềm năng khổng lồ cho đầu tư vào những lựa chọn giảm nhẹ phát thải với chi phí thấp. Những nỗ lực của chúng trong việc bảo vệ môi trường, CDM và giá trị mà nó mang lại đang tiếp diễn mặc dù còn nhiều những bất định và rào cản về mặt pháp lý đang tồn tại đặc biệt là đối với những dự án quy mô nhỏ. Tôi chúc tất cả các bạn thành công trong suy nghĩ và tận dụng tốt những cơ hội kinh doanh mà Nghị định thư Kyoto và CDM mời gọi. Nhóm TÜV Rheinland Trung Quốc J. Mähler Giám đốc điều hành Sách hướng dẫn về CDM 4
- LỜI CÁM ƠN Nhóm dự án: TÜV Rheinland Hong Kong Ltd, Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và Môi trường-RCEE Hà Nội với sự cộng tác của Deutsche Investitions- und Entwicklungsgesellschaft mbH xin chân thành cám ơn Bundesministerium für wirtschaftliche Zusammenarbeit und Entwicklung đồng tài trợ cho dự án đầy ý nghĩa này cũng như những hỗ trợ và đóng góp khác. Chúng tôi cũng mong muốn gửi lời cám ơn đến các tổ chức sau: GFA Terra Systems Hamburg (Đức), Mr. Schnurr Hamburg Institute of International Economics Hamburg (Đức), Ms. Butzengeiger and Dr. Michaelowa DEG – Deutsche Investiions- und Entwicklungsgesellschaft mbH Cologne (Đức), Mr. Rusnok KfW Bankengruppe Frankfurt (Đức), Dr.Trede Austrian Biomass Association Vienna (Austria), DI Dr. Jauschnegg and DI Grausam Kommunalkredit Public Consulting Ltd. Vienna (Áo), Mag. Plöchl, Mrs. DI Amerstorfer Asia Carbon International B. V. Singapore, Mr. Kesava Japan Carbon Fund, Mr. Kurihara, Tokyo (Nhật Bản), Mr. Tsuchiya, Hong Kong Italian Carbon Fund, Mrs. Federica Ranghieri, University of Milan and the World Bank International Emission Trading Association (IETA) Danish Energy Agency Credit Carbon Hong Kong, Mr. Peter Bancroft E.ON Engineering GmbH Gelsenkirchen (Đức), Mr. Hufmann Overseas Environmental Cooperation Center Japan, Mr. Kato Takuma Co., Ltd. Japan, Mr. Takeuchi and Mr. Kawamura Chalmers University of Technology / Göteborg University (Thụy Điển), Mr. Berndes and Mr. Azar Lund University (Thụy Điển), Mr. Börjesson Klima – Climate Change Center, Manila Observatory (Philippines) UNFCCC, Bonn (Đức) Finnish CDM/JI Pilot Programme, Finnish Environment Institute (SYKE), Programme Manager Kari Hämekoski & Research Scientist Hanna-Mari Ahonen (Finland) Carbon Finance Business, The World Bank, Mrs. Anita Gordon Senior Communications Officer (Mỹ) Energy Engineering, Department of Applied Physics and Mechanical Engineering, Luleå University of Technology, Mr.. L. ZENG, Prof. J. YAN (Sweden), Baker & McKenzie, Mr. Martijn Wilder and Mrs. Monique Willis, Climate Protection Programme (CaPP) GTZ, Mr. Holger Liptow (Đức) EcoSecurities Ltd. Environmental Finance Solutions, Mr. Robert Tippmann (Anh) IfaS Institute of applied Material Flow Management Birkenfeld, Prof. Dr. Peter Heck and Mr. Michael Knaus (Đức), Dr. Bernadette o´Regan, University of Limerick (Ireland), Fichtner GmbH & Co. KG Stuttgart, Mr. Nino Turek (Đức) Sách hướng dẫn về CDM 5
- TÁC GIẢ Chúng tôi cám ơn những thành viên của nhóm dự án với sự quản lý của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Môi trường, Deutsche Investitions – und Entwicklungsgesellschaft mbH và TÜV Rheinland Group. Dự án này được điều hành bởi TS. Nguyễn Đức Minh, PGS.TS Nguyễn Tiến Nguyên, KS. Nguyễn Tuỳ Anh, KS. Trần Minh Tuyến, Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Môi trường, Ông. Kurt Seidel- DEG và TÜV Rheinland Hong Kong Ltd. Những đóng góp, minh giải và kết luận trong cuốn sách hướng dẫn này là của các tác giả nó không đại diện dưới bất cứ tư cách nào của Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hoặc của Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức. Sách hướng dẫn về CDM 6
- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH Sách hướng dẫn về cơ chế phát triển sạch (CDM) này giới thiệu các thủ tục để thực hiện dự án CDM. Mục đích của sách là hướng dẫn các nhà phát triển dự án ở các nước không thuộc phụ lục I, những nước không có cam kết về giảm phát thải theo Nghị định thư Kyoto, những nước này được biết tới như là các nước đang phát triển. Lưu ý rằng cuốn sách này hỗ trợ để phát triển một dự án CDM theo các quy tắc quốc tế về CDM và không áp dụng hoặc cung cấp hướng dẫn về các điều khoản và điều kiện của những hệ thống cụ thể hoặc cung cấp buôn bán phát thải. Trong trường hợp Bên ủng hộ dự án muốn phát triển một dự án theo kế hoạch cụ thể có thể sẽ có những yêu cầu bổ sung khác cần phải thực hiện. Sách hướng dẫn bao gồm những minh giải về một số các luật lệ quốc tế để cung cấp hướng dẫn thực tế cho các nhà phát triển dự án. Vì chưa có dự án nào đã được đăng ký với Ban Điều hành nên cũng chưa xác lập được thứ tự ưu tiên. Do đó những minh giải được đưa ra ở đây chưa nhận được sự bảo đảm được chấp thuận bởi Ban điều hành. Trước khi sử dụng sách hướng dẫn này xin vui lòng kiểm tra những điều chỉnh và thủ tục mới nhất ở quốc gia của bạn để chắc chắn rằng bạn có bản đọc mới nhất. Tài liệu mới nhất cũng như những quyết định của Hội nghị Thành viên, Ban điều hành v.v cũng nên được sử dụng để bảo đảm sự phù hợp với những quy định mới nhất. Những nguyên tắc và quy định quốc tế mới nhất có thể tìm thấy trên trang www.unfccc.int/cdm. Sách hướng dẫn về CDM 7
- Tập I Hướng dẫn về Cơ chế Phát triển sạch Sách hướng dẫn về CDM 8
- Nội dung 1. Hiệu ứng nhà kính và Biến đổi khí hậu toàn cầu ....................................................... 10 1.1. Biến đổi khí hậu toàn cầu ....................................................................................... 10 1.2. Hiệu ứng nhà kính .................................................................................................. 10 1.3. Nguồn KNK và xu hướng ...................................................................................... 11 1.4. Hướng dẫn về UNFCCC ........................................................................................ 12 2. Nghị định thư Kyoto và CDM ...................................................................................... 14 2.1. Cách hiểu Nghị định thư Kyoto ............................................................................. 14 2.2. Cơ chế phát triển sạch (CDM) ............................................................................... 16 2.2.1. CDM và nguồn gốc ra đời -----Tổng quan .......................................................... 16 2.2.2. Cơ sở chung......................................................................................................... 16 2.2.3. Thỏa thuận Marrakech ........................................................................................ 17 2.2.4. CDM vận hành như thế nào?............................................................................... 17 2.3. Hệ thống buôn bán phát thải EU và những kênh thông tin liên quan đến CDM ... 18 2.3.1. Hệ thống buôn bán phát thải EU ......................................................................... 18 2.3.2. Kênh thông tin liên quan đến CDM .................................................................... 18 3. Thị trường Carbon ........................................................................................................ 20 3.1. DEG, một đối tác của dự án ................................................................................... 20 3.2. Quỹ thay đổi khí hậu KfW ..................................................................................... 22 3.3. Quỹ Carbon khác.................................................................................................... 22 3.3.1. Quỹ Carbon Italy ................................................................................................. 22 3.3.2. Quỹ Carbon của Nhật .......................................................................................... 23 3.4. Thông tin của các tổ chức tài chính và quỹ ............................................................ 23 3.4.1. Asia Carbon Group ............................................................................................. 23 3.4.2. Tổ chức Carbon Đan Mạch ................................................................................. 24 3.4.3. Thương mại tài chính Carbon của Ngân hàng thế giới (WB) ............................. 25 3.4.4. Các dịch vụ Kyoto của FICHTNER .................................................................... 30 3.4.5. Quỹ Carbon EcoSecurities - Standard Bank ....................................................... 38 3.4.6. Chương trình JI/CDM của Áo ............................................................................. 39 3.5. Sự đóng góp của các cơ quan tài chính và Quỹ ..................................................... 40 3.5.1. Chương trình CDM/JI của Phần Lan .................................................................. 40 3.5.2. Phát triển DA CDM, công cụ tài chính cho QL dòng VL trong khu vực. .......... 45 3.5.3. Chuyển giao tiềm năng ĐM và HQ vào các DA CDM, SD QL dòng VL .......... 47 Phụ lục 1 ............................................................................................................................. 52 Phụ lục 2 ............................................................................................................................. 55 Sách hướng dẫn về CDM 9
- 1. Hiệu ứng nhà kính và Biến đổi khí hậu toàn cầu 1.1. Biến đổi khí hậu toàn cầu Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức môi trường có ý nghĩa nhất mà thế giới đang đối mặt. Chúng ta đã thấy những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở Canada. Những tác động có thể xảy ra đối với sức khỏe, kinh tế cũng như môi trường sống của chúng ta khiến chúng ta phải hành động. Với việc phê chuNn N ghị định thư Kyoto, chính phủ Canada đã đưa Biến đổi khí hậu thành một ưu tiên quốc gia. Chính phủ Canada đang làm việc một cách chặt chẽ với người dân Canada và cộng đồng trên thế giới để đáp ứng thách thức này Bên trong Chính phủ liên bang, Biến đổi khí hậu được quản lý bởi Bộ Môi Trường và Bộ Tài N guyên. Các thành phần chủ yếu khác bao gồm các ban ngành của Chính phủ liên bang cũng như các viện, ngành công nghiệp, doanh nghiệp và người dân Canada Cam kết của Chính phủ Canada về tổng ngân quỹ cho các hoạt động biến đổi khí hậu từ năm 2000 là 3,7 tỷ USD. Đây là phần bổ sung cho một số biện pháp chúng tôi đưa ra cho các hoạt động về biến đổi khí hậu. Kết quả hoạt động của chúng tôi về biến đổi khí hậu sẽ là một phần trong các hoạt động liên quan đến thương mại của Chính phủ Canada. N hững đầu tư của chúng tôi về cơ sở hạ tầng, công nghệ, khoa học và phát triển vùng sẽ được xem xét về ảnh hưởng của nó tới việc đạt được mục tiêu về biến đổi khí hậu của chúng tôi. Hiểu được khái niệm về biến đổi khí hậu có nghĩa là Chính phủ Canada và các đối tác của họ có thể xác định được vấn đề này theo cách mà sẽ dẫn tới việc giảm phát thải khí nhà kính (KN K), tăng thêm số lượng các thành phố có chất lượng môi trường sạch hơn, tính cạnh tranh cao hơn. Trang web về biến đổi khí hậu của Canada cam kết cung cấp cho các bạn những số liệu mới nhất, thông tin, ý tưởng và cách tiếp cận mới nhất để bảo vệ khí hậu của chúng ta và chính vì lý do đó các bạn sẽ đóng góp một phần cho sự thành công chung. 1.2. Hiệu ứng nhà kính Trong một thời gian dài, trái đất phải toả năng lượng vào không gian tỷ lệ với năng lượng mà nó hấp thụ từ mặt trời. N ăng lượng mặt trời đến dưới dạng bức xạ sóng ngắn. Một vài bức xạ bị bề mặt trái đất và tầng khí quyển phản xạ ngay lập tức. Tuy nhiên, hầu hết chúng xuyên qua tầng khí quyển làm ấm bề mặt trái đất. Trái đất bức xạ nguồn năng lượng (gửi chúng trở lại không gian) dưới dạng bức xạ tia hồng ngoại sóng dài. Hầu hết các bức xạ hồng ngoại do trái đất phát ra bị hấp thụ trong tầng khí quyển bởi hơi nước, carbon oxít và các thành phần khác, được gọi là “khí nhà kính”. N hững khí này ngăn cản năng lượng phát xạ trực tiếp từ bề mặt trái đất vào không gian. Thay vì đó, nhiều quá trình tác động lẫn nhau (bao gồm bức xạ, các luồng không khí, sự bay hơi, sự tạo mây, mưa) vận chuyển năng lượng vào tầng khí quyển. Từ đây, bức xạ được phát vào không gian. Quá trình không trực tiếp, chậm hơn này có ích cho chúng ta, bởi vì nếu bề mặt trái đất có thể bức xạ năng lượng vào thẳng không gian mà không bị cản trở, trái đất sẽ là một hành tinh hoang vắng lạnh lẽo không có sự sống và cằn cỗi như là sao Hỏa.. Bằng việc tăng thêm tính hấp thụ năng lượng “hồng ngoại” của khí quyển, phát thải KN K sẽ làm rối loại thời tiết trên cơ sở cân bằng nhiệt giữa dòng năng lượng đến và dòng năng lượng ra đối với trái đất của chúng ta. Hãy tưởng tượng, nếu mức độ tập trung KN K tăng gấp đôi (điều được dự báo sẽ xảy ra vào đầu thể kỷ 21) và nếu không có gì thay đổi, điều này sẽ làm giảm tỷ lệ Sách hướng dẫn về CDM 10
- năng lượng của hành tinh phát ra khoảng không vũ trụ khoảng 2% và năng lượng không thể dễ dàng tích tụ được nên thời tiết bằng cách nào đó sẽ bị điều chỉnh để giải phóng năng lượng thừa và. N ếu chỉ nghe con số 2%, có vẻ không có nghĩa lý gì trên phạm vi toàn cầu tuy nhiên lượng năng lượng này tương đương với 3 triệu tấn dầu mỗi phút. Các nhà khoa học chỉ ra rằng chúng ta đang làm thay đổi “động cơ” năng lượng, động lực của hệ thống khí hậu. Phải làm gì đó để giảm chấn động này. 1.3. Nguồn KNK và xu hướng Bốn loại KN K chủ yếu, tập trung vào khí quyển do các hoạt động của con người gây ra là CO2, CH4, N 2O và CFCs (chlorofluorocarbons). Trong lịch sử, khí CO2 là hợp chất chiếm chủ yếu trong thành phần của KN K, tuy nhiên trải qua vài thập kỷ gần đây, tỷ lệ những khí khác trong thành phần này đã tăng lên đáng kể. N ói chung, những khí này được dự báo sẽ là nhân tố trực tiếp, góp phần gây nên hiện tượng ấm dần lên của trái đất trong vòng 60 năm tới là không khác gì so với CO2. N ghị định thư Kyoto năm 1997 đã đưa ra ba loại KN K khác là: Hydrofluorocarbons (HFCs), Perfluorocarbons (PFCs), và Sulfur Hexafluorane (SF6). Lượng CO2 luân chuyển từ các quá trình tự nhiên lên tầng khí quyển hàng năm là rất lớn, khoảng 700 tỷ tấn. Chúng ta đã biết, khí hậu toàn cầu nói chung ổn định trong thời gian dài nếu lượng phát thải CO2 cân bằng với lượng CO2 được hấp thụ một cách tự nhiên. Tuy nhiên các hoạt động của con người từ việc đốt các loại nhiên liệu hoá thạch đang thải ra khoảng 24 tỷ tấn CO2 mỗi năm, phá vỡ điểm cân bằng tự nhiên. Và theo các bằng chứng đã được ghi nhận thì chỉ có một nửa lượng CO2 này là được hấp thụ bởi các quá trình tự nhiên và đại dương. Mật độ tập trung CO2 trong tầng khí quyển hiện nay cao hơn 30% so với 100 năm trước. Một số nhà khoa học chỉ ra rằng có một lượng lớn CO2 có thể được nhốt trong những vùng đất thuộc vĩ độ Bắc và ở những khu rừng ôn và nhiệt đới. Do vậy, chúng ta nên đặt mối quan tâm lớn hơn vào việc quy hoạch sử dụng đất, đốt biomass và nạn đốt phá rừng. Một nửa hoặc hơn nửa tổng lượng Methane và Ôxít N itơ là do các hoạt động của con người gây ra tuy nhiên chúng ta chưa có đủ nhiều nghiên cứu về nguồn và bể chứa (cả tự nhiên và con người) của những khí này. Dẫu sao, những số liệu đang có đã chứng minh rằng mức độ tập trung vào khí quyển của Methane và Ôxít N itơ đang tăng lên một cách đều đặn. Tuy nhiên, tốc độ tăng của phát thải Methane đã có những dấu hiệu giảm xuống. Methane thải ra khí quyển từ các hoạt động của con người từ các quá trình như chăn nuôi gia súc, trồng lúa, chôn vùi rác thải và rò rỉ khí tự nhiên trong quá trình sản xuất, vận chuyển và sử dụng. N hững nguồn phát tự nhiên từ động vật nhai lại, đầm lầy lớn nhỏ và cả những tổ mối. Ôxít N itơ phát sinh trong quá trình sản xuất như đốt các nhiên liệu hoá thạch, sản xuất nylon trong công nghiệp và từ các quá trình của sinh vật trong đất. Việc sản xuất chất chlorofluorocarbons (CFCs) dùng cho việc làm lạnh, dung môi, và bọt dùng cho cứu hoả bị cấm từ năm 1996 nhưng những tác động về khí hậu của nó thì còn diễn ra trong nhiều năm sau. N hững chất khí này có thể còn bị giữ lại trong khí quyển hàng thế kỷ hoặc lâu hơn nữa, tất cả đều do các hoạt động của con người gây ra. Thể tích của chúng làm giảm lượng ôzôn ở tầng bình lưu sẽ không thể dự báo trước được nếu chúng được đưa vào thương mại. Các nhà khoa học ở IPCC phát hiện rằng CFCs trực tiếp gây ra hiện tượng ấm dần lên và gián tiếp gây ra hiện tượng lạnh dần xuống, một tác động tiếp sau việc Clo trong CFCs làm suy giảm tầng ôzôn là bản thân KN K cũng làm giảm lượng nhiệt bức xạ trở lại tầng đối lưu. CFCs bắt đầu phân huỷ các khí gốc Sunphat ở tầng bình lưu và giải phóng Clo là chất phá huỷ tầng Ôzôn. Tuy nhiên, nếu xét tổng thể, việc gây nên hiện tượng nóng dẫn lên toàn cầu bởi tác động bức xạ và hiện tượng khí hậu lạnh xuống do suy giảm tầng ôzôn, do chúng có cùng độ lớn, ngược dấu thì thực sự là có một số vùng hiệu ứng sẽ bị triệt tiêu nếu ở đó lượng phát thải sulfur là tương đối lớn. Sách hướng dẫn về CDM 11
- 3 loại KN K khác là HFCs, PFCs, và SF6 cũng đã được kiểm soát trong nghị định thư Kyoto 1997 vì tiềm năng gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng như việc tập trung các khí trên tầng khí quyển ngày càng gia tăng. HFCs đã được phê duyệt làm chất thay thế cho CFCs. PFCs là sản phNm phụ của quá trình nấu nhôm và chúng có tuổi thọ rất dài trong khí quyển (đến 1.000 năm). SF6 được sử dụng rộng rãi để cách điện trong các thiết bị điện. Các tương tác giữa các chất ô nhiễm này nghe có vẻ rất phức tạp, bởi vì thiên nhiên là như vậy. Ô nhiễm khí quyển có thể làm nóng lên toàn cầu, ngoài khả năng này, còn có trường hợp ô nhiễm khí quyển cộng lại có thể khống chế quy trình này, nhất là ở cận và phụ cận vùng công nghiệp hoá cao. 1.4. Hướng dẫn về UNFCCC Vài thập kỷ gần đây là thời kỳ trăn trở quốc tế về môi trường. Chúng ta đã làm gì cho hành tinh của chính chúng ta? Càng ngày chúng ta càng nhận ra rằng cuộc cách mạng công nghiệp đã và đang làm thay đổi mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Một thực tế đáng lo ngại là vào giữa hoặc cuối thế kỷ 21 các hoạt động của con người sẽ làm thay đổi các điều kiện cơ bản để đảm bảo một cuộc sống thịnh vượng trên trái đất. Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu năm 1992 là một trong số hàng loạt thoả thuận của các nước trên thế giới để cùng nhau đạt được mục đích chung. N hững hiệp ước khác giải quyết vấn đề ô nhiễm đại dương, thoái hoá của vùng đấy khô hạn, phá huỷ tầng ô zôn và giảm tính đa dạng của thực vật, động vật. Công ước về Biến đổi khí hậu tập trung vào nhiều vấn đề thực tiễn bức xúc: chúng ta đang thay đổi cách thức mà năng lượng từ mặt trời tương tác với và quay trở lại từ trái đất của chúng ta. Với việc làm này chúng ta đã làm thay đổi khí hậu toàn cầu và một trong những sự thay đổi này là làm tăng nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất, thay đổi khí hậu giữa các vùng và nhiều vấn đề khác không dự đoán trước được. Công ước khung về Biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc là nền tảng của sự nỗ lực toàn cầu đương đầu với hiện tượng nóng lên toàn cầu. Được ký kết năm 1992 tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất ở Rio, mục tiêu cuối cùng là “ổn định nồng độ KN K trong khí quyển ở mức cho phép, ngăn ngừa các tác động nguy hiểm của nó đối với hệ thống khí hậu. Mức phát thải này phải đạt được trong khoảng thời gian đủ để hệ sinh thái thích nghi một cách tự nhiên với sự thay đổi thời tiết để đảm bảo rằng việc sản xuất lương thực không bị đe dọa và có thể phát triển kinh tế bền vững. Công ước đã đưa ra các nguyên tắc hướng dẫn. N guyên tắc phòng ngừa chỉ ra rằng việc thiếu một cơ sở khoa học tin cậy và đầy đủ không thể là lý do viện dẫn cho việc trì hoãn hành động khi mà đã có những mối đe doạ nghiêm trọng hoặc không thể đảo ngược được. N guyên tắc “trách nhiệm chung nhưng lại riêng” của mỗi quốc gia đã xác định được ai là đối tượng chủ đạo trong vấn đề biến đổi khí hậu ở các nước phát triển. N hững nguyên tắc khác giải quyết những điều cần thiết cho các nước đang phát triển và tầm quan trọng của khuyến khích phát triển bền vững. Các nước phát triển và đang phát triển đều chấp nhận một số cam kết chung. Mọi Bên tham gia đều phải phát triển và đệ trình “thông báo quốc gia” bao gồm kiểm kê phát thải KN K phân loại theo nguồn phát thải và những bể chứa cho phép loại bỏ KN K. Họ sẽ xây dựng những chương trình quốc gia để giảm thiểu và thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu. Họ cũng sẽ khuyến khích phát triển chuyển giao công nghệ, quản lý phát triển bền vững, bảo toàn và mở rộng những bể chứa KN K (rừng và đại dương). N goài ra, các Bên tham gia cũng sẽ đưa vấn đề biến đổi khí hậu ra xem xét trong mối liên quan đến các vấn đề xã hội, kinh tế, chính sách môi trường, cộng tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, giáo dục, nhận thức của công chúng và trao đổi Sách hướng dẫn về CDM 12
- thông tin liên quan đến biến đổi khí hậu. Một vài quốc gia có thể cùng nhau thực hiện mục tiêu giảm thiểu phát thải chung. N hững quốc gia đang trong giai đoạn chuyển sang kinh tế thị trường. Các nước công nghiệp sẽ thực hiện thêm một số cam kết đặc biệt khác. Hầu hết các nước thuộc tổ chức Hỗ trợ kinh tế và Phát triển (OECD) và các quốc gia Trung và Tây Âu được xem là thuộc phụ lục I. Họ cam kết đưa ra chính sách và biện pháp để mức phát thải của mình ngang bằng với mức phát thải của năm 1990 vào năm 2000 (mục tiêu phát thải cho giai đoạn trước năm 2000 cũng đã được xác định trong N ghị định thư Kyoto). Họ cũng phải đệ trình thông báo quốc gia về cơ sở pháp lý, diễn giải chi tiết chiến lược của mình đối phó với biến đổi khí hậu. Một vài quốc gia có thể cùng nhau thực hiện mục tiêu của giảm thiểu phát thải chung. N hững quốc gia đang trong giai đoạn chuyển sang kinh tế thị trường sẽ được ưu tiên linh hoạt trong việc thực hiện cam kết của mình ở một mức độ nhất định. Các nước giàu sẽ cung cấp “những khoản tài chính mới và bổ sung” và khuyến khích chuyển giao công nghệ. N hững nước này nằm trong phụ lục II (phanà lớn là các nước OECD) sẽ cung cấp “Chi phí đầy đủ và thống nhất” cho các nước đang phát triển để thực hiện thông báo quốc gia của mình. N hững khoản tài chính này phải là “Mới và bổ sung” chứ không phải là những khoản từ quỹ hỗ trợ và phát triển đang có. Các nước thuộc phụ lục II sẽ hỗ trợ tài chính cho những dự án “không phải là truyền thống” trong việc chuyển giao hoặc tiếp cận với những công nghệ thân thiện với môi trường cho các nước đang phát triển. Công ước cũng chỉ ra phạm vi thực hiện cam kết cho các nước đang phát triển sẽ phụ thuộc vào mức độ hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ các nước phát triển. Bộ phận cốt lõi của Công ước là Hội nghị thành viên (COP). Thành phần của COP bao gồm tất cả các quốc gia đã phê chuNn hoặc thông qua Công ước (185 quốc gia tính đến tháng 7/2001). Hội nghị này được tổ chức lần đầu tiên (COP-1) tại Berlin năm 1995 và sẽ được tổ chức thường niên trừ khi các Bên tham gia có quyết định khác. Hội nghị sẽ xem xét cam kết của các nước trên cơ sở mục tiêu của Công ước, xem xét về những phát minh khoa học mới, tính hiệu quả của chương trình quốc gia về biến đổi khí hậu. COP có thể xem xét để đưa ra các cam kết mới thông qua những N ghị định thư bổ sung cho Công ước. Tháng 12/1997 N ghị định thư Kyoto ra đời và đưa ra mục tiêu giảm thiểu phát thải của các nước phát triển. Công ước đã thành lập 2 đơn vị thành viên. Đơn vị thành viên cho Tư vấn khoa học và Công nghệ (SBSTA), cung cấp cho COP những thông tin và tư vấn khoa học, công nghệ liên quan trong Công ước. Đơn vị thành viên Thực hiện (SBI), xem xét đánh giá việc thực hiện Công ước. N goài ra, 2 tổ chức mới đã được thành lập bổ sung trong COP-1 là: nhóm Hỗ trợ trên cơ sở Ủy thác Berlin (AGBM), nhóm này kết thúc làm việc tháng 12/1997 ở Tokyo và nhóm Hỗ trợ điều 13, kết thúc làm việc tháng 6 năm 1998. Cơ chế tài chính cấp vốn trên cơ sở bảo lãnh hoặc chuyển nhượng. Công ước xác nhận rằng cơ chế này sẽ được Hội nghị thành viên (COP) đưa ra và chịu trách nhiệm, cơ chế sẽ quyết định chính sách, thứ tự ưu tiên chương trình và các tiêu chí đánh giá. Cơ chế phải được xây dựng trên nguyên tắc công bằng, hợp lý, đại diện quyền lợi và nghĩa vụ của các Bên tham gia và được vận hành trong một cơ chế rõ ràng. Việc vận hành cơ chế tài chính này sẽ được giao cho một hoặc nhiều tổ chức quốc tế. Công ước giao vai trò này cho Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) trong thời gian quá độ: năm 1999, COP quyết định giao trách nhiệm này cho GEF và cơ chế tài chính sẽ được xem xét lại trong mỗi chu kỳ 4 năm. N ăm 2001, COP nhất trí thành lập 2 quỹ mới là Quỹ Biến đổi khí hậu đặc biệt và Quỹ Các nước phát triển hỗ trợ các nước đang phát triển thích ứng với những tác động của biến đổi thời tiết bao gồm việc áp dụng công nghệ sạch và các biện pháp khác nhằm hạn chế tốc độ đang tăng của phát thải KN K. N hững quỹ này được hoạch định và quản lý trong phạm vi hoạt động của GEF. (COP cũng đã đồng ý thiết lập Quỹ thích ứng với môi trường trong khuôn khổ N ghị định thư Kyoto 1997). COP và các đơn vị thành viên được hỗ Sách hướng dẫn về CDM 13
- trợ bởi Ban thư ký. Ban thư ký quá độ được thành lập trong giai đoạn đàm phán Công ước đã trở thành Ban thư ký chính thức kể từ tháng 1 năm 1996. Ban thư ký sẽ sắp xếp các buổi họp của COP và các đơn vị thành viên. Đó là các công việc như chuNn bị tài liệu, thu xếp những cuộc họp chính thức và không chính thức, quản lý và chuyển những tài liệu, giấy tờ đệ trình của các thành viên. Trợ giúp các Bên biên soạn và giao tiếp thông tin, phối hợp với tổ chức quốc tế có liên quan và báo cáo những hoạt động của mình lên COP. Ban thư ký có trụ sở tại Born, CHLB Đức (xem unfccc.int). 2. Nghị định thư Kyoto và CDM 2.1. Cách hiểu Nghị định thư Kyoto N ăm 1992 là năm một khởi đầu thuận lợi cho Công ước. N hưng rồi thời gian trôi đi, nhiều phát minh khoa học mới ra đời và mọi người bắt đầu đặt câu hỏi một cách tự nhiên “chúng ta phi làm gì tiếp” ? N ăm 1997, Chính phủ của nhiều nước đã trả lời trước sức ép ngày càng tăng của công chúng về việc phê chuNn N ghị định thư Kyoto. N ghị định thư là một thỏa thuận quốc tế riêng biệt nhưng nó liên quan đến một thỏa thuận khác đang tồn tại. Điều đó có nghĩa là N ghị định thư về khí hậu sẽ chia sẻ những mối lo ngại và nguyên tắc đã được đưa ra trong công ước về khí hậu. N ghị định thư được xây dựng trên cơ sở Công ước này và bổ sung một số cam kết mới mạnh hơn, chi tiết và phức tạp hơn so với bản Công ước. Sự phức tạp này thể hiện ở chỗ nó phải phản ánh những thách thức rất lớn về việc kiểm soát phát thải KN K. Để đạt được một thỏa thuận chung chúng ta cần xem xét cân đối tính đa dạng về lợi ích chính trị và kinh tế. Một điều có thể nhận thấy là những ngành công nghiệp hàng tỷ USD sẽ được tái cấu trúc và một số ngành có thể tạo ra lợi nhuận từ việc chuyển đổi sang nền kinh tế thân thiện với môi trường và một số ngành khác thì không. N ghị định thư Kyoto sẽ thực sự tác động lên rất nhiều ngành kinh tế nên cho đến nay nó được xem như là một thỏa thuận sâu nhất về vấn đề môi trường, phát triển bền vững và thích nghi. Đó là một ghi nhận của cộng đồng quốc tế mong muốn đối mặt với sự thật và bắt đầu làm những công việc thiết yếu để giảm thiểu rủi ro về sự thay đổi của khí hậu. Các nhà đàm phán đang cố gắng cao nhất để thực hiện được điều này. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết về N ghị định thư cho những người mới làm quen: Nghị định thư Kyoto trong Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu • sẽ là tiếng nói ngày càng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế về biến đổi khí hậu. Được sự chấp thuận của đại đa số các thành viên trong phiên họp thứ 3 của Hội nghị thành viên (COP-3) tháng 12 năm 1997. N ó liên quan đến những ràng buộc pháp lý về mục tiêu giảm phát thải KN K đối với các nước thuộc phụ lục I (các nước công nghiệp phát triển). Với việc xem xét số liệu về phát thải KN K ở các nước này trong 150 năm trước, N ghị định thư sẽ làm chuyển biến hành động của cộng đồng quốc tế, tiến gần hơn đến mục tiêu cuối cùng của Công ước là ngăn chặn những tác động nguy hiểm của con người lên hệ thống khí hậu. • Các nước phát triển phải giảm phát thải đối với 6 loại KNK xuống ít nhất 5% so với mức năm 1990. Mục tiêu của các nhóm nước này sẽ được thực hiện thông qua việc cắt giảm như sau: 8% đối với Thụy Sỹ, các nước Trung, Tây Âu và Cộng đồng Châu Âu (Cộng đồng Châu Âu-EU sẽ đạt được mục tiêu của nhóm mình bằng việc phân bổ lượng giảm thiểu cho mỗi thành viên); 7% đối với Mỹ, 6% cho Canada, Hungary, N hật Bản, Balan, N ga, N ew Zeland và Ucraina trong khi N a Uy có thể tăng lượng phát thải của mình thêm 1%, úc tăng 8% và Iceland là 10%. 6 loại khí này được xem xét theo kiểu “đánh đống” gim thiểu phát thải của từng loại khí riêng rẽ sẽ được quy đổi thành “CO2 tương đương” và cộng dồn lại thành một con số để xem xét và đánh giá. Sách hướng dẫn về CDM 14
- • Mục tiêu phát thải của mỗi nước sẽ phải thực hiện trong giai đoạn 2008-2012 sẽ được tính toán trên cơ sở trung bình cộng của 5 năm. "Quá trình thử nghiệm" phải được tiến hành vào năm 2005. Cắt giảm 3 loại khí chủ yếu CO2 , CH4, N 2O sẽ được so sánh với mức của năm 1990 (có xem xét ngoại lệ cho một số nước trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế). Cắt giảm 3 loại khí công nghiệp có “thời gian tồn tại rất lâu” là hydrofluorocarbons (HFCs), perfluorocarbons (PFCs) và sulphur hexafluoride (SF6) sẽ được xem xét trên cơ sở mức phát thải năm 1990 hoặc 1995. (N hóm các khí công nghiệp như chlorofluorocarbons, hoặc CFCs được xem xét trong N ghị định thư Montreal 1987 về những hợp chất gây thủng tầng Ôzôn.) • Phát thải thực tế phải giảm sẽ lớn hơn rất nhiều so với mức 5% và so với mức phát thải hoạch định của năm 2000. N hững nước công nghiệp giàu có nhất (OECD) sẽ cần thiết phi giảm lượng phát thải của mình tới 10%. Sở dĩ như vậy vì các nước này không giảm thiểu phát thải trong giai đoạn không bắt buộc phải giảm (đưa mức phát thải năm 2000 về năm 1990) và thực tế mức phát thải của họ tiếp tục tăng so với năm 1990. Trong khi đó các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi đã có giảm thiểu phát thải từ năm 1990, nhưng xu hướng này đến nay đã thay đổi. Do vậy, đối với những nước phát triển, mục tiêu 5% quy định trong N ghị định thư sẽ thể hiện mức cắt giảm thực sự là 20% nếu so sánh với mức phát thải hoạch định đến năm 2010 nếu không quan tâm gì đến các biện pháp giảm thiểu phát thải. • Các quốc gia có thể linh hoạt trong việc thực hiện và đo đếm mức giảm thiểu phát thải. Đặc biệt là khi hệ thống “Buôn bán phát thải” ra đời, theo đó cho phép các nước công nghiệp mua bán quyền phát thải. Họ sẽ có thể có được “những đơn vị giảm phát thải” bằng việc cấp tài chính cho một số loại dự án thực hiện ở các nước phát triển. N goài ra, CDM sẽ khuyến khích phát triển bền vững và cho phép các nước công nghiệp phát triển cấp tài chính cho những dự án giảm thiểu phát thải ở các nước đang phát triển và họ nhận được chứng chỉ cho việc làm này. ứng dụng 3 cơ chế này sẽ là một thuận lợi thêm khi thực hiện các dự án trong nước. • Họ sẽ thuyết phục giảm phát thải ở rất nhiều ngành kinh tế khác nhau: N ghị định thư Kyoto sẽ khuyến khích các chính phủ hợp tác với nhau nâng cao hiệu suất các quá trình năng lượng, cải tổ ngành năng lượng và giao thông, phát triển sử dụng năng lượng tái tạo, cải tiến các thể chế tài chính chưa hợp lý, giới hạn phát thải CO2 từ việc quản lý hệ thống chất thải, quản lý hệ thống năng lượng và quản lý cả những bể chứa Carbon như rừng, đất nông nghiệp và chăn nuôi. Phương pháp đo đếm mức giảm phát thải bằng việc sử dụng các bể chứa là đặc biệt phức tạp. • Nghị định thư sẽ trợ giúp cho việc thực hiện cam kết quốc gia. Trong Công ước này, các nước phát triển và đang phát triển đ• nhất trí tiến hành các biện pháp hạn chế phát thải và thích ứng với những ảnh hưởng của thay đổi khí hậu. Thông báo thông tin về chương trình biến đổi khí hậu quốc gia và kiểm kê KN K, khuyến khích chuyển giao công nghệ, đNy mạnh nghiên cứu khoa học và kỹ thuật, tăng cường phổ biến nhận thức xã hội, giáo dục và huấn luyện. N ghị định thư cũng đã khẳng định lại sự cần thiết những nguồn tài chính “mới và bổ sung” để đáp ứng “chi phí đầy đủ và thống nhất” cho các nước đang phát triển. Để thực hiện những cam kết này, quỹ Hỗ trợ thực hiện N ghị định thư Kyoto được thành lập năm 2001. • Hội nghị thành viên (COP) của Công ước cũng sẽ là nơi gặp gỡ của các Bên (MOP) tham gia N ghị định thư. Cấu trúc này được hình thành để giảm thiểu chi phí và hỗ trợ quá trình quản lý của liên chính phủ. Các Bên tham gia Công ước mà không phải là các Bên trong N ghị định thư cũng có thể tham gia trong các cuộc gặp gỡ về N ghị định thư với tư cách là nhà quan sát. • Thỏa thuận mới sẽ được xem xét định kỳ. Các Bên tham gia sẽ tiến hành những việc cần thiết trên cơ sở thông tin sẵn có về khoa học, kỹ thuật và kinh tế xã hội. Buổi xem xét đầu tiên sẽ được tiến hành ở phần 2 của COP. N hững thỏa luận về cam kết cho giai đoạn sau năm 2012 sẽ phải bắt đầu từ năm 2005. Sách hướng dẫn về CDM 15
- • N ghị định thư được mở ra cho các nước ký kết trong 1 năm bắt đầu từ 16/03 năm 1998. N ghị định thư sẽ có hiệu lực sau 90 ngày kể từ khi có sự phê chuNn của ít nhất 55 thành viên tham gia Công ước, bao gồm các nước phát triển đại diện cho ít nhất 55% tổng phát thải CO2 năm 1990 của nhóm các nước này. N hững bất đồng về chính trị trong khoảng cuối năm 2000 và năm 2001 về vấn đề thực hiện N ghị định thư đã làm giảm đáng kể số lượng các nước phê chuNn N ghị định thư. Trong thời gian này, các chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện cam kết của mình đã được quy định trong Công ước chung về Biến đổi khí hậu. Họ cũng làm việc trên nhiều khía cạnh của thực tiễn liên quan đến N ghị định thư và việc thực hiện nó trong tương lai tại buổi gặp gỡ tại Hội nghị thành viên và tại các tổ chức thành viên. Xuất bản bởi Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UN EP) và Ban thư ký về hiện tượng thay đổi khí hậu (UN FCCC). Chỉnh lý và bổ sung tháng 9 năm 1999. Cuốn sách này được xuất bản chỉ với mục đích cung cấp những thông tin cho cộng đồng và không phải là văn kiện chính thức. Được phép in và dịch lại nếu có xin phép đầy đủ. Thông tin chi tiết hn xin liên hệ Ban thông tin của UN EP cho Công ước (UN EP/IUC), N hà xuất bản Môi trường quốc tế (Geneva), Box 356, 1219 Chõtelaine, Switzerland, hoặc email: iuc@unep.ch. 2.2. Cơ chế phát triển sạch (CDM) 2.2.1. CDM và nguồn gốc ra đời -----Tổng quan CDM, cơ chế hợp tác được thiết lập trong khuôn khổ N ghị định thư Kyoto với mục đích trợ giúp các nước đang phát triển đạt được mục tiêu phát triển bền vững bằng việc hỗ trợ, khuyến khích đầu tư dự án thân thiện môi trường từ phía chính phủ và nhà đầu tư của các nước công nghiệp. Tài liệu này cung cấp một cách tổng quan về những cơ sở của CDM, cấu trúc, chu kỳ của dự án và kiểm tra các giá trị tiềm năng cũng như lợi ích của việc tham gia cơ chế đối với các nước đang phát triển. Tài liệu này cũng đưa ra những gợi ý về các bước tiến hành cho việc phát triển kế hoạch CDM quốc gia và những ví dụ về dự án CDM. N hững nguyên tắc cơ bản về CDM đã được xác lập và chính phủ của các Bên tham gia đang tiếp tục những cố gắng của mình về vấn đề này, tài liệu này cung cấp những thông tin mới nhất hiện có và nó sẽ tiếp tục được cập nhật để phản ánh những thay đổi đang và sẽ diễn ra. 2.2.2. Cơ sở chung N ghị định thư Kyoto năm 1997, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực toàn cầu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, lần đầu tiên chính phủ của các nước đã chấp nhận về mặt pháp lý ràng buộc về mức phát thải KN K của mình. N ghị định thư cũng đưa ra sáng kiến về cơ chế hợp tác nhằm mục đích giảm chi phí cho việc giảm thiểu phát thải. N ếu đạt được mục tiêu giảm phát thải, khí hậu toàn cầu sẽ không bị tác động do vậy một cơ chế kinh tế hợp tác có hiệu quả giữa các quốc gia sẽ giúp cho họ có đạt được mục tiêu giảm phát thải với chi phí thấp nhất. N ghị định thư bao gồm 3 cơ chế: Buôn bán phát thải toàn cầu (IET), Cơ chế đồng thực hiện (JI) và CDM. CDM được ghi trong điều 12 của N ghị định thư Kyoto, cho phép chính phủ hoặc tổ chức, cá nhân ở các nước công nghiệp thực hiện dự án giảm phát thải ở các nước đang phát triển để nhận được “chứng chỉ giảm phát thải”, viết tắt là CERs, đóng góp cho mục tiêu giảm phát thải của quốc gia đó. CDM cố gắng thúc đNy phát triển bền vững ở các nước đang phát triển và cho phép các nước phát triển đóng góp vào mục tiêu giảm mật độ tập trung KN K trong khí quyển. * N ghị định thư Kyoto không loại trừ khả năng đơn phương tham gia CDM của nhà đầu tư ở các nước đang phát triển. Điều 12.2 trong N ghị định thư có nêu “mục đích của CDM sẽ là trợ giúp các Bên không thuộc phụ lục I đạt được phát triển bền vững và góp phần thực hiện mục tiêu cuối cùng của Công Sách hướng dẫn về CDM 16
- ước, và giúp các Bên thuộc phụ lục I thực hiện được cam kết giảm và hạn chế phát thải của mình trong điều 3”. 2.2.3. Thỏa thuận Marrakech N hững nguyên tắc cuối cùng về CDM đã được thống nhất tại Hội nghị thành viên lần thứ 7 trong khuôn khổ Công ước khung về Biến đổi khí hậu tại Marakech năm 2001 trừ những điều luật liên quan đến những bể chứa carbon, hy vọng hoàn thành vào Hội nghị thành viên lần thứ 9 năm 2003 và một vài điểm quy định chi tiết về việc phê chuNn các dự án CDM đã giao cho Ban điều hành CDM mới được hình thành. Mặc dù là như vậy nhưng Thỏa thận Marrakech ra đời và được mọi người biết đến sẽ chỉ ra độ chắc chắn của các dự án CDM để nó có thể bắt đầu sớm nhất. N gười ta hy vọng rằng trong thời gian gần sẽ có hàng trăm dự án xếp hàng chờ phê duyệt CDM. Thỏa thuận Marrakech không giới hạn công nghệ sử dụng trong các dự án CDM, trừ dự án điện nguyên tử mà chỉ giới hạn loại dự án bể chứa có thể phát triển và lượng bể chứa có thể được sử dụng như là “chứng nhận”. CDM là phương tiện thúc đNy phát triển bền vững ở nước chủ nhà, nước chủ nhà được quyền lựa chọn loại hình, mục đích của các dự án CDM. Hiện nay các nước chủ nhà chưa phải sử dụng những tiêu chí chung hoặc những kiểm tra bắt buộc. N hư đã đề cập ở phần trên, thỏa thuận Marrakech đã thiết lập một Ban điều hành theo dõi các hoạt động của CDM. Ban này được giao nhiệm vụ cụ thể hoá các luật lệ hiện hành và cung cấp những hướng dẫn cần thiết để hiểu luật. Ban điều hành sẽ là người ra quyết định cuối cùng về việc có được đăng ký dự án CDM hay không để nhận được chứng nhận giảm phát thải. 2.2.4. CDM vận hành như thế nào? Về mặt lý thuyết những công việc liên quan đến CDM như sau: Một nhà đầu tư hoặc chính phủ của một nước công nghiệp có thể đầu tư hoặc cung cấp tài chính cho một dự án tại một nước đang phát triển nhằm giảm phát thải KN K, như vậy lượng phát thải sẽ nhỏ hơn so với trường hợp không có đầu tư phụ trội “C” (trường hợp sẽ có thể xảy ra nếu không có sự tham gia của CDM hay còn gọi là phương án “kinh doanh bình thường”). N gười đầu tư sau đó nhận được “chứng nhận giảm thải Carbon” và có thể sử dụng chứng nhận này đáp ứng mục tiêu Kyoto của mình. N ếu cơ chế CDM vận hành đúng nó sẽ không làm thay đổi tổng lượng KN K cần phải giảm thải mà đơn giản chỉ là thay đổi địa điểm phát thải. Xem một ví dụ sau: Một công ty Pháp cần phải giảm lượng phát thải của mình được phân bổ trong tổng mục tiêu giảm phát thải của Pháp theo N ghị định thư Kyoto. Thay vì giảm phát thải từ các hoạt động của chính các công ty ở Pháp, công ty sẽ cung cấp tài chính để xây dựng một nhà máy điện biomass ở Ấn Độ (mà nếu không có khoản tài chính này, dự án sẽ không được xét đến). Điều này sẽ tránh được việc phải xây dựng nhà máy điện sử dụng năng lượng hoá thạch hoặc sử dụng điện từ những nhà máy khác đang hoạt động, do đó giảm được phát thải KN K ở Ấn Độ. N hà đầu tư Pháp này nhận được chứng nhận giảm phát thải góp phần thực hiện mục tiêu giảm phát thải của Pháp. Hiển nhiên là ví dụ này không hoàn toàn đúng với thực tế. Đặc biệt khi phải dự tính những điều có thể xảy đến nếu như không có được nhà máy điện Biomass mà phía Pháp dự tính cấp vốn, dự đoán một điều gì vốn đã bất định thì rất khó có thể đúng. Thông thường có nhiều hơn một kịch bản có thể xảy ra và điều này làm cho vấn đề trở nên càng phức tạp. Khung cảnh thực tế cho việc đầu tư CDM và xác định chứng nhận gim phát thải sẽ rất phức tạp so với ví dụ kể trên ở nhiều khía cạnh và thông thường sẽ có các Bên liên quan như N gân hàng thế giới (WB) hoặc các đại lý mua bán quyền phát thải Carbon sẽ đầu tư vốn cho các dự án đại diện cho chính phủ và tập đoàn của các nước công nghiệp. Trong nhiều trường hợp khác, các nhà phát triển dự án có thể tự cấp vốn cho các dự án CDM và sau đó tìm kiếm bên mua quyền phát thải. Vấn đề Sách hướng dẫn về CDM 17
- này xét cho cùng dựa trên cơ sở sau: Chính phủ hoặc công ty của nước công nghiệp cấp vốn cho các dự án giảm thiểu phát thải (so với mức phát thải khi không có dự án này) và chứng nhận cho việc giảm thải này sẽ được sử dụng để đạt được mục tiêu giảm phát thải của mình. Các bước tiến hành cho việc phát triển và phê duyệt dự án CDM sẽ được trình bày ở phần sau. 2.3. Hệ thống buôn bán phát thải EU và những kênh thông tin liên quan đến CDM 2.3.1. Hệ thống buôn bán phát thải EU 3 cơ chế linh hoạt trong N ghị định thư Kyoto sẽ được thực hiện khi N ghị định thư có hiệu lực, trong thời gian này, EU đã tiến hành những bước đi của riêng mình với việc hình thành hệ thống buôn bán phát thải EU. Hướng dẫn chung về hệ thống này đã được N ghị viện Châu Âu phê chuNn ngày 2 tháng 7 năm 2003 và Hội đồng Châu Âu phê chuNn ngày 22 tháng 7 năm 2003. Hệ thống buôn bán phát thải sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2005 trên phạm vi toàn lãnh thổ EU mở rộng. Hệ thống buôn bán phát thải chung EU là hệ thống đa quốc gia đầu tiên trên thế giới, tiên phong trong hệ thống buôn bán quyền phát thải toàn cầu quy định trong N ghị định thư Kyoto. Đối với hệ thống buôn bán phát thải EU, các quốc gia thành viên sẽ xác định mức giới hạn phát thải của các công ty tiêu thụ nhiều năng lượng (khoảng 10.000 nhà máy trong các lĩnh vực như thép, điện, lọc dầu, giấy, xi măng và thủy tinh), công ty nào có mức phát thải thấp hơn mức giới hạn sẽ được quyền bán ra thị trường. N hững công ty có được thành tựu trong gim phát thải có thể bán cho các công ty khác vẫn muốn giữ mức phát thải như cũ hoặc chi phí giảm thải của họ cao hơn so với giá mua quyền phát thải. Các công ty cũng có thể phát thải thậm chí là cao hơn mức cho phép nếu như họ mua được quyền phát thải từ các công ty khác. Hệ thống này sẽ khuyến khích việc thực hiện giảm thiểu phát thải ở những nơi có chi phí thấp nhất và bằng cách này việc giảm phát thải nói chung sẽ được thực hiện với chi phí nhỏ nhất và tạo động lực cho công cuộc đổi mới. N gười ta ước tính rằng, tổng lượng phát thải của các công ty tham gia vào hệ thống này chiếm khoảng một nửa tổng phát thải CO2 của EU. Các ngành khác như sản xuất nhôm, công nghiệp hoá chất và giao thông vận tải có thể tham gia muộn hơn. Các quốc gia thành viên EU hiện nay đang chuNn bị kế hoạch phân bổ quốc gia bằng việc phân bổ chỉ tiêu phát thải cho mỗi ngành, mỗi công ty. Kế hoạch này phải được trình lên Hội đồng vào tháng 4 năm 2004. EU cũng đã thể hiện mong muốn liên kết hệ thống buôn bán phát thải EU với hệ thống buôn bán phát thải ở các nước khác đã được thông qua trong N ghị định thư Kyoto. 2.3.2. Kênh thông tin liên quan đến CDM Các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực CDM SinksWatch International Rivers N etwork (http://www.irn.org/) WWF (http://www.panda.org/about_wwf/what_we_do/climate_change/what_we_do/business_industry/ gold_standard.cfm) Kênh này cho phép bạn tiếp cận trực tiếp đến WWF's Gold Standard N guồn thông tin liên quan đến CDM Point Carbon (http://www.pointcarbon.com/) www.cdm.co.id Sách hướng dẫn về CDM 18
- Trang web này được vận hành bởi Pelangi và cung cấp thông tin bằng tiếng Anh và tiếng Indonesia. Pelangi liên quan mật thiết đến các công việc về chuNn bị c sở pháp lý cho CDM ở Indonesia và nó cũng liên quan đến các dự án phát triển. French language website on the CDM (http://atlas.conseil.free.fr/) Joint Implementation Quarterly (http://www.jiqweb.org/) Trang web miễn phí liên quan đến các c chế Kyoto. www.cdmafrica.org Climate Ark (http://www.climateark.org/) www.cdm-connect.org cdmsusac.energyprojects.net Các nhà Phát triển và Đầu tư Quỹ Carbon của WB (http://www.carbonfinance.org/) The N etherlands (http://www.cdminfo.nl/) Sweden (http://www.stem.se/) Denmark (http://www.danish-embassy.or.th/) Canada (http://www.dfait-maeci.gc.ca/cdm-ji/menu-e.asp) United Kingdom (http://www.dti.gov.uk/ccpo/links.htm) Finland (http://global.finland.fi/english/projects/cdm/projects) Các dự án công nghiệp của UN IDO (http://www.unido.org/) Gõ từ khoá "ASEAN ", "Africa" hoặc "CDM projects" vào khoảng giữa 3 danh mục tìm kiếm này để lấy thông tin về các dự án CDM trong công nghiệp của UN IDO. Viện nghiên cứu Pembina Canada và Viện nghiên cứu năng lượng Tata (TERI), Ấn Độ (http://www.pembina.org/international_eco3a.asp) Viện nghiên cứu Pembina Canada và Viện N ghiên cứu năng lượng Tata (TERI), Ấn Độ đang tìm kiếm cơ hội ứng dụng CDM ở Châu Á. Dự án này được tài trợ bởi Cơ quan phát triển quốc tế của Canada, nó liên quan đến việc đánh giá cơ hội tham gia CDM của Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia và Trung Quốc; phát triển dự án CDM và tổ chức hội thảo ở Canada và Châu Á. South South N orth project (http://www.southsouthnorth.org/) Cơ quan quốc gia được bổ nhiệm (Designated N ational Authorities, DN A) DN A (http://cdm.unfccc.int/DN A) là c quan chính phủ chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến CDM ở mỗi quốc gia. Cơ quan điều hành được bổ nhiệm (Designated Operational Entities, DOEs) DOEs chịu trách nhiệm xác nhận tính hợp lệ của các dự án CDM và kiểm tra mức phát thải. Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (UN FCCC ) (http://cdm.unfccc.int/) là trang chủ của Ban điều hành CDM, UN FCCC Chương trình tổng quan CD4CDM: Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc đã triển khai dự án "Phát triển và nâng cao năng lực thực hiện CDM" với sự trợ giúp tài chính của chính phủ Hà Lan. Dự án này vận hành tại 12 nước đang phát triển. Earth Talks (http://http:/www.environmentalsustainability.com/talk/) Cộng đồng đối thoại về tính bền vững của môi trường. Sách hướng dẫn về CDM 19
- 3. Thị trường Carbon Các thỏa thuận quốc tế về đối phó với sự thay đổi của khí hậu như CDM đã tạo ra một loại hàng hoá mới, hữu hiệu trong thương mại quốc tế được tạo ra ở các nước đang phát triển và được tiêu thụ bởi nhiều nước công nghiệp. Thương mại quốc tế về loại hàng hoá mới này- hàng Carbon, đã được các nước và các công ty thực hiện những bước đầu tiên “nếm thử” trước khi N ghị định thư có hiệu lực. Phần này mô tả thị trường phát thi đã được xác nhận (CERs) về các khía cạnh như: độ lớn của thị trường, giá cả và những người mua hàng. 3.1. DEG, một đối tác của dự án Chứng nhận Carbon, cách tiếp cận mới của DEG tới việc cùng nhau cấp tài chính cho các đầu tư thân thiện với môi trường. Chứng chỉ Carbon, một nhân tố đóng góp tài chính cho dự án sẽ không còn là những giấc mơ của tương lai. Đầu tư thân thiện với môi trường trong các lĩnh vực như năng lượng gió, thủy điện, biomass và sử dụng khí Methane sẽ tạo ra dòng tiền từ việc bán các sản phNm năng lượng sơ cấp và cả bán chứng chỉ Carbon. Với những dự án chuyển đổi sử dụng năng lượng như phát điện sử dụng diesel sang sử dụng khí tự nhiên, thân thiện với môi trường, chứng chỉ Carbon có thể được sử dụng để chi trả cho một phần chi phí của dự án đầu tư. Điều tương tự như vậy cũng sẽ được áp dụng vào các dự án nhằm hiện đại hoá, thay thế những công nghệ cũ đã lạc hậu, tiêu thụ nhiều năng lượng trong ngành đúc, luyện kim. Điều kiện tiên quyết để có được sự thành công của các dự án này là phi tạo ra được chứng chỉ Carbon. Khi các dự án khác nhau (xem ví dụ báo cáo quỹ Carbon năm 2002) đ• được thử nghiệm. Tín dụng Carbon đang tăng lên và thể hiện rõ ràng góp phần ci thiện lợi nhuận. Hn nữa lợi nhuận từ tín dụng Carbon bằng đồng EURO hay USD cũng quan trọng. Lợi nhuận từ chứng chỉ Carbon là thích hợp đối với các dự án năng lượng tái tạo ở các nước đang phát triển và các nước trong thời kỳ quá độ bởi các dự án này thường tạo ra thu nhập tính theo đồng tiền của nước bn địa và đó là chủ đề để trao đổi tỷ lệ rủi ro nếu chi tr tài chính được tính bằng USD hoặc EURO. Tuy nhiên, có thể các rủi ro lại liên quan tới các chứng chỉ. Theo nghĩa khác, có những rủi ro về chính trị liên quan tới N ghị định thư Kyoto đang bắt buộc phải được thực thi. Có nhiều rủi ro xảy đến như là kết quả không chắc chắn liên quan đến việc chấp nhận phương án đường cơ sở, sự thay đổi trong quá trình sản xuất và sự mập mờ với mức phí hành chính quốc gia. Rủi ro về giá của chứng chỉ Carbon là cao trong điều kiện không rõ ràng về quan hệ cung-cầu. N hững phát triển được vạch ra ở đây là rất phù hợp với DEG, nhà đầu tư Đức Entwicklungsgesellschaft, có thể đưa ra các dự án cho vay dài hạn, vốn góp, tài chính trung gian hoặc bảo lãnh. Thêm vào đó, để cung cấp tài chính cho dự án, DEG có thể phát triển tiềm năng tạo chứng chỉ Carbon với tư cách là công ty của dự án. Để làm được việc này, DEG theo đuổi 4 mục tiêu: 1. Duy trì các sản phNm thân thiện với khí quyển ở các nước phát triển và các nước quá độ. 2. Duy trì tài chính đối với các công ty 3. Kiểm soát tỷ lệ rủi ro của các dự án 4. Các khoản phí phát sinh Sơ đồ 1 chỉ ra cách sắp xếp của sự cộng tác điển hình của công ty dự án ở 1 quốc gia đang phát triển hoặc quá độ và DEG. Sách hướng dẫn về CDM 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn