intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SÁCH LINH KHU - THIÊN 61: NGŨ CẤM

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

102
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: "Ta nói phép châm có ngũ cấm (5 điều cấm kỵ), Vậy ngũ cấm là gì ?”[1]. Kỳ Bá đáp : "Đây là cấm 1 số huyệt đạo trong trong ngày nào đó không được châm”[2]. Hoàng Đế hỏi: "Ta nghe nói trong phép cấm châm có ngũ đoạt”[3]. Kỳ Bá đáp : "Không nên châm tả những bệnh chứng không được châm tả”[4]. Hoàng Đế hỏi: "Ta nghe nói trong phép cấm châm có ngũ quá”[5]. Kỳ Bá đáp : "Đó là nói trong phép bổ tả không nên đi quá độ”[6]. Hoàng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SÁCH LINH KHU - THIÊN 61: NGŨ CẤM

  1. SÁCH LINH KHU THIÊN 61: NGŨ CẤM Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: "Ta nói phép châm có ngũ cấm (5 điều cấm kỵ), Vậy ngũ cấm là gì ?”[1]. Kỳ Bá đáp : "Đây là cấm 1 số huyệt đạo trong trong ngày nào đó không được châm”[2]. Hoàng Đế hỏi: "Ta nghe nói trong phép cấm châm có ngũ đoạt”[3]. Kỳ Bá đáp : "Không nên châm tả những bệnh chứng không được châm tả”[4]. Hoàng Đế hỏi: "Ta nghe nói trong phép cấm châm có ngũ quá”[5]. Kỳ Bá đáp : "Đó là nói trong phép bổ tả không nên đi quá độ”[6]. Hoàng Đế hỏi: "Ta nghe nói trong phép cấm châm có ngũ nghịch”[7].
  2. Kỳ Bá đáp : "Bệnh chứng và mạch cùng nghịch nhau, gọi là ngũ nghịch”[8]. Hoàng Đế hỏi: "Ta nghe nói trong phép châm có cửu nghi”[9]. Kỳ Bá đáp : "Nếu biết rõ 9 điều luận về cửu châm, gọi là cửu nghi”[10]. Hoàng Đế hỏi: "Thế nào gọi là ngũ cấm ? Ta mong được nghe về thời không được châm”[11]. Kỳ Bá đáp : "Ngày Giáp Ất trong Thiên Địa có chỗ ứng của nó: không nên châm ở vùng đầu, cũng không nên áp dụng phép châm Phát mông để châm vào trong tai[12]; Ngày Bính Đinh, không nên áp d ụng phép châm chấn ai để châm vào vùng vai, cổ họng và huyệt Liêm Tuyền[13]; Ngày Mậu Kỷ có chỗ ứng của nó và những ngày thuộc tứ qúy (thìn, tuất, sửu, mùi), không nên châm vùng bụng và cũng không nên áp dụng phép châm Khứ trảo để châm tả thủy[14]; Ngày Canh Tân có chỗ ứng của nó, không nên châm vào các vùng quan tiết, đùi và gối[15]; Ngày Nhâm Qúy có chỗ ứng của nó, không nên châm vùng chân, cẳng chân[16]. Đó gọi là ngũ cấm”[17].
  3. Hoàng Đế hỏi: "Thế nào gọi là ngũ đoạt ?”[18]. Kỳ Bá đáp : "Người bệnh lâu mà hình thể, cơ nhục bị héo gầy, đó gọi là nhất đoạt[19] ; Sau khi xuất huyết nhiều, đó gọi là nhị đoạt[20]; Sau khi ra mồ hôi nhiều, đó gọi là tam đoạt[21]; Sau khi tiêu chảy nhiều, đó gọi là tứ đoạt[22]; Sau khi sinh sản nhiều hoặc bị ra huyết nhiều, đó gọi là ngũ đoạt[23]. Những trường hợp này không nên châm tả”[24]. Hoàng Đế hỏi: "Thế nào gọi là ngũ nghịch ?”[25]. Kỳ Bá đáp : "Bệnh phát sốt mà mạch lại an tĩnh, sau khi hạn xuất mà mạch lại thịnh đại và táo, đó là nhất nghịch[26]; Bệnh tiêu chảy mạch lại hồng đại, đó là nhị nghịch[27]; Bệnh tê không còn cảm giác ở tay chân lâu ngày không khỏi, bắp thịt ở bắp tay và bắp chân bị vỡ, thân hình phát nhiệt, mạch đều tuyệt, đó là tam nghịch[28]; Tà khí xâm chiếm tràn vào trong, hình thể héo gầy khác thường, thân hình bị nhiệt, sắc diện trắng bệch, trong lúc đại tiện, tiêu ra máu đóng cục đen, loại máu cục đen này báo hiệu bệnh đã nặng, đó là tứ nghịch[29]; Bệnh hàn nhiệt lâu ngày làm cho hình thể héo gầy khác thường, mạch nhịp kiên mà hữu lực, đó là ngũ nghịch”[30].
  4. THIÊN 62: ĐỘNG DU Hoàng Đế hỏi: "Kinh mạch gồm có 12, trong số đó, các kinh Thủ Thái âm, Túc Thiếu âm, Túc Dương minh lại tự mình động không ngừng, tại sao vậy ?”[1]. Kỳ Bá đáp : "Đó là muốn làm sáng tỏ vai trò của Vị mạch vậy[2]. Vị đóng vai biển của ngũ tạng lục phủ, khí thanh của nó lên trên chú vào Phế, Phế khí bắt đầu vận hành ở kinh thủ Thái âm, sự vận hành của Phế cũng vãng lai với hơi thở (tức)[2]. Cho nên, con người thở 1 hô thì mạch tái động, sự hô hấp không bao giờ ngưng, do đó mà mạch cũng động không ngừng”[3]. Hoàng Đế hỏi: "Khí đi qua Thốn khẩu, khí tiến rất mạnh, khí này từ đâu sinh ra ? Khí thoát suy dần, khí này suy để ẩn núp nơi nào ? Con đường nào đã dẫn dắt sự tiến thoái của khí ? Ta không hiểu thực sự vấn đề xảy ra như thế nào ?”[4]. Kỳ Bá đáp : "Khi mà khí rời khỏi tạng để xuất ra, sẽ ào ạt như mũi tên bắn rời khỏi cung, như dòng nước cuồn cuộn chảy xuống khỏi bờ, khí lên
  5. đến vùng ngư sẽ suy dần, khí còn dư lại đó sẽ suy và tán ra để nghịch lên phía trên, từ đó thể của khí yếu dần”[5]. Hoàng Đế hỏi: "Kinh Dương minh ở Túc, do đâu mà động”[6]. Kỳ Bá đáp : "Vị khí lên trên rót vào Phế, khí nhanh nhẹn của nó xung lên đến trên đầu, đi dọc theo cổ họng, lên trên để ra đến các không khiếu, đi dọc theo nhân hệ, nhập vào để lạc với não, xuất ra đến vùng trán, xuống dưới đến huyệt Khách chủ nhân, tuần hành theo huyệt Giáp Xa hợp lại với kinh túc Dương minh, rồi cùng xuống đến huyệt Nhân Nghênh[7]. Đây là con đường vận hành đặc biệt của kinh túc Dương minh khiến cho mạch Nhân nghênh động không ngừng[8]. Vì thế mạch của Thái âm và Dương minh, huyệt Thốn khẩu và Nhân nghênh, tuy ở hai mạch khác nhau nhưng sự vận hành để được động là một[9]. Vì thế Dương bệnh mà Dương mạch lại tiểu, đó là bệnh và mạch nghịch nhau[10]. Cho nên, nếu bệnh mà mạch Âm và Dương đều tĩnh hoặc đều động ví như kéo 2 sợi dây phải đều nhau, nay lại bị nghiêng lệch nhau, đó là bệnh”[11]. Hoàng Đế hỏi: "Kinh túc Thiếu âm do đâu mà động ?”[12]. Kỳ Bá đáp : "Xung mạch là biển của 12 kinh, cùng với đại lạc của kinh túc Thiếu âm, khỏi lên từ bên dưới Thận, xuất ra ở huyệt Khí Nhai,
  6. tuần hành theo mép trong của đùi vế, đi lệch vào bên trong của kheo chân, dọc theo mép trong của xương cẳng chân, rồi đi chung với kinh túc Thiếu âm, xuống dưới nhập vào phía sau của mắt cá trong[13]. Khi xuống dưới chân, nó có 1 chi đi lệch vào bên trong mắt cá, xuất ra trên mu bàn chân, nhập vào trong khoảng ngón chân cái, rót vào các lạc mạch, nhằm làm ấ m cho chân và cẳng chân, đó là nguyên nhân khiến cho mạch Thái Khê của kinh túc Thiếu âm thường động không ngừng vậy”[14]. Hoàng Đế hỏi: "Sự vận hành của doanh và vệ khí cùng quán thông nhau trên dưới như chiếc vòng ngọc không đầu mối, nay có khi đột nhiên gặp phải tà khí tặc phong, hoặc gặp mùa lạnh buốt làm cho tay chân bị bủn rủn bất lực, các mạch đạo trên đường vận hành của Âm Dương nội ngoại, hoặc các du huyệt nơi mà khí huyết vận hành hội nhau, như vậy khí phải đi theo con đường nào để quay trở về được chỗ cũ tức là để cho sự vận hành không ngừng nghỉ như chiếc vòng ngọc ?”[15]. Kỳ Bá đáp : "Ôi ! Tứ chi của con người như nơi hội tiếp nhận và đưa đi của Âm kinh và Dương kinh, đây cũng là nơi đại lạc của mạch khí[16]. Từ nhai là con đường thẳng nối liền của khí doanh vệ, vì thế nếu lạc bị tuyệt thì tứ nhai thông, khi nào tứ chi được giải thì khí doanh vệ sẽ từ tứ nhai tiếp nối trở lại để hội nhau cùng vận hành như chiếc vòng ngọc”[17].
  7. Hoàng Đế hỏi: "Đúng ! Đây chính là ý nghĩa mà ta gọi là như chiếc vòng ngọc không đầu mối, không thể biết từ lúc nào và bao nhiêu lần dứt rồi lại bắt đầu, đây chính là ý nghĩa mà ta muốn biết về vấn đề trên”[18].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2