YOMEDIA
ADSENSE
Sách thuật dưỡng sinh và đời người qua tướng mắt - Tôn Thất Hanh
542
lượt xem 102
download
lượt xem 102
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Sách thuật dưỡng sinh và đời người qua tướng mắt, được biên soạn với mục đích những ai mún tìm hiểu thêm về bí quyết cuộc sống, sống thế nào cho thuận thiên. Thuận thiên hầu giã tồn đã đành nhưng thuận thiên cố nhất là để đạt được hạnh phúc, sống với một cuộc sống vui tươi và tự do.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sách thuật dưỡng sinh và đời người qua tướng mắt - Tôn Thất Hanh
- THUẬT DƯỠNG SINH G.OHSAWA THUẬT DƯỠNG SINH VÀ ĐỜI NGƯỜI QUA TƯỚNG MẮT NGŨ MINH
- THUẬT DƯỠNG SINH THUẬT DƯỠNG SINH & ĐỜI NGƯỜI QUA TƯỚNG MẮT Nguyên tác G.Ohsawa (sakurazawa nyoiti) TÔN THẤT HANH VÀ NGUYỄN ĐÌNH CUNG NGŨ MINH XUẤT BẢN LẦN 1
- THUẬT DƯỠNG SINH MỤC LỤC Lời giới thiệu của Dịch giả Lời mở đầu Thánh lễ Đức tin và Y khoa Sự Trị liệu Sự liên quan giữa thức ăn và phái nam nữ Cầu nguyện và nhịn đói Thuốc dùng ngoài Thuốc uống Phép mầu nhiệm Muối Đường Sữ a Chất lỏng Nhai kỹ Thức ăn chính Thức ăn tinh thần Các thức uống khác Tính đồng nhất của vũ trụ Bảng thức ăn dưỡng sinh hàng ngày phân loại theo âm và dương
- THUẬT DƯỠNG SINH LỜI GIỚI THIỆU CỦA DỊCH GIẢ Sanpaku, Tam bạch đản, Ba tròng trắng. Có mấy ai ngờ rằng danh từ lạ tai này lại dính líu đến nhiều cái chết- bất đắc kỳ t ử - c ủa nhi ều danh nhân cầm vận mệnh xứ mình, những cái chết làm đảo điên thế giới. “Hỡi những người bị chứng Tam bạch đản, hãy chữa chạy cho hết tình trạng này trước đã, rồi hẳn làm gì thì làm”. Đó là lời nhắn nhủ của Tiên sinh Ohsawa , được nhắc đi nhắc lại nhiều lần như những hồi chuông báo nguy.... Khi được giới thiệu một người lạ, Tiên sinh thường làm ba điều: 1. Bấm mạnh vào làn da tay giữa ngón tay cái và ngón trỏ. 2. Nhìn đôi tai. 3. Quan sát đôi mắt người này. Nếu nghe Tiên sinh phán: “Sanpaku” tất là cuộc đời ng ười này không mấy yên ổn và có lẽ trong những ngày, tháng, năm tới đây, sẽ g ặp r ất nhi ều khó khăn bi thảm, vì những cơ năng tâm linh gần như mất dây liên lạc mật thiết với thể xác và toàn thể cơ cấu của người này đã mất quân bình. “Hãy chạy chữa cho hết tình trạng này rồi hãy làm gì thì làm...”. Chúng tôi dịch thuật cuốn sách này với mục đích giúp những ai muốn tìm hiểu thêm về bí quyết cuộc sống, sống thế nào cho “thuận thiên”. “Thuận thiên” hầu “giã tồn” đã đành nhưng thuận thiên cố nhất là để đ ạt được hạnh phúc, sống với một cuộc sống vui tươi và tự do, đúng với nghĩa danh từ này. Đây là công trình thứ nhì của chúng tôi, một món quà nhỏ dành cho các bạn Dưỡng sinh và cho đời, để đền đáp một phần nào công ơn dạy dỗ của Tiên sinh qua các sách báo của Người và để làm tròn một phần nào nhiệm vụ truyền bá Nguyên lý Duy nhất mà Người đã giao phó khi Người rời khỏi Vi ệt Nam cuối tháng năm 1965 sau mười ngày diễn thuyết tại Sài Gòn và Huế. Cũng như cuốn đầu - Dưỡng Sinh trong đời sống hàng ngày - vi ệc d ịch thuật làm sao khỏi khiếm khuyết, nhất là nguyên tác do một người Mỹ viết (trong phần lời mở đầu) và dịch sách của Người, vì lối tư t ưởng và hành văn của người Mỹ khác hẳn cách diễn tả của người Đông phương nên có khi rất khó mà lột hết ý tưởng của họ. Vì thế chúng tôi cũng mong các bậc cao minh chỉ giáo cho và vạch ra những chỗ sai lầm hầu chỉnh đốn lại trong kỳ xuất bản thứ nhì.
- THUẬT DƯỠNG SINH Dịch giả cẩn chí LỜI MỞ ĐẦU Tại sao lại lúc đó? Tại sao lại chỗ đó. Tại sao ông ta đã chết như vậy. Tại sao? Tại sao? Chúng tôi tự hỏi... Bầu trời im lặng. W.H.AUDEN Cái chết của Tổng thống Kennedy đã đảo lộn cuộc sống của nhiều người và làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực, trong số đó có cuốn sách này. Và thật là lạ lùng, chính những thắc mắc triền miên mà Auden nêu ra ở trên, đã khiến chúng ta trong gần suốt tháng 11(1) ngày nọ qua ngày kia phải thường trực bên khung máy truyền hình, hoặc miệt mài với những trang báo dày đặc những dòng chữ hầu như bất tận. Thời bấy giờ, trong tờ NewYork Herald Tribune số ra ngày Chúa nh ật 15-1-1964, một bài báo dưới ngòi bút của Tom Wolle đã tiết lộ thêm m ột cách gián tiếp những điều ngoài bản công bố chính thức của chính quy ền v ề tấm thảm kịch ấy với tiêu đề “TAM BẠCH ĐẢN TẠI ĐẠI LỘ SỐ 2”. Th ật không có gì để ta liên tưởng đến vụ thảm sát Dallas c ả. Nh ưng ngay câu đ ầu cảu bài báo đã làm ta phải chú ý: “Cả 3 người có loại mắt “Tam Bạch Đản:” Abdul Kasse, Tổng thống Ngô Đình Diệm, Tổng thống Kennedy, tất cả đều bị thảm sát, tất cả đều bị huỷ diệt vì ảnh hưởng của chứng tam bạch đản. Đừng xem đó là m ột s ự trùng hợp, mà là một điều rất quan trọng, một hồi chuông báo nguy cho nhân loại và toàn thể các quốc gia trên thế giới. Đấy là nh ận đ ịnh c ủa gi ới d ưỡng sinh, và người lãnh đạo giới này, ông Georges Ohsawa, nhà tiên tri người Nhật Bản và cũng là người chủ xướng thuyết NGUYÊN LÝ DUY NHẤT, đã chứng minh được điều đó. Vốn là một ký giả thuộc loại cấp tiến và hiểu biết thế nào và đến đâu là giới hạn của nghề nghiệp, nên bằng con mắt nhà nghề tôi đã đọc qua nhi ều đoạn rời rạc, không liên tục đó.
- THUẬT DƯỠNG SINH Bài báo với với những lời văn như bán tín bán nghi nói về một nhóm người có vẻ lập dị, chuyên ăn gạo lứt, ăn cá và mè (vừng) ở đầu đ ại l ộ s ố 2, nêu 1 Năm 1963, Cựu Tổng thống Kennedy bị ám sát ngày 23-11-1963 lên sự liên quan quan giữa nhóm này với một nhóm người khác tại Nữu ước vào năm 1961 đã di cư từ Long Island tới Chico và Californie để tránh bom nguyên tử. Còn những người bị chứng tam bạch đản số phận của họ sẽ như thế nào? Và nhà tiên tri Nhật Bản phi thường kia là ai? Cuối bài báo, trong một trang khác, người ta cắt nghĩa chữ Sanpaku như sau: “Không ch ỉ cơ th ể b ị bệnh hoạn, mà cả tinh thần lẫn tâm lý cũng bị nguy kịch nữa - Ở ng ười b ị chứng tam bạch đản, toàn bộ cơ cấu đều mất sự quân bình để đưa đến cho họ tai nạn hoặc cái chết thảm khốc... cái vùng trắng l ộ ra ngay bên d ưới con ngươi trong mắt họ là biểu hiện cho trạng thái gọi là chứng tam bạch đản”. Câu chuyện kỳ lạ ấy tiếp tục như sau: “Tháng tám vừa rồi trong một căn phòng tại khách sạn Wentworth, trước bàn ăn điểm tâm - trên mặt bàn bày một số hình ảnh các nhân vật tên tuổi trên thế giới; Marilyn Monroe, Brigitte Bardot, Karim Kassem, Tổng thống Diệm, và tổng th ống Kennedy - ông Georges Ohsawa nói với một phóng viên: “Tổng thống Kennedy một ngày gần đây sẽ gặp nhiều khó khăn lớn lao”. Và riêng với các môn đồ, ông cho biết là “Tổng thống Kennedy sẽ chết một cách bi thảm”. Nói với một phóng viên? Và phóng viên kia là ai? Lời tiên tri đáng ghi nhớ về sự ám sát ba vị nguyên thủ ấy có được đăng trên báo nào không? Các vị bác sĩ riêng của ông nghĩ như thế nào? Và Sở Mật vụ nữa? Có điều rõ ràng là câu chuyện ấy đã nêu lên nhi ều câu h ỏi h ơn là đ ể tr ả lời. Kết luận, bài ấy trích những lời trong một bức th ư của nhà tiên tri Nh ật Bản báo trước cái chết của Gandhi, của Hiler, sự cáo chung của nền thống trị Anh Quốc tại Ấn Độ. Cũng vì bức thư này mà ông suýt bị mất mạng vì dám tiên đoán sự bại trận thê thảm của chính quốc gia mình là Nhật Bản trong Đệ nhị thế chiến.
- THUẬT DƯỠNG SINH “Hàng ngàn người Mỹ đã đọc lời tiên đoán của tôi về cái chết thảm khốc của Tổng thống Kennedy, thế mà không một ai đến ti ếp xúc v ới tôi đ ể tìm cách biến cải số mệnh cho ông ta. Động lực thúc đẩy tôi báo trước sự sụp đổ bi thảm của các quốc gia, các xã hội và mỗi cá nhân là chủ ý cảnh cáo tất cả hãy kịp th ời tìm cách bi ến đ ổi vận mệnh của mình .... Nhưng than ôi! thật hiếm thấy ai đến hỏi tôi phải làm sao cả! Vì đâu mà trí phán đoán của họ thấp kém đến thế? Từ lâu người Đông phương đã biết rõ ý nghĩa tình trạng tam bạch đản, nhưng người ta lại quên mất tại sao lại có tình trạng ấy... Tất cả mọi người chúng ta không nhi ều thì ít, đều bị chứng tam bạch đản ... phải tự ch ữa cho lành b ệnh đã, r ồi hãy m ưu tính bất cứ chuyện gì”. Tôi cất kính đeo mắt, bước vào phòng tắm và nhìn thật kỹ mình trong gương soi mặt. Ông ta nói đúng: tôi thấy mắt tôi cùng một trường h ợp nh ư các ông Gandli, Hitler, Kassem, Diệm, Kennedy... Đôi mắt tôi trông như hai quả trứng đổ ốp la. Tam bạch đản, đích th ị rồi. Tam bạch đản hạng nặng nữa chứ! Tôi cắt bài báo của tờ Herald Tribune nhét vào túi. Thế rồi những ngày sau đó, cứ mỗi khi gặp bàn bè ho ặc b ất c ứ người nào khác tôi không thể không nhìn vào mắt h ọ. Mọi bức hình in trên báo chí cũng được tôi quan sát kỹ lưỡng. Thật là khủng khiếp! Gần như tất cả mọi người đều bị chứng tam bạch đản! Tôi bắt đầu tự hỏi liệu những người kia, những độc giả khác của tờ Herald Tribune, cũng như tôi, có để ý đến màu trắng của đôi mắt tôi không.Và từ đó tôi đeo kính râm. Một buổi chiều tôi tình cờ gặp cô Carmen de Lavallade, một nữ vũ công tên tuổi nhất của nước Mỹ . Thường thì các vũ công như các lực sĩ luôn luôn săn sóc thân thể của h ọ; cơ th ể ph ải v ận đ ộng nhiều, nên cần được bồi dưỡng thường xuyên. Họ thay đổi cách ăn u ống, đến các quán ăn Dưỡng sinh tìm thức bổ dưỡng, nh ờ các nhà chuyên môn đ ể sửa lưng và xoa nắn lại các bắp thịt nhức mỏi, cùng mọi cách ch ữa trị khác. Carmen nhắc đến câu chuyện đăng trên báo Herald Tribune và cho biết dân du mục cũng từng nói đến điều này. Nhưng cô, cô đâu có bị ch ứng Tam b ạch đản. Tôi nhìn vào đôi mắt nhung diễm lệ của nàng mà nói nh ư v ậy. Nàng
- THUẬT DƯỠNG SINH cười trả lời: “Có lẽ là không cưng ơi! Nhưng nếu tôi ở trong tình trạng đó, tôi sẵn lòng thử bất cứ điều gì”. Trước kia có lần Carmen bị trượt chân té ngửa ở cầu thang hậu sân khấu, từ đó lưng nàng không còn bình th ường n ữa. Nàng đã chạy chữa bằng đủ mọi cách và bây giờ thì cô l ại nhanh nh ẹn đi trước cả tôi nữa. Nàng vừa gọi điện thoại lại Ohsawa Foundation ở Đại l ộ số 2 và hẹn chiều chủ nhật tới sẽ đến học cách nấu nướng. Cô hứa sẽ liên lạc với tôi. Tôi thấy ý kiến đi học nấu ăn không có gì hấp dẫn lắm. Hồi xưa khi sắp làm cha, tôi đã từ chối không chịu học thay tã lót cùng cách th ức b ồng ẵm săn sóc sơ sinh và bây giờ thì cũng thế. Nhưng Carmen đã giữ lời hứa tối chủ nhật, sau khi học ra,nàng gọi đi ện thoại lại mời tôi đến uống trà. Nàng vừa ở Đại lộ s ố 2 v ề mang theo m ột lô thức ăn Dưỡng sinh: gạo lứt, muối hột, nước tương đậu nành, rong biển Nhật và 2 loại trà. Cả căn phòng của nàng nực mùi h ương ngoại lai kỳ l ạ đó. Cửa sổ phòng mở rộng đón gío tháng giêng thổi mạnh và chồng nàng là ông Geoffrey Holder đang lăng xăng để làm cho phòng được thoáng khí. Nguyên do chính vì trà dưỡng sinh trước khi pha phải đem sao cho vàng và kh ử thổ. Mà lửa đầu vì quá tay đã bị cháy khét, nên Carmen ph ải làm l ại, vì th ế còn phải đợi lâu thêm nữa mới có trà uống. Ông Georffrey, xưa nay đã quá quen thuộc với sự hăm hở của Carmen mỗi lần đón nh ận một phép ti ết th ực m ới, bây giờ ông cũng nhẫn nại đợi chờ nàng chán nản từ bỏ lối sống Dưỡng sinh cùng cách uống trà kỳ quặc này. Nhưng như để tự bênh vực, Carmen đưa tôi xem cuốn sách nhỏ mua tại Đại lộ số 2 nhan đề là “ ZEN DƯỠNG SINH - THUẬT TRƯỜNG THỌ VÀ HOÀN ĐỒNG” của G.Ohsawa chữ ZEN in bằng chữ hoa, còn toàn là chữ nhỏ... Tôi bắt đầu lật cuốn sách thứ nhì. Tuy viết bằng ti ếng Anh căn b ản, nhưng cuốn sách lại in ở Nhật, cho nên ngoài khổ sách trông đã kỳ l ạ, l ại còn rất nhiều lỗi chính tả, nhiều hàng và nhiều chữ sắp sai. Sách Nh ật nếu do thợ in người Mỹ sắp chữ chắc còn tệ hơn thế nữa. Có lẽ điều hơi lạ là tại sao tờ Herald Tribune không h ề nói đ ến v ịêc nhà tiên tri Nhật có viết sách. Carmen bằng lòng cho tôi mượn quyển sách nhỏ ấy một đêm Thế rồi cả đêm đó tôi không rời cuốn sách,tôi đọc một lần, rồi lại
- THUẬT DƯỠNG SINH thêm một lần nữa; trong đời tôi, chưa một cuốn sách nào làm tôi xúc động sâu xa đến thế. Tại sao tôi bị chứng tam bạch đản điều đó rõ ràng nh ư m ột dòng chữ đen viết trên vách tường trắng. Suốt một đêm dài trực di ện với nh ững ý tưởng vô cùng giản dị khúc chiết của con người mang tên Sakurazawa Nyoiti hay Georges Ohsawa đã làm đảo lộn tất cả trong tôi. Ông ta nói rằng: “Phải tự chữa cho lành bệnh đã, rồi hỹ mưu tính bất cứ việc gì”. Ngày hôm sau tôi đeo kính râm vào đi thẳng đến 217 Đại l ộ s ố 2. C ơ s ở Ohsawa (Ohsawa Foundation) chiếm từng lầu nhất của một căn ph ố xưa nép mình núp bóng cạnh một bệnh viện tối tân đồ sộ. Mặt trước nhà dùng làm quán ăn, đằng sau là bếp. Bây giờ vào khoảng trước giờ cơm chiều, cả bốn cái bàn ăn đều còn trống. Ở một góc phòng một dãy kệ với nhi ều s ản ph ẩm trường sinh lạ mắt, góc bên kia là một quầy sách nhỏ. Ngay sau cửa ra vào, và trên tấm bảng dán tin, một vòng dây treo lủng lẳng một xấp phóng ảnh của một bài báo đăng trên tờ Herald Tribune- không phải bài báo nói về chứng tam bạch đản đã khiến tôi đến đây - mà l ại là một v ấn đ ề khác cũng do ký giả Tom Wolfe viết ngày 18-8-1963, ba tháng trước xảy ra vụ Dallas! Tiêu đề ấy thật quá rõ ràng và chính xác: TỪ KENNEDY ĐẾN BARDOT Quá nhiều chứng Tam bạch đản Bài báo thuật lại một cuộc phỏng vấn ông Ohsawa, rất dài, tại phòng trọ của ông ở Went - worth. Trên bàn là cuốn sách dán đ ầy hình c ủa T ổng th ống Kennedy , Albert Schweitzer, Willy Brandt, Franz Joseph Strauss, cố võ sĩ hạng nhà nghề Davey Moore, Natalie Wood, bà Barbara Powers, vợ của viên hoa tiêu chiếc U - 2, Brigitte Bardot, Francoise Sagan, hình các phụ nữ in ở bìa các sách báo, đủ hạng và đủ loại người...”. Ông Ohsawa nói: “Khoảng ba năm về trước, tôi được thấy nhiều bức hình của các ông Nixon và Kennedy. Tuy còn rất trẻ, nhưng ông Kennedy đã bị chứng Tam bạch đản rồi, tôi đã tiên đoán ông ta sẽ gặp nhi ều khó khăn trong những ngày sau đó. Ba năm trước tôi đã nói như vậy rồi”. Nói đến đây, ông nhướng mắt lên như để hỏi: quý vị thấy rõ chứ. Con mắt tam bạch đản theo nghĩa đen là một con mắt có ba phần tròng trắng. Như vậy mắt của người bị chứng tam bạch có một khoảng tròng trắng dưới con
- THUẬT DƯỠNG SINH người - tỷ dụ mắtcủa TT Kennedy ông dùng đầu viết chì ch ỉ thẳng vào khoảng tròng trắng lộ ra phía dưới con ngươi của tổng thống. Như vậy, thêm một lần nữa, những điều không thấy đề cập đến trong bìa báo này, ta phải hiểu ra làm sao? Không thấy nói gì đến sách của ông Ohsawa viết, cũng không nhắc gì đến Tổng thống Ngô Đình Diệm hoặc ông Abdul Karsim Kassem. Số ph ận người đầu tiên trong ba người bị thảm sát xem như đã trở thành “Số ph ận của tất cả chúng ta”. Lời tiên tri chính xác đầu tiên đó của ông Ohsawa đã bị quên lãng đi phần nào với thời gian. Thế nhưng nếu trước kia ông Winchell hay Drew Pearson cũng tuyên b ố y như vậy, chắc chắn bây giờ họ đã nổi tiếng nh ư cồn rồi. Có nhi ều nhà chiêm tinh nói trước được vài sự việc ít quan trọng hơn, bằng nh ững lời lẽ mơ hồ hơn, mà cũng đã được người đời ca tụng hết lời. Sau này, theo l ời những người đã dự buổi nói chuyện của ông Ohsawa trong khoảng th ời gian tháng tám ấy, tôi được biết thêm lời tiên tri lại càng tỏ ra phi th ường h ơn nữa. Ông Ohsawa đã từng nói đến sự tương quan giữa một Tổng thống Kenedy bị chứng Tam bạch đản với những ông Diệm, những Kassem nguyên thủ quốc gia mà ông tiên đoán là sẽ bị thảm sát trước ông Kennedy. Người ta cũng thấy ngoài ra còn có mỗi một vị tổng thống Mỹ nữa là ông Abraham Lincoln, được xếp hạng trong danh sách nh ững người bị ch ứng tam bạch đản. Một điển hình khác nữa là trường h ợp hoàng t ử Ferdinand c ủa nước Áo bị ám sát ở Sarajevo. Người giả dạng cho hoàng tử giống hệt ông từ hình dáng, cử chỉ đến y phục, trừ một điểm không giống: hoàng tử bị chứng tam bạch đản mà anh thì không. Tất cả những điều này thật là kỳ dị, có tính cách mê hoặc, khó giải thích. Làm sao cắt nghĩa mối tương quan giữa sự mất quân bình của th ể xác và tinh thần ở cố Tổng thống Kennedy - hay ở ông Diệm hoặc Kassem, với những biến cố xảy ra tại Dallas, Saigon hoặc Irak. Những vết thương có từ Đệ nhị thế chiến đến nay vẫn còn hành hạ Tổng thống Kennedy, và ai cũng biết là ông vẫn phải dùng đến thuốc men thường xuyên để chữa trị. Nhưng với ý do nào đó khiến cho ông trở thành một người bị chứng tam bạch đản,
- THUẬT DƯỠNG SINH mở đường cho tai nạn, cho thảm cảnh ăn khớp một cách lạ lùng với nh ững sự kiện được phát giác về sau này, trong biến cố Dallas. Nhà tiên tri đã nói: “Phải tự chữa lành đã, rồi hãy mưu tính b ất c ứ chuyện gì”. Tôi lấy một bản phóng ảnh của bài báo rồi với đôi kính râm trên mắt, tôi làm ra vẻ hết sức tự nhiên, lựa mua các thứ sản phẩm dưỡng sinh, cố lãng tránh cái nhìn đầy cảm tình của bà chủ quán tóc hoa râm và khoẻ mạnh. Tôi mua thêm một cuốn sách và bảo là mua dùm cho một người bạn, v ụng v ề như đứa bé10 tuổi lần đầu tiên đến được phòng cạnh nhà mua thu ốc. V ề nhà, tôi nấu cơm theo cách chỉ dẫn trong sách, tôi cũng sao một ít trà và không quên mở rộng cửa sổ. Nếu trên đời này có một người cần ph ải theo tri ệt đ ể ăn tuyền gạo lứt - không thêm một món gì khác trong 10 ngày, ng ười đó chính là tôi. Điều làm tôi ngạc nhiên trước hết là cơm ăn được lắm. Rồi sau khi nhai mỗi búng 50 lần, tôi bắt đầu thấy thích cơm ấy. Tôi cứ tưởng rồi đây s ẽ phải khổ sở khi phải bỏ cà phê, đường, nước ngọt, trái cây, nước trái cây, bánh mứt, thịt thà, khoai tây, cà chua... và bao nhiêu th ứ khác nh ưng tôi quy ết làm thử xem. Tôi tin rằng không thể nào bớt lượng nước uống xuống g ần s ố không vì tôi thường ghiền cà phê, trà và nước ngọt... Nhưng phép d ưỡng sinh Ohsawa còn có một điều an ủi là không thấy nói gì đến việc kiêng cử thuốc lá, mặc dầu luận rất dài về bệnh ung thư. Bản tường trình chính th ức c ủa Chính phủ Mỹ vừa được công bố đã liên kết bệnh ung thư ph ổi và b ệnh tim với thuốc lá nhưng không hề đề cập - hay rất ít - đ ến th ức ăn và th ức u ống. Như vậy, trong lúc một số đông bạn bè tôi tập bỏ thuốc lá thì tôi s ẽ tập b ỏ thói ăn nhậu. Như những người trên 40 tuổi, tôi không hẳn là bị bệnh nhưng cũng không hẳn là mạnh khoẻ. Suốt thời gian 10 năm làm việc trong ban biên t ập của một tờ báo Nữu Ước, tôi đã thấy nhiều bạn bè và đồng nghiệp đồng tuổi hoặc trẻ hơn tôi nữa, đã lăn ra chết như ruồi. Ở Nữu Ước tôi chưa bao giờ đi đưa đám một người bạn trên 50. Ngược lại ở miền quê Michigan, nơi sinh trưởng của tôi, tôi chưa dự đám tang người nào dưới 80 cả. Tất cả bốn ông bà nội ngoại tôi đều sống đến ngoài tám mươi. Cha mẹ tôi đã quá thất tu ần
- THUẬT DƯỠNG SINH mà vẫn còn tráng kiện. Trước kia tôi luôn luôn khoẻ mạnh cho đ ến lúc tôi nhập ngũ và ở gần 4 năm trong quân đội kỳ Đệ nhị Thế chiến, trong đó có hai năm ở Bắc Phi và Âu Châu. Phần lớn sự hiểu biết của tôi v ề n ền y khoa M ỹ quốc, là qua một số ít thuốc men của quân đội Mỹ. Tôi suýt chết vì sưng phổi tại Anh Quốc, tôi bị bệnh rét rừng ở Phi Châu và sau khi giải ngũ tôi b ị bệnh.... (mononuclecosic), bệnh gan và đủ thứ bệnh sốt lặt vặt. Sau khi đọc sách của ông Ohsawa, điều làm cho tôi ngạc nhiên là mặc dầu đã đi nhiều bác sĩ, thế mà không một ông nào tò mò hỏi tôi về nh ững th ức ăn uống th ường ngày. Dĩ nhiên, trong quân đội đó là một việc phi lý. Th ực đơn đã được cấp trên ấn định và người ta cam đoan với các bà mẹ ở nhà rằng thức ăn th ức uống của binh sĩ Mỹ ngon nhất hoàn cầu. Nhưng cơ thể tôi lại không thích hợp với thức ăn quân đội. Sau một năm ăn uống nh ư th ế tôi b ị b ệnh trĩ ra huyết khiến tôi quá sức sợ hãi, vì xưa nay tôi cho rằng bệnh ghê gớm ấy là bệnh về già, chứ đâu phải là của lứa tuổi đôi mươi. Hồi còn nh ỏ tôi đã có lần bị thương và mẹ tôi nữa, phải vào trị bệnh tại bệnh vi ện, vì bác sĩ khám nghiệm cho biết là bị ung thư. Sau hai lần giải phẫu mẹ tôi về nhà với thân thể gần như tật nguyền. Còn tôi thì sợ bệnh trĩ trở nên trầm trọng nên đã giải phẫu lần hai. Thật ra bệnh trĩ không thể biến chứng thành ung thư, và khoa giải phẫu cũng không giúp cho bệnh trĩ của tôi thuyên giảm phần nào dầu chỉ trong vài tuần. Tôi thử đủ mọi cách trị liệu được quảng cáo ở các ga xe đi ện hầm và trên truyền hình, nhưng tất cả đều vô hiệu. Sau hết tôi bị một chứng bệnh trầm trọng hơn nữa. Từ lâu tôi bị nh ức đầu, không ngày nào khỏi uống một vài viên aspirin hay nhi ều h ơn n ữa. Th ế rồi một hôm aspirin cũng trở thành vô hiệu. Đau đầu nhức liên miên su ốt hằng 10 ngày, đến nỗi tôi chẳng ngủ, chẳng ăn uống, ch ẳng đi đứng gì đ ược nữa. Vào một ngày chủ nhật, tôi kiệt sức và được cấp tốc chở vào bệnh viện Veteran ở Manhattan. Tôi không thể nào chịu nổi cơn đau đớn. Tại đây h ọ khám lại toàn diện cơ thể tôi bằng những máy móc y khoa t ối tân và k ết qu ả do một bác sĩ trẻ tuổi cho biết là: tôi hoàn toàn khoẻ mạnh, bình th ường về mọi phương diện, chưa kể đến một vài cơ cấu lại còn tốt l ạ lùng. Đi ều này còn làm tôi nghi ngờ nên lắp bắp hỏi: “Thế còn bệnh nh ức đ ầu c ủa tôi?”. Bác sĩ bảo rằng nếu không bớt thì tuần tới trở lại. Tôi nh ư k ẻ đang ch ờ nghe tuyên án và quả nhiên tôi không thể chịu đựng đau đớn thêm 24 gi ờ n ữa. Tôi
- THUẬT DƯỠNG SINH gọi điện thoại ngay cho một thầy thuốc quen chuyên v ề phá thai và t ừng n ổi tiếng là giỏi. Đặc biệt, không khi nào ông chữa bệnh theo lề lối y khoa truyền thống. Ông mời tôi đến nhà, hỏi thăm rất kỹ về cách khám bệnh của mấy ông bác sĩ kia, đoạn dùng một cây kim dài một cách đáng sợ để bơm vào mũi tôi thứ thuốc gì rất mát. Sau khi ngủ được một giờ, tôi thấy hơi đỡ. Kiến thức về y khoa c ủa tôi cho biết ông ta đã dùng đến á phiện trắng. Ông ta ghi trên một mảng giấy cho tôi vài điều phải tuân theo: triệt để cấm hút thuốc, cấm cà phê. Buổi sáng ăn bột lứt kiều m ạch với s ữa và đường. Trưa thì cơm. Tối cũng cơm với thịt gà. Ông cho bi ết tôi b ị ch ứng máu chảy chậm (Pestural hypotension), và chỉ cho tôi mấy động tác thể dục phải tập hàng ngày. Tôi về làm y theo lời dặn mặc dù biết rằng nếu bỏ cà phê và thuốc lá, tôi sẽ khó làm việc được, nh ưng tôi nh ất quy ết nghe theo l ời ông cho đến một lúc tôi cảm thấy bệnh thuyên giảm được phần nào. Th ế r ồi tôi tái phạm và hút thuốc trở lại. Nhưng nếu bệnh nh ức đầu tái phát, tôi l ại nghỉ hút. Có lẽ phép ăn gạo trắng của ông ta làm cho tôi d ễ dàng ch ấp nh ận thuyết của ông Ohsawa, theo đó thì không gì quan trọng b ằng phép ti ết th ực. Giữa hai phép ăn uống nói trên chỉ có mỗi một điểm giống nhau: cả hai đều cho ăn gạo. Nhưng trước kia hồi chưa đọc sách Ohsawa, tôi cứ nghĩ rằng gạo là gạo, chẳng có gì khác. Tôi không h ề ph ục vụ ở Thái Bình D ương và ch ưa từng thấy một đám ruộng cho nên không ý thức được hột lứt như thế nào. Tôi biết sự khác biệt giữa bánh mì đen bánh mì trắng, Nhưng tôi không nghĩ là có nhiều loại gạo, tôi chỉ biết gạo qua các món ăn trong ti ệm ăn ng ười Tàu, mặt khác cây lúa mọc hoang ở Minnesota cho một thứ gạo mà đúng ra chẳng phải là gạo. Hai ngày liền tôi ăn gạo lứt, rồi một việc mà tôi không ngờ đã xảy đến cho tôi. Một buổi sáng, giữa lúc đang làm việc, bỗng nhiên tôi buồn nôn và đầu nhức như búa bổ. Vượt xa cả cơn đau khiến tôi phải vào bệnh viện trước kia. Trong cả đời tôi chưa bao giờ bị nh ư th ế. Tôi đã t ự nguyện dầu thế nào cũng quyết tâm theo đuổi phương pháp đ ến cùng, tôi c ố gắng, nhưng thật quá sức chịu đựng của tôi. Tình trạng này có thể làm cho tôi thối chí bỏ cuộc. Sau này tôi mới được biết rằng nhiều ng ười m ới theo cũng như tôi, đã lâm vào tình trạng bất ngờ nói trên, họ đâm ra sợ hãi, quy h ết m ọi
- THUẬT DƯỠNG SINH trách nhiệm cho cái món gạo lứt kia rồi trở lại uống aspirine, ăn thịt bít tết, ăn kem... Nhưng linh tính đã khiến tôi liên tưởng trường hợp tôi đang chịu đựng với người cai ma tuý. Ma tuý cũng chỉ là một thứ hoá phẩm. Tôi đã bỏ hết các thứ như aspirine, cà phê, gờ-lu-ta-mát-so-di-um, những thứ thuốc tên dài lê thê được in rõ ràng trên hộp đựng bày bán khắp nơi. Mãi về sau, tôi mới hiểu rằng, phản ứng càng dữ dội bao nhiêu trong vài ba ngày đầu, tức là bệnh càng nặng bấy nhiêu.Tôi trải qua một ngày kh ủng khiếp, nhưng đêm đó tôi ngủ thật ngon giấc và sáng hôm sau, tôi phát giác được một điều lạ. Tôi cảm thấy khoẻ khắn vô cùng, còn cơm gạo lứt thì mùi vị thơm ngon lạ đời. Đến khoảng ngày thứ năm, lần đầu tiên tôi cảm thấy người tôi đã thay đổi rõ ràng. Thay đổi về tinh thần, chứ không ph ải về th ể xác. Hôm ấy có một buổi họp để đúc kết tình hình trong hãng - khi bu ổi h ọp chấm dứt, tôi kinh ngạc mà nhận thấy rằng tôi đã điều khiển buổi h ọp một cách xuất sắc lạ thường. Thường thì sau những buổi họp như vậy áo tôi ướt đẫm m ồ hôi vì ph ải để hết tâm lực phân tách những ưu khuyết điểm, và lần nào cũng th ế, m ỗi lần họp về, tôi vẫn thấy còn nhiều thiếu sót, chưa được giải quy ết thoả đáng. Lần này thì khác hẳn. Trên bàn hội nghị, tôi hiền hoà, điềm tĩnh, sáng suốt, chính xác, và nhặm lẹ giải quyết được cả những vấn đề lòng dòng từ hai năm nay. Khi đứng dậy, tôi vẫn chưa hiểu được tại sao tôi lại có th ể nh ư thế. Điều ấy chỉ có thể giải thích như sau: sự khác bịêt lớn lao ấy là k ết qu ả của năm ngày ăn cơm gạo lứt!. Những ngày sau đó, tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: b ệnh chảy máu ruột - bàn chải đánh răng dính đầy máu - bệnh ung m ủ ở chân răng - tất cả những điều ấy, bây giờ thì chấm dứt! tay và da tay tôi cũng thay đ ổi khác hẳn. Từ 10 ngày nay tôi ngưng uống aspirine, mồ hôi cũng không ra nữa. Tôi không còn khó chịu vì những luồng gió lạnh vào tiết tháng Giêng và tháng Hai. Tôi cảm thấy làn da tôi đổi khác mỗi lúc tôi rửa tay. Buổi sáng tôi th ức giấc sớm hơn đến 3,4 giờ đồng hồ. Cơ thể tôi dồi dào sinh lực và tôi ngạc nhiên khi thấy mỗi đêm không phải đến 8 giờ mà chỉ cần t ừ 4 đ ến 6 gi ờ ngh ỉ
- THUẬT DƯỠNG SINH ngơi là đủ. Áo sơ mi tôi bây giờ rộng ra. Thế rồi một buổi sáng kia, khi c ạo râu tôi ngạc nhiên nhận thấy xương hàm tôi hiện rõ mà không còn b ị che d ấu dưới lớp thịt mỡ. Lưng quần bây giờ cũng rộng ra, nh ư có lần đã xảy ra. Có một điều khó tin mà tôi khám phá ra là chân phồng lên vì đôi giày đã trở nên quá rộng. Hai tuần sau tôi từ 193 sụt xuống còn 173 cân anh. Tôi cao 1th80 vòng eo lối 99 phân nên tự cho là không mập lắm. Trước kia cũng có lần tôi bị sụt cân nhưng chưa khi nào dễ dàng và tự nhiên nh ư bây giờ. R ồi l ần l ượt các chuyện buồn cười xảy đến. Đã mấy tháng nay tôi không v ề nhà, nên khi tôi về thăm gia đình, mọi người sửng sốt bàn tán về sự thay đổi của tôi. Cũng vì vậy, ở các buổi họp của Hãng - thường bao giờ cũng vào giờ cơm trưa - chúng tôi đáng lẽ nói đến công việc thì cũng vì tôi m ọi ng ười l ại xoay quanh qua bàn luận về chuyện Dưỡng sinh, và đề tài này được đem ra thảo luận vô cùng sôi nổi. Trong những tiệm ăn ở Nữu ước sang trọng cũng như bình dân, th ực đơn ít khi có món gì tôi ăn được. Vì vậy tôi ăn rất ít ho ặc không ăn gì c ả. Điều này khó mà giải thích cho đầy đủ trong mấy mươi phút nói chuy ện. Tôi bắt đầu tự hào cho mình là một Ohsawa th ứ hai. S ự th ật tôi đã hoàn toàn thay đổi tất cả. Bây giờ, bất chợt tôi mới hiểu được thế nào là sức khoẻ. Tôi cảm được người tôi tràn ứ sinh lực, tôi hăng hái, tôi điềm tĩnh, tôi sáng suốt lạ lùng, những điều này rất mới mẻ đối với tôi. Một công chuy ện của hãng xưa kia phải cả tháng chưa chắc đã xong, bây giờ tôi gi ải quy ết ch ỉ trong 10 ngày. Tôi có thể làm việc liên tiếp suốt 24 tiếng, ngh ỉ ngơi vài giờ rồi lại ti ếp tục. Riêng về năng lực và sự dẻo dai, tôi có thể nói là vượt cả bạn thanh niên chỉ bằng một phần hai tuổi tôi, tôi “thưởng thức được” sự mệt m ỏi. Lúc bây giờ đang mùa bệnh cúm, bệnh sưng cuống họng và nhiều th ứ bệnh khác, nhưng hình như tôi đã được miễn dịch. Cho đến tóc tôi đã bắt đầu rụng và bạc lần ở hai bên thái dương thì bây giờ lại không còn rụng nữa và bắt đầu đen trở lại. Khi tôi trở lại Ohsawa Foundation lần thứ nhì ở Đại lộ th ứ II thì v ẫn người đàn bà tóc muối tiêu ấy tiếp tôi. Bà soạn cho tôi các th ứ c ần dùng, r ồi bỗng nhiên bà nhìn kỹ tôi, khẽ kêu lên: “Nãy giờ không nhận ra ông, nhưng
- THUẬT DƯỠNG SINH bây giờ thì tôi nhớ ra rồi!”. Tôi cất đôi kính râm, rồi chúng tôi cùng ngồi uống trà và trò chuyện với nhau. Sau đó bà nhìn tôi thật kỹ, và tỏ ý muốn tôi đi ền vào một phiếu lý lịch để lưu vào hồ sơ. Tôi có cảm tưởng mình là một sinh viên mới được nhận vào Đại học Harvard. Bà ấy là Irma Paule, quản lý cơ sở Nữu ước. Khi nghe kể lại trường hợp của chính bà, thì trường h ợp của tôi thật chẳng thấm vào đâu. Bây giờ thì tôi đã hiểu vì đâu ở bà ti ềm tàng ngu ồn năng lực ấy, sự điềm tĩnh ấm lòng ấy, sự nhẫn nại ấy với đủ mọi thứ bận rộn, công việc hằng ngày, bên chiếc điện thoại không ngớt ti ếng chuông reo, một thứ hạnh phúc dễ truyền lẫn sang người khác, Irma xem tay tôi bảo rằng song thân tôi đã dùng quá nhiều thịt hàng ngày, bà nói đ ến m ột vài đi ều khác nữa. Tôi nhận thấy là bà ta nói đúng. Bà tế nhị không đả động gì đ ến c ặp mắt tôi. Tôi vẫn còn bị chứng tam bạch đản và tình trạng ấy sẽ còn kéo dài nữa. Bà khuyên tôi nên đổi cách ăn uống đôi chút đ ể thích nghi v ới tình tr ạng suy kém hiện tại; bà còn cho tôi nhiều ý kiến h ữu ích v ề vi ệc ẩm th ực khi di chuyển (chẳng hạn kiếm một tiệm ăn Ý Đại Lợi gọi món Spaghetti ăn với tôm và nước xốt) hoặc khi bị kẹt trong các buổi tiệc tùng ch ỉ c ần m ột ly rượu Scotch nguyên chất hớp từng hớp nhỏ suốt buổi). Từ đó, chúng tôi trở nên đôi bạn thân. Sau ba tháng, tôi mới thật sự sống cuộc đời hình giả và sứ giả một tín đồ Ohsawa. Khi số cân tôi còn khoảng 75 ký, tôi phải may lại áo qu ần khác. Áo sơ mi từ số 16 nay xuống số 15, vòng lưng từ 34 còn lại 29. Áo tôi mặc số 42 lúc vào, thì lúc ra khỏi tiệm y phục chỉ còn số 38. Tủ áo tạm thời của tôi chứng tỏ sự thay đổi về thể xác của tôi. Khi xuân về là mùa tiết thực. Nhiều người bạn nam nữ quá m ập cứ đeo theo dôi hỏi bí quyết sụt cân khiến tôi phát khùng. Tôi chán ngấy vì cứ ph ải giải thích rằng tôi đang theo một phép tiết thực để được mạnh khoẻ, sự sụt cân chỉ là vịêc phụ. Tôi nhẫn nại chỉ dẫn cho họ: đến số 317 Đại lộ thứ II mua cuốn sách của Ohsawa tiên sinh rồi tự chữa lấy. Nhưng người đầu tiên thật sự theo tôi làm môn đồ lại không sinh sống ở Nữu Ước. Một hôm tại phi trường Kennedy tôi gặp một người quen cũ, cô Sheile, một nữ nghệ sĩ người Anh ghé lại đây trên đường từ Nam Mỹ đi Luân đôn. Cô ngạc nhiên thấy tôi sụt mất 25 ký. Liên ti ếp m ấy tu ần l ễ ở x ứ nóng miền nhiệt đới, sự ăn uống quá độ đã làm cô mập phì ra khiến phân nửa số
- THUẬT DƯỠNG SINH áo mang theo không còn dùng được vì quá chật. Thế mà cô lại sắp phải trở về Luân đôn và trình diễn ở đó. Cô muốn được biết phép ti ết th ực th ần di ệu của tôi. Tôi không có thì giờ giảng giải gì hết, ngoài việc chỉ nói sơ qua về gạo lứt bởi vì tôi cũng không biết tại Luân đôn có cơ sở Ohsawa nào không nữa. Sau này, tôi biết là có. Tôi liền gửi thơ với đầy đủ chi ti ết cho cô. Khoảng ba tuần lễ sau đó tôi nhận được một lá thư đối với tôi th ật là quý báu. Sheila thụât lại cô đã mua cuốn sách nh ỏ và thực hành ngay phép d ưỡng sinh của ông Ohsawa, cô đã mặc lại được các thứ áo đắt tiền trước kia. Sau đó cô lại ngạc nhiên thấy rằng ngoài sự việc trên cô hưởng được thêm mấy điều lợi bất ngờ nữa: Cơ thể cô thay đổi toàn diện. Cô kê ra một danh sách dài các chứng bệnh đột nhiên biến mất như do một phép l ạ nào. Hai năm trước đây, cô đã trải qua nhiều cuộc giải phẫu và phải thường xuyên dùng rất nhiều loại thuốc. Bây giờ thì thuốc men bỏ hết và ch ưa đ ến hai tháng cô đã sụt được gần 10 kí. Hình của cô do các tạp chí ph ụ nữ đăng tải để so sánh trước và sau khi cô áp dụng phép dưỡng sinh; đã được tiếng vang lớn trong giới phụ nữ. Tôi có cảm tưởng tôi là một bác sĩ Kidare vậy. Thế rồi tình cờ tôi được thêm một bài học vô cùng quý giá. Từ nhi ều tháng nay tôi đang có rắc rối vì một vụ tranh tụng với vợ tôi. Trong hai tháng tôi đã phải đến hầu toà bốn lần, cũng nh ư toà đã đình xử nhi ều l ần. L ần th ứ năm tôi đã phòng bị đem theo trong túi áo mưa một ít bánh gạo để ăn trưa nếu phiên toà kéo dài. Khi phiên toà kết thúc, hai vị đại diện pháp luật li ền t ống đạt cho tôi một bản án tống giam 90 ngày tại nhà lao Dân s ự với t ội tr ạng đã khinh miệt toà án. Hai vị cảnh sát người Ái Nhĩ Lan rất lịch sự, h ọ đ ể tôi ăn hết hai chiếc bánh gạo trong xe trên đường đưa tới nhà giam. Đến nơi, sau khi giao lại, họ chào tôi rồi vội vàng từ giã để kịp đi dự đám tang một đồng nghiệp. Ở đây từ nhân viên khám đường cho đến tù nhân đều rất t ử t ế và mọi việc cứ như vậy, bình thường dễ chịu cho đến giờ cơm tối. Th ức ăn trong thực đơn của nhà lao, về phương diện dưỡng sinh, gồm toàn các thứ có hại cho sức khoẻ con người: sà lách, khoai tây chiên với cà chua, bánh mì trắng, cà phê, thịt và trái cây hộp. Chín mươi ngày dài lê thê, từ cuối tháng 5 cho đến đ ầu tháng 9. T ừ ngày theo Dưỡng sinh đến giờ tôi chỉ “phá giới” có một lần: hôm đó tôi nhận lời đi ăn cơm tối với bạn bè, bà chủ nhà nấu cơm riêng cho tôi, và m ột món cá.
- THUẬT DƯỠNG SINH Nhưng cá lại xốt với chanh và cà chua. Tôi ch ỉ ăn cá, nh ưng cá cũng đã th ấm xốt khá nhiều, khiến hôm sau tôi bị tiêu chảy và đi ra huy ết nh ư tháo cống. Từ đó tôi không cần thêm bài học nào nữa. Nhiều lúc đến tiệm ăn, tôi ng ồi suốt cả buổi mà không gọi món gì cả, khiến mọi người phải để ý đến việc tôi nhịn ăn. điều này với tôi là bình thường. Nhưng trong nhà tù thì khác. Thấy tôi không đả động gì đến các bữa ăn, người ta chú ý và bàn tán v ề tôi. Tôi c ố hết sức thật giản dị giảng giải cho họ về lý thuyết Âm dương, nh ưng đây đâu phải là hội trường lý tưởng để thuyết về Triết lý Á Đông, khi tôi vừa cân ướt chân ráo tới đây! Người ta thân mật cảnh cáo tôi rằng t ại nhà lao dân s ự này không có thuốc men bệnh xá gì đâu; hễ tôi lăm le tuy ệt th ực là s ẽ b ị t ống ngay qua khám đường Bellevue ở đó người ta sẽ dùng một cái ống để nhét thức ăn vào bụng tôi. Lời bông đùa ấy được thực hiện sáng hôm sau khi họ đưa tôi xuống bếp làm việc, dọn bàn, chia phần ăn, rửa chén bát. Sau hai ngày không ăn uống gì tôi có bần thần đôi chút, nhưng rồi cũng hết. Các bạn tôi chia nhau phần của tôi và vui v ẻ đánh cu ộc v ới nhau v ề ngày giờ tôi sẽ bị tống qua Nhà lao Bellevue. Qua ngày th ứ t ư th ấy tôi v ẫn lo lắng các công việc lặt vặt như thường lệ, mọi người có vẻ ngạc nhiên và hoài nghi sức chịu đựng của tôi, trong khi chính tôi là người ngạc nhiên v ề tôi hơn ai hết. Cứ ba tuần một lần, tù nhân có quyền gởi mua vài món ăn d ặm tại một tiệm thực phẩm bên ngoài gần đó, mà tất cả món ăn “ngon lành”, tuy chưa nhìn vào bảng liệt kê tôi cũng dư biết là không thích hợp với tôi. Người ta gởi mua đủ thứ: sandwich, pizza, nước ngọt, kem, bánh... Tôi cố nhờ họ mua cho ít chai nước suối nhưng được trả lời là món này không có trong danh sách các món được phép mua. Ngày hôm sau, thay vì gọi luật sư, tôi điện thoại cho Irma. Phản ứng của bà ta chẳng khác nào một vị thuốc bổ cho tôi. Khi được biết tôi đang ở nhà lao, bà cười mà bảo: “Tuyệt diệu! Anh đã sống theo d ưỡng sinh g ần b ốn tháng nay, anh có thể tuyệt thực ba mươi ngày không có gì nguy hi ểm đâu. Dĩ nhiên anh sẽ gầy đi, nhưng tin tôi đi, nếu có làm sao thì c ứ nh ịn đói, không có gì tốt bằng nhịn đói, bệnh gì cũng sẽ lành cả. Ngày th ứ hai anh h ơi nh ức đ ầu và cảm thấy hơi bần thần phải không? Nhưng bây giờ thì t ốt l ắm r ồi. Tôi c ứ mong sao cho được họ nhốt tôi một tháng: đó là một dịp may hiếm có trong
- THUẬT DƯỠNG SINH đời. Cầu nguyện và tuyệt thực. Đó chính là những gì mà t ất c ả chúng ta đ ều cần”. Bà Irma tình nguyện mua dùm cho tôi vài chai nước suối - và bà s ẽ đem vào cho tôi cùng ít chiếc bánh gạo phòng hờ. Đến giờ thăm, bà đã có m ặt trong đám đông, với hai chai nước suối và một gói bánh gạo. Người vào thăm quá đông nên chúng tôi chỉ có thể đứng xa vẫy tay chào nhau qua các song cửa sắt Thế rồi Luật pháp vươn vai đứng dậy. Cái mụ có phận s ự ki ểm soát các gói đồ gửi vào cho tù nhân chỉ cho phép tôi lấy gói bánh gạo nh ưng gi ữ lại mấy chai nước. Tôi cãi lý với mụ ta nên bị dẫn vào phòng gi ấy viên giám ngục. Tôi cố tự bào chữa bằng cách dựa vào các luật lệ mà tôi được biết. Tôi nói tôi bị đau ở bộ phận tiêu hoá bác sĩ bắt tôi phải tuy ệt đ ối ăn theo ph ương thức 90% cốc loại 10% rau đậu. Viên giám ngục nói: “Ở đây sáng nào cũng có cốc loại. Tôi cố giải thích rằng tôi không được phép ăn các thứ cốc loại rang phồng có đường ấy. Y cho rằng đó là phỉ báng nhà lao này, mà th ức ăn đều đúng theo tiêu chuẩn... Tôi vừa định giải thích rằng tôi không cần gì ngoài bánh gạo và nước suối để sống, thì y bổng để ý đ ến gói bánh g ạo c ủa tôi. Tôi đổi ngay chiến lược và nói rằng đó chỉ là những bánh ngọt, những món ăn để nhắm chơi vì vậy y cho qua. Nhưng về nước suối thì y nhất quyết không nghe. Tôi muốn mua bất cứ thứ nước ngọt nào ở tiệm bánh cũng được, nhưng về nước suối thì phải hỏi ý kiến cấp trên. Chúng tôi đi đến một sự dung hoà. Vì Irma có bảo tôi: “Anh xin họ ít nước sôi đ ể ngu ội”. Viên giám ngục bằng lòng ký giấy phép cho tôi được uống nước sôi để ngu ội m ỗi ngày 3 lần. Với nước này và số bánh Irma cho, tôi có thể sống qua ngày được. Mãi đến tối chủ nhật, lệnh cấp nứoc sôi cho tôi vẫn chưa chuyển tới nơi phụ trách. Tối đó họ dọn trà đá cho chúng tôi. Sau gần một trăm giờ không uống nước tôi bị cám dỗ. Tôi lấy muỗng cà phê múc một ít uống nh ắp nhắp. Tôi bị phỏng miệng như uống phải Listerrine sôi. Ch ẳng mấy ch ốc việc rắc rối trong phòng giấy viên giám ngục đã lan ra khắp khám đường. Từ đó các tù nhân chia ra từng nhóm để nghe tôi gi ảng v ề y lý Đông ph ương. Dĩ nhiên là có nhiều kẻ không tin nên buông ra những lời giễu cợt. Nhưng đến khuya, khi đèn đuốc tắt hết, những người quá mập hoặc b ệnh tật th ường đến bên tôi hỏi han cách thức chữa trị. Đến ngày thứ sáu, tôi đột nhiên đ ược phóng thích. Tôi chỉ còn có 62 ký rưỡi. Mắt tuy có sâu thêm đôi chút, m ấy gói
- THUẬT DƯỠNG SINH bánh gạo tôi chưa động tới, nhưng tình trạng tôi lại kh ả quan hơn khi m ới vào tù. Chỉ có một lần trong đời tôi bị lâm vào hoàn c ảnh t ương t ự: ấy là khi bị kẹt sau giới tuyến của địch quân ở Alsave (Pháp) mà không có gì ăn uống cả. Thật ra, nói chung thì cơm gạo lứt cũng đã hơn hẳn thức ăn của quân đội. Điều này làm cho tôi suy nghĩ nhiều đến sự dẻo dai của quân du kích trong rừng rậm Á châu với cách tiếp tế thô sơ bằng gạo nhét đ ầy trong túi đeo lưng vẫn hơn hẳn những quân đội phương tây với lối trang b ị và ti ếp t ế đ ầy đủ của họ. Ông Ohsawa đã viết: “Hãy tự chữa cho lành trước khi làm v ịêc gì khác”. Tôi đem cuốn sách nhỏ ra đọc lại từ đầu chí cuối.Cuốn sách ấy đã thành cuốn kinh nhật tụng của tôi, và tôi cảm thấy đã hoàn toàn lành b ệnh. Khi tôi ghé thăm Irma, bà ta thất vọng vì sự tuyệt th ực vì tĩnh tâm c ủa tôi đã b ị ch ấm dứt quá đột ngột như vậy. Nhưng dễ gì mà muốn vào tù ra khám bất cứ lúc nào? Chúng tôi vừa ăn kem gạo lứt vừa nói chuyện rất lâu. Tôi đã định sẵn một số câu hỏi. Giờ đây tôi thấy mình đã hoàn toàn được giải thoát, tôi vô cùng biết ơn tất cả mọi người mọi việc giúp tôi thu nhập được nhiều kinh nghiệm; tôi tự hỏi có bao nhiêu người ở Nữu Ước đã đọc bài báo đăng trong tờ Herald Tribune và có phản ứng như tôi. Irma có vẻ bực dọc: “Ch ắc ch ẳng bao nhiêu, vài bà già, Carmen, anh, thế thôi”. Thật khó mà tin được, Carmen vẫn tiếp tục theo phép d ưỡng sinh, và ngày càng đẹp ra. Điều làm tôi suy nghĩ là chính tôi chưa lôi cu ốn đ ược ai. Đây là vấn đề cũ rích, vấn đề giao tế. Irama có một tập bản thảo dịch ra tiếng Anh từ cuốn sách m ới nh ất của ông Ohsawa xuất bản ở Ba lê về bệnh ung thư. Bà muốn đem in thành sách. Hai nhà xuất bản Mỹ thoạt tiên từ chối không nhận. Tình cờ người ch ủ bút của một trong hai nhà xuất bản ấy lại là người mà tôi quen và kính m ến. Tôi gọi điện cho ông ta, nhưng không gặp, bởi vậy tôi gửi cho ông ta một b ức thư cố nài xin xét lại vấn đề. Tôi mua thêm một cuốn ZEN nữa g ửi cho ông chủ bút một nhà xuất bản khác hy vọng ông ta sẽ đọc và để ý đến, vì đối với cuốn sách nhỏ của ông Ohsawa thật là quan trọng. Nếu không tìm đ ược cách nào để phổ biến cuốn sách ấy tại Mỹ thì tất cả chúng tôi thật là bị chứng tam bạch vô phương cứu chữa. Đồng thời trở lại công việc th ường l ệ, nh ưng một tuần lễ kẹt chân trong nhà giam cũng đã làm tôi lỡ làng nhiều chuyện.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn