YOMEDIA
ADSENSE
Saigō Takamori
57
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Saigō Takamori, của Edoardo Chiossone. Saigō Takamori (西郷 隆盛, Tây Hương Long Thịnh?, 23 tháng 1 1828 – 24 tháng 9 1877) là một trong những samurai giàu ảnh hưởng nhất trong lịch sử Nhật Bản, sống vào cuối thời Edo, đầu thời Meiji. Ông được người đời tôn vinh là samurai chân chính cuối cùng.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Saigō Takamori
- Saigō Takamori Saigō Takamori, của Edoardo Chiossone. Saigō Takamori (西郷 隆盛, Tây Hương Long Thịnh?, 23 tháng 1 1828 – 24 tháng 9 1877) là một trong những samurai giàu ảnh hưởng nhất trong lịch sử Nhật Bản, sống vào cuối thời Edo, đầu thời Meiji. Ông được người đời tôn vinh là samurai chân chính cuối cùng. Tuổi trẻ Sinh ngày 7 tháng 12 âm lịch, năm Bunsei thứ 10 (7 tháng 2, 1827), tại Kagoshima, phiên Satsuma (ngày nay là tỉnh Kagoshima), Saigō khởi nghiệp là một samurai cấp thấp. Ông được thuê đến Edo năm 1854 để trợ giúp daimyo Satsuma Shimazu Nariakira trong việc hòa giải và thắt chặt mối quan hệ giữa Mạc phủ Tokugawa với triều đ ình (公武合体).
- Tuy vậy, hoạt động của Saigō ở Edo đột ngột kết thúc với cuộc Thanh trừng Ansei của Tairo Ii Naosuke chống lại các hoạt động chống Mạc phủ, và cái chết bất ngờ của Shimazu Nariakira. Saigō chạy trốn về Kagoshima, chỉ để bị bắt và bị đày đi đảo Amami Ōshima. Ông sớm được gọi lại năm 1861, và được cử đến Kyoto để giải quyết các lợi ích của phiên mình với triều đình. Minh Trị Duy Tân Khi nhận nhiệm vụ chỉ huy quân đội Satsuma đóng tại Kyoto, Saigō nhanh chóng kết thân với các samurai từ phiên Aizu chống lại lực lượng của phiên Chōshū đối nghịch, chống lại việc phiên này chiếm giữ Cung điện Hoàng gia Kyoto trong Sự kiện Hamaguri Gomon. Tháng 8 năm 1864, Saigō là một trong các chỉ huy quân sự trong cuộc chinh phạt trừng tị phiên Chōshū vì sự kiện này do Mạc phủ tổ chức, nhưng ông bí mật đàm phán với lãnh đạo phiên Chōshū, sau này dẫn đến hình thành Liên minh Satcho. Khi Mạc phủ Tokugawa gửi một đạo quân chinh phạt Chōshū lần thứ hai vào tháng 8 năm 1864, Satsuma vẫn giữ thái độ trung lập. Saigo Takamori (đội mũ cao) kiểm tra quân độ phiên Chōshū trong trận Toba- Fushimi. Tháng 11 năm 1867, Shogun Tokugawa Yoshinobu t ừ ngôi, trao chả quyền lực cho Thiên Hoàng trong cái sau này gọi là Minh Trị phục quyền. Tuy vậy, Saigō là một trong những người phản đối kịch liệt nhất giải pháp đàm phán, đòi nhà Tokugawa phải bị tước đoạt hết đất đai và địa vị đặc biệt. Thái độ không khoan nhượng của ông là một trong những lý do quan trọng của cuộc chiến tranh Boshin sau này. Trong chiến tranh Boshin, Saigō chỉ huy quân đội bảo hoàng trong trận Toba-Fushimi, và dẫn quân đội bảo hoàng tiến đến Edo, nơi ông chấp nhận sự đầu hàng của thành Edo từ Katsu Kaishu. Quan chức thời Minh Trị
- Saigo Takamori mặc quân phục.
- Tranh luận Seikanron. Saigo Takamori ngồi ở giữa, tranh vẽ năm 1877. Mặc dù Okubo Toshimichi và những người khác năng động và giàu ảnh hưởng hơn trong việc thành lập chính phủ Minh Trị, Saigō vẫn giữ vai trò trọng yếu, và sự hợp tác của ông là rất cần thiết trong việc giải thể hệ thống han và thành lập quân đội theo nghĩa vụ. Bất chấp tiểu sử khiêm nhường của ông, năm 1871, ông được giao nhiệm vụ lãnh đạo chính phủ trong lúc vắng mặt phái đo àn Iwakura (1871-72). Saigō ban đầu không đồng ý với việc hiện đại hóa Nhật Bản và mở cửa giao thương với phương Tây. Ông nổi tiếng với việc chống lại xây dựng hệ thống đường ray xe lửa, nhấn mạnh rằng tiền bạc nên chi vào việc hiện đại hóa quân đội. Tuy vậy, Saigō đã nhấn mạnh rằng Nhật Bản nên khai chiến với Cao Ly trong cuộc tranh luận Seikanron năm 1873 do Cao Ly từ chối công nhận tính hợp pháp của Thiên Hoàng Meiji là người đứng đầu Đế chế Nhật Bản, và sự đối xử măng tính lăng mạ đưa ra với công sứ Nhật Bản khi cố thiết lập quan hệ thương mại và ngoại giao. Một mặt, ông đề nghị được đi thăm Cao Ly với tư cách cá nhân và tạo ra một cái cớ gây chiến bằng cách cư xử với thái độ sỉ nhục đến mức mà người Cao Ly buộc phải giết ông. Tuy vậy, các lãnh đạo khác của Nhật Bản mạnh mẽ chống lại kế hoahcj này, một phần vì tình hình ngân sách, và một phần vì nhận thấy sự yếu kém của nước Nhật nếu so với các nước phương Tây nhờ những gì họ đã chứng kiến trong thời kỳ phái đo àn Iwakura. Saigō từ bỏ mọi vị trí trong chính quyền của mình và trở về quê nhà Kagoshima.
- Nổi dậy Satsuma (1877) Saigo chuẩn bị chiến tranh. Không lâu sau đó, một học viện quân sự tư nhân được thành lập ở Kagoshima cho các samurai trung thành cũng đã từ bỏ vị trí của mình để đi theo ông từ Tokyo. Nhũng samurai bất mãn này dần thống trị chính quyền Kagoshima, và do lo sợ một cuộc nổi loạn, chính quyền cử một tàu chiến đến Kagoshima để dỡ vũ khí từ kho súng Kagoshima. Thật mỉa mai, chính hành động này đã khai mào cho các vụ giao chiến công khai, mặc dù sau việc bãi bỏ hệ thống trả lương gạo cho samurai năm 1877, sự căng thẳng đã lên rất cao. Mặc dù rất hốt hoảng vì cuộc nổi loạn này, Saigō bị thuyết phục miễn cưỡng lãnh đạo cuộc nổi loạn chống lại chính phủ trung ương (Nổi dậy Satsuma).
- Saigō Takamori (ngồi, trong quân phục phương Tây), xung quanh là các tướng tá trong trang phục samurai. Bài báo trên Le Monde Illustré, 1877. Cuộc nổi loạn bị đè bẹp sau vài tháng bởi một đội quân lớn gồm 300.000 sĩ quan samurai và binh lính nghĩa vụ dưới sự chỉ huy của Kawamura Sumiyoshi. Quân đội Ho àng gia hiện đại hơn về mọi mặt của chiến tranh, sử dụng pháo (howitzer) và chinh sát bằng khí cầu. Quân nổi loạn Satsuma có khoảng 40.000 quân, giảm xuống còn chỉ khoảng 400 trong trận cuối cùng Shiroyama. Mặc dù họ chiến đấu để bảo vệ vị trí của samurai, học cũng sử dụng của các phương pháp quân sự phương Tây, súng, pháo; tất cả các miêu tả về Saigō Takamori đều tả ông trong bộ quân phục kiểu phương Tây. Cuối chiến tranh, do hết vũ khí và đạn dược, ông buộc phải quay lại sử dụng các chiến thuật gần như truyền thống và sử dụng kiếm, cùng và tên.
- Saigo Takamori (phía trên bên phải) chỉ huy quân đội trong trân Shiroyama. Việc ông đã chết như thế nào vẫn còn chưa được giải đáp. Tài liệu từ những thuộc hạ của ông nói rằng ông đã đứng thẳng mà thực hiện seppuku (mổ bụng tự sát) sau khi bị thương, hay yêu cầu một người cận thần trợ giúp cho việc tự sát của mình. Trong tranh luận, vài học giả đã cho rằng không phải là trường hợp này, và Saigō đáng lẽ đã bị shock vì vết thương của mình và mất khả năng nói. Vài người đồng đội sau khi thấy ông trong tình trạng này, có lẽ đã cắt đầu ông, giúp ông thực hiện cái chết của một chiến binh mà họ biết là ông mong muốn. Sau này, họ nói rằng ông mổ bụng tự sát để bảo vệ vị thế của ông như một samurai chân chính. Không rõ là điều gì đã xảy đến với cái đầu của Saigo sau khi ông chết. Vài truyền thuyết nói rằng người hầu của Saigo đã giấu đầu của ông, và sau này bị quân lính của chính phủ t ìm thấy. Trong trường hợp này, chiếc đầu đã được quân đội chính phủ tìm lại và ráp với thân thể Saigo, được đặt cạnh xác hai cấp phó của mình là KIirino và Murata. Điều này được thuyền trưởng Mỹ Capen Hubbard chứng kiến. Bí ẩn về chiếc đầu không bao giờ được tìm ra.
- Huyền thoại về Saigō Rất nhiều huyền thoại xuất phát từ Saigō, rất nhiều trong số đó không cho rằng ông đã chết. Nhiều người ở Nhật Bản hy vọng ông sẽ trở về từ British Raj Ấn Độ hay nhà Thanh Trung Quốc hay dong buồm về từ Tsesarevich Alexander của Nga để lật đổ sự bất công. Thậm chí người ta còn ghi nhận việc khuôn mặt ông xuất hiện trên một tản thiên thạch vào cuối thế kỷ 19, một điềm gở cho các kẻ thù của ông. Không thể vượt qua sự bất mãn của người dân dành cho đạo đức samurai mẫu mực này, chính quyền thời Meiji đã tha thứ cho ông vào ngày 22 tháng 2 năm 1889. Tượng đài ở công viên Ueno
- Tượng đài Saigō Takamori ở công viên Ueno Bức tượng đồng nổi tiếng Saigō dắt con chó của mình được đặt tại Công viên Ueno, Tokyo. Được làm bởi Takamura Koun, nó được khánh thành vào 18 tháng 9 năm 1898. Saigō gặp nhà ngoại giao Anh nổi tiếng Ernest Satow vào thập niên 1860, theo ghi chép trong cuốn “Một nhà ngoại giao ở Nhật Bản” sau này, và Satow cũng xuất hiện trong buổi lễ khánh thành như ghi trong nhật ký của ông. Trong văn hóa đại chúng Cuộc chiến cuối cùng của Saigō chống lại chính phủ Minh Trị trong trận Shiroyama là nền tảng lịch sử cho bộ phim năm 2003 The Last Samurai; Ken Watanabe đóng vai Saigō, mặc dù vai của ông trong phim lấy t ên là Katsumoto. Một phim hoạt hình có xuất hiện Saigō trong những cảnh cuối là anime năm 1985 Kamui no Ken. Saigō là nhân vật phụ trong vở Kịch Taiga năm 2008 của NHK Atsuhime, diễn viên Ozawa Yukiyoshi. Saigō được đề cập đến nhiều lần trong phần chiến tranh của manga Rurouni Kenshin của Nobuhiro Watsuki, mặc dù ông chưa bao giờ thực sự xuất hiện. Những lời cuối cùng của Katsura Kogoro (Kido Takayoshi) được cho là ‘Thế đã đủ chưa hả, Saigo?’ trong cuộc nổi dậy Satsuma.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn