intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sản phụ được vỗ béo đến... stress

Chia sẻ: Van Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

56
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

4 tháng nghỉ sinh ở nhà, được mẹ đẻ chăm sóc chu đáo với ngày ba bữa cơm, ba bữa cháo cùng gà tần, chim câu hầm... chị Lan lên cân vù vù mà vẫn không đủ sữa cho con bú.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sản phụ được vỗ béo đến... stress

  1. Sản phụ được vỗ béo đến... stress 4 tháng nghỉ sinh ở nhà, được mẹ đẻ chăm sóc chu đáo với ngày ba bữa cơm, ba bữa cháo cùng gà tần, chim câu hầm... chị Lan lên cân vù vù mà vẫn không đủ sữa cho con bú. Sản phụ sau khi sinh cần ăn uống đủ chất và cân bằng để đảm bảo sức khỏe Theo mấy chị đồng nghiệp tham gia một lớp học khiêu vũ buổi trưa để giảm béo, chị Lan (Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội) than thở: "Cố nhồi đủ thứ bổ béo
  2. vào người để bây giờ phải khổ sở thế này đây". Chị cho biết, khi chuẩn bị lên bàn đẻ, chị nặng chưa tới 60 kg, vậy mà hiện nay, sau sinh 9 tháng, chị cân được 68 kg. Đó là kết quả của những cố gắng ăn thật nhiều vì mong có đủ sữa tốt cho con bú. “Quê chồng ở xa, sinh xong mình về nhà mẹ đẻ luôn. Thương con gái, bà tẩm bổ cho mình thật đẫy, thấy ai nói món gì bổ bà cũng làm cho mình. Mình cũng sợ béo và chán ăn lắm, nhưng nghe nói ăn nhiều chất thì sữa mới đặc, tốt nên cũng cố. Thế mà, mấy tháng đầu con bú mẹ không đủ, phải ăn thêm sữa ngoài, giờ thì cu cậu gần như chê hẳn ti mẹ rồi”, chị Lan kể. Dù đã đi làm gần 5 tháng nhưng nhiều người gặp vẫn hỏi “có bầu mấy tháng rồi” khiến chị càng tự ti với thân hình quá khổ của mình. Chị đang thực hiện chế độ ăn kiêng và đi tập khiêu vũ buổi trưa để giảm cân.
  3. Nhớ lại những ngày ở cữ, chị Lê (Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) vẫn thấy “tự phục mình” vì khả năng ăn uống ngoài sức tưởng tượng. Sau khi sinh, chị Lê được mẹ chồng chăm sóc. Mỗi bữa, bà bưng tới tận giường cho con dâu một mâm đầy với một bát to nhồi chặt cơm, đĩa thịt lợn hay thịt gà, bát canh rau ngót, thêm một bát đu đủ hầm móng hoặc xương, rồi đợi bằng được con ăn hết. Giữa buổi và trước khi đi ngủ, chị lại được tẩm bổ tiếp bằng bát cháo móng giò đầy ụ. Chưa hết, hằng ngày đều đặn chị vẫn tiếp tục uống 3 cốc sữa bà bầu. Mỗi ngày, khẩu phần bắt buộc của Lê là 5 lạng thịt lợn hoặc bò, một móng giò hoặc hai với cháo. chân chó ninh Vốn đã không thích ăn đồ béo, chị Lê nhăn nhó xin thôi nhưng bị mẹ chồng mắng: “Giờ không phải ăn cho mình mà là ăn cho con, không thích cũng phải cố”. Thế là, mỗi bữa ăn như một trận tra tấn, chị Lê
  4. vừa xúc vừa nước mắt ngắn dài. “Không hiểu sao ngày đó mình ăn được nhiều thế, khổ nỗi ra sữa cho con thì ít mà ngấm vào da, vào thịt mẹ thì nhiều. Sau đợt mình sinh, ai cũng khen mẹ chồng mát tay, vỗ cho con dâu béo nẫn béo nần, trong khi thời con gái mình gầy tong teo. Nhưng bây giờ, muốn giảm bớt chục cân với mình là cả vấn đề”, chị Lê nói. Không giống như chị Lan hay chị Lê, Thoa (Quốc Oai, Hà Nội) lại sợ những bữa ăn triền miên chỉ có thịt nạc rim mặn với rau ngót nấu đặc. Mẹ chồng chị quan niệm cần ăn nhiều cơm cho chắc dạ, và chỉ nên thịt nạc với rau ngót cho lành. dùng “Bà không dám cho mình ăn thịt gà vì nghe nói ăn vào sẽ khiến vết mổ bị sưng tấy, lâu lành. Thịt bò mình cũng phải kiêng vì mẹ chồng bảo ăn vào sữa
  5. hôi. Cá, tôm thì càng không được vì tanh, dễ khiến con đi ngoài. Mình thì không thể cố ăn nhiều cơm được vì chán ứ đến tận cổ nên cứ càng ngày càng gầy. Sáng nào dậy cũng thấy hoa mắt chóng mặt vì đêm con bú nhiều”, chị Thoa tâm sự. Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, sau khi sinh và trong thời kỳ cho con bú, phụ nữ cần được ăn bằng chế độ bồi dưỡng, nhưng chỉ cần vừa đủ và phải cân đối giữa các chất. Theo bà, mỗi ngày chị em phải tiết khoảng 500-800, hay nhiều hơn, 1.000 ml sữa cho con bú, nên cần được cung cấp đủ năng lượng, chất đạm, béo, vitamin và khoáng chất… So với bình thường, mỗi ngày sản phụ cần tăng cường 550 kcl và 20g đạm, tức có thể ăn thêm 2 lưng bát cơm, nửa lạng thịt, 1 quả trứng, 2 cốc sữa. Chế độ ăn này nên duy trì ít nhất trong 6 tháng đầu, sau đó có thể giảm dần.
  6. Nhà dinh dưỡng cho rằng, hiện nay nhiều bà mẹ sau sinh được tẩm bổ quá nhiều chất đạm, chất béo, nhưng lại quên không bổ sung vitamin và khoáng chất dẫn đến hiện tượng thừa cân, béo phì, nhưng lại thiếu dinh dưỡng. Nhiều bà mẹ trẻ sau lần sinh nở thấy lên cân, mập mạp nhưng lại hay đau lưng, chóng mặt, buồn nôn… chính là do thiếu các vi chất như sắt, iot… canxi, magie, Bà cho biết, trong thời gian này, người mẹ có thể ăn theo nhu cầu và sở thích, không cần phải kiêng khem. Tuy nhiên, vì vị giác của bà đẻ thường rất nhạy cảm với mùi tanh nên trong 2-3 tuần đầu có thể hạn chế ăn cá, tránh sau này bị ám ảnh mùi mà không dám sử dụng thực phẩm này. Móng giò cũng tốt nhưng có quá nhiều chất béo, dễ gây ngán, nên chị em có thể thay đổi bằng thịt thăn, thịt gà…
  7. Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Lao động (Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội) thì cho rằng, cuộc sinh nở của người phụ nữ có thể ví như một chu kỳ hành kinh lớn nên không cần thiết phải tẩm bổ hay kiêng khem quá nhiều. Bà cho rằng, hội chứng béo phì sau sinh khá phổ biến hiện nay chính là hệ quả của chế độ ăn quá nhiều dinh dưỡng của sản phụ. Theo bác sĩ, để đảm bảo đủ sữa cho con bú, ngoài chế độ ăn vừa phải, phù hợp nhu cầu, chị em cần uống đủ nước, nên sử dụng thêm sữa, nước khoáng (giúp bổ sung các vi chất như canxi, magie, iot…) rất cần cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của trẻ. Nhiều bà mẹ luôn sợ thiếu sữa cho con bú nên cố ăn thật nhiều chất và nghĩ dùng nhứng thứ giàu đạm, bổ thì sữa cũng tốt hơn. Thực chất, theo bác sĩ, điều này không đúng. Việc tiết sữa phụ thuộc vào nhiều yếu
  8. tố, trong đó, bên cạnh việc đảm bảo dinh dưỡng, cần có tâm lý thoải mái. Khi lo lắng, mệt mỏi vì mất ngủ, thậm chí stress về việc ăn uống… cũng có thể gây mất hay giảm lượng sữa. Theo bà, chị em không nên đợi tới khi sinh xong mới quan tâm đến việc cho con bú mà cần chăm sóc bầu ngực từ 3 tháng cuối thai kỳ. Giai đoạn này, bạn nên thường xuyên massage nhẹ nhàng bầu vú, nếu thấy núm ti ngắn, thụt vào trong thì cần từ từ kéo dần ra. Trong thời gian này tuyến sữa đã bắt đầu hoạt động nên sau khi sinh, trong vòng 6 tiếng đầu, người mẹ có thể cho con mút ti ngay, càng sớm càng tốt, không cần đợi bầu ngực cương lên và chớ nghĩ mình chưa sữa. có Bà Dung chia sẻ, trong thời gian đầu sau sinh, để biết có đủ sữa cho con bú, người mẹ chỉ cần quan sát trẻ. Nếu thấy bé ngủ ngon sau bú , da có màu sắc tươi
  9. tắn, đại tiện 4-8 lần một ngày, lên cân tốt (trên 500)g một tháng thì chứng tỏ lượng sữa mẹ đã thỏa mãn nhu cầu của trẻ. Theo Vnexpress
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2