Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2013<br />
<br />
VAÁN ÑEÀ TRAO ÑOÅI<br />
<br />
SẢN XUẤT CHẤT THƠM DẪN XUẤT TỪ CAROTENOIDS<br />
BẰNG CÔNG NGHỆ ENZYME<br />
AROME PRODUCTION FROM CAROTENOIDS USING ENZYMATIC CLEAVAGE<br />
Tạ Thị Minh Ngọc1<br />
Ngày nhận bài: 10/12/2012; Ngày phản biện thông qua: 05/5/2013; Ngày duyệt đăng: 15/5/2013<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Carotenoids là nhóm chất màu phổ biến và quan trọng trong tự nhiên. Nhóm hợp chất này không những mang lại<br />
cho các loại củ quả màu sắc hấp dẫn mà còn là nguồn cơ chất cho các phản ứng enzym cung cấp cho các loại củ quả này<br />
hương thơm đặc trưng của chúng. Các chất thơm được tạo thành do quá trình phân rã các phân tử carotenoids rất đa dạng<br />
và thay đổi theo từng điều kiện tự nhiên cụ thể. Việc ứng dụng công nghệ enzym để tạo ra các hợp chất thơm có hiệu quả<br />
kinh tế cao từ nguồn carotenoids thực vật là một hướng đi được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm, trong đó<br />
phân tử carotenoids bị phân rã bởi các gốc tự do hình thành từ phản ứng đồng oxy hóa dưới xúc tác của enzyme xanthine<br />
oxidase trên một aldehyde hay purine. Các chất thơm phổ biến được tạo ra bằng phản ứng enzyme phân cắt β-carotene<br />
gồm β-ionone, epoxy-βionone và dihydroactinidiolide.<br />
Từ khóa: sản xuất chất thơm, dẫn xuất carotenoid, đồng oxy hóa, xanthine oxidase<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Carotenoids is a popular and important colorant group in nature. This group not only confers to fruits and legumes<br />
an atractive color but also play a role in their arome precusors. The aromatic composants formed by carotenoid cleavage<br />
are abondant and vary with the fruits. In an enzymatic co-oxidation process, carotenoids are broken by free radicals formed<br />
by the action of xanthine oxidase on an aldehyde or purine. This process is very efficient for the production of β-ionone,<br />
epoxy-βionone and dihydroactinidiolide.<br />
Keywords:aroma production, carotenoids cleavage, cooxidation, xanthine oxidase<br />
<br />
I. MỞ ĐẦU<br />
Carotenoids là nhóm chất màu tự nhiên lớn và<br />
quan trọng nhất, có chứa nhiều trong rau, củ, quả<br />
như cà chua, cà rốt…và tạo màu vàng, da cam, đỏ<br />
cho các loại rau quả này. Bản chất tự nhiên của<br />
carotenoids là các hợp chất tetratecpen (C40H56)<br />
chứa 8 gốc isoprene. Điểm nổi bật và đặc biệt trong<br />
cấu trúc là hệ thống nối đôi liên hợp, xen kẽ nối<br />
đơn, nối đôi tạo chuỗi polyen, tạo nên các đặc tính<br />
sinh học quan trọng của carotenoids như ái lực cao<br />
với oxy đơn bội, chống các gốc tự do, có khả năng<br />
oxy hóa, đồng phân hóa, hấp thụ ánh sáng (đặc<br />
biệt là ánh sáng tử ngoại) và thể hiện màu của hợp<br />
chất (màu càng đậm khi hệ thống dây nối càng dài)<br />
(Mortensen et al., 2001). Tuy nhiên, chính cấu trúc<br />
<br />
1<br />
<br />
đặc biệt này của carotenoids cũng làm cho chúng<br />
trở nên không bền, dễ bị phá hủy trong môi trường<br />
có tính oxy hóa cao dưới tác động của các gốc tự do<br />
như nguyên tử oxy hay các tác nhân oxy hóa khác.<br />
Các sản phẩm của sự phân rã phân tử carotenoid<br />
này chịu trách nhiệm tạo nên mùi hương đặc trưng<br />
của một số loại thực vật chứa carotenoid như cà<br />
rốt, gấc… Những hợp chất thơm chuyển hóa từ<br />
carotenoids được phân bố rộng rãi trong tự nhiên,<br />
thể hiện khả năng tạo hương cao do đó chúng là<br />
mối quan tâm của nền công nghiệp hương và nước<br />
hoa (Winterhalter & Rouseff, 2001). Việc nghiên<br />
cứu cơ chế chuyển hóa các carotenoids thành chất<br />
thơm cũng được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới<br />
quan tâm. Con đường chuyển hóa có thể là do tác<br />
<br />
TS. Tạ Thị Minh Ngọc: Khoa Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 187<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
nhân vật lý (nhiệt) (Crouzet et al., 2001) hay sinh<br />
học (enzyme, vi sinh vật) (Fleischmann et al., 2001;<br />
Kato et al., 2006).<br />
II. NỘI DUNG<br />
1. Các chất thơm dẫn xuất từ carotenoid<br />
Các hợp chất thơm có nguồn gốc từ carotenoids<br />
được gọi là norterpenoids hay norisoprenoids<br />
là thành phần chủ yếu trong những thực vật tạo<br />
hương tuy nhiên chúng ta cũng còn biết rất ít về sự<br />
phân giải sinh học của nó.<br />
Hương thơm tạo thành từ carotenoids phụ<br />
thuộc vào số lượng cacbon và vị trí của nhóm oxy<br />
hóa. Chúng được hình thành thông qua sự oxy hóa<br />
bởi enzyme và quang oxy hóa (photo-oxidation) từ<br />
các carotenoid trong thực vật, hoa và quả. Cụ thể,<br />
các ionone được tìm thấy trong rất nhiều hương<br />
thơm của các loại quả như đào, mơ, mâm xôi và<br />
trong mùi hương của một số loại hoa như hoa violet.<br />
Có rất nhiều chất thơm được tạo thành khi phân<br />
cắt phân tử β-carotene, trong đó phổ biến nhất là<br />
các chất được tạo thành khi phân cắt tại nối đôi tại<br />
<br />
Số 2/2013<br />
các vị trí C9, C10, C11, C13 (Hình 1). Các chất thơm<br />
tạo thành bao gồm:<br />
4-oxoisophoron: Chất thơm tìm thấy trong<br />
hương thơm của hoa osmanthus (một loại hoa họ<br />
nhài), chè đen, nghệ tây,…<br />
Safranal: Chất thơm tìm thấy trong hương<br />
thơm của nghệ tây, hoa osmanthus, chè đen, nước<br />
nho, ớt ngọt,…<br />
β-cyclocitral: Chất thơm tìm thấy trong hương<br />
thơm của đào, mơ, dưa hấu vàng, cà chua, ớt ngọt,<br />
súp lơ, bí đỏ, chè, rượu rum,…<br />
Dihydroactinidiolide: Chất thơm tìm thấy trong<br />
hương thơm của hoa osmanthus, chè đen, cây ba<br />
đậu, thuốc lá, hổ phách xám (long diên hương), cà<br />
chua,…<br />
β-ionone: Chất thơm tìm thấy trong hương<br />
thơm của hoa osmanthus, hoa hồng, chè đen,<br />
cà rốt, cà chua, mâm xôi, chanh leo, anh đào, xoài,<br />
mận, mơ,…<br />
β-damascenone: Chất thơm tìm thấy trong<br />
hương thơm của hoa hồng, mơ, nho, kiwi, xoài, cà<br />
chua, mâm xôi, chanh leo, và trong bia, rượu vang,<br />
rượu rum,…<br />
<br />
Hình 1. Một số chất thơm tạo thành từ quá trình phân cắt phân tử carotenoid<br />
(Aguedo et al., 2004)<br />
<br />
2. Chuyển hóa carotenoids thành chất thơm<br />
bằng enzyme<br />
Sự chuyển hóa sinh học của phân tử<br />
carotenoids trong tự nhiên thường được cho là<br />
được xúc tác bởi hệ enzyme dioxygenase. Tuy<br />
nhiên, cơ chế của quá trình này còn chưa được hiểu<br />
biết rõ. Một cách chung nhất, quá trình chuyển hóa<br />
carotenoids thành chất thơm được chia làm 3 giai<br />
đoạn (Fleischmann et al., 2001):<br />
Quá trình phân cắt bước đầu với enzyme<br />
dioxygenase;<br />
Chuyển hóa bởi enzyme phân tử carotenoids<br />
thành các phân tử tiền chất thơm phân cực;<br />
Chuyển hóa các phân tử tiền chất thơm không<br />
bay hơi thành các sản phẩm bay hơi bởi quá trình<br />
xúc tác acid.<br />
Tuy nhiên, không phải hợp chất carotenoids<br />
<br />
188 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
nào cũng trải qua tất cả các bước trên để tạo<br />
thành chất thơm dẫn xuất của nó. Đối với phân tử<br />
neoxanthine, dẫn xuất oxy hóa đầu tiên của nó<br />
là cetone grasshopper được xúc tác chuyển hóa<br />
sau đó thành cetone odoriferous trước khi được<br />
xúc tác acid để chuyển thành beta-damascenone.<br />
Trong trường hợp của bet-carotene, quá trình phân<br />
cắt để tạo thành alpha-hay beta-ionone lại diễn ra<br />
ngay sau bước oxy hóa đầu tiên (Winterhalter &<br />
Rouseff, 2001).<br />
Để sử dụng enzyme chuyển hóa carotenoids<br />
thành chất thơm, người ta sử dụng hệ đồng oxy hóa<br />
trong đó enzyme sẽ xúc tác lên cơ chất trung gian<br />
nhằm tạo ra các gốc tự do. Sau đó các gốc tự do này<br />
sẽ tấn công hệ thống nối đôi của phân tử carotene<br />
và phân cắt chúng thành các dẫn xuất của carotene<br />
và các cấu tử chất thơm (Waché et al., 2001).<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2013<br />
<br />
R-CHO + H2O → R – CH(OH)2<br />
R – CH(OH)2 + Enzyme → R – COOH + Enzyme – H2<br />
Enzyme – H2 + O2 → Enzyme + 2H+ + O2 •Phản ứng chuyển hóa phân tử carotenoids có thể vừa có tính đặc hiệu vừa không có tính đặc hiệu thể<br />
hiện qua vị trí cắt trên chuỗi nối đôi (Enzell et al., 1985). Sự tấn công không đặc hiệu bởi enzyme lên phân tử<br />
carotenoids có thể được giải thích bởi sự tấn công của gốc tự do (bảng 1). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự<br />
tấn công của gốc tự do lên phân tử beta-carotene được thực hiện tại vị trí nối đôi của cacbon số 11, 12, 9, 10, 8,<br />
9 và 6, 7; đối với phân tử zaexanthine là các nối đôi ở vị trí 9, 10, 8, 9, 7, 8 và 6, 7; đối với phân tử violaxanthin<br />
là tại các vị trí 11, 12, 9, 10, và 8, 9 (Winterhalter & Rouseff, 2001).<br />
Bảng 1. Gốc tự do sinh ra trong phản ứng đồng oxy hóa xúc tác bởi enzyme xanthine oxidase<br />
(Waché et al., 2001)<br />
Cơ chất<br />
<br />
Gốc tự do sinh ra<br />
<br />
Acetaldehyde<br />
<br />
O2•-, (HO•), •CH3, •CH2OH, CH3O•, CH3COO•<br />
<br />
Propanal<br />
<br />
O2 •-, (HO•), •C2H5<br />
<br />
Butanal<br />
<br />
O2•-, (HO•), •C3H7<br />
<br />
Xanthine<br />
<br />
O2•-, (HO•)<br />
<br />
Môi trường phản ứng đồng oxy hóa phải đảm<br />
bảo tối ưu hóa sự hoạt động của enzyme để sinh<br />
ra các gốc tự do đồng thời đảm bảo điều kiện để<br />
các gốc tự do này tiếp cận dễ dàng với cơ chất<br />
carotenoids. Thông thường, phản ứng được diễn ra<br />
trong môi trường nước có pH xấp xỉ 8 ở 37oC. Đây<br />
là điều kiện tốt nhất cho phản ứng enzyme. Việc sục<br />
khí có thể cần thiết để đảm bảo sự nồng độ oxy hòa<br />
tan. Việc sử dụng chất hoạt động bề mặt (Tween80,<br />
EDTA ...) là cần thiết do carotenoids không hòa tan<br />
trong nước.<br />
3. Ứng dụng thực tế để sản xuất chất thơm dẫn<br />
xuất carotenoids<br />
Trong thực tế, enzyme được lấy từ dịch chiết<br />
từ thực vật để chuyển hóa carotenoids thành chất<br />
thơm. Trong trường hợp này, sự phân cắt chuỗi<br />
polyterpene được thực hiện bởi sự oxy hóa đồng<br />
thời sử dụng hệ enzyme lipoxygenase LOX hoặc<br />
các hệ enzyme oxygenase khác như phenoloxidase,<br />
lactoperoxidase, hay xanthine oxidase (Aziz et al.,<br />
1999; Fleischmann et al., 2001). Quá trình oxy hóa<br />
đồng thời sử dụng hệ enzyme LOX đòi hỏi sự có<br />
mặt của enzyme, acid béo không no và carotenoids<br />
trong điều kiện hiếu khí. Người ta có thể sự dụng dịch<br />
chiết thô của enzyme LOX, nguồn giàu carotenoids<br />
như dầu cọ, dịch ép cà rốt, dịch chiết từ tảo<br />
Dunaliella... Hầu hết các phản ứng oxy hóa đồng<br />
thời đều được thực hiện trong môi trường nước<br />
sau khi phân tán carotenoids cũng như các<br />
linoleate dưới sự trợ giúp của các chất hoạt động bề<br />
mặt. Ngày nay, một quy trình ôxy hóa đồng thời đã<br />
được áp dụng vào quy mô công nghiệp để sản xuất<br />
alpha- và beta-ionone với hiệu suất đạt được tới<br />
<br />
200 mg/kg phản ứng. Thành phần môi trường phản ứng<br />
ở đây bao gồm nước ép cà rốt (nguồn carotenoids),<br />
bột đậu tương (nguồn LOX) và dầu thực vật (nguồn<br />
acid béo không no) (Winterhalter & Rouseff, 2001).<br />
Những nghiên cứu gần đây trên nguyên liệu<br />
sẵn có ở Việt Nam đã sử dụng nước ép cà rốt,<br />
bí đỏ hoặc gấc làm nguồn cung cấp carotenoids.<br />
Đối với dịch chiết bí đỏ, chất thơm được báo cáo<br />
gồm có β-ionone, β-cyclocitral, 5,6-epoxi-β-ionone,<br />
dihydroactinidiolide (Cao-Hoang et al., 2011a). Đối<br />
với carotenoids từ gấc có sự khác biệt giữa dịch ép<br />
gấc tươi với việc sử dụng dầu gấc. Đối với dịch chiết<br />
từ gấc tươi, sản phẩm của quá trình phân rã được<br />
tìm thấy gồm có β-cyclocitral và dihydroactinidiolide<br />
(Cao-Hoang et al., 2011b) trong khi sản phẩm phân<br />
rã dầu gấc chỉ tìm thấy dihydroactinidiolide (Bui et<br />
al., 2012).<br />
III. KẾT LUẬN<br />
Chất thơm đóng vai trò quan trọng trong công<br />
nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm. Tính đến nay đã<br />
có khoảng 10.000 hợp chất thơm trong tự nhiên<br />
được xác định, trong đó, ngành công nghiệp chất<br />
thơm mới chỉ thương mại hóa khoảng 2500 chất<br />
(theo Hiệp hội chất thơm châu Âu EFFA). Hầu hết<br />
các hợp chất này thu được bằng con đường tổng<br />
hợp hóa học. Trong số hơn 2000 chất thơm được<br />
thương mại hóa hiện nay chỉ có 400 chất được<br />
tổng hợp bằng con đường sinh học. Đây là những<br />
hợp chất thơm được gắn mác “giống tự nhiên”,<br />
có giá thành thấp hơn nhiều lần so với các chất<br />
thơm tách chiết từ nguyên liệu tự nhiên và được<br />
người tiêu dùng ưa chuộng. Quá trình đồng oxy<br />
hóa để sản xuất chất thơm dẫn xuất carotenoids<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 189<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
là một hướng đi được nhiều nước trên thế giới<br />
đặc biệt quan tâm. Nguồn enzyme có thể được<br />
tách chiết từ thực vật (trà xanh, đậu tương ...)<br />
hay cũng có thể lấy từ nấm sợi, vi khuẩn, hoặc<br />
tách chiết từ động vật như trường hợp của<br />
enzyme xanthine oxydase (Ly et al., 2008; Waché<br />
<br />
Số 2/2013<br />
et al., 2003s;, Zorn et al., 2003). Nguồn cơ chất<br />
carotenoids có thể là dịch chiết từ các loại rau củ<br />
giàu carotene như cà rốt, bí đỏ, gấc… Đây đều<br />
là những nguyên liệu sẵn có của Việt Nam. Vấn<br />
đề là lựa chọn nguồn cơ chất và nguồn enzyme<br />
phù hợp.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
Aguedo, M., Ly, M. H., Belo, I., Texeira, J., Belin, J.-M. & Waché, Y. (2004). The use of enzymes and microorganisms for the<br />
production of aroma compounds from lipids. Food Technol Biotechnol 42, 327-336.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Aziz, S., Wu, Z. & Robinson, D. S. (1999). Potato lipoxygenase catalysed co-oxidation of beta-carotene. Food Chemistry<br />
64, 227-230.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Bui, THP., Ta, TMN., Nguyen, ND., Do, TTL., Do, TTH., Phan, TH., Waché, Y. & Nguyen, THT. (2012). Study on biotranformation of carotenoids from diferent sources into aroma compounds during cooxidation using xanthine oxidase. Journal of<br />
Science and Technology 50 (3C), 482 - 488.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Cao-Hoang, L., Osorio-Puentes, FJ., Phan-Thi, H. & Waché, Y. (2011a). Stability of carotenoids extracts of Cucurbita<br />
maxima towards enzymatic cooxidation and aroma compounds generation. IPCBEE 7, 141 - 143.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Cao-Hoang, L., Phan-Thi, H., Osorio-Puentes, FJ. & Waché, Y. (2011b). Stability of carotenoids extracts of Gac (Momordica<br />
cochinchinensis) towards cooxidation - Protective effect of lycopene on β-carotene.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Crouzet, J., Kanasawud, P. & Sakho, M. (2001). Thermal Generation of Carotenoid-Derived Compounds. In<br />
Carotenoid-Derived Aroma Compounds, 115-129: American Chemical Society.<br />
<br />
7.<br />
<br />
Fleischmann, P., Lutz-Reder, A., Winterhalter, P. & Watanabe, N. (2001). Carotenoid Cleavage Enzymes in Animals and<br />
Plants. In Carotenoid-Derived Aroma Compounds, 76-88: American Chemical Society.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Kato, M., Matsumoto, H., Ikoma, Y., Okuda, H. & Yano, M. (2006). The role of carotenoid cleavage dioxygenases in the<br />
regulation of carotenoid profiles during maturation in citrus fruit. Journal of Experimental Botany 57, 2153-2164.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Ly, M. H., Hoang, L. C., Belin, J. M. & Wache, Y. (2008). Improved co-oxidation of beta-carotene to beta-ionone using<br />
xanthine oxidase-generated reactive oxygen species in a multiphasic system. Biotechnol J 3, 220-225.<br />
<br />
10. Mortensen, A., Skibsted, L. H. & Truscott, T. G. (2001). The interaction of dietary carotenoids with radical species. Arch<br />
Biochem Biophys 385, 13-19.<br />
11. Waché, Y., Bosser-DeRatuld, A., & Belin, J.-M. (2001). Production of aroma compounds by enzymatic cooxidation of<br />
carotenoids. In Carotenoid-Derived Aroma Compounds, 106-117: American Chemical Society<br />
12. Waché, Y., Bosser-DeRatuld, A., Lhuguenot, J.-C. & Belin, J.-M. (2003). Effect of cis/trans Isomerism of beta-Carotene on<br />
the Ratios of Volatile Compounds Produced during Oxidative Degradation. Journal of Agricultural and Food Chemistry 51,<br />
1984-1987.<br />
13. Winterhalter, P. & Rouseff, R. (2001). Carotenoid-Derived Aroma Compounds: An Introduction. In Carotenoid-Derived<br />
Aroma Compounds, 1-17: American Chemical Society.<br />
14. Zorn, H., Langhoff, S., Scheibner, M. & Berger, R. G. (2003). Cleavage of beta,beta-carotene to flavor compounds by fungi.<br />
Appl Microbiol Biotechnol 62, 331-336.<br />
<br />
190 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />