Nguyễn Thị Hằng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC &<br />
CÔNG NGHỆ<br />
<br />
87(11): 169 - 173<br />
<br />
SẢN XUẤT SẠCH HƠN - HƢỚNG ĐI MỚI TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP<br />
TẠI THÁI NGUYÊN THEO QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG<br />
Nguyễn Thị Hằng*, Nguyễn Văn Huân<br />
Trường Đại học CNTT và Truyền thông – ĐH Thái Nguyen<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Để đảm bảo sự phát triển bền vững, sản xuất kinh tế cần phải gắn liền với các hoạt động bảo vệ<br />
môi trường. Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên có sự phát triển mạnh mẽ,<br />
tạo đà tăng trưởng để trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại trước năm 2020. Tuy nhiên, cùng với sự<br />
gia tăng của sản xuất, vấn nạn ô nhiễm môi trường đang đặt ra cho Thái Nguyên nhiều vấn đề cần<br />
giải quyết. Việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp thực sự trở thành công cụ quản lý<br />
hiệu quả về kinh tế, tạo ra những lợi ích xã hội và môi trường cho các doanh nghiệp công nghiệp<br />
đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay.<br />
Từ khoá: Sản xuất sạch hơn, bền vững, môi trường, công nghiệp, ô nhiễm.<br />
<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Đi đôi với phát triển kinh tế, nhiệm vụ bảo vệ<br />
môi trường đang là vấn đề đặt ra nhiều thách<br />
thức đối với cả nước nói chung và Thái Nguyên<br />
nói riêng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn<br />
đề bảo vệ môi trường đối với phát triển bền<br />
vững, trong những năm qua, Thái Nguyên đã chú<br />
trọng đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.<br />
Đặc biệt là 3 năm trở lại đây, được sự hỗ trợ của<br />
hợp phần Sản xuất sạch hơn (SXSH) trong công<br />
nghiệp của CPI (Consumer Price Index: Chỉ số<br />
giá tiêu dùng), gồm các chương trình hợp tác<br />
phát triển giữa Việt Nam và Đan Mạch về bảo vệ<br />
môi trường giai đoạn 2005 - 2010, Sở Công<br />
thương Thái Nguyên đã phối hợp triển khai với<br />
các doanh nghiệp trên địa bàn và đã thu được<br />
những kết quả khả quan, tạo nền tảng vững chắc<br />
trong công tác bảo vệ môi trường theo hướng bền<br />
vững. Những mô hình đầu tiên áp dụng Sản xuất<br />
sạch hơn trong công nghiệp ở Thái Nguyên có ý<br />
nghĩa quan trọng trong việc sử dụng tiết kiệm tài<br />
nguyên, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện<br />
làm việc cho người lao động.<br />
Quan niệm về Sản xuất sạch hơn<br />
Sản xuất sạch hơn (Cleanner Production - CP) là<br />
việc cải tiến liên tục quá trình sản xuất công<br />
nghiệp, sản phẩm và dịch vụ để giảm sử dụng tài<br />
<br />
<br />
nguyên thiên nhiên, phòng ngừa tại nguồn ô<br />
nhiễm không khí, nước và đất, giảm phát sinh<br />
chất thải tại nguồn, giảm thiểu rủi ro cho con<br />
người và môi trường. SXSH bao gồm tiết kiệm<br />
nguyên vật liệu, năng lượng, loại trừ các nguyên<br />
liệu độc, giảm lượng và độ độc của các dòng thải<br />
trước khi đi ra khỏi quá trình sản xuất. Ðối với<br />
sản phẩm, SXSH làm giảm ảnh hưởng trong toàn<br />
bộ vòng đời của sản phẩm từ khâu chế biến<br />
nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng.<br />
Hợp phần SXSH trong công nghiệp ra đời nhằm<br />
mục đích xây dựng chiến lược Quốc gia về sản<br />
xuất sạch trong công nghiệp; tổ chức đào tạo về<br />
sản xuất sạch cho các đối tượng cán bộ quản lý,<br />
doanh nghiệp và chuyên gia tư vấn; xây dựng<br />
hướng dẫn sản xuất sạch cho các ngành công<br />
nghiệp; tiến hành các dự án trình diễn về SXSH<br />
tại các tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam,<br />
Phú Thọ và Bến Tre.<br />
Mục tiêu của SXSH là tránh ô nhiễm bằng cách<br />
sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng<br />
lượng một cách có hiệu quả nhất. Ðiều này có<br />
nghĩa là thay vì bị thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ<br />
nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành<br />
phẩm.<br />
Sản xuất sạch hơn chú trọng đến việc thay đổi<br />
nhận thức, cải tiến công nghệ và phương thức<br />
quản lý cũng như áp dụng các phương pháp sản<br />
xuất (know - how) để sản xuất đạt hiệu quả cao.<br />
<br />
Tel: 0987 118 078,Email: nthang100483@gmail.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
169<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Hằng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC &<br />
CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn<br />
trong công nghiệp<br />
Áp dụng Sản xuất sạch hơn sẽ giúp doanh nghiệp<br />
giảm thiểu các chi phí về nguyên vật liệu, năng<br />
lượng và nguồn nước, giúp họ tiết kiệm tối đa<br />
nguồn nguyên liệu đầu vào. Không những thế, nó<br />
còn giúp giảm các chi phí liên quan đến thải bỏ<br />
và xử lý rác thải. Từ đó, sẽ giúp doanh nghiệp<br />
nâng cao năng suất, doanh thu và chất lượng sản<br />
phẩm. Trên cơ sở đó, góp phần nâng cao năng<br />
suất lao động và cải thiện điều kiện làm việc,<br />
đảm bảo an toàn sức khỏe trong sản xuất. Vì vậy,<br />
uy tín của doanh nghiệp và mối quan hệ với cộng<br />
đồng xã hội được nâng cao.<br />
SXSH có thể đạt được thông qua việc quản lý nội<br />
vi tốt, thu hồi tái chế và tái sử dụng các phế phẩm<br />
tại chỗ, thay thế các nguyên vật liệu đầu vào<br />
bằng các loại thân thiện với môi trường cùng với<br />
việc thay đổi công nghệ, thiết bị nhằm giúp quy<br />
trình sản xuất có hiệu quả hơn, giảm thiểu rác<br />
thải gây ô nhiễm.<br />
Ðối với quá trình sản xuất: SXSH bảo toàn<br />
nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên<br />
liệu độc hại và giảm lượng và tính độc hại của tất<br />
cả các chất thải ngay tại nguồn thải.<br />
Ðối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các<br />
ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản<br />
phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.<br />
Ðối với dịch vụ: SXSH dựa vào các yếu tố về<br />
môi trường trong thiết kế và phát triển các dịch<br />
vụ.<br />
Thực trạng môi trường nảy sinh từ<br />
hoạt động công nghiệp tại Thái Nguyên<br />
Sự phát triển của các ngành công nghiệp đã góp<br />
phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế<br />
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra<br />
hệ thống kết cấu hạ tầng mới, hiện đại, có giá trị<br />
lâu dài, góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu<br />
hạ tầng trên toàn tỉnh.<br />
Trong những năm gần đây, số lượng doanh<br />
nghiệp công nghiệp tại Thái Nguyên tăng lên rất<br />
nhanh, từ chỗ 200 - 300 doanh nghiệp, đến nay<br />
đã tăng lên hơn 2.000 doanh nghiệp. Việc phát<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
87(11): 169 - 173<br />
<br />
triển các cơ sở sản xuất nhanh chóng đã tạo sức<br />
ép lên môi trường. Nhiều doanh nghiệp không<br />
thực hiện các biện pháp xử lý gây ô nhiễm. Theo<br />
báo cáo của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh<br />
Thái Nguyên, tổng lượng nước thải của ngành<br />
luyện kim, cán thép, chế tạo thiết bị máy móc<br />
khoảng 16.000 m3/ngày. Trong đó, nước thải của<br />
khu công nghiệp (KCN) gang thép Thái Nguyên<br />
có ảnh hưởng lớn nhất tới chất lượng nước sông<br />
Cầu, bởi nước thải tại đây qua hai mương dẫn rồi<br />
chảy thẳng vào sông Cầu với lưu lượng ước tính<br />
lên tới 1,3 triệu m3/năm. Hoạt động sản xuất<br />
gang thép phát sinh nước thải có chứa nhiều chất<br />
ô nhiễm độc hại như dầu mỡ, phenol và xianua từ<br />
quá trình cốc hóa. Tại khu công nghiệp Sông<br />
Công (nằm trên thị xã Sông Công với các nhà<br />
máy sản xuất cơ khí, chế tạo máy động lực), mặc<br />
dù hoạt động từ năm 2001 nhưng đến nay mới<br />
chỉ lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường mà<br />
chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.<br />
Mặt khác, trang thiết bị đầu tư vào ngành công<br />
nghiệp của tỉnh không đồng bộ, dễ xảy ra sự cố<br />
môi trường liên quan đến khí thải. Điển hình là<br />
nhà máy kẽm điện phân của Công ty TNHH<br />
Nhà nước một thành viên Kim loại màu Thái<br />
Nguyên: thường xuyên để rò rỉ khí lưu huỳnh<br />
dioxit ra môi trường (có nồng độ đến<br />
1,98mg/m3, vượt tiêu chuẩn môi trường cho<br />
phép hơn 2 lần), gây thiệt hại phần lớn diện<br />
tích cây trồng của nhân dân quanh khu vực.<br />
Ngoài ra, sự phát triển của các ngành sản xuất,<br />
việc hình thành và phát triển các khu công<br />
nghiệp còn đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết,<br />
đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường. Tính đến<br />
nay, theo quy hoạch, toàn tỉnh Thái Nguyên có<br />
28 khu, cụm công nghiệp, trong đó KCN Sông<br />
Công 1 thu hút được 32 dự án đầu tư, 1 số khu,<br />
cụm công nghiệp đã kết thúc giai đoạn đầu tư và<br />
bắt đầu đi vào hoạt động. Tuy nhiên, trong tổng<br />
số các khu, cụm công nghiệp được quy hoạch chỉ<br />
có duy nhất KCN Sông Công thực hiện lập báo<br />
cáo đánh giá tác động môi trường, còn lại đều<br />
không có báo cáo đánh giá tác động môi trường,<br />
<br />
170<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Hằng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC &<br />
CÔNG NGHỆ<br />
<br />
chưa xây dựng chương trình quản lý chất thải và<br />
giám sát chất lượng môi trường.<br />
Thái Nguyên là một trong số 5 tỉnh trên toàn<br />
quốc được chọn thí điểm triển khai chương trình<br />
thúc đẩy SXSH trong công nghiệp. Đây là hợp<br />
phần thuộc Bộ Công thương. Đến nay, Thái<br />
Nguyên đã có 03 doanh nghiệp được các chuyên<br />
gia tư vấn của hợp phần hướng dẫn triển khai<br />
đánh giá và áp dụng các nhóm giải pháp SXSH<br />
trong công nghiệp. Trong vài năm trở lại đây,<br />
sáng kiến SXSH do Sở Công thương triển khai<br />
về sản xuất công nghiệp đã mang lại kết quả khả<br />
quan trong sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế<br />
cao cho các doanh nghiệp, bảo vệ sức khỏe cho<br />
người lao động. Hợp phần SXSH trong công<br />
nghiệp thực hiện trên địa bàn Thái Nguyên từ<br />
năm 2006, sau khi khảo sát 9 doanh nghiệp, năm<br />
2007 đã lựa chọn 3 doanh nghiệp để thử nghiệm<br />
mô hình này. Tổng mức vốn hỗ trợ cho 3 mô<br />
hình là 3,860 tỉ đồng, tại 3 công ty: Công ty cổ<br />
phần giấy xuất khẩu Thái Nguyên, nhà máy Xi<br />
măng Lưu Xá, Công ty TNHH nhà nước 1 thành<br />
viên Kim loại màu Thái Nguyên. 3 dự án trình<br />
diễn nói trên đã đưa vào vận hành, khai thác sử<br />
dụng từ tháng 6 năm 2008 và thu được hiệu quả<br />
thiết thực.<br />
Công ty cổ phần giấy xuất khẩu Thái Nguyên:<br />
Công ty đi vào hoạt động từ năm 1993 với công<br />
suất 4000 tấn/năm, sản xuất mặt hàng chính là<br />
giấy vàng mã xuất khẩu sang Hồng Kông, Đài<br />
Loan. 2 vấn đề lớn về môi trường của Công ty<br />
trước đây là nước thải do dây chuyền sản xuất<br />
thải ra, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và điều<br />
kiện làm việc của công nhân và các hộ dân cư lân<br />
cận. Công ty đã áp dụng các quy trình SXSH<br />
trong sản xuất. Các chuyên gia CPI đã hỗ trợ, tư<br />
vấn và cùng với doanh nghiệp đưa ra 21 giải<br />
pháp sát với tiêu chí của CPI. Đến nay, hai giải<br />
pháp chính được sử dụng ở công ty là thu hồi bột<br />
giấy, tuần hoàn nước sau xeo và hệ thống hút bụi<br />
khử mùi ở các phân xưởng sản xuất. Trong quá<br />
trình thực hiện các dự án, công ty đã lắp đặt hệ<br />
thống tuần hoàn để tái sử dụng nước thải và thu<br />
hồi bột giấy trong nước lắng cặn. Nước thải qua<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
87(11): 169 - 173<br />
<br />
dây chuyền sản xuất sẽ được đưa vào bể chứa có<br />
dung tích 150m3. Sử dụng biện pháp lắng cơ học,<br />
bột giấy sẽ thu hồi khoảng 80%, sau đó nước thải<br />
ở bể số 1 sẽ được đưa sang bể số 2 với dung tích<br />
60m3, kết hợp với nước trợ lắng sẽ thu được toàn<br />
bộ số bột giấy còn sót lại. Do đó, số lượng bột<br />
giấy thu được trong nước thải 1 năm của công ty<br />
lên tới 200 tấn, tương đương với 300 triệu<br />
đồng/năm. Vì thế, vừa tiết kiệm nguyên liệu, vừa<br />
giảm thiểu được ô nhiễm nước thải - vấn đề mà<br />
bấy lâu nay công ty phải băn khoăn, trăn trở và<br />
hầu như bế tắc trong hướng giải quyết. Đây là ví<br />
dụ điển hình về tính thực tế của sáng kiến sản<br />
xuất sạch. Công ty triển khai dự án từ cuối tháng<br />
12/2007 - tháng 6/2008 hoàn thành và đưa vào sử<br />
dụng. Sau 1 năm áp dụng mô hình sản xuất sạch,<br />
sản phẩm xuất khẩu tăng từ 3000 - 4000 tấn/năm,<br />
kim ngạch xuất khẩu đạt 2 triệu USD, mức lương<br />
của công nhân được cải thiện đáng kể, đạt trên<br />
1500000 đồng/người/năm. Tình trạng ô nhiễm<br />
môi trường cũng từ đó được giảm thiểu, cải thiện<br />
điều kiện làm việc cho người lao động, giảm<br />
được 50% các bệnh tật của công nhân liên quan<br />
đến hô hấp,..<br />
Nhà máy Xi măng Luu Xá: công suất 100.000<br />
tấn/năm. Trước đây, nhà máy phải đối mặt với<br />
tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do<br />
nước thải, khí thải rắn và chất thải trong quá trình<br />
sản xuất gây ra. Sau khi tham gia các hội thảo về<br />
SXSH, nhà máy đã thấy được lợi ích kinh tế của<br />
việc áp dụng mô hình này và đã tiến hành các<br />
giải pháp với tổng mức kinh phí trên 1,5 tỷ đồng.<br />
Sau 1 năm thực hiện các dự án, nhà máy đã thực<br />
hiện việc tối ưu hóa khâu nung xi măng thay thế<br />
hệ thống dập vụn nước bằng hệ thống lọc bụi<br />
thay áo có hiệu suất cao. Vì thế, nhà máy đã thu<br />
về 1 năm trên 400 triệu đồng do việc giảm sử<br />
dụng tài nguyên, giảm xả thải, từ đó cải thiện<br />
điều kiện làm việc cho công nhân. Từ năm 2008 nay, nhà máy tiếp tục triển khai dự án giai đoạn<br />
2, tập trung chủ yếu vào cải tiến hệ thống sấy<br />
nguyên liệu với mục tiêu nâng cao hiệu quả công<br />
suất của quá trình sấy, xử lý triệt để bụi, bùn thải,<br />
không để phát tán ra môi trường. Cùng nằm trong<br />
mục tiêu giảm ô nhiễm môi trường, nhà máy đã<br />
171<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Hằng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC &<br />
CÔNG NGHỆ<br />
<br />
tiến hành đầu tư hệ thống lọc bụi khói lò với giá<br />
trị đầu tư 3,43 tỷ đồng. Sau khi đi vào sản xuất,<br />
hệ thống lọc bụi khói lò nung clanhke đã giảm từ<br />
305 mg/m3 xuống còn 42 mg/m3, tiêu hao than<br />
giảm từ 0,241 kg clanhke xuống còn 0,233 kg,<br />
tiết kiệm 390 triệu đồng tiền điện/năm. Sau 3<br />
năm đầu tư cho các hoạt động sản xuất sạch hơn,<br />
nhà máy đã tiết kiệm được chi phí sản xuất trên 1<br />
tỷ đồng, giảm phát thải 178,5 tấn bụi/năm. Từ đó,<br />
tiêu hao nguyên liệu giảm, giảm các sự cố phát<br />
sinh, thời gian hoạt động của máy tốt hơn, cải<br />
thiện điều kiện làm việc, điều kiện mội trường.<br />
Công ty trách nhiệm 1 thành viên Kim loại màu<br />
Thái Nguyên: có dây chuyền chế biến sâu các<br />
loại quặng, thiếc, chì, kẽm. Bụi, nước thải của<br />
nhà máy kẽm điện phân chưa được xử lý hết, ảnh<br />
hưởng đến điều kiện làm việc của công nhân và<br />
môi trường làm việc xung quanh. Sau khi áp<br />
dụng chương trình SXSH, công ty đã đề xuất các<br />
giải pháp: cải tạo, nâng cấp lò quay số 1, thay đổi<br />
công nghệ, thu hồi sản phẩm của lò này, thay đổi<br />
hệ thống khói bụi thủ công bằng cơ khí, đầu tư<br />
nâng cấp khu vực chứa nhiên liệu như quặng,<br />
than, đá vôi, cải tiến thiết bị xử lý, chuẩn bị<br />
nguyên liệu trước khi đưa vào lò. Theo đó, xí<br />
nghiệp có 3 dây chuyền sản xuất, 3 lò quay này<br />
có đặc điểm tương tự nhau, với 15 giải pháp sản<br />
xuất sạch được thực hiện, chi phí đầu tư trên 3 tỷ<br />
đồng. Nhờ đó, mỗi năm nhà máy đã tiết kiệm<br />
được 925 triệu đồng, chỉ sau gần 4 năm là thu hồi<br />
được vốn đầu tư. Thêm vào đó, dự án đã nâng<br />
cao chất lượng môi trường làm việc cho người<br />
lao động, lao động không phải tiếp xúc trực tiếp<br />
với nóng, bụi, giảm được đáng kể bụi thải ra môi<br />
trường, giảm được lao động thủ công và góp<br />
phần đáng kể trong công tác bảo vệ môi trường.<br />
Nhờ vậy, công ty đã giảm chi phí sản xuất<br />
xuống 5%, tiêu thụ điện và than giảm khoảng<br />
7%, giảm tiêu thụ quặng cho 1 tấn sản phẩm từ<br />
4 - 5%, mỗi năm công ty tiết kiệm được 15%<br />
quặng bôxit kẽm, 160.000 kw/h điện, công suất<br />
được cải tạo tăng từ 3000 - 4000 tấn/năm.<br />
Không những thế, việc áp dụng SXSH còn là<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
87(11): 169 - 173<br />
<br />
giải pháp quan trọng để công ty tận thu triệt để<br />
tài nguyên khoáng sản, mang lại lợi nhuận cho<br />
doanh nghiệp.<br />
Hạn chế<br />
Việc triển khai chương trình SXSH vẫn còn gặp<br />
nhiều khó khăn, do nhận thức về SXSH của các<br />
doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Điều đáng nói đó<br />
là sự hỗ trợ về vốn đầu tư thực hiện giải pháp của<br />
chương trình này ít hơn rất nhiều so với sự đầu tư<br />
của doanh nghiệp. Hiện nay, ở Thái Nguyên, các<br />
doanh nghiệp sản xuất thép, vật liệu chịu lửa...<br />
cũng đang triển khai các dự án SXSH như Công<br />
ty cổ phần (CP) Cơ điện Luyện kim, Công ty CP<br />
Vật liệu chịu lửa Thái Nguyên, Công ty CP<br />
Luyện cán thép Gia Sàng, Nhà máy luyện Gang,<br />
Nhà máy luyện Thép Lưu Xá (Công ty Gang thép<br />
Thái Nguyên)... Các doanh nghiệp này đã có<br />
nhiều cố gắng trong quá trình triển khai nhưng<br />
một phần do nguồn vốn đến với doanh nghiệp<br />
chậm nên các đơn vị vẫn chưa hoàn thiện dự án.<br />
Vì vậy, bên cạnh sự cố gắng triển khai Hợp phần<br />
SXSH của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn<br />
phát triển công nghiệp Thái Nguyên, doanh<br />
nghiệp rất cần chính sách hỗ trợ của Nhà nước về<br />
vốn vay mà cụ thể là hỗ trợ của dự án cho các<br />
doanh nghiệp. Có như vậy, các giải pháp SXSH<br />
mới được thực hiện đồng bộ và việc bảo vệ môi<br />
trường sẽ đạt được mục tiêu đề ra.<br />
Để SXSH trở nên có hiệu quả và bền vững, cần<br />
phải xây dựng và đưa vào áp dụng một tiếp cận<br />
có hệ thống. Ban đầu, khi làm việc với một số<br />
phần cơ bản có thể sẽ hấp dẫn vì nó đem lại ngay<br />
các lợi ích. Dù sao, mối quan tâm này cũng sẽ<br />
nhanh chóng giảm đi nếu như không có các lợi<br />
ích bền vững, lâu dài. Chính vì vậy, cần phải có<br />
thêm thời gian và nỗ lực để đảm bảo tiếp cận<br />
được thực hiện là có hệ thống và có tổ chức.<br />
KẾT LUẬN<br />
Như vậy, SXSH là công cụ giúp doanh nghiệp<br />
tìm ra các phương thức sử dụng nguyên, nhiên<br />
vật liệu và năng lượng một cách tối ưu, đồng thời<br />
giúp giảm thiểu chi phí hoạt động, phế thải và ô<br />
nhiễm môi trường. Áp dụng SXSH đã giúp<br />
doanh nghiệp cải thiện hiệu suất sản xuất thông<br />
172<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Hằng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC &<br />
CÔNG NGHỆ<br />
<br />
qua việc sử dụng tái sử dụng vật liệu bán thành<br />
phẩm, tạo cho các doanh nghiệp 1 hình ảnh tốt<br />
hơn trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi<br />
trường. Đây chính là điều kiện để các doanh<br />
nghiệp xâm nhập được các thị trường mới để mở<br />
rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.<br />
Bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp là<br />
yêu cầu cấp thiết hiện nay, bởi đây chính là cơ<br />
sở phát triển công nghiệp bền vững. Để làm<br />
được điều này, các doanh nghiệp cần có sự đầu<br />
tư tổng thể công nghệ sản xuất sạch, thực hiện<br />
các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm<br />
môi trường, xây dựng hệ thống xử lý chất thải<br />
bảo đảm đạt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.<br />
Vấn đề bảo vệ môi trường trong các khu, cụm<br />
công nghiệp không chỉ là thách thức với Thái<br />
Nguyên mà còn là trở ngại của nhiều địa phương<br />
trong cả nước trong việc phát triển nền công<br />
nghiệp bền vững. Vì vậy, cần có sự quan tâm và<br />
đầu tư, hỗ trợ kinh phí để sản xuất đạt hiệu quả<br />
và mang lại sự phát triển bền vững trong công<br />
nghiệp. Việc áp dụng SXSH tại một số doanh<br />
nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay đã tạo ra<br />
hướng mở hiệu quả để các doanh nghiệp triển<br />
khai áp dụng. Đó chính là một phần đáp án để<br />
<br />
87(11): 169 - 173<br />
<br />
giải quyết bài toán khó về môi trường hiện đang<br />
gây nhiều khó khăn, bức xúc cho các doanh<br />
nghiệp, chính quyền và nhân dân trong tỉnh hiện<br />
nay.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Anton Blazej (1998), Nguyên lý và sự thực hiện<br />
sản xuất sạch hơn, Brastislava-Oslo.<br />
[2]. Võ Đại Lược (1998), Chính sách phát triển công<br />
nghiệp của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb<br />
Khoa học - xã hội.<br />
[3]. Kenichi Ohno, Nguyễn Văn Thường (2005),<br />
Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt<br />
Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.<br />
[4]. Tran Van Nhan, Heinz Leuenberger(2003), SXSH<br />
và kiểm soát ô nhiễm ở Việt Nam, àm xanh hóa các<br />
nền kinh tế đang chuyển đổi ở châu Á, Arthur P.J.<br />
Mol & Joost C.L. van Buuren, Lexington Books.<br />
[5]. Prasad Modak, V. Visvanathan, Mandar Parasnis,<br />
Kiểm toán sản xuất sạch hơn, Environmental<br />
Reviews, ENSIC, AIT.<br />
[6]. Trần Đình Thiên (2002), CNH, HĐH ở Việt Nam,<br />
phác thảo lộ trình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
[7]. Nguyễn Minh Tú, Vũ Xuân Nguyệt Hồng (2001),<br />
Chính sách công nghiệp và các công cụ chính 2.<br />
UNEP, Sản xuất sạch hơn trên thế giới, Tập II, 1995<br />
[8]. UNEP/NIEM (1998), Các vấn đề sản xuất sạch<br />
hơn cho ngành công nghiệp giấy, bột giấy.<br />
<br />
SUMMARY<br />
CLEANER PRODUCTION – A NEW DIRECTION OF INDUSTRY SECTOR IN THAI NGUYEN<br />
TOWARD SUSTAINABLE DEVELOPMENT<br />
Nguyen Thi Hang, Nguyen Van Huan<br />
College of Information and Communication Technology - TNU<br />
To ensure sustainable development, production should be associated with the environment protection<br />
cectivities. In the past years, the economy of thainguyen province has developed strongly, it makes<br />
Thainguyen to become the modern industrial province before 2020. Along with the increasing of production<br />
processes, environmental pollution is the big issue for Thainguyen to resolve. The application of CP (Cleanner<br />
Production) in industries already becomes an efficient management tool; and creates the social and<br />
environment benefit for industrial firms/ enterprises which are operating in Thainguyen.<br />
Key words: Cleaner Production, Sustainability, Environment, Industrial, Pollution.<br />
<br />
<br />
<br />
Tel: 0987 118 078,Email: nthang100483@gmail.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
173<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />