intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: "dùng winedt để soạn thảo, trộn đề thi trắc nghiệm vật lý phổ thông " - 2

Chia sẻ: Nguyễn Đăng Khoa | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:12

94
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công tác chủ nhiệm lớp ở Trường trung học phổ thông là một việc làm không có gì mới mẻ của nhiều giáo viên hiện nay nhưng cũng sẽ gặp không ít khó khăn với nhiều giáo viên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: "dùng winedt để soạn thảo, trộn đề thi trắc nghiệm vật lý phổ thông " - 2

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VĨNH ĐỊNH THÁI NGỌC ÁNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH LƯỢNG HOÁ TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ THI ĐUA VÀ XẾP LOẠI ĐẠO ĐỨC DÀNH CHO LỚP 12B1 - Trường THPT Vĩnh Định HỘI THẢO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM NĂM 2010 – 2011 Ngày 23 tháng 10 năm 2010
  2. Các mục sẽ báo cáo • 1. Mở đầu • 2. Nội dung • 3. Kết luận
  3. 1. MỞ ĐẦU • Công tác chủ nhiệm lớp ở Trường trung học phổ thông là một việc làm không có gì mới mẻ của nhiều giáo viên hiện nay nhưng cũng sẽ gặp không ít khó khăn với nhiều giáo viên, nhất là các giáo viên trẻ còn ít kinh nghiệm. Giáo viên chủ nhiệm(GVCN) là người quản lý toàn diện học sinh của một lớp, là chiếc cầu nối giữa gia đình và nhà trường, giữa các thầy cô giáo bộ môn và giữa lớp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường. Đặc biệt giáo viên chủ nhiệm là người đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh và phong trào chung của toàn lớp.
  4. 1.MỞ ĐẦU • Làm thế nào để giáo viên chủ nhiệm có một cách đánh giá công bằng, chính xác để khen thưởng động viên kịp thời các học sinh có các thành tích xuất sắc, đồng thời phê bình, khiển trách và chấn chỉnh kịp thời các biểu hiện sai trái của học sinh trong lớp? Đó là câu hỏi khó đối với nhiều giáo viên hiện nay. • Trên cơ sở thực hiện chủ đề của năm học 2010 – 2011 là “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Tôi đưa đến Hội thảo này “Mô hình lượng hoá trong việc thực hiện Quy chế thi đua và xếp loại đạo đức dành cho lớp 12B1”.
  5. 2. NỘI DUNG • 2.1. Các căn cứ để Xây dựng mô hình lượng hoá trong việc thực hiện Quy chế thi đua và xếp loại đạo đức. • 2.2 Các nguyên tắc quy chế thi đua phải đạt được • 2.3. Phương pháp thực hiện quy chế
  6. 2.1. Các căn cứ để Xây dựng mô hình lượng hoá trong việc thực hiện Quy chế thi đua và xếp loại đạo đức. • Căn cứ vào thông tư số 08/TT ngày 21/3/1988 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh phổ thông. • Căn cứ vào Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều c ủa Lu ật Giáo dục. • Căn cứ vào Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (Quyết định số 40/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). • Căn cứ vào Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học( Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD & ĐT ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). • Căn cứ Quyết định số 51/2008/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2008 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Quy ết đ ịnh s ố 40/2006/QĐ-BGDĐT. • Căn cứ vào Nội quy của trường THPT Vĩnh Định và đặc điểm riêng của Lớp
  7. 2.2. Một số nguyên tắc mà Quy chế thi đua phải đạt được + Đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác, + Đảm bảo tính giáo dục, tính khoa học, + Được tập thể học sinh đồng tình, thống nhất, + Được Ban giám hiệu nhà Trường và Ban chấp hành Đoàn thông qua.
  8. 2.3. Phương pháp thực hiện quy chế • Lập ra Quy chế thi đua theo mô hình lượng hoá. Lấy phiếu thăm dò ý kiến của học sinh toàn lớp, thống kê các ý kiến và sửa đ ổi cho phù h ợp với tình hình riêng của lớp. • Để có đủ tư cách pháp nhân, GVCN và lớp 12 B1 đã xin ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường và Ban chấp hành Đoàn thanh niên. • GVCN hướng dẫn kBan cán sự lớp lập ra một mẫu Báo cáo tuần. Cuối mỗi tuần học lớp trưởng có trách nhiệm thống ê các mặt tốt, mắt chưa tốt của lớp và nộp lại cho GVCN. • GVCN lập ra các Phiếu theo dõi: Vắng học, Vắng trực tuần và lao động, Vắng ngoại khoá, Số lần vi phạm và số lần làm việc tốt trong tuần, Vắng học ôn tập thứ bảy và chủ nhât, đạo đức tháng. • Trên cơ sở Báo cáo tuần của lớp trưởng. GVCN đối chiếu lại và ghi vào các phiếu theo dõi. Từ đó xếp loại đạo đức một cách chính xác theo thang điểm đã định sẳn. • Báo cáo công khai và kịp thời cho học sinh toàn lớp.
  9. 3. Các kết quả đạt được 3.1. Đã xây dựng được Quy chế thi đua và Xếp loại đạo đức dành cho lớp 12B1. 3.2. Đã lấy được ý kiến của các học sinh trong lớp 12B1. 3.3. Đã xây dựng được mẫu Báo cáo tuần cho Ban cán sự lớp. 3.4. Đã tiến hành thực nghiệm Sư phạm
  10. 3.4. Đã tiến hành thực nghiệm Sư phạm • Với việc xây dựng xây dựng mô hình lượng hoá trong việc thực hiện Quy chế thi đua và đánh giá đạo đức tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tại lớp 12B1. Với các kết quả ban đầu như sau: • Đã xây dựng được Các phiếu theo dõi: Vắng học tháng, xếp loại đạo đức tháng, theo dõi trực tuần, lao động và các hoạt động trong và ngoài nhà trường.
  11. Bảng thống kê các kết quả Bảng 3.2. Thống kê Hạnh kiểm lớp 12 B1tháng 9 năm 2010 Tốt: Yếu Khá: Trung Kém bình 18 (41%) 17(39%) 3(6,8%) 6(13,6%) 0 Bảng 3.3. Thống kê Hạnh kiểm lớp 12 B1 tháng 10 năm 2010 Tuần Tốt Yếu Khá Trung bình Tuần 7 34 10(27,3 0 0 (77,3%) %) Tuần 8 37(84%) 6(13,6%) 0 1 (2,4%)
  12. 4. Kết luận sư phạm Bên cạnh các cách và các tiêu chí đánh giá thi đua và xếp loại đạo đức trước đây. Lần đầu tiên mô hình lượng hoá trong việc thực hiện Quy chế thi đua và xếp loại đạo đức đã được xây dựng và tiến hành tại Trường THPT Vĩnh Định với các kết quả ban đầu có thể xem là khả quan. Mô hình đã phát huy vai trò của Ban cán sự lớp và Ban chấp hành chi đoàn trong việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lý lớp và tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường. Mô hình đã bước đầu mang lại tính giáo dục ý thức tự giác của các học sinh trong tập thể 12 B1, tạo điều kiện thuận lợi cho các học sinh trong lớp phát huy vai trò t ự ch ủ. Giáo viên chủ nhiệm chỉ là người rà soát, kiểm tra lại các thông tin mà lớp trưởng báo cáo lên. Trên đây là các ý kiến của tôi về vấn đề trên, mong các đồng nghiệp góp ý, bàn bạc để mô hình được hoàn thiện h ơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2