intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm môn quản trị kinh doanh – bài tập tâm lý và đạo đức

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

166
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề bài: Hãy phân tích phẩm chất, năng lực, và những kỹ năng cần có của một nhà quản trị kinh doanh hiện đại. Nêu một ví dụ về nhà quản trị kinh doanh hiện đại tiêu biểu. 1. 1. Kinh doanh, quản trị kinh doanh xưa và nay Trước hết để có thể thấy sự khác nhau giữa kinh doanh hay quản trị kinh doanh xưa và nay ta cần có biết khái niệm về kinh doanh cũng như quản trị kinh doanh. Vậy thì, kinh doanh là gì? Hiểu một cách nôm na, có thể nói kinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm môn quản trị kinh doanh – bài tập tâm lý và đạo đức

  1. Sáng kiến kinh nghiệm môn quản trị kinh doanh – bài tập tâm lý và đạo đức BÀI TẬP TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Đề bài: Hãy phân tích phẩm chất, năng lực, và những kỹ năng cần có của một nhà quản trị kinh doanh hiện đại. Nêu một ví dụ về nhà quản trị kinh doanh hiện đại tiêu biểu. 1. 1. Kinh doanh, quản trị kinh doanh xưa và nay Trước hết để có thể thấy sự khác nhau giữa kinh doanh hay quản trị kinh doanh xưa và nay ta cần có biết khái niệm về kinh doanh cũng như quản trị kinh doanh. Vậy thì, kinh doanh là gì? Hiểu một cách nôm na, có thể nói kinh doanh chính là mua và bán, mua giá thấp hơn và bán lại với giá cao hơn. Đúng là như vậy nhưng như thế là hoàn toàn chưa đủ để làm rõ khái niệm “kinh doanh”. Kinh doanh ko phải là 1 họat động đơn thuần, nó là 1 quá trình có thể bao gồm cả thu mua nguyên liệu, sản xuất, đóng gói, phân phối, tiêu thụ sản phẩm…. Trong khoản 2 điều 3
  2. Luật doanh nghiệp Việt Nam 1999 có ghi rõ: “Kinh doanh” là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá tr ình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Cũng từ khái niệm này ta có thể hiểu quản trị kinh doanh là quản lý các khâu, các công đoạn trong kinh doanh. Chủ thế của quá trình kinh doanh là nhà kinh doanh, còn chủ thế của quá trình quản trị kinh doanh là nhà quản trị kinh doanh. Về cơ bản nhà kinh doanh và nhà quản trị kinh doanh có chức năng nhiệm vụ khác nhau (nhà kinh doanh chủ yếu hướng tới lợi nhuận, còn nhà quản trị kinh doanh thì hướng tới các công cụ, các phương thức để giúp nhà kinh doanh đạt được lợi nhuận mong muốn), nhưng trong thực tế, nhiều trường hợp một người có thể vừa làm chức năng kinh doanh vừa làm chức năng quản lý. Nói rõ hơn về quản trị kinh doanh, bản chất của quá trình này là sự tác động của chủ thế (các nhà quản trị kinh doanh) tới các đối tượng (nhân viên, hệ thống doanh nghiệp, máy móc, cách làm việc…) để khai thác, tận dụng mọi tiềm năng của các đối tượng đầu vào này nhằm cho ra một kết quả đầu ra tốt nhất trong điều kiện có thế. Vậy thì đâu là sự khác nhau giữa quản trị kinh doanh xưa và nay? Và đâu là lý do của sự khác biệt đó? Xưa kia, với cha ông chúng ta, kinh doanh chỉ đơn giản là mua giá thấp bán giá cao, lợi nhuận là tiền chênh lệch trừ đi mọi chi phí. Nhưng ngày nay kinh doanh không chỉ đơn giản có mua bán sản phẩm, hàng hóa hữu hình, không chỉ là mua 1vật với giá thấp, với số lượng lớn rồi bán lẻ ra cho đối tượng khác với giá cao hơn và ăn chênh lệch. Đầu tư công nghệ, nhập nguyên liệu đầu vào, sản xuất, phân phối sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm, kinh doanh hiện đại là 1 quá trình bao gồm tất cả những công đoạn đó hoặc là 1 trong những công đoạn đó. Kinh doanh hiện đại không chỉ có đối tượng là sản phẩm hữu hình mà ngay cả dịch vụ cũng đang trở thành một đối tượng khá nóng. Khi anh sử dụng các đối tượng đầu vào là sản phẩm, hay nguyên nhiên liệu, máy móc, nhân công để sản xuất ra sản phẩm rồi đem bán nó trên thị trường, dĩ nhiên anh được gọi là doanh nhân – người làm kinh doanh, công ty của anh dĩ nhiên được coi là doanh nghiệp.
  3. Nhưng nếu tôi không có nguyên liệu đầu vào, cũng không có máy móc thiết bị để sản xuất, không có cơ sở sản xuất, nhà xưởng và tôi cũng chẳng làm ra cái gì có thể cầm nắm được, tôi chỉ có thể hướng dẫn anh đi du lịch sao cho đúng nơi, đúng chỗ, tôi chỉ có thể tư vấn cho anh về cách làm ăn sao cho hiệu quả, hay thậm chí tôi chỉ có thể gợi ý cho anh về ý tưởng kinh doanh và tôi lấy phí tư vấn của anh, thì liệu tôi là ai? Có phải là doanh nhân không? Câu trả lời là có, và đối tượng kinh doanh của tôi là dịch vụ. Đây chính là điểm khác nhau lớn thứ nhất giữa kinh doanh xưa và nay, một bên chỉ là sản phẩm hữu hình, một bên là sản phẩm hữu hình và dịch vụ. Điểm khác nhau lớn thứ hai cần được nói đến là hình thức kinh doanh. Với sự phát triển nhưu vũ bão của công nghệ thông tin, thương mại điện tử đang dần đi vào đời sống, ngày một gần gũi hơn. Trước kia, nếu anh không có cửa hàng thì một là anh phải đi bán rong, hai là anh đừng “tơ tưởng” gì đến chuyện kinh doanh. Nhưng nay, anh chỉ cần 1 ý tưởng và tài năng, anh không cần có cửa hàng thì anh vẫn có thể làm doanh nhân, và có thể là 1 doanh nhân thanh đạt hơn bất cứ 1 doanh nhân có cửa hàng nào. Cửa hàng của anh chính là tên miền trên mạng internet, phương thức kinh doanh của anh chính là Thương mại điện tử. Tiếp đến một điểm khác nhau mà tôi cho rằng vô cùng quan trọng đó là quan điểm kinh doanh. Doanh nhân xưa được cho là thành đạt khi có khả năng tạo ra nhiều của cải cho bản thân, có lợi nhuận cao. Nhưng ngày nay một doanh nhân được đánh giá cao không chỉ là một doanh nhân kiếm được nhiều tiền mà còn phải là người có đóng góp nhiều cho sự phát triển chung của tòan xã hội. Chuẩn mực xã hội có nhiều thay đổi, trong đó sự thay đổi trong ý t hức cộng đồng được coi là một thay đổi đáng kể và tích cực. Tổ hợp giáo dục PAEC đã và đang cho ra mắt bạn đọc 1 bộ sách 25 cuốn được đặt tên là “ Đạo kinh doanh Việt nam và thế giới” “với mong muốn chia sẻ rằng các doanh nhân là những người được sinh ra để thực hiện điều mà PACE gọi là “phụng sự xã hội” bằng những hành động kinh doanh,
  4. những hành động không phải chỉ để kiếm ra tiền, mà là tạo ra “nhiều giá trị hơn cho xã hội” và làm cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn” (theo www.vietbao.vn ). Từ những sự thay đổi đáng kể trên trong quan niệm về kinh doanh, quan niệm về quản trị kinh doanh cũng có những đổi mới. Thứ nhất, quản trị kinh doanh không chỉ còn là quản trị chủ yếu trong sản xuất vật chất mà giờ đây, quản trị trong sản xuất dịch vụ cũng chiếm một phần khá lớn trong hệ thống ngành quản trị. Thứ hai, nhà quản trị giờ đây thay vì phải giám sát kiểm tra bằng cách gặp mặt các nhân viên thì họ có thể ngồi 1 chỗ, thậm chí còn không biết mặt nhân viên của mình mà vẫn có thể quản lý cả hệ thống nhân viên hàng ngàn người (nhà quản trị kinh doanh trong hình thức bán hàng đa cấp là một ví dụ điển hình). Thứ ba, nhà quản trị hiện đại không chỉ lo mag lại nhiều tiền cho công ty mà còn phải quan tâm đến các lợi ích xã hội khác, việc sử dụng nguồn lực sao cho hiệu quả không chỉ mang ý nghĩa mang lại lợi nhuận cho công ty mà còn mang ý nghĩa thúc đẩy sản xuất và tạo ra nhiều của cải cho xã hội, tối giảm giá thành sản phẩm, đem lại ngày càng nhiều phúc lợi cho xã hội. Thật vậy, có thể nói điểm thay đổi thứ ba này là điểm đổi mới đã và đang được tòan thế giới quan tâm. Nếu cho rằng đạo đức và trách nhiệm xã hội là một gánh nặng cho mỗi doanh nghiệp thì quả là lạc hậu. Thời kì của quan niệm đó đã qua từ rất lâu. Ngay từ đầu những thập niên 1990, Protect & Gamble đã đi tiên phong và gặt hái không ít thành công trong chiến lược tiếp thị loại bao bì không gây hại, thân thiện với môi tr ường. Các sản phẩm “xanh” đã thành thời thượng ngay sau đó. Công ty 3M thậm chí đã khởi xướng chương trình giảm ô nhiễm 3P (Pollution Prevention Pays) ngay từ những năm 1970 nên đã tiết kiệm rất nhiều chi phí về sau khi các vấn đề về môi trường được áp đặt bằng luật lệ. Vì vậy hãy coi đạo đức và trách nhiệm với xã hội chính là cơ hội phát triển của mỗi doanh nghiệp. Trên đây là một số khác biệt lớn, mà theo tôi là đáng chú ý, giữa kinh doanh xưa và nay, quản trị kinh doanh hôm qua và hôm nay. Nhưng làm thế nào để trở thành
  5. một nhà quản trị hiện đại thực sự thành công thì hoàn toàn không phải là một vấn đề đơn giản. Và nhà quản trị hiện đại cần có những gì trong tay? Những phẩm chất, năng lực, kĩ năng nào là không thể thiếu với 1 nhà quản trị thời đại này? 1. 2. Nhà quản trị kinh doanh hiện đại 2.1. Hai phẩm chất nổi bật ở một nhà quản trị hiện đại Đức tính đầu tiên và theo tôi là quan trọng nhất đó là khả năng đặt niềm tin vào người khác. Nhà quản trị, đặc biệt là các quản trị viên cấp cao, là người quản lý các công việc, hầu như họ sẽ không trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện nhiệm vụ. Theo một khía cạnh nào đó, công việc của nhà quản trị là “chỉ tay năm ngón”, nhưng nhà quản trị lại thường là người chịu trách nhiệm cuối cùng trong mỗi công việc mình phụ trách, vậy thì sao họ có thể yên tâm vào cấp dưới của mình? Biết đặt niềm tin vào cấp dưới là một phẩm chất không thể thiếu của mỗi nhà quản trị trong mọi thời đại. Phẩm chất thứ hai cũng không kém phần quan trọng với mỗi nhà quản trị là tính minh bạch trong công việc. Để trở thành 1 nhà quản lý, chúng ta phải công minh, phải đánh giá khách quan trong công việc. Nhà quản trị phải đánh giá khách quan, thẳng thắn mỗi cá nhân, không thể thiên lệch cho bất cứ một cá nhân nào, vì sự thiếu công bằng trong đánh giá sẽ gây thái độ bất mãn, phản đối của nhân viên, ảnh hưởng tới năng suất làm việc. Trong nhiều trường hợp để đánh giá được khách quan là điều không dễ vì thế phẩm chất này là điều không thể thiếu ở mỗi nhà quản trị. 2.2 Năng lực, kĩ năng cần có của nhà quản trị hiện đại 2.2.1 Quản lý
  6. Đây là kĩ năng đầu tiên và cũng có thể coi là quan trọng nhất đối với mỗi nhà quản trị. Kỹ năng quản lý bao gồm cả quản lý công việc chung của doanh nghiệp và công việc của riêng cá nhân. Quản lý công việc của doanh nghiệp không đơn thuần là giám sát mọi nhân viên cấp dưới làm việc, nó còn đòi hỏi mỗi nhà quản trị phải có đầu óc, phải có tầm nhìn để hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp. Hoạch định bản thân nó cũng có 2 loại là hoạch định xa và gần. Để hoạch định xa, mỗi nhà quản trị phải tự đặt ra cho mình câu hỏi “Thị trường trong 5, 10, hay 15 năm tới sẽ như thế nào? Doanh nghiệp sẽ ở đâu trên thị trường đó?”. Tuy nhiên không thể trả lời câu hỏi này 1 cách đơn giản trong phạm vi một ngành, một quốc gia, mà phải đặt nó trong bối cảnh cạnh tranh và hợp tác toàn cầu. Hoạch định gần là xây dựng những kế hoạch của từng tháng, từng quý, từng năm. Một thực tế là có rất nhiều doanh nghiệp xây dựng các kế hoạch ngắn hạn như một công cụ để hoạch định nhưng đa phần đều chỉ là hình thức, các kế hoạch kinh doanh đó bị rơi vào quên lãng. Chính vì vậy, nhà quản trị không chỉ là người có khả năng xây dựng kế hoạch mà còn phải có trách nhiệm giám sát, theo dõi, thực hiện, hoàn thành kế hoạch đó. Tức là nhà quản trị không chỉ đóng vai trò người hoạch định chiến lược mà còn phải đóng vai trò tổ chức và điều hành. Tuy nhiên, công việc chung của doanh nghiệp sẽ không thể được quản lý tốt nếu công việc riêng của bản thân nhà quản trị không được tổ chức hiệu quả. Nhà quản trị hiện đại cần biết cách phân bổ hợp lý nguồn lực cá nhân vào công việc quản lý, học tập, thư giãn… Điều này sẽ góp phần không nhỏ giúp nhà quản lý nâng cao năng suất làm việc. 2.2.2 Lãnh đạo Một nhà quản trị lãnh đạo tốt là một người có khả năng nhận trách nhiệm, đương đầu thử thách, thay đổi. Họ phải biết động viên nhân viên (bằng các hình thức như tăng lương, thưởng, cấp giấy khen…), phải biết thưởng phạt phân minh, rõ ràng. Thực tế có rất nhiều nhà quản trị không làm được điều này hoặc làm nhưng không trọn vẹn vì bị tình cảm riêng ảnh hưởng hay không thể vượt qua được bản thân.
  7. Lựa chọn, hướng dẫn, giúp nhân viên tiến bộ, biết cách giao việc cho đúng người là những điều không thể thiếu ở mỗi nhà lãnh đạo. Không ai có thể tự mình làm tất cả mọi việc, vì thế biết cách phân quyền, giao việc cho người khác là một kĩ năng không thể thiếu ở mỗi quản trị viên. 2.2.3. Ứng xử và giao tiếp Kỹ năng này đòi hỏi sự tinh tế, linh hoạt và kiến thức cũng như kinh nghiệm xã hội của nhà quản lý. Mục tiêu của kỹ năng này là nâng cao sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau trên cơ sở nhận diện và công nhận các giá trị và nhu cầu của các đối tượng giao tiếp. Công nhận và chia sẻ các giá trị và thành tựu của người khác hoàn toàn không phải là việc đơn giản dù giá trị đó là của cấp dưới hay đồng nghiệp, hoặc cấp trên. Đây là cơ sở quan trọng của giao tiếp, xử lý mâu thuẫn và thương lượng. 2.2.4. Truyền thông Gửi và nhận thông tin rõ ràng, chính xác, đầy đủ và hiệu quả là yêu cầu của kỹ năng này. Kỹ năng này bao gồm các kỹ năng về thông báo, nói, nghe và viết. Nhà quản lý phải có khả năng thông báo cho các cộng sự các sự kiện, quyết định, thay đổi một cách hiệu quả. Kỹ năng nói, thuyết phục và trình bày hiện nay được coi là kỹ năng truyền thông quan trọng bậc nhất của một nh à quản lý. Có ý tưởng nhưng không thuyết phục được người khác tin và làm theo thì chắc chắn sẽ thất bại. Mô hình các nhà quản lý “lẳng lặng mà làm” không còn chỗ đứng trong kinh doanh quốc tế. Cần ghi nhớ “im lặng là vàng nhưng lời nói đúng lúc là kim cương”. 2.2.5.Ngoại ngữ Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức mạng mẽ như ngày nay, mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp sẽ không thể tự giới hạn khả năng, phạm vi họat động trong mỗi quốc gia hay khu vực nhất định. Để giao dịch với quốc tế được thuận
  8. tiện, mỗi nhà quản trị cần trang bị cho mình vốn ngoại ngữ tốt. Ngoại ngữ có thể được coi là một công cụ không thể thiếu, nó là cầu nối giữa nhà quản trị với các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài, với kho kiến thức đồ sộ của thế giới. Có ngoại ngữ tốt, nhà quản trị sẽ không chỉ giao tiếp tốt hơn mà còn có điều kiện tiếp cận với nguồn kiến thức chuyên môn của các nước khác trên thế giới. 2.2.6. Tự động viên Tự động viên không phải là sự tự lừa dối bản thân về kết quả công việc chưa tốt. Tự động viên là khả năng tự đánh giá kết quả bản thân một cách khách quan và chính xác. Không cần phải đợi người khác khen ngợi mình, mỗi nhà quản trị nên tự đánh giá công việc của mình tốt ở đâu, chưa tốt ở điểm nào, để tự công nhận bản hay sửa chữa để tiến bộ. “Mình đã cố gắng hết mình cho công việc chưa? Đã thật lòng với mọi người chưa?”, đôi khi câu trả lời chỉ có bản thân mỗi nhà quản trị biết được, hay nói cách khác thước đo, chuẩn mực nằm ngay chính ở bản thân nhà quản trị. Đúng, sai thik phi rất khó đo lường. Nhà quản trị giỏi phải biết kết hợp thước đo của bản thân với chuẩn mực của xã hội. Họ phải biết đặt ra những tiêu chuẩn, mục tiêu cao để phấn đấu theo đuổi, nhưng nếu chưa đạt được chúng thì cũng không bi quan. 2.2.7. Kiến thức chuyên môn/nghề nghiệp Có hai khối kiến thức mà mỗi nhà quản lý cần phải có. Một là kiến thức/kỹ năng chuyên môn cụ thể về nghề nghiệp. Hai là kiến thức tổng quát về doanh nghiệp, ngành, các hoạt động liên quan, kiến thức về môi trường kinh doanh, pháp lý, chính trị, kinh tế và xã hội, các kiến thức về môi trường kinh doanh quốc tế và các xu hướng phát triển chủ đạo. Cần lưu ý kiến thức là khái niệm động, nó luôn thay đổi, do đó nhà quản lý phải liên tục cập nhật và chủ động trong tích lũy kiến thức. “Học tập suốt đời” đã trở thành một phẩm chất quan trọng của mỗi nhà quản lý. Học tập không nhất thiết từ nhà trường mà có thể từ tất cả mọi nơi như tự học, học
  9. từ bạn bè, học từ kinh nghiệm, học từ các khóa huấn luyện ngắn hạn… Hiện nay, văn hóa học tập trong các doanh nghiệp và doanh nhân ở VN ta chưa mạnh. Một số thì thiên về khoa cử bằng cấp, một số lớn khác thì chạy theo sự vụ hằng ngày mà bỏ bê việc tích lũy kiến thức. 2.2.8. Xử lý thông tin và năng lực tư duy Tiếp nhận và xử lý thông tin một cách hiệu quả để có thể đưa ra những quyết định chính xác. Có bốn thành phần chính. Đầu tiên là kỹ năng phân tích vấn đề và ra quyết định. Nó bao gồm nhận dạng vấn đề, triệu chứng, nguy ên nhân và xử lý các thông tin để đưa ra giải pháp chính xác trong thời gian ngắn nhất. Thứ hai là kỹ năng phân tích tài chính và định lượng. Các nhà quản lý phải có thể làm việc với các con số tài chính và có khả năng phân tích các con số này để phục vụ quá trình quản lý. Thứ ba là nhà quản lý phải có khả năng phát triển và sáng tạo các phương pháp giải quyết vấn đề mới cho chính mình và doanh nghiệp. Sáng tạo là phẩm chất quan trọng, nhưng nó không tự nhiên đến mà là kết quả của một quá trình học hỏi, quan sát và tư duy liên tục. Thứ tư là khả năng xử lý các chi tiết. Thông tin rất nhiều và đa dạng, để xử lý hiệu quả nhà quản lý phải biết chọn lọc các thông tin quan trọng, giữ được các khuynh hướng chính nhưng không mất đi các chi tiết cần thiết, cân đối giữa toàn cục và thành tố. 1. 3. Đặng Lê Nguyên Vũ – “Không để giấc mơ con đè nát cuộc đời con” Sở dĩ tôi chọn Đặng Lê Nguyên Vũ làm nhân vật tiêu biểu cho doanh nhân hiện đại, trước hết vì anh là người Việt Nam, một người Việt Nam mạnh, một người Việt Nam dám nghĩ dám làm. Và tôi là người Việt Nam nên tôi nghĩ những tấm gương Việt Nam gần gũi, thực tế hơn cho chúng ta học tập. Thời thơ ấu, Đặng Lê Nguyên Vũ sớm phải theo cha mẹ rời đồng bằng lên huyện miền núi Ma Đrăk kiếm sống. Với những ai chưa lên Ma Đrăk sống, Ma Đrăk sẽ đẹp như trong những nhạc phẩm của Nguyễn Cường. Nhưng còn một Ma Đrăk khác, với những
  10. nông dân chật vật dưới gánh mưu sinh, Ma Đrăk là một miền đẩ cằn cỗi. Gia đình Đặng Lê Nguyên Vũ cũng không nằm ngoài số hàng vạn nông dân nhọc nhằn đó. Làm rẫy không đủ sống, Vũ xin làm ở một xí nghiệp gạch. Tuổi thơ Vũ trôi đi, thấm đẫm bao mồ hôi vất vả như bao đứa trẻ miền núi khác. Nhưng trong người thanh niên này “lúc nào cũng sôi sục ước mơ sánh vai cùng cường quốc năm châu” (theo lời mẹ Vũ). Đến năm 1996, cơ sở sản xuất cà phê bột mang tên Trung Nguyên ra đời với đồng vốn nhỏ của 4 cậu sinh viên Y khoa, Đại Học Tây Nguyên. Năm 1998, Trung Nguyên lần đầu tiên xuất hiện tại Sài Gòn, với cửa hàng mang đậm chất Tây Nguyên, cà phê tuyệt ngon và uống miễn phí suốt một tuần liền. Ba năm sau, thương hiệu cà phê Trung Nguyên đã giành vị trí hàng đầu với mạng lưới hàng ngàn quán cà phê từ Bắc vào Nam. Bỏ ra 3 triệu USD để thuê các chuyên gia tư vấn của New Zealàn hoàn chỉnh hệ thống bảng tên khẳng định giá trị thương hiệu. Trung Nguyên thiết lập chuỗi cửa hàng tại Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc. Những quán cà phê khang trang mang đậm phong cách Việt Nam, làm vừa lòng người dân ở những xứ sở nổi tiếng khó tính, đắt đỏ đã gây ra một tiếng nỏ lớn khiến các chuyên gia Âu Mỹ kinh ngạc và gọi đây là hiện tượng đầu thế kỉ XXI. Năm 2005, Trung Nguyên khánh thành đồng thời cả 2 nhà máy cà phê ở Buôn ma Thuột và cà phê hòa tan ở Bình Dương với số vốn đầu tư lên tới hàng chục triệu đô. Đi hết từ thành công này sang thành công khác, nhưng Trung Nguyên không bao giờ ngừng vươn lên hướng tớ giấc mơ toàn cầu. Đặng Lê Nguyên Vũ nói: “Trung Nguyên mới đi qua 2 trong 5 bậc thang chiến lược. Hai bậc đầu là gây dựng công ty, hoàn thiện hệ thống phân phối, đưa văn hoá và sự đồng nhất vào sản phẩm. Bậc cuối cùng là đi đến toàn cầu. Hai bậc giữa đang bước chân lên nên chưa tiết lộ”. Nếu nói về Đặng Lê Nguyên Vũ, điểm nổi bật nhất về anh là quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách, đặt ra mục tiêu và phấn đầu hết mình để đạt được mục
  11. tiêu đó. “Tôi nghĩ ai cũng vậy, một khi đã đặt ra mục tiêu và có ý chí quyết tâm thì sẽ thành công.” – Vũ quả quyết khi trả lời phỏng vấn báo điện tử Thanh Niên Online. Nhưng Vũ không chỉ là một doanh nhân theo đuổi những mục đích lợi nhuận đ ơn thuần, cái anh hướng tới là một hình ảnh Việt Nam, một thương hiệu Việt trên trường thế giới. Đặng Lê Nguyên Vũ cũng được coi là một doanh nhân hiện đại bởi tinh thần cộng đồng của anh. Khi được hỏi về việc bỏ ra 20 tỷ đồng để xây dựng một trại nuôi bò trên Đăk Lăk : “Huyện Mađrak là nơi tôi lớn lên, người dân nơi này vẫn nghèo nên tôi nghĩ phải làm gì đó để giúp họ. Dự án nuôi bò của tôi đang được triển khai tại đây với sự hợp tác, hỗ trợ của một số nhà khoa học như Giáo sư Nguyễn Thiện, nguyên Viện trưởng Viện Chăn nuôi. Một tháng rưỡi nữa những phần cơ bản của dự án như hệ thống điện, nước tưới, đồng cỏ, chuồng trại… sẽ xong. Vài trăm hécta đồng cỏ nơi đây sẽ giúp bà con phát triển đàn bò, cừu, dê. Không lâu nữa bạn sẽ thấy thương hiệu bò Mađrak. Với dự án này tôi không đặt mục tiêu kinh doanh, vì phải đến trên 10 năm mới mong hoàn lại được số vốn lớn đó.” Tôi xin lấy tinh thần này của Đặng Lê Nguyên Vũ thay lời kết cho câu chuyện về một doanh nhân Việt Nam hiện đại. 1. 4. Lời kết Kinh doanh nói chung và quản trị kinh doanh nói riêng là một đề tài hết sức rộng lớn. Trong giới hạn của tiểu luận này tôi chỉ mới đề cập tới một vài nét tiêu biểu của vấn đề “Kinh doanh, quản trị kinh doanh x ưa và nay”. Những mong tiểu luận này sẽ góp phần làm rõ hơn điểm khác biệt của những nhà quản trị hiện đại. Mong rằng Việt Nam ta trong những năm tới sẽ có nhiều doanh nhân như Đặng Lê Nguyên Vũ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2