Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua nội dung “Hàng
hóa”- Giáo dục công dân 11
Ngay từ thời cổ đại, vấn đề mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn đã được đề cập.
Tuy nhiên, chỉ đến khi chủ nghĩa Mác - Lênin mới đưa ra quan niệm thực sự khoa học
về mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn. C.Mác và Ăngghen đã xác nhận một cách hiểu
về biện chứng của cái khách quan và cái chủ quan, của thực tiễn và lý luận: “Tinh
thần” coi hiện thực thực tại chỉ là phạm trù đương nhiên sẽ quy mọi hoạt động và
thực tiễn của con người thành một quá trình tư duy biện chứng của sự phê phán có
tính phê phán”.
Lênin khẳng định: “Học thuyết của Mác đã dung hợp lý luận và thực tiễn của
cuộc đấu tranh giai cấp thành một chỉnh thể không tách rời” và ngay trong những
quan điểm triết học Mác, vấn đề thực tiễn và lý luận là hai mặt đối lập vừa thống nhất,
vừa mâu thuẫn trong cùng một chỉnh thể không thể tách rời nhau.
Từ những quan điểm “Lý luận và Thực tiễn” của chủ nghĩa Mác - Lênin nêu
trên, cho ta thấy Hồ Chí Minh đã hệ thống hóa một cách tinh tế thành những quan
điểm toàn diện và sâu sắc và rất thực tiễn về những vấn đề thực tiễn ở nước ta, đến nay
vẫn còn nguyên giá trị. Để thực hiện theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh, Đảng
ta trong những năm vừa qua đã ra nhiều nghị quyết, chỉ thị học tập và làm theo Người.
Đặc biệt là vấn đề nói đi đôi với làm, lý luận phải gắn với thực tiễn. Cha ông ta đã
khẳng định: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” và điều đó đã trở thành truyền thống
quý báu của dân tộc ta. Trong quá trình phát triển của đất nước, đổi mới về tư duy, đổi
mới mục tiêu đào tạo; hệ thống tổ chức, nội dung và phương pháp dạy học; cơ chế
quản lý...trong toàn hệ thống. Đây là nhiệm vụ lớn lao, hệ trọng và phức tạp.
Theo quan điểm chỉ đạo của Đảng trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 (Khoá 11) là “Chuyển
quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực,
phẩm chất người học”. Rèn luyện kỹ năng cho người học là một bước chuyển từ cách
tiếp cận nội dung giáo dục sang tiếp cận năng lực nhằm đào tạo con người có phẩm
chất, tri thức mới, năng động, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
Khác với các bộ môn khoa học khác chỉ đi sâu nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể.
Môn GDCD ở trường THPT là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực
như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật,
3