intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học Sinh học 7

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

15
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học Sinh học 7" được thực hiện với mục đích giúp cho giáo viên thực sự là người tổ chức hướng dẫn cho học sinh hoạt động học tập. Việc khai thác và áp dụng các hình ảnh, đoạn phim ứng dụng dạy học bằng phương tiện dạy học hiện đại giúp người giáo viên tiến gần tới phương pháp dạy học tiên tiến trên thế giới, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học Sinh học 7

  1. SỬ DỤNG HIỆU QUẢ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC  SINH HỌC 7 I. PHẦN MỞ ĐẦU: I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong công cuộc đổi mới, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất  nước ta hiện nay, việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có trình   độ  kỹ  thuật cao để  hội nhập thành công là vấn đề  cấp bách. Chính vì lẽ  đó  mà ngành giáo dục phải đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp dạy  học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của ngành, đưa sự  nghiệp giáo  dục ngày càng phát triển. Theo định hướng này, việc đổi mới phương pháp  dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, khơi gợi và phát  triển năng lực tự  học, tự  nghiên cứu, năng lực nghĩ và làm một cách tự  chủ,  nhằm   đào  tạo  nên  những  con  người lao  động mới của  đất  nước.Vì  vậy,  người thày có trách nhiệm giúp học sinh tiếp cận với phương pháp nghiên   cứu khoa học, hướng dẫn học sinh nắm bắt kiến thức một cách tốt nhất. Với bộ  môn Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, lấy quan sát   thí nghiệm là phương pháp nghiên cứu chủ yếu, do đó dạy sinh học không thể  thiếu các phương tiện trực quan như: các mô hình, tranh vẽ, mẫu vật, phim   ảnh...), phải làm cho bài giảng gắn liền với thực tế sinh động. Như vậy chất  lượng học tập đạt hiệu quả cao. Là một giáo viên đảm nhiệm nhiệm vụ  của ngành đã nhiều năm, tôi   nhận thấy: Để học sinh hoạt động học tập tích cực, học sinh hiểu bài và nắm   chắc bài ngay tại lớp thì việc chuẩn bị  chu đáo và sử  dụng phương tiện dạy  học phục vụ  cho từng bài học là một yêu cầu hết sức quan trọng, nó quyết  định sự thành công một tiết học. Do vậy việc chú trọng vào việc sử dụng đồ 
  2. dùng dạy học là rất cần thiết với tất cả các môn học nói chung và với bộ môn   Sinh học nói riêng. Xuất phát từ  lý do trên tôi đã chọn đề  tài “Sử  dụng hiệu quả  đồ  dùng   dạy học  Sinh học 7” làm đề tài nghiên cứu và áp dụng vào thực tế giảng dạy  môn Sinh học 7 do tôi đảm nhận trong năm học này. I.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Đề tài “Sử dụng hiệu quả đồ  dùng dạy học Sinh học 7” viết ra khi áp  dụng vào giảng dạy sẽ  giúp người giáo viên có kế  hoạch chuẩn bị  đồ  dùng  dạy học cho bộ  môn  ở  khối lớp mình được phân công trong năm học, có  hướng khai thác thông tin trên mạng, kinh nghiệm của đồng nghiệp để  thiết  kế bài dạy giáo án điện tử, giúp học sinh tăng cường ghi nhớ, phát triển năng   lực trí tuệ, đồng thời đáp ứng yêu cầu chủ đề năm học “Đẩy mạnh ứng dụng  công nghệ thông tin...” I.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Việc sử  dụng đồ  dùng dạy học Sinh học đạt hiệu quả  giúp cho giáo  viên thực sự  là người tổ  chức hướng dẫn cho học sinh hoạt động học tập.  Việc khai thác và áp dụng các hình  ảnh, đoạn phim ứng dụng dạy học bằng   phương tiện dạy học hiện đại giúp người giáo viên tiến gần tới phương pháp   dạy học tiên tiến trên thế  giới, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả  giáo  dục đào tạo. I.4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, KẾ HOẠCH, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh Lớp 7 THCS  4.2. Phạm vi nghiên cứu: 5 Lớp 7 Trường THCS Mạo Khê 2­ Đông Triều­ Quảng Ninh.
  3. 4.3 .Kế hoạch nghiên cứu: ­   Địa   điểm:   Lớp   7   Trường   THCS   Mạo   Khê   2­   Đông   Triều­  Quảng Ninh. 4.4. Thời gian nghiên cứu:   Đề  tài “Sử  dụng hiệu quả  đồ  dùng dạy học Sinh học 7” tôi đã  thực sự áp dụng vào dạy học từ những năm qua đến nay và đã mang lại   hiệu quả học tập cao. I.5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: ­ Lí luận: Để  hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thành công, mỗi giáo  viên cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm mục đích nâng cao   chất lượng hiệu quả giờ lên lớp. Một trong những hướng để đổi mới phương   pháp dạy học đó là tăng cường việc sử  dụng các đồ  dùng, phương tiện dạy  học, đặc biệt là các phương tiện dạy học hiện đại. ­ Thực tiễn: Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học,ngay từ đầu năm học  phòng Giáo dục đã tổ  chức chuyên đề  “  ứng dụng công nghệ  thông tin trong   dạy học”. Giáo viên được học : Quy trình thiết kế bài giảng giáo án điện tử,   khai thác mạng Internet để phục vụ cho công việc soạn giảng của mình.Việc  sử  dụng thường xuyên, hiệu quả  đồ  dùng, phương tiện dạy học đặc biệt là  phương tiện hiện đại giúp cho giờ  học trở  lên cực kì hấp dẫn và hứng thú   hơn rất nhiều. Học sinh bị cuốn hút bởi từng nội dung kiến thức bài học, các   em hào hứng tham gia mọi tiết học và vì thế hiệu quả  giờ  dạy không ngừng   được nâng lên. Từ những lí luận và thực tiễn nêu trên, tôi đã đề ra các nội dung của đề  tài như sau: II. PHẦN NỘI DUNG: II.1. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
  4. 1.1. Sơ lược về Trường THCS Mạo Khê 2 Trường THCS Mạo Khê 2 nhiều năm liên tục đạt tiên tiến xuất sắc   cấp Tỉnh và năm 2003 được UBND Tỉnh Quảng Ninh công nhận là trường đạt  chuẩn quốc gia giai đoạn 2001­ 2010. Là một trường có nền nếp dạy và học,  có đội ngũ đoàn kết nhất trí, trình độ  tay nghề  khá đồng đều. Nhà trường  được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường  rất tốt nên trang  thiết bị  cơ  sở  vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ,   hiện đại đảm bảo cho công tác dạy và học gắn với sự trợ giúp của công nghệ  thông tin. 1.2. Một số  thành tựu đã đạt được:   Đội ngũ giáo viên trường THCS   Mạo Khê 2  đã đảm bảo tốt việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, sử  dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại. Bản thân tôi rất vinh dự  được giảng dạy ở trong môi trường của nhà trường như vậy. Chính vì thế mà  tôi luôn luôn cố gắng tự tích luỹ, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù  hợp với phương pháp giảng dạy mới, với phương tiện dạy học hiện đại nhà  trường đã được trang cấp . Đề tài của tôi được Ban giám hiệu, các tổ chuyên  môn và các đồng nghiệp nhiệt tình  ủng hộ  cùng áp dụng, vì vậy học sinh   không bị học chay mà được học trong một thế giới trực quan sống động, các   em hứng thú học tập, tiếp thu bài nhanh, phát  triển năng lực trí tuệ  của học   sinh.  1.3. Một số tồn tại và nguyên nhân: Bản thân tôi còn phải học hỏi thêm  giáo viên tin học nhiều điều để giảng dạy bằng thiết bị dạy học hiện đại tốt  hơn nữa. 1.4. Một số vấn đề đặt ra             Đề tài “Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học  Sinh học 7”, tôi đã thực sự  áp dụng vào dạy học từ  những năm qua và mang lại hiệu quả  học tập cao.   Năm học này tôi đi sâu hơn vào việc lựa chọn các hình  ảnh và đoạn phim  
  5. ngắn để thiết kế các Slide trên máy vi tính phục vụ cho các bài học Sinh học   7 bằng giáo án điện tử, giúp cho học sinh quan sát, mô tả hoạt động sống của  các động vật trong môi trường của chúng… để  học sinh tự  phát hiện kiến  thức, chủ động nắm bắt kiến thức, nhờ đó học sinh nắm chắc bài và say mê  học tập hơn. II.2. ÁP DỤNG TRONG GIẢNG DẠY II.2.1. Các bước tiến hành ­ Chọn đề  tài thực hiện trong năm học  ở  khối lớp 7 được nhà trường   phân công: “Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học Sinh học 7” ­ Khảo sát chất lượng học sinh đầu năm: Lớp Sĩ số Kết quả học lực cuối năm Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu 7B1 35 5 10 19 1 7B2 42 9 17 9 1 7B3 42 6 15 20 1 7B4 44 20 22 2 0 7B5 35 17 10 6 2 ­ Để có được đồ dùng dạy học cho từng bài dạy và hướng dẫn học sinh  quan sát học tập như thế nào có hiệu quả thì giáo viên phải chuẩn bị chu đáo  đồ dùng dạy học, nghiên cứu phân phối chương trình bộ môn, thời khóa biểu  để chủ độn kế hoạch chuẩn bị dạy học ngay từ đầu năm học theo danh mục  tối thiểu. Xem đồ  dùng nào đã có, đồ  dùng nào còn thiếu, hướng khắc phục   (cả giáo viên và học sinh đều phải tham gia chuẩn bị đồ dùng dạy học). ­ Ngoài những đồ  dùng dạy học như  tranh vẽ, mô hình dễ  sử  dụng  nhưng lại không thể  hiện được tính chất sống của sinh vật, kích thước của   sinh vật… Các mẫu vật là một phương tiện dạy học thực tế sinh động, cung  cấp thông tin chính xác về đối tượng nghiên cứu. Có mẫu vật học sinh hứng 
  6. thú học tập hơn, và cũng nhờ có mẫu vật giáo viên kiểm tra được ý thức và kĩ  năng quan sát tìm tòi, kĩ năng giải phẫu, kĩ năng trình bày nội quan vật mẫu  trong một thời gian nhất định nhưng nhược điểm là đòi hỏi chuẩn bị  công   phu, có khi không để lâu được. Nhờ  có công nghệ thông tin, qua những đoạn   phim ngắn trên Internet là hình ảnh trực quan sinh động, đẹp, chính xác đã bù   đắp hết những khiếm khuyết của các đồ dùng tranh vẽ, mô hình, mẫu vật nêu  trên, đảm bảo chủ động có đồ  dùng dạy học, làm cho giờ  học trở  lên cực kì  hấp dẫn và hứng thú hơn rất nhiều, tăng cường ghi nhớ  và nhờ  đó học sinh  nắm chắc kiến thức của bài. II.2.2. Bài dạy minh hoạ Minh họa bằng một giờ  dạy sinh học lớp 7, tôi đã lựa chọn các hình  ảnh và những đoạn phim ngắn để thiết kế các Slide trên máy vi tính phục vụ  cho bài học Sinh học 7 bằng giáo án điện tử  như sau: Tiết 56: Môi trường sống và sự vận động di chuyển. * Kiểm tra bài cũ: Giáo viên chiếu Slide câu hỏi lên màn hình Kể tên một số động vật mà em biết và môi trường sống của chúng? * Bài mới: Giáo viên chiếu Slide tên chương, bài lên màn hình: CHƯƠNG VII:  SỰ TIẾN HÓA CỦA ĐỘNG VẬT  Bài 53 :   Môi trường sống và sự vận động di chuyển. Giáo viên chiếu Slide sau lên màn hình: Hãy đọc đoạn thông tin SGK: “Sự vận động… kẻ thù” ? Nêu tầm quan trọng của sự vận động và di chuyển ở động vật Giáo viên chuyển ý vào mục I. 1. Các hình thức di chuyển . Giáo viên chiếu Slide sau  lên màn hình:
  7.       Hãy đọc thông tin  ở mục I SGK, quan sát H53.1 SGK và H53.1 trên màn   hình: Thảo luận nhóm (2 bàn), hoàn thành bài tập: Theo ví dụ gà lôi, hãy nối  các cách di chuyển ở các ô cho sẵn với các loài động vật còn lại cho phù hợp? . Giáo viên gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả  và dùng đèn chiếu lần  lượt hiển thị kết quả của 1 nhóm. Các nhóm khác theo dõi bổ sung. . Cuối cùng giáo viên chiếu Slide đáp án chuẩn các hình thức di chuyển   của động vật cho các nhóm đối chiếu kết quả và tự sửa chữa  .  Qua hình vẽ các hình thức di chuyển của động vật, giáo viên yêu cầu  học sinh làm bài tập:  Hãy cho biết : + Những động vật nào có 3 hình thức di chuyển, và là những hình thức   nào? + Những động vật nào có 2 hình thức di chuyển, và là những hình thức   nào? + Những động vật nào có 1 hình thức di chuyển, và là những hình thức   nào? ? Hãy rút ra kết luận qua nghiên cứu phần các hình thức di chuyển của   ĐV. . HS thảo luận     Kết luận.Giáo viên chiếu Slide phần kết luận của  mục I: ­ Động vật có nhiều cách di chuyển như: đi, bò, chạy, nhảy, bơi, bay…   phù hợp môi trường và tập tính của chúng. Giáo viên chuyển ý sang mục II, và chiếu Slide mục II lên màn hình: 2. Sự tiến hoá cơ quan di chuyển: Hãy quan sát hình 53.2, đọc kĩ các chú thích trong hình.
  8. . Giáo viên chiếu Slide H.53.2 lên màn hình và lần lượt cho học sinh   quan sát từng đại diện động vật di chuyển bằng những hình  ảnh và những   đoạn phim sưu tầm trên mạng Internet. Với những hình ảnh đẹp, sống động  rõ ràng rất hấp dẫn sự chú ý của học sinh, học sinh tự mình nhận biết, rút ra   kết luận về  sự  di chuyển của từng đại diện động vật như  thế  nào mà giáo  viên không mất thời gian thuyết trình. . Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, chiếu Slide phiếu học tập   lên màn hình: Sự phức tạp hoá và phân hoá cơ quan di chuyển ở động vật. Các nhóm thảo luận xong, đổi phiếu cho nhau. Giáo viên chiếu Slide  đáp án chuẩn lên màn hình để cho các nhóm theo dõi và báo cáo kết quả của   nhóm được chỉ định. (Đáp án: Sự phức tạp hoá và phân hoá cơ quan di chuyển ở động vật): Đặc điểm cơ quan di chuyển Tên động vật ­ Chưa có cơ quan di chuyển, có đời sống bám, sống cố  ­ Hải quỳ, san hô định ­ Thuỷ tức ­ Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm, kiểu sâu đo ­ Rươi ­ Cơ quan di chuyển còn rất đơn giản (mấu lồi cơ, tơ bơi) ­ Rết, thằn lằn ­ Cơ quan di chuyển đã phân hoá thành chi phân đốt ­ Cơ quan di chuyển  ­ 5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi ­ Tôm được phân hoá thành  ­ 2 đôi chân bò, 1 đôi chân nhảy ­ Châu chấu các chi có cấu tạo và  ­ Vây bơi với các tia vây ­ Cá chép, cá trích chức năng khác nhau  ­ Chi 5 ngón có màng bơi ­ Êch, cá sấu ­ Cánh được cấu tạo bằng lông vũ ­ Chim Hải âu, gà ­ Cánh được cấu tạo bằng màng da ­ Dơi ­ Bàn tay, bàn chân cầm nắm ­ Khỉ, vượn . Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi lại kết quả trong phiếu học tập và  nhớ  lại hình  ảnh các động vật di chuyển qua các đoạn phim trên, trả  lời câu   hỏi sau:
  9. + Sự tiến hoá cơ quan di chuyển ở động vật thể hiện như thế nào? + Sự hoàn chỉnh cơ quan vận động di chuyển thể hiện ra sao? + Ý nghĩa sự tiến hoá cơ quan di chuyển ở động vật? .Giáo viên chiếu Slide phần kết luận mục II lên màn hình sau khi HS   thảo luận: ­ Từ chưa có cơ quan di chuyển (sống bám   di chuyển chậm)   có cơ   quan di chuyển (đơn giản   phức tạp dần) ­ Ý nghĩa: đảm bảo cho sự vận động có hiệu quả thích nghi với những   điều kiện sống khác nhau. II.3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ SAU THỰC NGHIỆM II.3.1. Phương pháp nghiên cứu: Từ  kinh nghiệm giảng dạy bộ  môn nhiều năm, qua chương trình bồi  dưỡng thường xuyên, tôi đã có kế  hoạch chuẩn bị  đồ  dùng dạy học ngay từ  đầu năm học và lựa chọn phương pháp sử  dụng đồ  dùng dạy học phù hợp  từng nội dung kiến thức của bài lên lớp, phù hợp điều kiện cơ  sở  vật chất,   đối tượng học sinh  của nhà trường, đảm bảo các nguyên tắc dạy học và thời  gian của tiết học. Tôi chủ  động tự  tìm kiếm các hình  ảnh, đoạn phim trên mạng về  thế  giới động vật, thường xuyên học hỏi tìm các hình  ảnh, đoạn phim cần dạy  qua đồng nghiệp, bạn bè có trình độ vi tính để có được những hình ảnh đoạn  phim về động vật phù hợp với các bài dạy trong chương trình sinh học 7. II.3.2. Kết quả: Với   những   hình   ảnh   trực   quan   sinh   động   chính   xác,   việc   tìm   kiếm  chiếu Slide các hình ảnh, các đoạn phim sống động về động vật vào dạy học  Sinh học 7 đã làm cho học sinh hứng thú say mê và bị  cuốn hút bởi từng nội   dung kiến thức bài học, phát triển được năng lực nhận thức của học sinh qua  
  10. quan sát, qua hoạt động cá nhân, nhóm, thảo luận giữa các nhóm và toàn lớp.   Học sinh nắm bắt kiến thức một cách chủ động, tích cực, nắm vững hiểu rõ  kiến thức cơ  bản trong chương trình, sách giáo khoa, đáp  ứng được yêu cầu  của giáo dục hiện đại. Kết quả  là nhiều em rất ham thích học môn Sinh, nhiều em đã phấn   đấu từ  yếu lên trung bình, từ  trung bình lên khá và giỏi. Chất lượng giảng   dạy môn Sinh học 7 do tôi phụ trách luôn luôn cao, nhiều bài dạy đã được áp  dụng trong tổ chuyên môn, có bài đã gửi vào trang Web của phòng Giáo dục. Cụ  thể  bộ  môn Sinh học 7 do tôi đảm nhận giảng dạy trong năm học  2008 ­ 2009 đạt được như sau: Lớp Sĩ số Kết quả học lực cuối năm Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu 7B1 35 5 12 18 0 7B2 42 9 19 8 0 7B3 42 6 15 21 0 7B4 44 21 22 1 0 7B5 35 19 8 7 1 III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:                  III.1. Kết luận: Với ý thức luôn luôn học hỏi nâng cao tay nghề, mong muốn giáo dục  của nhà trường, của huyện nhà chất lượng ngày một nâng cao, bản thân tôi đã  luôn luôn tìm tòi học hỏi, trau dồi kinh nghiệm giảng dạy, tích cực sử  dụng  đồ dùng dạy học trong các tiết học của chương trình nhất là các đồ dùng trực   quan sống động tìm kiếm trên Internet để  thiết kế  các bài dạy bằng giáo án  điện tử. Nhờ  đó tôi đã “Sử  dụng hiệu quả  đồ  dùng dạy học Sinh học 7”để  dạy học. Học sinh lĩnh hội tri thức một cách đầy đủ, chính xác hơn, đồng thời   củng cố  mở  rộng, khắc sâu và nâng cao kiến thức cơ  bản cho học sinh . Đó  
  11. cũng là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả  giờ  lên lớp. Có được kết quả  trên, ngoài sự  cố  gắng của bản thân, tôi còn có sự  hưởng ứng tích cực của học sinh, sự quan tâm sâu sắc của Ban Giám Hiệu và   sự giúp đỡ tận tình của đồng nghiệp. III.2. Kiến nghị: Hiện tại, nhiều trường chưa có đủ  phương tiện dạy học hiện đại nên   chưa thể  trình chiếu cho học sinh những bài học với những hình  ảnh, tranh  vẽ, những đoạn phim sống động để học tập. Tôi rất mong các cấp, các ngành  cùng với ngành Giáo dục đầu tư trang thiết bị cho giáo dục, bồi dưỡng nghiệp  vụ sử dụng phương tiện hiện đại cho giáo viên đứng lớp, tổ chức nhiều hơn   các chuyên đề về sử  dụng  giáo án điện tử trong giảng dạy, tổng kết đúc rút  kinh nghiệm qua các chuyên đề. Có như  vậy mới đáp ứng được yêu cầu của   sự nghiệp giáo dục nước nhà. Trên đây là những việc làm tôi đã áp dụng vào giảng dạy trong năm học   qua. Vì lòng yêu nghề mến trẻ, vì sự nghiệp giáo dục của huyện nhà tôi sẽ cố  gắng nhiều hơn nữa để  tìm ra những phương pháp giảng dạy tối  ưu nhất,  góp phần nhỏ  bé của mình vào sự  thành công của sự  nghiệp giáo dục. Bản  thân tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các đồng nghiệp   để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Mạo khê, ngày 01 tháng 5 năm 2009. NGƯỜI VIẾT                                                
  12.                                                                                  Đỗ Thị Sinh
  13. PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN ĐÔNG TRIỀU  ­­­­­*­­­­­ S Ử  D Ụ NG  HI Ệ U QU Ả   Đ Ồ  DÙNG D Ạ Y  HỌC SINH H Ọ C 7 Họ và tên: Đỗ Thị Sinh
  14. TỔ:   SINH HOÁ ĐỊA TRƯỜNG THCS MẠO KHÊ 2 HUYỆN ĐÔNG TRIỀU ­ TỈNH QUẢNG NINH 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2