Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp giúp lớp chủ nhiệm đạt kết quả cao trong các phong trào thi đua ở trường THPT
lượt xem 6
download
Mục đích của sáng kiến là giúp bản thân tác giả sẻ chia được những kinh nghiệm quý báu đã đúc kết được những năm qua tới các thầy cô giáo đồng nghiệp, để cùng nhau trao đổi, cùng nhau tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện các phong trào, cùng nhau đưa tập thể lớp chủ nhiệm tiến bộ về mọi mặt, cùng nhau đưa các phong trào thi đua trong trường học ngày càng lan rộng và có ý nghĩa thiết thực tới từng cá nhân học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp giúp lớp chủ nhiệm đạt kết quả cao trong các phong trào thi đua ở trường THPT
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT 1-5 ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP LỚP CHỦ NHIỆM ĐẠT KẾT QUẢ CAO TRONG CÁC PHONG TRÀO THI ĐUA Ở TRƯỜNG THPT Lĩnh vực: chủ nhiệm Tác giả: Hà Minh Quy Đơn vị: Trường THPT 1-5 Thời gian thực hiện: 2018-2020 Số điện thoại: 0328881006 Nghĩa Đàn, tháng 03 năm 2021 1
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế toàn cầu của nước ta đòi hỏi nhiều nhân tố và nguồn lực. Một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của đất nước chính là phát triển CON NGƯỜI với nhiều phẩm chất và năng lực. Trong đó, thanh niên, học sinh, sinh viên là lực lượng nòng cốt, là rường cột của xã hội. Nguồn năng lực đó, ngoài trách nhiệm của tất cả các tổ chức thì ngành Giáo dục đóng một vai trò không nhỏ. Dưới sự lãnh đạo của Ban giám hiệu, tổ chức của Đoàn, … hơn ai hết, giáo viên chủ nhiệm không chỉ đơn thuần là người trực tiếp giảng dạy trên lớp mà còn là người trực tiếp tổ chức, hướng dẫn học sinh trong các phong trào thi đua: học tập, hoạt động Thể dục, thể thao, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, tình nguyện, … giúp học sinh hướng tới các giá trị chân – thiện – mỹ. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo viên chủ nhiệm đã phát động các phong trào thi đua, vì ‘‘Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua’’. Vì vậy, thi đua là thước đo kết quả nỗ lực phấn đấu của cả chủ nhiệm và tập thể lớp, Chi đoàn. Thi đua sẽ tạo cơ hội cho cá nhân học sinh phát triển năng lực, vừa có điều kiện giao lưu học hỏi giữa các Chi đoàn, vừa gắn kết được các thành viên trong tập thể, vừa được trải nghiệm, vừa đúc rút được kinh nghiệm sống, vừa rèn luyện được các năng lực, phẩm chất cho học sinh. Để tổ chức được các phong trào thi đua có hiệu quả cao thì vai trò của giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Mỗi giáo viên chủ nhiệm có thể chọn mỗi cách làm khác nhau, nhưng đều cùng chung mục đích, đó là hoàn thành nhiệm vụ được giao và góp phần trong việc khẳng định thành tích năm học của cá nhân, của lớp, của trường. Vẫn nhớ như in những ngày mới tập tễnh bước vào nghề, trò mới - môi trường mới - đồng nghiệp mới, … tất cả đều xa lạ. Vừa nhận nhiệm vụ giảng dạy được một thời gian ngắn thì tôi tiếp tục nhận một nhiệm vụ mới, đó là chủ nhiệm lớp C5 khóa 2012-2015; dù đã được tiếp thu kiến thức trên giảng đường đại học, dù đã học hỏi được một số kinh nghiệm của các thầy cô đồng nghiệp, dù đã cố gắng hết sức bằng năng lực của bản thân, nhưng tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm còn ít, học đi đôi với hành chưa thật sự thấm nhuần nên khóa chủ nhiệm đó lớp đạt kết quả rất thấp, mảng phong trào thi đua ở vị thứ 27 trên tổng số 31 lớp. Tự bản thân tôi cảm nhận được đó là một sự thất bại của chính mình trong công tác giáo dục nói chung và công tác chủ nhiệm nói riêng. Nhưng cũng chính sự thất bại đó tạo cho tôi động lực để cố gắng những năm học tiếp theo; sự thất bại đó đã cho tôi những bài học kinh nghiệm, giúp tôi biết phát huy những cái đã được và khắc phục những việc làm chưa được. Từ sự thất bại đó, tôi đã tự hứa với lòng mình thất bại ở đâu, đứng dậy ở đó. Từ sự thất bại đó, tôi đã luôn trăn trở làm thế nào để đưa được tập thể lớp chủ nhiệm lên được tốp đầu của trường trong những năm về sau? 2
- Từ những kinh nghiệm bản thân đã học hỏi, trau dồi được trong gần 10 năm làm nghề giáo, tôi thấy phong trào thi đua ở trường THPT là một mảng rất cần thiết, không thể tách rời với hoạt động học tập, hoạt động nề nếp. Thực tế cho thấy ở nơi nào có phong trào thi đua thì nơi đó sẽ phát huy được tinh thần làm chủ, tích cực, tự giác của học sinh; ở đó sẽ tạo cho ta cảm giác vui vẻ, thoải mái, hòa đồng và thể hiện được tinh thần đoàn kết của tập thể. Nhận thức rõ tầm quan trọng của phong trào thi đua ở trường trung học phổ thông, tôi đã thực sự đầu tư vào vấn đề này tại lớp chủ nhiệm khóa 2017-2020 năm học 2018-2019, 2019-2020 và kết quả đem lại cho tôi những con số đáng khích lệ. Vì vậy, tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Một số biện pháp giúp lớp chủ nhiệm đạt kết quả cao trong các phong trào thi đua ở trường THPT’’. 2. Mục đích nghiên cứu - Qua nhiều khóa nhận nhiệm vụ chủ nhiệm, hiểu và nắm rõ được tầm quan trọng của các phong trào thi đua trong trường học, được đồng hành cùng các em học sinh trên những chặng đường mỗi khi Đoàn trường phát động các phong trào thi đua, được trải qua những cảm xúc thăng trầm vui - buồn - hứa hẹn. Bản thân cũng là một Đoàn viên, một giáo viên trẻ luôn khao khát được cống hiến cho quê hương, khao khát được đóng góp công sức của mình để đưa nhà trường ngày càng phát triển, khát khao được là bạn đồng hành cùng các em học sinh thân yêu trải qua những tháng ngày vất vả, gian truân để đạt được những kết quả mà tập thể lớp và cô trò đã đề ra trong bản phương hướng từ đầu năm học. Vì vậy, bản thân tôi đã quyết tâm thực hiện đề tài này, với mong muốn hiểu hơn về các em học sinh, hiểu hơn nữa về các phong trào thi đua trong nhà trường và quan trọng hơn cả, đó là qua đề tài này, sẽ là cầu nối giúp bản thân tôi sẻ chia được những kinh nghiệm quý báu đã đúc kết được những năm qua tới các thầy cô giáo đồng nghiệp, để cùng nhau trao đổi, cùng nhau tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện các phong trào, cùng nhau đưa tập thể lớp chủ nhiệm tiến bộ về mọi mặt, cùng nhau đưa các phong trào thi đua trong trường học ngày càng lan rộng và có ý nghĩa thiết thực tới từng cá nhân học sinh. - Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, nền giáo dục cũng đang từng bước tăng cường và nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh, mang đến sự hứng thú, chủ động, tích cực trong học tập cho các em. Phát triển những kỹ năng học tập, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, giúp học sinh mạnh dạn chủ động tiếp thu kiến thức, tự tin trong mọi hoạt động học tập cũng như vui chơi, xây dựng trường lớp sạch đẹp, an toàn. Trong đó đặc biệt là phát huy khả năng tự tìm hiểu, khám phá, tư duy sáng tạo cần có cho các em học sinh. Để đạt được các mục tiêu như trên, song song với việc các em tiếp thu kiến thức thì việc cho các em tham gia vào các phong trào đoàn thể là việc rất cần thiết và không thể thiếu trong mỗi trường học, tuy nhiên vấn đề thực hiện phong trào như thế nào cho có hiệu quả, có ý nghĩa, có tính lan tỏa tới toàn thể 3
- các em học sinh là một bài toán mà nhiều giáo viên chưa tìm được lời giải. Vì vậy, bản thân đã, đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu, xây dựng đề tài với mong muốn sẽ giúp được các thầy cô giáo tổ chức các phong trào của lớp đạt được kết quả cao. 3. Tính mới của đề tài - Việc thực hiện các phong trào thi đua trong trường THPT được thực hiện một cách đồng loạt, tuy nhiên khi xét để tính điểm thi đua giữa các lớp, Chi đoàn thì mỗi trường có một cách tính, có những quy định riêng. Nhưng chung quy đều có chung mục đích, đó là góp phần vào việc phát triển nhân cách toàn diện của học sinh. Chính vì thế, việc thực hiện các phong trào thi đua hàng năm của mỗi trường là không thể thiếu và số lượng các phong trào thi đua ngày càng tăng cùng với sự phát triển của nền giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, lâu nay các giáo viên chỉ truyền tai nhau, muốn đạt được kết quả cao trong các phong trào thi đua phải làm thế này, phải làm thế kia. Mỗi người một vài ý kiến, rồi truyền nhau hoặc chắp ghép lại, rồi cùng thực hiện, có khi mỗi cá nhân một ý, tự mình thực hiện; chứ chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu một cách bài bản, khoa học về phong trào thi đua trong trường học. Vì vậy, bản thân tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài này dưới sự học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, sự hợp tác của học sinh, sự góp ý chân thành của các nhà Quản lý giáo dục. Hy vọng nó sẽ là một nguồn tài liệu hữu ích và thiết thực cho đồng nghiệp. - Thường thì khi thực hiện một đề tài liên quan đến thi đua và đạt kết quả cao, giáo viên sẽ chọn đối tượng nghiên cứu là những lớp chọn mũi nhọn của trường, bởi những tập thể đó ngoài năng lực học rất tốt, ý thức học sinh rất tốt, nhiều học sinh có năng khiếu nổi bật, có điều kiện thuận lợi khi thực hiện các phong trào thì việc thực hiện sẽ ít gặp khó khăn hơn, kết quả tập thể đạt được cao hơn. Xưa nay, trong tiềm thức của đa số giáo viên, mỗi khi tổng hợp các phong trào thi đua thì lớp chọn luôn là những tập thể đứng trong tốp đầu của trường, những lớp đại trà hiển nhiên sẽ luôn ‘‘an phận’’ ở những tốp sau. Tuy nhiên, chính bản thân tôi đã phần nào làm thay đổi được những suy nghĩ đó, tôi đã đưa được phong trào một tập thể lớp đại trà lên được tốp 1 của trường trong 2 năm học liên tiếp, đó là một kết quả đáng ghi nhận và sẽ là hành trang để tiếp tục cố gắng những năm về sau, là tấm gương để các lớp đại trà sau này có động lực, ý chí phấn đấu khi tham gia các phong trào thi đua. 4. Phạm vi áp dụng đề tài - Học sinh trường THPT 1-5. - Thời gian nghiên cứu và hoàn thiện đề tài 2 năm, năm học 2018-2019, năm học 2019-2020. 4
- 5. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập tài liệu liên quan, học hỏi kinh nghiệm của các thầy cô giáo đồng nghiệp; tìm hiểu các vấn đề liên quan thông qua sách, báo, mạng internet, thông tin đại chúng. - Phương pháp phân tích: Sau hai năm làm công tác chủ nhiệm, năm học 2018-2019 lớp 11C4 và năm học 2019-2020 lớp 12C4, thăm dò học sinh kết hợp với một số biện pháp sư phạm khác như thường xuyên thông qua giáo viên bộ môn để hiểu thêm học sinh lớp chủ nhiệm và mong muốn giáo viên bộ môn cũng hưởng ứng với các phong trào thi đua, để thấy hiệu quả của phương pháp. - Phương pháp kiểm tra đánh giá, kết hợp với so sánh đối chiếu kết quả xếp loại trong các năm học, năm học 2017-2018, năm học 2018-2019 và 2019-2020. Tìm hiểu những mặt ưu điểm của năm học trước để năm học sau áp dụng và phát huy, cũng như phát hiện ra những nhược điểm, hạn chế để khắc phục, bổ sung. 6. Đối tượng nghiên cứu Lớp chủ nhiệm 11C4, 12C4 khóa 2017-2020 trường THPT 1-5, Nghĩa Đàn, Nghệ An. B. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường (Đoàn trường) phát huy vai trò, trách nhiệm nhằm xây dựng thế hệ học sinh phát triển toàn diện, có đạo đức tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và kỹ năng nghề nghiệp, giàu lòng yêu nước, có lối sống đẹp, có lý tưởng cách mạng và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam. Chi đoàn (lớp) là tổ chức tế bào của Đoàn, là hạt nhân nòng cốt đoàn kết, tập hợp thanh thiếu nhi. Trong trường học, Chi Đoàn học sinh thành lập từ đầu năm học theo đơn vị lớp đứng đầu là bí thư chi đoàn. Mỗi đoàn viên luôn luôn phải phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; gương mẫu chấp hành và vận động thanh niên, thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. 2. Cơ sở thực tiễn Chúng ta nhận thấy rằng học tập làm cho cơ thể chúng ta mệt mỏi, tinh thần căng thẳng thậm chí không còn muốn tiếp tục công việc của mình nữa. Nhưng nếu 5
- chúng ta dành thời gian tham gia các hoạt động phong trào, chúng ta sẽ có được sức khỏe tốt, đầu óc sảng khoái, tinh thần phấn chấn và ngoài ra chúng ta còn có thêm bạn bè nhờ các hoạt động giao lưu khi tổ chức phong trào này. Trong mỗi trường học, việc cho các em học sinh tham gia các phong trào thi đua có ý nghĩa thiết thực và rất quan trọng, không chỉ là nền tảng để các cá nhân học sinh phát triển toàn diện mà nó còn là những hoạt động mang tính tập thể cao, liên kết các cá nhân riêng lẻ thành khối tập thể đoàn kết, nhất trí cao. 3. Thực trạng nội dung cần nghiên cứu 3.1 Thuận lợi - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chấp hành Đoàn trường; đội ngũ giáo viên giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm đã có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động phong trào thi đua; luôn nhiệt tình giúp đỡ, sẻ chia kinh nghiệm. - Được sự quan tâm của các bậc phụ huynh, sát cánh bên con em của mình không chỉ vấn đề học tập mà còn tạo điều kiện tốt nhất để các em học sinh có thời gian tham gia hoạt động, tham gia thi, tham gia các phong trào được phát động và hỗ trợ một phần nhỏ kinh phí cho các em tham gia một số hoạt động cụ thể. - Đa số các em học sinh đều xuất thân từ các gia đình có truyền thống nông nghiệp từ xưa nên bản tính hiền lành, chịu khó, dễ bảo; ý thức tập thể tốt, đoàn kết, thương yêu, quan tâm lẫn nhau, cùng giúp đỡ nhau để hoàn thiện nhân cách bản thân, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và đạt kết quả cao trong các phong trào được phát động. - Từ sự thất bại của bản thân những năm mới bước vào nghề, từ sự thành công của khóa chủ nhiệm C5 năm học 2016 - 2018. Thất bại có, thành công có đã tự mình đúc rút được khá nhiều kinh nghiệm; học hỏi, trau dồi được khá nhiều kiến thức và quan trọng hơn cả là sự phấn đấu không mệt mỏi, tự làm mới bản thân theo tháng năm không ngại gian khó, gian khổ, không ngại thất bại. 3.2 Khó khăn - Nghĩa Đàn - một miền đất hứa của Nghệ An, tuy nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào nhưng đời sống kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn, trên 80% các bậc phụ huynh hoạt động trong nghề nông nghiệp còn thô sơ, lạc hậu; thậm chí bươn trải từng ngày để lo từng miếng cơm manh áo cho gia đình; nên việc quan tâm, theo dõi, dành thời gian động viên, sẻ chia tới con em mình còn nhiều hạn chế. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, trong trường học đã có thêm các cuộc thi trực tuyến, đó là mảng thi đua cần có sự đầu tư về thời gian cũng như vật chất; tuy nhiên mạng lưới internet còn hạn chế ở vùng thôn quê, cộng với hoàn cảnh gia đình còn vất vả nên việc tiếp cận với các cuộc thi trực tuyến, học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn, nan giải. 6
- - Hầu hết các em đều ở xa trường, việc đi lại còn gặp nhiều khó khăn; đặc biệt là những ngày mưa to, gió lớn, nước tràn dâng cao, một số em bắt buộc phải nghỉ học nên việc tham gia các phong trào bị gián đoạn. - Lớp 11C4 khóa 2017-2020, lớp tôi nhận chủ nhiệm là một lớp đại trà, kết quả phong trào thi đua năm lớp 10 khá thấp, đồng nghĩa với việc đầu vào của lớp không cao, ý thức tham gia hoạt động của học sinh chưa thật sự đồng đều; vì vậy, để lớp có một sự thay đổi theo hướng tích cực phải có sự đột phá toàn diện; đầu tư thời gian, tâm huyết lâu dài. - Năm học 2018-2019, sau một khoảng thời gian nghỉ sinh theo chế độ, tôi trở lại trường và được phân công chủ nhiệm lớp 11C4. Việc tiếp nhận một lớp chủ nhiệm mới, cô - trò chưa một lần được trực tiếp gặp gỡ, giảng dạy một phần nào đó cũng ảnh hưởng đến tâm lý học sinh; việc tìm hiểu hoàn cảnh, sở thích, sở trường của học sinh lớp chủ nhiệm phải mất một khoảng thời gian khá dài, việc khích lệ các em tham gia các phong trào và muốn đạt được kết quả cao phải có chiến lược cụ thể, phải có sự kết hợp giữa cô và trò tâm đầu ý hợp, phải có ý chí, phải có lòng quyết tâm và quan trọng hơn cả là sự tự giác của mỗi cá nhân học sinh. Để đạt được mục tiêu đề ra, bản thân tôi đã phải đầu tư rất nhiều thời gian để tìm hiểu từng học sinh, để giáo dục cho các em có được những đức tính tự giác, tự lập và tình đoàn kết tập thể. - Một số học sinh có tinh thần tự giác chưa cao, chưa xác định rõ được ý nghĩa, tầm quan trọng của các hoạt động phong trào thi đua nên không muốn tham gia, ỷ lại, thậm chí tham gia chỉ mang tính ép buộc hay chỉ để hoàn thành nhiệm vụ. 4. Các phong trào thi đua ở trường THPT 4.1. Thi đua bằng hình thức thi trực tuyến Gồm các cuộc thi qua mạng internet: ‘‘An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai’’, “Tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông và cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng Internet”, cuộc thi trực tuyến ‘‘tìm hiểu về Đảng cộng sản Việt Nam’’. 4.2. Thi đua bằng hình thức viết bài tự luận Gồm các cuộc thi bằng hình thức tự luận: bài thi ‘‘Đại sứ văn hóa đọc’’, bài thi ‘‘tìm hiểu 50 năm thực hiện di chúc của Bác’’, bài thi ‘‘tìm hiểu về biên giới và Bộ đội Biên phòng’’, bài thi ‘‘Chào mừng kỉ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh’’. 4.3. Thi đua bằng hình thức hoạt động ngoại khóa và các loại hình thức khác - Thi đua phòng học sạch đẹp; chăm sóc bồn hoa, cây cảnh. - Thi đua tháng học tốt. - Thi văn nghệ, cắm hoa. 7
- - Thi thể thao (bóng chuyền). - Tặng sách cho thư viện. - Hoạt động ủng hộ mùa đông ấm. - Hoạt động ủng hộ và xây dựng công trình thanh niên. - Cuộc thi thầy cô trong mắt em. 5. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm với các phong trào thi đua - Giáo viên chủ nhiệm vừa là người giảng dạy, vừa là người tổ chức, hướng dẫn, tư vấn thực hiện các hoạt động phong trào của lớp. Để làm tốt được công tác tư vấn cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu về tình hình học sinh, tìm ra được những học sinh có năng khiếu về lĩnh vực đang thi để tạo điều kiện cho các em được thể hiện, phát triển năng khiếu của mình; vừa phải tìm hiểu về hình thức, cách thức, thời hạn cũng như các kiến thức liên quan của mỗi phong trào để hướng dẫn, tư vấn cho học sinh trong quá trình học sinh thực hiện. - Là cầu nối thực hiện triển khai các công việc. Trường hợp cần thiết có thể triệu tập lớp họp đột xuất. Khi thay đổi, giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp thông báo cho lớp về kế hoạch mới và các phương thức chỉ đạo theo yêu cầu cấp trên. - Giáo viên là người quản lý và giúp lớp tổ chức, thực hiện các phong trào theo kế hoạch, vừa đóng vai trò người thầy đồng thời còn đóng vai trò là người đại diện cho quyền lợi của tập thể lớp, chịu trách nhiệm về vấn đề định hướng, chỉ đạo cho tập thể lớp thực hiện các yêu cầu của các cuộc thi. - Giáo viên chủ nhiệm là người theo dõi, đôn đốc việc các em tham gia thi; tổng hợp, đánh giá các kết quả hoạt động của các phong trào theo từng tuần, từng tháng, từng đợt thi đua; phân tích đánh giá những mặt ưu - nhược điểm của từng cá nhân, của tập thể sau mỗi đợt thi đua để tổng kết, cùng học sinh đánh giá, nhìn nhận lại và rút ra kinh nghiệm cho những đợt thi sau, năm học sau. - Đề xuất những thành viên có hoạt động thi đua nổi bật, những nhóm hoặc tổ có nhiều đóng góp cho phong trào thi đua nêu gương, khen thưởng trước tập thể. 6. Ý nghĩa của các phong trào thi đua trong trường THPT - Tham gia các phong trào thi đua sẽ giúp các em học sinh hoàn thiện bản thân, phát triển nhân cách toàn diện. - Các phong trào thi đua sẽ liên kết các cá nhân, các tập thể thành khối đoàn kết, bền bỉ, thương yêu lẫn nhau. - Giúp các em học sinh mạnh dạn hơn, tự tin, năng động, sáng tạo hơn trong cuộc sống. - Các cá nhân học sinh có cơ hội được thể hiện và phát triển tài năng, năng lực, sở trường của bản thân. 8
- - Mang lại không khí vui tươi, đầm ấm, tinh thần sảng khoái sau những giờ học căng thẳng. - Lan tỏa được tình yêu thương con người, lòng nhân ái, yêu thương đồng bào, tổ quốc. - Tìm hiểu, khám phá được những kiến thức mới lạ; bổ sung thêm được kho tàng kiến thức cho bản thân. - Thể hiện được sức mạnh tập thể. - Tự đánh giá được năng lực bản thân. - Bồi dưỡng niềm tự hào, tự tôn dân tộc; tìm hiểu về các vị anh hùng, lãnh tụ của đất nước. - Đóng góp một phần công sức của bản thân vào sự phát triển của Đoàn trường, nhà trường. - Phát hiện ra những hạn chế của bản thân để kịp thời điều chỉnh, cố gắng hoàn thiện cho phù hợp với môi trường giáo dục. 7. Các biện pháp thực hiện 7.1. Biện pháp chung đối với các phong trào thi đua 7.1.1. Tiếp nhận thông tin Tiếp nhận thông tin là hoạt động đầu tiên và có thể xem là một trong những bước rất quan trọng trong mỗi phong trào thi đua. Giai đoạn tiếp nhận thông tin được thể hiện qua sơ đồ sau: - Sau khi được Đoàn trường phổ biến kế hoạch trực tiếp thông qua các buổi họp hoặc trên các trang mạng xã hội. Trong các buổi sinh hoạt lớp cuối tuần hoặc sinh hoạt đầu giờ, Ban cán sự của lớp, Ban chấp hành Chi đoàn kết hợp với giáo viên chủ nhiệm sẽ có nhiệm vụ truyền đạt lại các nội dung đã tiếp thu từ cấp trên cho các cá nhân trong lớp. - Giáo viên chủ nhiệm cũng cần phải kiểm tra, giám sat đảm bảo tất cả các thành viên trong lớp đã tiếp nhận thông tin về cuộc thi, nếu còn một vài học sinh nào đó thời điểm phổ biến mà chưa có mặt hoặc chưa tiếp nhận được thông tin thì phải bổ sung ngay để đảm bảo 100% thành viên trong lớp đã tiếp nhận thông tin về cuộc thi đầy đủ. 9
- 7.1.2. Phát động phong trào - Sau khi các thành viên của lớp chủ nhiệm đã nhận được thông tin về phong trào thi đua, giáo viên chủ nhiệm cùng với ban cán sự lớp sẽ tiến hành việc phát động phong trào thi đua tới từng thành viên trong lớp. Việc phát động này có ý nghĩa rất quan trọng, nó có thể tạo nên động lực để các em học sinh phấn đấu, có mục tiêu để các em cố gắng đạt được. - Trong mỗi phong trào thi đua, cần vạch ra chỉ tiêu cần đạt được; chỉ tiêu của tập thể lớp, chỉ tiêu của mỗi cá nhân. Tùy vào thực tế của lớp mình chủ nhiệm, khả năng của các cá nhân trong lớp mà đặt ra chỉ tiêu vừa phù hợp với năng lực học sinh, không nên đặt ra chỉ tiêu quá cao so với năng lực của học sinh mình, vì nếu học sinh cảm thấy dù có cố gắng hết mình cũng không thể đạt được chỉ tiêu, lúc đó học sinh sẽ cảm thấy nản và không còn muốn cố gắng nữa; còn nếu chỉ tiêu đặt ra quá thấp, học sinh sẽ không có hứng thú để thực hiện, kết quả thi đua chung của tập thể sẽ bị kéo xuống. - Trước khi cho các em học sinh tiến hành thực hiện các phong trào, nên đưa ra các cơ cấu giải thưởng để các em cố gắng. Trong mỗi cuộc thi do sở Giáo dục, Ban ngành hoặc Đoàn trường phát động đều có cơ cấu giải thưởng. Tuy nhiên, các em học sinh rất khó khăn để đạt được các giải thưởng đó. Vì vậy, ở cấp Chi đoàn, giáo viên chủ nhiệm nên có cơ cấu giải thưởng riêng cho lớp; giải thưởng cho từng cá nhân, giải thưởng cho nhóm thực hiện hoặc giải thưởng cho cả lớp khi tập thể đạt được mục tiêu ban đầu đã đưa ra. Kinh nghiệm cho thấy, sau mỗi lần tổng hợp trao thưởng cho học sinh, các em rất phấn khởi và có thể xem đó là động lực khích lệ để các em tiếp tục cố gắng trong thời gian tới. 7.1.3. Tổ chức cho học sinh thực hiện phong trào Việc tổ chức cho học sinh thực hiện phong trào là khâu quan trọng nhất, mang tính quyết định đến kết quả của mỗi phong trào thi đua. - Tùy vào yêu cầu, nội dung và hình thức của mỗi phong trào thi đua, mà giáo viên chủ nhiệm có thể phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong lớp, nhiệm vụ cho mỗi nhóm, nhiệm vụ cho cả tập thể. Nếu là phong trào yêu cầu tất cả đều tham gia (ví dụ: “Tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông và cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng Internet”, cuộc thi trực tuyến ‘‘An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai’’, cuộc thi trực tuyến ‘‘tìm hiểu về Đảng cộng sản Việt Nam’’) thì cần khuyến khích, động viên các em tham gia đầy đủ, khi hầu hết các em trong lớp đã tham gia mà còn một vài em học sinh chưa tham gia thi thì giáo viên nên trực tiếp trao đổi với học sinh đó, tìm hiểu nguyên nhân vì sao chưa thực hiện được và cô trò cùng nhau tháo gỡ khó khăn, để đảm bảo các em cùng tham gia thi đủ số lượng, có chất lượng. - Nếu là phong trào hạn chế về số lượng tham gia hoặc vì hoàn cảnh của lớp mà không thể tham gia hết được (ví dụ: văn nghệ, thể thao, cắm hoa, …), thì trước tiên, giáo viên nên lấy tinh thần tự xung phong tham gia của học sinh, để các em 10
- có cơ hội được phát huy sở thích, sở trường của chính mình, được thể hiện khả năng bản thân để góp phần vào kết quả chung của tập thể, cũng sẽ có những em xung phong tham gia thi chỉ vì trước đó các em mắc lỗi, muốn được tự mình chuộc lại lỗi lầm, những trường hợp như thế giáo viên cũng nên tạo cơ hội để các em được cảm thấy dù bản thân mình đã từng vi phạm, nhưng cũng đã làm được một việc gì đó cho tập thể, để các em không còn cảm thấy áy náy với lương tâm. - Sau đó nếu số lượng không đủ thì giáo viên chủ nhiệm nên đề xuất, khuyến khích những em trong đội ngũ Ban cán sự lớp tham gia, thường thì các em trong ban cán sự lớp được tập thể bầu ra sẽ có tiếng nói, sẽ có tinh thần tập thể, có ý thức tự giác cao và là sợi dây liên kết tình đoàn kết giữa các cá nhân, khuấy động được các phong trào nhộn nhịp hơn nữa. Tuy nhiên, đối với những học sinh chưa có cơ hội tham gia không có nghĩa là các em không có vai trò gì, các em sẽ là những cổ động viên, tham gia cổ vũ cho các bạn trong lớp, là nguồn động viên tinh thần không thể thiếu trong mỗi phong trào. - Để thực hiện tốt, đạt kết quả cao trong các phong trào thi đua, ngoài sự cố gắng của mỗi cá nhân tham gia thi, các em còn phải có tinh thần tập thể cao, phải tạo cho các em có được sự đoàn kết, thống nhất cao, có tinh thần giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Trong quá trình tham gia thi có thể trao đổi học hỏi lẫn nhau, có thể chia sẻ, động viên nhau cùng hoàn thành chỉ tiêu, mục tiêu và cố gắng đạt được kết quả cao nhất. - Trong quá trình học sinh thực hiện các phong trào, giáo viên cũng nên là người sát cánh bên các em, tạo cho các em cảm thấy mình luôn nhận được quan tâm chu đáo của chủ nhiệm, lúc khó khăn cùng các em giải quyết, lúc thắng lợi được cùng nhau chia sẻ niềm vui, đặc biệt lúc thất bại được có người ở bên an ủi, vỗ về. Chủ nhiệm thường được các em xem như người mẹ thứ hai, vì thế bản thân phải biết kiềm chế cảm xúc tức giận, luôn nhẹ nhàng, ân cần, thân thiết để các em cảm thấy dù các em có thất bại thì tinh thần vẫn thoải mái để có cơ hội cố gắng trong những cuộc thi tiếp theo. 7.1.4. Giám sát quá trình thực hiện phong trào Trong quá trình lớp đang tiến hành thực hiện cuộc thi, giáo viên chủ nhiệm nên sát cánh bên học sinh, cùng các em thực hiện các cuộc thi một cách trọn vẹn. - Hỗ trợ, tìm hiểu xem có thành viên nào gặp khó khăn cần sự trợ giúp hay không? Để cùng nhau bàn bạc, giải quyết khó khăn; hoặc có vấn đề nào chưa rõ, chưa hiểu, chưa thông, còn vướng mắc thì cô trò cùng nhau tháo gỡ; có thể tham khảo ý kiến cấp trên nếu cần thiết. Hoạt động này dù nhỏ thôi nhưng sẽ tạo ra được mối thân thiết về tình cô - trò, tạo cho học sinh tâm lý thoải mái, cảm thấy được quan tâm, sẻ chia, không còn cảm thấy căng thẳng trong quá trình thực hiện. 11
- - Thường xuyên nhắc nhở, khuyến khích, động viên học sinh trong quá trình thực hiện, đảm bảo tất cả đều hoàn thành đúng thời gian quy định, có sản phẩm, có chất lượng và hiệu quả cao. 7.1.5. Tổng hợp kết quả - Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với Ban cán sự lớp tổng hợp kết quả thi đua hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, từng đợt tùy thuộc vào hình thức, quy định, thời hạn của mỗi cuộc thi. - Có bảng thống kê kết quả chính xác, công khai, từ đó khích lệ, động viên các học sinh có thành tích cao, khuyến khích để các em phát huy; nhắc nhở, động viên kịp thời các học sinh có kết quả chưa cao, chưa đạt chỉ tiêu để tiếp tục cố gắng. 7.1.6. Khen thưởng Sau khi có kết quả tổng hợp, tiến hành trao thưởng cho cá nhân, tập thể như đã thống nhất ở bước phát động. Tùy vào hình thức và yêu cầu của mỗi cuộc thi, để đề ra các phần thưởng trao hợp lí. Ví dụ: +) Đối với các cuộc thi trực tuyến: sau mỗi tuần nên có bảng tổng hợp số lượt thi, số điểm thi của học sinh, giáo viên chủ nhiệm chọn ra tốp 5 học sinh có điểm cao nhất và có số lượt thi nhiều nhất để tặng thưởng. +) Đối với cuộc thi tự luận: Bài thi ‘‘Đại sứ văn hóa đọc’’, bài thi ‘‘tìm hiểu về biên giới và Bộ đội Biên phòng’’, .... Chọn lựa ra 3 bài viết trình bày đẹp, nội dung đặc sắc để trao thưởng, khuyến khích, nêu gương các em trước tập thể. +) Đối với các phong trào hoạt động ngoại khóa: văn nghệ, thể thao, cắm hoa, ... nên bình chọn những học sinh có tự giác cao, có tinh thần tập thể, có trách nhiệm, đặc biệt là những học sinh nhận làm nhóm trưởng, nhận nhiệm vụ tập luyện cho các thành viên trước khi tham gia các cuộc thi. Tuy nhiên, để thực hiện tốt khâu này, ngoài việc cô trò đã thống nhất trong quy định của lớp đầu năm đặt ra, trong các cuộc họp phụ huynh giáo viên chủ nhiệm cần phải thông qua và được sự đồng thuận, nhất trí của phụ huynh. 7.2. Một số điểm cần lưu ý trong quá trình thực hiện các phong trào 7.2.1. Các phong trào thi đua bằng hình thức thi trực tuyến - Để thực hiện được các cuộc thi trực tuyến, bắt buộc phải có máy kết nối mạng, riêng khâu chuẩn bị cũng đã gặp rất nhiều khó khăn. +) Một số học sinh vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chưa có máy, một số em có máy nhưng lại không có mạng, hoặc có một số học sinh cảm thấy không hứng thú với cuộc thi dù hoàn cảnh đủ điều kiện tham gia thi. 12
- +) Một số học sinh ngoài giờ học chính khóa trên lớp các em phải giúp đỡ gia đình nên thời gian tham gia bị hạn chế. +) Đa số các em đều đang rất lúng túng trong quá trình thực hiện. Vì hầu hết các cuộc thi đều trải qua các bước đăng nhập, đăng ký, hoàn thành thủ tục mới được tham gia thi. Giáo viên chủ nhiệm nên tìm hiểu cụ thể những trường hợp gặp khó khăn, xác định mình sẽ là cầu nối để giúp các em tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; cần nghiên cứu kỹ hình thức của mỗi cuộc thi, nên trực tiếp thực hành thi thật nhuần nhuyễn, thành thạo các bước thi trên máy, tìm hiểu bộ câu hỏi để giải đáp thắc mắc khi học sinh hỏi; đối với những học sinh không có máy hoặc không có mạng nên động viên các em có thể mượn máy người thân, bạn bè; có thể liên hệ với những khu vực xung quanh gia đình để xin kết nối mạng hoặc giáo viên chủ nhiệm xin phép cấp trên cho các em mượn trang thiết bị nhà trường tham thi vào những thời điểm thích hợp, ngoài giờ học chính khóa. - Hình thức tính điểm thi đua của các cuộc thi trực tuyến là tính điểm cao hoặc tính số lượt tham gia, nên việc vạch ra kế hoạch cụ thể, mục tiêu cụ thể để các em tham gia thi vừa bổ ích vừa đạt kết quả cao. - Luôn luôn khích lệ, động viên để các em tham gia thi với tinh thần thoải mái, nhiệt tình và đạt hiệu quả. - Đối với các cuộc thi trực tuyến nên tổng hợp kết quả thực hiện hàng tuần, vừa khen ngợi các học sinh đạt số lượt thi cao, điểm số cao; động viên các em tiếp tục phát huy vào các tuần tiếp theo; đồng thời nhắc nhở những em chưa tích cực để các em rút kinh nghiệm. *)Ví dụ: Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông và cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng Internet” trực tuyến trên cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An năm 2019. I. Phổ biến mục đích, ý nghĩa của cuộc thi Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông và cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng Internet” trực tuyến trên cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An năm 2019, nhằm nâng cao nhận thức cho đoàn viên thanh niên, học sinh và người dân ý thức chấp hành luật giao thông, phòng tránh tai nạn, có văn hóa khi tham gia giao thông. Đồng thời, có ý thức trong việc sử dụng, khai thác thông tin trên mạng internet đúng pháp luật, hiệu quả, lành mạnh, mang lại ý nghĩa thiết thực cho bản thân, xã hội. Bên cạnh đó, giảm thiểu những biểu hiện tiêu cực, những mâu thuẫn nảy sinh trong giao tiếp trên mạng. 13
- II. Phổ biến đối tượng, phạm vi, nội dung, hình thức cuộc thi, thời gian thực hiện 1. Đối tượng dự thi Đối tượng dự thi dành cho các tổ chức, các cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài hiện tại đang sinh sống, công tác, học tập tại Nghệ An. Đặc biệt, là dành cho các đối tượng là học sinh THPT, sinh viên trên địa bàn toàn tỉnh. 2. Phạm vi Cuộc thi được tổ chức trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ an tại địa chỉ: atgt.nghean.gov.vn 3. Nội dung thi 3.1. Về an toàn giao thông - Về kiến thức: Các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông. - Về kĩ năng: Xử lý tình huống giao thông; điều khiển phương tiện giao thông; khắc phục hậu quả và giải quyết khi gặp tai nạn giao thông. - Về thái độ: Ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông; chấp hành luật và tuyên truyền về pháp luật giao thông. 3.2. Về cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng internet - Các hành vi bị cấm trong cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. - Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet, mạng xã hội, dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. - Vấn đề đảm bảo an toàn thông tin và an ninh thông tin trên mạng. - Văn hóa khi cung cấp, sử dụng, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. - Định hướng xử lý các vấn đề trên mạng xã hội. - Các quy định của pháp luật có liên quan. 4. Hình thức thi - Cuộc thi được tổ chức dưới hình thức trắc nghiệm trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của tỉnh Nghệ An. - Người dự thi truy cập vào Cổng thông tin điện tử của tỉnh Nghệ An (tên miền là www.nghean.gov.vn) vào mục ‘‘Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông và cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng internet (hoặc vào địa chỉ atgt.nghean.gov.vn). Làm theo hướng dẫn và gửi bài thi về Ban Tổ chức cuộc thi. 14
- 5. Thời gian thi Tham gia thi trong 4 tuần, bắt đầu từ ngày 11 tháng 11 năm 2019 đến ngày 07 tháng 12 năm 2019. III. Tiến hành cho học sinh tham gia cuộc thi 1. Tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp 1.1. Thuận lợi - 39/39 học sinh đảm bảo sức khỏe tham gia thi. - 100% học sinh đi học bằng phương tiện tham gia giao thông (25 học sinh đi xe máy điện, 10 học sinh đi xe đạp điện và 4 học sinh đi xe đạp). - Đa số học sinh có ý thức chấp hành tốt pháp luật an toàn giao thông và sử dụng thông tin trên mạng internet lành mạnh, có ý nghĩa thiết thực. 1.2. Khó khăn - Đa số học sinh trong lớp ít được tiếp xúc với máy tính, kinh nghiệm xử lí các tình huống còn hạn chế. - Việc khai thác, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng Internet còn nhiều bất cập. - Trong lớp chỉ có 1 học sinh gia đình có máy tính bàn có kết nối mạng (chiếm tỷ lệ 2,6%), 15 học sinh có điện thoại di động có mạng 3G (chiếm 38,5%), 23 học sinh còn lại (chiếm 58,9% ) chưa có thiết bị để tham gia thi. - 37/39 học sinh bố mẹ làm nghề nông nghiệp, nhiều học sinh hoàn cảnh gia đình còn gặp nhiều khó khăn (12 học sinh thuộc hộ cận nghèo chiếm 30,8%; 2 học sinh thuộc hộ nghèo chiếm 5,1%), sau giờ học chính khóa, các em phải tham gia lao động phụ giúp gia đình nên thời gian tham gia thi còn hạn chế. - Một số học sinh chưa có hứng thú đối với cuộc thi, chưa hiểu hết được ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc thi nên có thái độ lơ là, chưa thật sự quan tâm. 2. Giải pháp tham gia thi - Thi tại nhà, thi vào khoảng thời gian rảnh rỗi, ngoài giờ học chính khóa: 16 học sinh. - Thi tập trung tại trường, lớp không có lịch học thêm, học phụ đạo vào chiều thứ 5 hàng tuần, giáo viên chủ nhiệm liên hệ để mượn phòng máy cho học sinh tham gia thi: 23 học sinh. - Giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ học sinh trong quá trình học sinh tham gia thi. 3. Chỉ tiêu 3.1. Tập thể - Đạt tốp 5 của trường sau mỗi tuần thi. 15
- - Đạt tốp 3 của trường sau cuộc thi (trong tổng số 30 lớp). 3.2. Cá nhân - 39/39 học sinh tham gia thi. - Mỗi cá nhân đạt chỉ tiêu đề ra của mỗi tuần thi. - Mỗi tuần có 1 học sinh đạt giải thưởng của Ban tổ chức 4. Giải thưởng - Giải thưởng của Ban tổ chức: Mỗi tuần có 16 giải thưởng trao cho 16 cá nhân có thành tích tốt nhất: +) 1 giải Nhất trị giá 2000.000đ + Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh. +) 2 giải Nhì trị giá 1500.000đ/giải + Giấy chứng nhận của BTC. +) 3 giải Ba trị giá 1000.000đ/giải + Giấy chứng nhận của BTC. +)10 giải Khuyến khích trị giá 500.000đ/giải + Giấy chứng nhận của BTC. - Giải thưởng của lớp: Tổng hợp kết quả thi của lớp vào tiết 5 thứ 7 hàng tuần, thưởng cho học sinh có số lượt thi nhiều nhất của lớp, mỗi giải thưởng trị giá 20.000 đồng. 5. Quá trình học sinh tham gia thi 5.1. Tuần 01 Thời gian Hình Giải pháp Chỉ tiêu Kết quả Khen thực hiện thức thưởng thực hiện 11/11/2019 Thi trực +) Tại *) Tập thể: *) Tập thể: +) 5 học đến tuyến nhà:16 +) Đạt tốp 5 +) Đạt tốp 7 sinh vượt 16/11/2019 +) Tại của trường. của trường. chỉ tiêu và trường: 23 +) Đạt 1000 +) Đạt 949 lượt có số lượt lượt/tuần. *) Cá nhân: thi cao *) Cá nhân: +) 32 HS đạt nhất lớp. mỗi HS đạt chỉ tiêu. 26 lượt/tuần. +) 7 HS chưa đạt chỉ tiêu. *) Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm sau tuần thi 01 - Ưu điểm: +) 32/39 học sinh trong lớp tham gia thi đầy đủ, nhiệt tình, đạt chỉ tiêu cá nhân đề ra. 16
- +) Tuyên dương và trao thưởng cho 5 HS có lượt thi nhiều nhất lớp (Ngô Thị Thùy Trang, Lê Quỳnh Như, Dư Văn Khoa, Hoàng Thị Kim Chi, Hồ Thị Nga) - Nhược điểm: +) Tập thể: chưa đạt chỉ tiêu đề ra (chỉ xếp tốp 7 của trường). +) Cá nhân: còn 7 học sinh chưa đạt chỉ tiêu cá nhân đề ra. +) Không có HS đạt giải của Ban tổ chức. - Tìm hiểu nguyên nhân tập thể lớp chưa đạt chỉ tiêu đề ra của tập thể: +) 7 HS chưa đạt chỉ tiêu cá nhân. +) 27/39 học sinh trong lớp chỉ cố gắng vừa đủ chỉ tiêu đề ra. - Tìm hiểu nguyên nhân 7 học sinh chưa đạt chỉ tiêu: +) 2 HS (Nguyễn Thị Thành và Nguyễn Thị Hoài) trong danh sách tham gia thi tập trung tại trường vào chiều ngày thứ 5, nhưng do phải ở nhà đi làm giúp gia đình nên không tham gia thi. +) 3 HS (Lê Thị Hồng Chung, Phạm Anh Đức và Phan Thị Mơ) có điện thoại kết nối mạng, nhưng do mạng yếu, máy chạy chậm nên khó khăn trong quá trình tham gia thi. +) 2 học sinh (Lê Huy Hoàng, Trương Anh Quân) có máy điện thoại có kết nối mạng, nhưng chưa có ý thức tập trung tham gia thi, trong quá trình thi còn sử dụng máy chơi game, làm việc riêng. - Hướng khắc phục nhược điểm sau tuần thi thứ nhất: +) GVCN liên lạc với phụ huynh 2 em học sinh (Nguyễn Thị Thành và Nguyễn Thị Hoài), nhờ phụ huynh tạo điều kiện để 2 em được tham gia thi cùng tập thể. +) Đối với 3 học sinh (Lê Thị Hồng Chung, Phạm Anh Đức và Phan Thị Mơ), chuyển từ hình thức thi tại nhà sang hình thức thi tập trung tại trường. +) Đối với 2 học sinh (Lê Huy Hoàng, Trương Anh Quân) GVCN trực tiếp gặp riêng, tâm sự, động viên, khắc sâu cho học sinh hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc thi để các em có tinh thần, có ý thức tham gia thi nhiệt tình và hiệu quả hơn. +) Khuyến khích, động viên 27 học sinh đã đạt chỉ tiêu của lớp, nhưng chưa được khen thưởng cố gắng hơn nữa để tuần tiếp theo được thưởng. +) Động viên cả lớp tham gia thi nhiệt tình, đạt chất lượng, đạt giải của lớp và của Ban tổ chức cuộc thi. 17
- TT Họ và tên Tuần 01 Tuần 02 Tuần 03 Tuần 04 1 Đặng Thị Mai Anh 27 2 Lê Thị Tú Anh 28 3 Hoàng Thị Kim Chi 33 4 Nguyễn Thị Kim Chi 27 5 Lê Thị Hồng Chung 9 6 Nguyễn Thanh Chương 28 7 Nguyễn Văn Dũng 27 8 Nguyễn Văn Dũng 29 9 Bùi Văn Dương 27 10 Lê Thành Đạt 27 11 Phạm Anh Đức 8 12 Đặng Thị Hải 27 13 Nguyễn Thị Ngọc Hải 28 14 Trần Thị Hiền 29 15 Nguyễn Thị Hoài 0 16 Bùi Đức Hoàng 27 17 Lê Huy Hoàng 9 18 Lê Thị Khánh 27 19 Dư Văn Khoa 36 20 Lê Thanh Lâm 27 21 Nguyễn Thị Lương 27 22 Phạm Trọng Mạnh 28 23 Phan Thị Mơ 7 24 Hồ Anh Nam 27 25 Lê Đăng Nam 27 26 Hồ Thị Nga 32 27 Nguyễn Thị Nga 27 28 Lê Quỳnh Như 34 18
- 29 Trương Anh Quân 8 30 Nguyễn Lâm Tấn 27 31 Chu Thị Thanh 27 32 Nguyễn Thị Thành 0 33 Lê Thị Thùy 27 34 Nguyễn Khắc Thủy 27 35 Nguyễn Thị Thủy 28 36 Trương Thị Thủy 27 37 Ngô Thị Thùy Trang 35 38 Ngô Thị Thương Uyên 27 39 Nguyễn Thị Thu Yến 27 Tổng số lượt 949 Bảng tổng hợp cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông và cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng Internet” lớp 12C4 (tuần 01) 5.2. Tuần 02 Hình Giải pháp Chỉ tiêu Kết quả Khen Thời gian thức thưởng thực hiện thực hiện 17/11/2019 Thi trực +) Tại *) Tập thể: *) Tập thể: +) 5 học đến tuyến nhà:13 +) Đạt tốp 5 +) Đạt tốp 5 của sinh vượt 23/11/2019 +) Tại của trường. trường. chỉ tiêu trường: 26 +) Đạt 1000 +) Đạt 1089 lượt. và có số lượt/tuần. *) Cá nhân: lượt thi *) Cá nhân: +) 36 HS đạt chỉ cao nhất mỗi HS đạt tiêu. lớp 26 lượt/tuần. +) 3 HS chưa đạt chỉ tiêu. *) Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm sau tuần thi 02 - Ưu điểm: +) Tập thể lớp đã đạt chỉ tiêu đề ra (đạt tốp 5 của trường). +) 36/39 học sinh trong lớp tham gia thi đầy đủ, nhiệt tình, đạt chỉ tiêu đề ra. 19
- +) Tuyên dương và trao thưởng cho 5 HS có lượt thi nhiều nhất lớp (Lê Thị Tú Anh, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Thị Lương, Lê Đăng Nam, Lê Quỳnh Như) - Nhược điểm: +) 3 HS chưa đạt chỉ tiêu đề ra. +) Không có HS đạt giải của Ban tổ chức. - Tìm hiểu nguyên nhân 3 học sinh chưa đạt chỉ tiêu: +) 1 HS (Nguyễn Thị Thành) trong danh sách tham gia thi tập trung tại trường vào chiều ngày thứ 5, nhưng do em trai bị ốm, phải ở nhà chăm sóc em nên không tham gia thi, em Thành chỉ mượn máy bạn thi được 5 lượt/tuần. +) 1 HS (Trần Thị Hiền) điện thoại bị hỏng giữa tuần. +) 1 học sinh (Bùi Đức Hoàng) ốm đau phải nằm viện thứ 5,6,7. - Hướng khắc phục nhược điểm sau tuần thi 02: +) GVCN đến nhà em học sinh Nguyễn Thị Thành, tìm hiểu hoàn cảnh học sinh: có em trai đang học lớp 4, sức khỏe yếu, thường xuyên ốm đau; mẹ mất từ lúc mới sinh em trai; bố bị tật ở chân, chỉ tham gia lao động được những công việc nhẹ nhàng; bản thân em Thành phải vừa đi học, vừa chăm sóc em, vừa lo toan công việc của gia đình. GVCN sẻ chia, cảm thông với hoàn cảnh của em. Động viên em luôn luôn cố gắng trong học tập cũng như trong cuộc sống. Đối với vấn đề tham gia thi, GVCN cho em Thành mượn máy tính xách tay, tạo điều kiện để em Thành có thể tham gia thi vào ngày chủ nhật, những lúc rãnh rỗi; để em vừa có thể phụ giúp gia đình, vừa tham gia được cuộc thi với tập thể lớp. +) Đối với HS Trần Thị Hiền do máy hỏng nên chuyển từ hình thức thi tại nhà sang hình thức thi tập trung tại trường. +) Đối với học sinh Bùi Đức Hoàng, GVCN cùng với Ban cán sự lớp đến nhà, hỏi thăm sức khỏe, động viên gia đình cố gắng chăm sóc tốt để em Hoàng bình phục và trở lại trường học một ngày gần nhất. +) Khuyến khích, động viên 31 học sinh đạt chỉ tiêu của lớp, nhưng chưa được khen thưởng của lớp, của Ban tổ chức cố gắng hơn nữa để tuần tiếp theo được thưởng. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 285 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 194 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 46 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 142 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 33 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 40 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 74 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 32 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn