1.2. Mục tiêu, vai trò của giáo dục bảo vệ môi trường trong trường tiểu học
1.2.1. Mục tiêu
- Làm cho học sinh bước đầu biết và hiểu: Các thành phần môi trường gồm đất,
nước, không khí, ánh sáng, động vật, thực vật và quan hệ giữa chúng; mối quan hệ
giữa con người và các thành phần môi trường; ô nhiễm môi trường; biện pháp bảo vệ
môi trường xung quanh (nhà ở, trường, lớp học, thôn xóm, bản làng, phố phường,...)
- Học sinh bước đầu có khả năng: Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường
phù hợp với lứa tuổi (trồng, chăm sóc cây, làm cho môi trường xanh – sạch – đẹp),
sống hòa hợp, gần gũi, thân thiện với tự nhiên. Sống tiết kiệm, ngăn nắp, vệ sinh, chia
sẻ, hợp tác. Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp,
1.2.2. Vai trò
Tiểu học là bậc học cơ bản, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo
các em trở thành công dân tốt cho đất nước. Mục đích quan trọng của giáo dục bảo vệ
môi trường không chỉ làm cho các em hiểu rõ tầm quan trọng của bảo vệ môi trường
mà quan trọng là phải hình thành thói quen, hành vi ứng xử văn minh, thân thiện với
môi trường. Vì vậy, nội dung và cách thức bảo vệ môi trường trong trường tiểu học
mang tính quyết định đối với việc hình thành những phẩm chất đó.
đất nước. Thân thiện với môi trường, quan tâm đến môi trường xung quanh.
1.3. Đặc điểm, vai trò của HĐTN trong dạy học môn TN-XH ở tiểu học
1.3.1. Đặc điểm
- Học tập dựa vào trải nghiệm là một quá trình liên tục dựa vào kinh nghiệm
Trong học tập dựa vào trải nghiệm, quá trình học tập tiến hành từ một tập hợp
các giả định khác nhau, là một quá trình liên tục căn cứ vào kinh nghiệm. Ý tưởng
được hình thành và tái hiện thông qua kinh nghiệm. Trong học tập dựa vào trải
nghiệm, học sinh khi tham gia vào mọi tình huống học tập đều ít nhiều liên quan đến
nội dung học tập. Nếu quá trình giáo dục bắt đầu bằng cách đưa ra những hiểu biết của
người học, kiểm tra và thử nghiệm chúng trong môi trường thực tế thì quá trình học
tập sẽ được thuận lợi hơn.
- Học tập dựa vào trải nghiệm là quá trình đòi hỏi người học sử dụng tất cả các
giác quan tương tác với sự vật, hiện tượng để thực hiện nhiệm vụ được giao. Các giác
quan của học sinh được huy động tối đa vào quan sát, cảm nhận do có sự tác động từ
môi trường thực tiễn. Qua đó, tạo cho học sinh sự thích thú khi tham gia học tập. Đồng
thời, các hoạt động học tập dựa vào trải nghiệm tạo điều kiện thuận lợi để học sinh
tăng cường các hoạt động thảo luận, tranh luận và phản hồi về sự vật, hiện tượng mà
các em trực tiếp quan sát, tiếp xúc. Việc trải nghiệm học tập trong các tình huống thực
tế, những kiến thức, kỹ năng thực hành, thái độ và hành vi của học sinh sẽ bộc lộ trực
tiếp, điều đó giúp học sinh có cơ hội tạo dựng sự tự tin, phát huy các điểm mạnh, khắc
phục những hạn chế của cá nhân trước các tình huống trong cuộc sống.
5