Sáng tạo lấy cảm hứng từ mỹ thuật truyền thống trong sản phẩm voi gốm Bình Dương
lượt xem 0
download
Bài viết sử dụng phương pháp phân tích mỹ thuật học, để nhận diện và gợi ý về sự kết hợp, sáng tạo từ mỹ thuật truyền thống, góp phần bảo tồn, phát huy di sản nghệ thuật gốm Bình Dương trong đời sống đương đại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng tạo lấy cảm hứng từ mỹ thuật truyền thống trong sản phẩm voi gốm Bình Dương
- SÁNG TẠO LẤY CẢM HỨNG TỪ MỸ THUẬT TRUYỀN THỐNG TRONG SẢN PHẨM VOI GỐM BÌNH DƯƠNG Phạm Tấn Phước1 1. Khoa Công nghiệp Văn hóa, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Voi là loài vật gắn liền với văn hóa người Việt, từ truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh đến cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng, bà Triệu, đội Kinh tượng thời nhà Nguyễn, kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ và tham gia trực tiếp vào lao động sản xuất. Theo chiều dài lịch sử mỹ thuật Việt Nam, hình tượng voi được thể hiện với nhiều chất liệu khác nhau. Trong đó, hình tượng voi được thể hiện đa dạng và sáng tạo qua chất liệu gốm. Đặc biệt, voi gốm Bình Dương đã kế thừa hình tượng voi truyền thống, kết hợp sự sáng tạo lấy cảm hứng từ mỹ thuật truyền thống. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích mỹ thuật học, để nhận diện và gợi ý về sự kết hợp, sáng tạo từ mỹ thuật truyền thống, góp phần bảo tồn, phát huy di sản nghệ thuật gốm Bình Dương trong đời sống đương đại. Từ khóa: Bình Dương, mỹ thuật, sáng tạo, truyền thống, voi gốm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Gốm Bình Dương là một sản phẩm thủ công truyền thống lâu đời, mang đậm dấu ấn văn hóa và tinh thần của người Việt. Lịch sử của gốm Bình Dương gắn liền với quá trình khai khẩn và phát triển của vùng đất Nam Bộ, với những làng nghề nổi tiếng như Lái Thiêu, Tân Phước Khánh, Lò Chén,... Nghề gốm được cha truyền con nối, lưu giữ những kỹ thuật tạo hình và trang trí độc đáo, tạo nên những sản phẩm gốm mang đậm bản sắc riêng. Với sự đa dạng về chủng loại như bình hoa, tượng, tranh gốm,... đặc biệt, sản phẩm voi gốm là một trong những sản phẩm tiêu biểu của gốm Bình Dương, bên cạnh tính đa dụng, tính trang trí cao, còn là một phần di sản văn hóa của Việt Nam, thể hiện bản sắc văn hóa của vùng đất Nam Bộ. Sản phẩm voi gốm Bình Dương được trang trí với nhiều họa tiết hoa văn đa dạng, từ hoa sen, hoa mai, rồng, … những họa tiết này không chỉ mang tính thẩm mỹ, qua đó thể hiện mong ước về cuộc sống sung túc, may mắn của người dân. Màu sắc phong phú, kiểu dáng đa dạng của gốm Bình Dương thể hiện sự sáng tạo của người nghệ nhân. Trong quá trình phát triển, gốm Bình Dương đã kế thừa mỹ thuật truyền thống gốm Việt về kỹ thuật tạo hình sản phẩm, trang trí, men và tráng men. Đặc biệt, là kế thừa về hình tượng voi trên chất liệu gốm. Hình tượng voi được tạo hình trong các sản phẩm gốm truyền thống của người Việt như tượng voi đỡ tòa sen thời nhà Lý, ấm bình voi hoa nâu thời nhà Trần và khắc trên các thạp gốm hoa nâu, từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV. Trên cơ sở kế thừa hình tượng voi, voi gốm Bình Dương đã sáng tạo về kiểu dáng, hoa văn trang trí và màu men, tạo ra các tác phẩm voi gốm đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa góp phần phát huy di sản nghệ thuật trong đời sống đương đại. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu: phương pháp này được vận dụng trong thu thập các tài liệu liên quan tới nghề gốm Bình Dương. Trên cơ sở đó tiến hành chọn lọc, phân tích các tài liệu nhằm gợi ý những giải pháp, góp phần phát huy nghề gốm truyền thống Bình Dương trong đời sống đương đại. Phương pháp phân tích mỹ thuật học: phương pháp này tập trung phân tích về đường nét, hình khối, màu sắc, bố cục, đồ án trang trí,… truyền thống của các sản phẩm voi gốm, để nhận diện sự sáng tạo lấy cảm hứng từ mỹ thuật truyền thống của voi gốm Bình Dương. 85
- 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Sự sáng tạo thể hiện qua kiểu dáng voi gốm Bình Dương Voi từ lâu đã trở thành một biểu tượng văn hóa độc đáo và có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Hình ảnh con voi xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, từ lịch sử, tín ngưỡng, nghệ thuật đến đời sống sinh hoạt thường ngày, thể hiện mối liên hệ sâu sắc giữa con người và loài vật to lớn này. Đặc biệt, thời nhà Nguyễn, hình ảnh voi thể hiện sức mạnh của hoàng gia qua đội Kinh tượng, Vua Gia Long cho xây dựng Long Châu Miếu thờ các vị thần bảo vệ voi và thờ bốn con voi, để suy tôn lòng trung thành của một loài vật dũng cảm, lập nhiều công trạng trong các trận chiến. Với mục đích thể hiện sự gần gũi và chân thật hình tượng voi, người nghệ sĩ đã tập trung diễn tả voi trông giống thật nhất từ hình dáng tổng thể cho đến các chi tiết. Các nghệ nhân đã khéo léo vận dụng thủ pháp tả chân một cách tinh tế, tập trung vào việc miêu tả những chi tiết ngoại hình, cử chỉ, hành động của voi để bộc lộ nội tâm, cảm xúc của chúng (hình 2). Năm 1901, viên chủ tỉnh Outrey vận động thành lập trường Bá nghệ (Ecole des Arts), giáo viên và đội ngũ hỗ trợ chủ yếu là người Pháp. Chương trình giảng dạy có cả lý thuyết và thực hành và chủ yếu dạy bằng tiếng Pháp. Cùng với trường Bá nghệ Thủ Dầu Một, trường dạy nghề Biên Hòa (1903), trường dạy vẽ (Ecole de Dessin) hay trường vẽ Gia Định (1913) đã tạo nên nên một thế hệ nghệ sĩ mới theo quan điểm sáng tác duy lý, ảnh hưởng rõ nét của nghệ thuật Pháp. Sự xuất hiện của mỹ thuật Pháp, tạo nên nên sự đa dạng trong tạo dáng sản phẩm voi gốm Bình Dương, từ tả thực chuyển dần sang cách điệu. Sản phẩm voi gốm truyền thống với các tư thế chuyển động, mô phỏng theo thực tế, dần không còn xuất hiện và được thay thế bằng những kiểu dáng cách điệu, đề cao tính trang trí, thể hiện trình độ sáng tác của người nghệ sĩ và nhu cầu thẩm mỹ ngày càng phát triển của xã hội. Bên cạnh các tượng voi gốm truyền thống gắn liền với công năng như dùng làm chân đèn, voi gốm Bình Dương đã tiến đến công năng trang trí hơn. Song song với kế thừa mỹ thuật truyền thống, luôn gắn liền với sáng tạo, tạo ra các tác phẩm voi gốm mang đậm bản sắc văn hóa và lịch sử. Kỹ thuật sản xuất gốm phát triển, từ khâu xử lý nguyên liệu đến kỹ thuật nung, giúp các nghệ sĩ trong việc tạo dáng. Kiểu dáng truyền thống, với những dáng “tượng voi quỳ trên đế hình chữ nhật” (Phạm Quốc Quân – Nguyễn Đình Chiến, 2005) (hình 1), và kích thước nhỏ (hình 2) phụ thuộc vào kỹ thuật sản xuất. Khi kỹ thuật phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất voi với kích thước lớn và dáng đứng thẳng, bốn chân và cái vòi được cách điệu lớn hơn bình thường vừa thể hiện sự mạnh mẽ của voi vừa mang yếu tố kỹ thuật và mỹ thuật. “Tất cả những biến đổi kiểu dáng của gốm Bình Dương đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng tạo nên một lực đẩy khá mạnh để các lò gốm Bình Dương liên tục tạo nên những sản phẩm mới có chất lượng cao và ngày càng đạt trình độ thẩm mỹ ” (Bùi Chí Hoàng – Nguyễn Văn Thủy, 2014). 3.2 Sự sáng tạo thể hiện qua đồ án trang trí trên voi gốm Bình Dương "Hoa văn gốm là một loại hình nghệ thuật trang trí, mang tính nhịp điệu, là tiếng nói của nghệ thuật trang trí" (Trần Lâm Biền, 2018). Khác với các sản phẩm của gốm Bình Dương, voi gốm là dòng sản phẩm mang tính trang trí cao, "kiểu dáng, hoa văn họa tiết trang trí trên thân voi được vẽ kỹ lưỡng, đăng đối hài hòa" (Phan Xuân Biên, 2010) là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên vẻ đẹp và giá trị thẩm mỹ cho voi gốm. Hoa văn trang trí trên voi gốm Bình Dương có sự kế thừa từ hoa văn truyền thống dân tộc về chủ đề trang trí như: - Cổ đồ: những đồ vật xưa, được xem là quý báo hoặc bửu bối của bát tiên gồm ống sáu, hồ lô, quạt,… như hình tượng sách mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện sự tôn trọng đối với tri thức, văn hóa, giáo dục và sự sáng tạo của con người. - Động vật: gồm động vật mang ý nghĩa may mắn như cá, hạt, hổ,… và linh vật như rồng, phụng hoàng, kỳ lân,.... Trong văn hóa phương Đông, dơi được coi là biểu tượng của sự may mắn, hạnh phúc và trường thọ. Điều này xuất phát từ cách phát âm của từ "dơi" trong tiếng Hán là "fú", đồng âm với từ "phúc" trong tiếng Việt. Hình tượng dơi thường được trang trí trên ghế ở lưng voi, bốn con hướng đầu vào tâm với mong muốn mang lại sự may mắn, hạnh phúc và trường thọ (hình 3). Rồng "theo danh từ Hán-Việt là long, tiếng Việt con rồng, là con thú được sử dụng rất nhiều trong hoa văn 86
- Việt Nam" (Ưng Tiếu, 2005). Theo quan niệm người Việt, rồng là một loài linh vật cao quý, tượng trưng cho quyền uy, sức mạnh và may mắn. Nhưng hình tượng rồng trang trí voi gốm Bình Dương thể hiện sự gần gũi, các thảo mộc được nghệ thuật hóa thành "rồng dây lá" gắn liền với cuộc sống hằng ngày của người dân, thể hiện khát vọng bình dị của con người trong cuộc sống và trước thiên nhiên rộng lớn (hình 4). - Thực vật: “Theo dòng chảy của lịch sử văn hóa nước nhà, những nét khắc vẽ đề tài cây cỏ hoa lá mang đặc trưng của nền văn minh thảo mộc đã xuất hiện ngay từ thời tiền sử và sơ sở” (Triệu Thế Hùng, 2013). Đề tài thảo mộc trong mỹ thuật Việt Nam không đơn thuần là thể hiện tâm tư của con người trong cuộc sống, “mà còn chuyển tải những mật mã về văn hóa, xã hội” (Triệu Thế Hùng, 2013). Các loài hoa lá như mẫu đơn, lựu, mai, cúc,… đặc biệt, hoa sen là hình tượng được thể hiện phổ biến trong mỹ thuật truyền thống Việt Nam, trong đó mỹ thuật thời nhà Lý, nhà Trần, được voi gốm Bình Dương kế thừa và sáng tạo nên đồ án trang trí. Chiếc khăn trên lương voi, với hình tượng hoa sen được cách điệu, không không còn tả thực như hình tượng hoa sen truyền thống tạo nên điểm nhấn và tương phản giữa sự trơn bóng ở phần da voi và sự cầu kỳ trong tạo hình của hoa sen (hình 5). - Minh văn: mang ý nghĩa chúc tụng, khen ngợi, hy vọng những điều tốt đẹp của người nghệ sĩ vừa là mong ước của người sử dụng sản phẩm voi gốm. Các chữ Hán như phúc, lộc, thọ, … được cách điệu theo phong cách thư pháp, thường được trang trí trên ghế hoặc khăn trên lưng voi (hình 6). - Kỹ hà: được tạo nên từ những nét cơ bản như chữ vạn, biểu thị sự bất tử, sự cát tường, các chữ vạn được liên kết lại với nhau biểu thị cho sự chúc tụng nhiều may mắn. Từ các chủ đề trang trí truyền thống, người nghệ sĩ đã sáng tạo cho voi gốm Bình Dương những bố cục phù hợp với từng đồ án trang trí. “Tất nhiên giữa công dụng của sản phẩm và yếu tố mỹ thuật của nó có mối quan hệ hữu cơ, thúc chế lẫn nhau; theo đó các yếu tố mỹ thuật phải phù hợp với hình thể và công dụng của sản phẩm đó” (Huỳnh Ngọc Trảng, 2009) qua đó thể hiện quan niệm sống của con người trong xã hội. 3.3. Sự sáng tạo thể hiện qua màu men trên voi gốm Bình Dương Men gốm là một lớp thủy tinh được phủ lên bề mặt xương gốm. Lớp thủy tinh này hình thành trong quá trình nung và có tác dụng làm cho bề mặt sản phẩm trở nên sít đặc, nhẵn, bóng. Men là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng, độ bền đẹp của sản phẩm gốm. Việc lựa chọn và sử dụng men gốm phù hợp là vô cùng cần thiết. “Vào cuối những năm 1950 ở Lái Thiêu người ta cũng sản xuất dạng gốm như gốm Biên Hòa nhưng có màu men trầm hơn gọi là men giả cổ, về phong cách trang trí không khác với gốm Biên Hòa trước đó nhưng lại tạo nên vẻ đẹp trầm mặc, tinh tế” (Trần Khánh Chương, 2001). Màu men voi gốm Bình Dương rất đa dạng, bên cạnh những màu men truyền thống của gốm Việt như trắng, nâu, lam,... Voi gốm Bình Dương có sự sáng tạo trong cách phối màu, nhằm tạo ra những hòa sắc mới như màu hồng cánh sen, màu xanh đen hay tam sắc, tứ sắc. Sự đa dạng về màu là kết quả của quá trình sáng tạo ứng dụng công nghệ vào quy trình sản xuất. Trên cơ sở những bảng màu có sẵn và tiếp tục nghiên cứu ra những loại màu men mới, bên cạnh phục dựng thành công những bảng màu đã thất truyền. Khoa học kỹ thuật phát triển, góp phần vào sự đa dạng của màu men, từ sử dụng men hữu cơ, đến áp dụng các loại men hóa học. Sự đa dạng của bảng màu men giúp các cơ sở sản xuất gốm có nhiều chọn lựa và sáng tạo cho đồ án màu trên voi gốm như tam sắc, tứ sắc. Voi gốm được khoác lên mình những màu sắc sặc sỡ, phát huy giá trị truyền thống vừa thể hiện tính mới trong sáng tạo của người nghệ sĩ như thân voi màu hồng cánh sen, khăn trên lưng màu trắng, với các họa tiết trang trí màu xanh ngọc, màu da lươn và màu lam, tạo nên voi ngũ sắc đặc trưng của voi gốm Bình Dương (hình 7). “Các chủ lò sản xuất thường sử dụng các loại men tổng hợp với nhiều cách pha trộn phức tạp dùng làm cho đôn voi” (Bùi Chí Hoàng – Nguyễn Văn Thủy, 2014), thân voi màu da lươn, khăn trên lưng màu xanh ngọc, hoa văn màu lam, hồng, trắng ngà và đen. Sự sáng tạo từ truyền thống trong lĩnh vực mỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Thay vì lặp lại các phong cách cũ, nghệ sĩ tiên phong và thách thức giới hạn, tạo ra không gian cho sự mới mẻ và đa dạng. Quá trình này không chỉ giúp bảo tồn nghề truyền thống mà còn thúc đẩy sự phát triển và sự sống động của voi gốm Bình Dương. Bằng cách thách thức 87
- những giới hạn và quy tắc truyền thống, nghệ sĩ không chỉ đưa ra những góc nhìn mới mẻ mà còn mở ra cánh cửa cho sự đổi mới. Sự tiên phong mang lại sự mới lạ và đa dạng, làm cho nghệ thuật trở nên phong phú hơn với nhiều cách tiếp cận và ý tưởng đa dạng. Sự đa dạng trong lĩnh vực nghệ thuật thể hiện sự khác biệt, nghệ sĩ không chỉ là người sáng tạo còn là người đóng góp vào việc xây dựng một xã hội đa dạng và phong phú qua ngôn ngữ nghệ thuật. Sự sáng tạo từ truyền thống trong nghệ thuật là nguồn động viên quan trọng, giúp duy trì và phát triển nền mỹ thuật, làm cho cuộc sống trở nên đầy màu sắc và thú vị. 4. KẾT LUẬN Mỹ thuật hiện đại không chỉ là việc duy trì mà còn là sự tái tạo, sáng tạo từ những giá trị truyền thống, tạo ra một khung cảnh nghệ thuật độc đáo và đa dạng. Sự kế thừa từ truyền thống được thấy trong việc nghệ sĩ hiện đại tiếp tục sử dụng các yếu tố cổ điển như kỹ thuật, biểu tượng hay các đề tài mang đậm bản sắc lịch sử và văn hóa. Tuy nhiên, điều quan trọng là mỹ thuật hiện đại không ngừng đổi mới và thích ứng với thế giới đương đại. Sự thay đổi xuất hiện không chỉ trong cách nghệ sĩ áp dụng kỹ thuật mới và sáng tạo trong việc sử dụng vật liệu, mà còn trong cách họ đặt ra những câu hỏi mới và thách thức những giới hạn truyền thống. Mỹ thuật hiện đại thường là không gian của sự đối lập và đối thoại giữa cái mới và cái cũ, giữa cái kế thừa và cái đổi mới. Gốm Bình Dương gắn liền với dòng gốm dân dụng, trong tiến trình phát triển, để tồn tại cần có sự kế thừa những giá trị từ mỹ thuật truyền thống. Công nghệ sản xuất gốm ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ vào sản xuất tạo nên sự sáng tạo truyền thống của gốm Bình Dương. Trong các sản phẩm gốm Bình Dương nói chung và gốm mỹ thuật Bình Dương nói riêng, voi gốm Bình Dương là dòng sản phẩm trang trí có giá trị nghệ thuật cao, vì nó hướng đến trang trí. Tiếp cận từ mỹ thuật học, voi gốm Bình Dương có những sáng tạo mới, góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Sáng tạo từ mỹ thuật truyền thống của voi gốm Bình Dương, thông qua cải tiến kiểu dáng, màu men và đồ án trang trí là một bước đi quan trọng trong việc nâng cao giá trị mỹ thuật. Tạo dáng được đánh giá cao vì khả năng tạo nên hình ảnh mạnh mẽ và thu hút sự chú ý. Màu men và trang trí đóng vai trò quan trọng trong việc định hình bề mặt của sản phẩm. Màu sắc và họa tiết sáng tạo có thể tạo ra điểm nhấn và làm nổi bật những đặc điểm độc đáo. Sự độc đáo và sáng tạo trong màu sắc và trang trí không chỉ làm tăng giá trị thương hiệu, tạo ra sự nhận biết mạnh mẽ trong tâm trí người tiêu dùng. Sáng tạo từ mỹ thuật truyền thống của voi gốm Bình Dương, không chỉ là quá trình mở rộng giới hạn, còn là hành trình khám phá những khía cạnh mới của nghệ thuật, tạo ra các tác phẩm nghệ thuật đương đại lấy cảm hứng từ mỹ thuật truyền thống, góp phần phát huy di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Lâm Biền (chủ biên). (2018). Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt. Hà Nội: NXB Hồng Đức. 2. Phan Xuân Biên (chủ biên). (2010). Địa chí Bình Dương (tập 4: Văn hóa – Xã hội). Hà Nội: NXB Chính trị Quốc Gia. 3. Trần Khánh Chương. (2001). Gốm Việt Nam. Hà Nội: NXB Mỹ thuật. 4. Bùi Chí Hoàng – Nguyễn Văn Thủy. (2014). Gốm sứ Bình Dương. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội. 5. Triệu Thế Hùng. (2013). Hình tượng thực vật trong nghệ thuật tạo hình của người Việt. Hà Nội: NXB Thời Đại. 6. Pham Quốc Quân – Nguyễn Đình Chiến. (2005). Gốm hoa nâu Việt Nam. Hà Nội: NXB Bảo tàng lịch sử Việt Nam. 7. Huỳnh Ngọc Trảng (chủ biên). (2009). Gốm Lái Thiêu. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Bảo tàng mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. 8. Ưng Tiếu. (2005). Hoa văn cung đình Huế. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 88
- PHỤ LỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Voi đỡ tòa sen, thời nhà Lý Hình 2: Ấm hình voi hoa nâu, thời nhà Trần Nguồn: Phạm Quốc Quân – Nguyễn Đình Chiến. (2005). Nguồn: Phạm Quốc Quân – Nguyễn Đình Chiến. (2005). Gốm hoa nâu Việt Nam. Gốm hoa nâu Việt Nam. NXB Bảo tàng lịch sử Việt Nam. NXB Bảo tàng lịch sử Việt Nam. Hình 3: Hoa văn hình dơi trên voi gốm Bình Dương Nguồn: tác giả chụp trong quá trình điền dã 89
- Hình 4: Đồ án rồng dây lá trên voi gốm Bình Dương Hình 5: Hoa văn hình hoa sen trên voi gốm Bình Dương Nguồn: tác giả chụp trong quá trình điền dã Nguồn: tác giả chụp trong quá trình điền dã Hình 6: Minh văn trên voi gốm Bình Dương Nguồn: tác giả chụp trong quá trình điền dã 90
- Hình 7: Voi gốm ngũ sắc và tượng voi trang trí Nguồn: tác giả chụp trong quá trình điền dã 91
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NHỮNG CUỘC “HÔN PHỐI” KỲ DIỆU TRONG MỸ THUẬT
6 p | 282 | 89
-
Lấy lại cảm hứng chụp ảnh cuối tuần
6 p | 219 | 58
-
Xu hướng nail đề-can bắt mắt và sinh động
5 p | 70 | 7
-
Một số phương pháp dạy học mĩ thuật phát huy tính tích cực học tập cho học sinh tiểu học
7 p | 64 | 6
-
Con hổ cái giữ nhà
9 p | 68 | 6
-
Mắt kính quý phái và sành điệu cho phái đẹp
5 p | 70 | 5
-
Gợi ý các kiểu găng tay đẹp - lạ - đáng yêu
13 p | 79 | 5
-
Biến hóa với sắc son tháng 4
5 p | 47 | 4
-
Bài trí căn phòng đẹp mắt cho công chúa “kẹo ngọt”
4 p | 76 | 4
-
Cách vẽ móng nứt độc đáo
5 p | 63 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn