intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sắp đặt khổng lồ với hạt hướng dương

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

61
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hạt hướng dương bằng sứ - Tác phẩm của Ai Weiwei (10. 10. 2010) Tuần tới Tate Modern tại London sẽ được phủ bằng một tấm thảm làm từ 150 tấn hạt hướng dương. Tuy nhiên những hạt hướng dương này không ăn được vì làm bằng sứ – tác phẩm sắp đặt của nghệ sĩ Trung Quốc Ai Weiwei (Bạn Raumuongnoigian cho biết đọc là Ngải Vị Vị). Những hạt hướng dương sứ nhỏ xinh này do nhân công Trung Quốc làm bằng tay, được chở đến Anh vào tuần qua, và được các nhân viên .của Tate trải thành...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sắp đặt khổng lồ với hạt hướng dương

  1. Sắp đặt khổng lồ với hạt hướng dương Hạt hướng dương bằng sứ - Tác phẩm của Ai Weiwei (10. 10. 2010) Tuần tới Tate Modern tại London sẽ được phủ bằng một tấm thảm làm từ 150 tấn hạt hướng dương. Tuy nhiên những hạt hướng dương này không ăn được vì làm bằng sứ – tác phẩm sắp đặt của nghệ sĩ Trung Quốc Ai Weiwei (Bạn Raumuongnoigian cho biết đọc là Ngải Vị Vị). Những hạt hướng dương sứ nhỏ xinh này do nhân công Trung Quốc làm bằng tay, được chở đến Anh vào tuần qua, và được các nhân viên
  2. của Tate trải thành thảm. (Có link của họa sĩ Lê Quốc Việt gửi đây, các bạn xem: http://www.youtube.com/watch?v=m7UcuYiaDJ0 http://news.163.com/photoview/00AP0001/11264.html#p=6IPQTJJC00 AP0001 Du khách sẽ “phải” đi trên tấm thảm hướng dương, như đã từng đi trên tác phẩm Shibboleth – một vết nứt khổng lồ chạy suốt chiều dài sảnh bảo tàng, do Doris Salcedo, một nghệ sĩ người Columbia sáng tác vào năm 2006. Tất cả những tác phẩm này đều thuộc chương trình nghệ thuật Unilever Series, nay đã bước vào năm thứ 11, lần đầu tiên mở màn là vào năm 2000 với con nhện thép cùng những tấm gương của Louise Bourgeois.
  3. Tác phẩm điêu khắc dưới đất Shibboleth (Học thuyết Lỗi thời) của Doris Salcedo (2007) chạy suốt chiều dài tòa nhà, tạo nên một vết nứt ngoạn mục trên sàn của sảnh Turbine của Tate London Với tác phẩm thảm hướng dương, Ai Weiwei là nghệ sĩ châu Á đầu tiên được Tate “nhờ” làm một tác phẩm lớn để đặt trong sảnh trưng bày vô cùng danh tiếng của mình tại London. Ai Weiwei, nổi tiếng với sân vận động Tổ chim Olympic tại Bắc Kinh, nói những hạt hướng dương này đại diện cho sự đói nghèo của Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông. Chúng là thức ăn duy nhất mà hàng triệu dân Trung Quốc có mà ăn trong thời Mao nắm quyền. Hơn 30 triệu người đã chết đói từ năm 1958 tới 1961. “Những hạt này là kỷ niệm một thời, chúng tôi san sẻ chúng với bạn bè,” Ai nói với phóng viên.
  4. Hạt hướng dương bằng sứ của Ai Weiwei Mặc dầu Ai là nhà thiết kế chính của sân vận động Tổ chim nhưng ông lại đề nghị đồng bào Trung Quốc của mình đừng có dự Thế vận hội 2008, sau khi ông bảo ông đã nhận ra chính quyền dùng Thế vận hội như một công cụ tuyên truyền. Ai Weiwei mô tả Thế vận hội này là “một nụ cười giả vờ của Trung Quốc”, khiến cho Steven Spielberg hoang mang quá vì cũng định làm gì đó liên quan đến lễ khai mạc, và cuối cùng ông đạo diễn này đã phải rút lui. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Ai là màn trình diễn “Đánh rơi chiếc bình đời Hán”, thực hiện năm 1995, được chụp lại thành một bộ ba ảnh. Trong đó, Weiwei thả rơi một chiếc bình sứ cổ từ đời Hán. Chiếc bình vỡ tan trên sàn. Tác phẩm này không chỉ mở đầu
  5. cho việc sử dụng liên tục các món đồ cổ “ready-made, mà còn cho thấy thái độ chất vấn của nghệ sĩ trước những giá trị văn hóa và lịch sử xã hội. Thảm hạt hướng dương là một phần trong chương trình sắp đặt lớn tại Tate London. Bên cạnh nó còn các tác phẩm khác trưng bày trong khu sảnh lớn Turbine của Tate. Đó là Dự án Thời tiết của Olafur Eliasson chiếu một mặt trời khổng lồ; hệ ống trượt Carsten Höller thu lại cảnh du khách hú lên phấn khích mỗi khi chạm đất; rồi một căn phòng đen của Miroslaw Balka…
  6. Ống trượt ngoằn ngoèo của Carsten Holler choán hết sảnh của Tate vào 2006, biến không gian trưng bày thành sinh động. Ống lượn này cho phép quan sát người ta trong lúc trượt, đồng thời ghi lại được cảnh nhân dân hú hét sung sướng khi chạm đất.
  7. Vào năm 2009, nghệ sĩ Ba Lan Miroslaw Balka đã sáng tác tác phẩm “How It Is' - một căn phòng rộng bằng thép bên trong đen kịt. Cao 13m, dài 30m, phòng tối của Balka ngụ ý lịch sử đen tối của Ba Lan hiện tại, như một lối vào khu ổ chuột tại thủ đô Warsaw, hay cũng có thể coi là những chiếc xe tải chở người Do Thái vào trại phát xít.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2