intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sâu cắn gié (Leucania separata)

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

103
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Đặc điểm nhận biết - Trưởng thành là loài bướm thân dài 18-20 mm, toàn thân màu đỏ nhạt. Cánh trước có một chấm tròn nhạt ở giữa và một đường kẻ nhỏ màu đậm chạy chéo từ đỉnh cánh trở vào, cánh sau bên trong màu trắng, bên rìa ngoài màu tối. Trưởng thành rất ưa mùi chua ngọt. - Trứng đẻ thành từng ổ, hình hơi tròn, không có lông tơ phủ bên ngoài, mỗi ổ có khoảng từ 50-70 trứng, mới đẻ màu trắng xanh, gần nở chuyển màu vàng. - Sâu non màu nâu vàng nhạt,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sâu cắn gié (Leucania separata)

  1. Sâu cắn gié (Leucania separata) 1. Đặc điểm nhận biết - Trưởng thành là loài bướm thân dài 18-20 mm, toàn thân màu đỏ nhạt. Cánh trước có một chấm tròn nhạt ở giữa và một đường kẻ nhỏ màu đậm chạy chéo từ đỉnh cánh trở vào, cánh sau bên trong màu trắng, bên rìa ngoài màu tối. Trưởng thành rất ưa mùi chua ngọt.
  2. - Trứng đẻ thành từng ổ, hình hơi tròn, không có lông tơ phủ bên ngoài, mỗi ổ có khoảng từ 50-70 trứng, mới đẻ màu trắng xanh, gần nở chuyển màu vàng. - Sâu non màu nâu vàng nhạt, phía lưng có 4 vệt màu đen xám chạy dọc, đầu màu nâu đậm, đẫy sức dài 38 - 40 mm. - Nhộng màu nâu, ở giữa gốc khóm lúa hoặc ở dưới đất chỗ nứt nẻ. 2. Điều kiện phát sinh gây hại Sâu thường phát sinh nhiều trên những cánh đồng trũng, thấp, cây cỏ rậm rạp, khó tiêu nước, có ẩm độ cao. Sâu phát triển thích hợp trong điều kiện thời tiết ẩm và mát. Những năm mưa nhiều sâu cắn gié thường phát sinh mạnh do không khí mát mẻ và thiên địch trên ruộng bị suy giảm. Khi nở sâu non bò lên ngọn để ăn gié lúa khi lúa trỗ làm lúa rơi rụng nhiều. Sâu non càng lớn ăn càng mạnh. Sâu non đêm chui lên cắn phá lúa, ngày trời nắng chui xuóng gốc để ẩn náu. Vụ mùa thường bị sâu hại nặng hơn vụ xuân. Năm mưa bão nhiều sâu phát sinh hại nặng. 3. Biện pháp phòng, trừ - Thiên địch của sâu có nhiều loại như ong ký sinh, nhện, kiến, vi khuẩn và nấm. Hạn chế tối đa việc dùng thuốc trừ sâu, nhất là vào giai đoạn đầu vụ để bảo vệ thiên địch trên đồng ruộng. - Làm đất kỹ, dọn sạch cỏ dại trong ruộng và bờ. - Khi lúa trỗ không nên để ruộng khô nước sớm. - Khi phát hiện có sâu gây hại dùng thuốc hóa học gốc Lân hữu cơ, Carbamate để phòng trừ. Nên phun thuốc khi sâu còn tuổi nhỏ mới hiệu quả cao. - Làm bẫy bả chua ngọt: 4 phần dấm+2 phần rượu (nếu có bỗng rượu thì không phải cho rượu)+ 1% thuốc trừ sâu loại không có mùi.
  3. Buộc các bùi nhùi bằng rạ vẩy dung dịch chua ngọt vào sau đó cắm ra ruộng lúa xung quanh bờ 20 bó/1ha vào giai đoạn lúa đòng già để vừa bẫy bắt trưởng thành vừa xác định được mật độ bướm trên đồng ruộng. Chiều tối đem cắm sáng hôm sau thu gom bướm, làm liên tục cho đến khi lúa trỗ chín sữa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2