intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sâu đục thân 2 chấm hại lúa và biện pháp phòng trừ

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

130
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Đặc điểm hình thái: Trưởng thành có màu nâu vàng nhạt, mỗi cánh trước có 1 chấm đen rất rõ ở giữa cánh, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt (thường thấy rõ ở con cái). Bướm thường vũ hoá vào ban đêm, ban ngày nấp dưới khóm lúa. Trứng đẻ theo ổ, có lớp lông tơ màu vàng phủ bên ngoài. Mỗi con bướm cái có thể đẻ từ 1 – 5 ổ trứng, mỗi ổ có khoảng 50 – 217 trứng tuỳ theo lúa. Sâu non có 5 tuổi. Sau non nằm trong thân lúa, có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sâu đục thân 2 chấm hại lúa và biện pháp phòng trừ

  1. Sâu đục thân 2 chấm hại lúa và biện pháp phòng trừ 1. Đặc điểm hình thái: Trưởng thành có màu nâu vàng nhạt, mỗi cánh trước có 1 chấm đen rất rõ ở giữa cánh, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt (thường thấy rõ ở con cái). Bướm thường vũ hoá vào ban đêm, ban ngày nấp dưới khóm lúa. Trứng đẻ theo ổ, có lớp lông tơ màu vàng phủ bên ngoài. Mỗi con bướm cái có thể đẻ từ 1 – 5 ổ trứng, mỗi ổ có khoảng 50 – 217 trứng tuỳ theo lúa. Sâu non có 5 tuổi. Sau non nằm trong thân lúa, có màu trắng sữa hoặc vàng nhạt, sâu tuổi 1 đầu có màu đen, tuổi 2 đến tuổi 5 có màu nâu. Nhộng có màu vàng nhạt. 2. Đặc điểm gây hại: - Sâu non đục vào thân mạ, lúa cắn nõn lúa gây ra dảnh héo thời kỳ lúa đẻ nhánh hoặc cắn đứt ngang cuống đòng, cuống bông gây ra bông bạc thời kỳ lúa trổ. - Trong một vụ thường có 2 đợt sâu non phát sinh gây hại nặng (Khi lúa GĐ đẻ nhánh và trỗ). 3. Phòng trừ: - Bố trí thời vụ gieo sạ thích hợp để khi lúa trồng không
  2. trùng thời gian bướm rộ. - Sau khi thu hoạch cày lật đất để diệt sâu và nhộng, giảm mật độ sâu ở vụ sau. - Bảo vệ thiên địch sâu đục thân 2 chấm: như các loài ong ký sinh trứng: Tricchogramma japonicum; Tri. Dendrolimi mats; Tri.Chilonis… - Dùng bẫy đèn bắt bướm khi bướm rộ. - Tập trung ngắt ổ trứng, gôm lại và đem tiêu huỷ. - Lúa đẻ nhánh: Sử dụng một trong các loại thuốc sau để rải: Regen 0.3G, Diazan 10H, Vibasu 10H, Patox 4G… (lưu ý giữ mực nước ruộng 2 – 4 cm). Liều lượng: 1 – 1,5 kg/sào (500m2). - Lúa đòng trổ: Dùng một trong các loại thuốc trừ sâu đục thân đặc hiệu: + Virtako 40WG, liều lượng 3 gam thuốc pha 16 – 20 lít nước phun 1 sào. + Padan 95 SP hoặc Patox 95SP liều lượng 30gr thuốc pha 30 lít nước, phun 1 sào. + Regent 800WG hoặc Tango 800WG, liều lượng 2gr thuốc pha 24 lít nước, phun cho 1 sào (500m2). + Marshal 200SC, liều lượng 50cc thuốc 30 lít nước, phun 1 sào.
  3. Phun thuốc lần 1 khi sâu non nở rộ (hoặc lúa trổ kác đác). Néu mật độ ổ trứng cao phun lại lần 2 cách lần 1 từ 4 – 5 ngày). Áp dụng nguyên tắc “4 đúng” trong sử dụng thuốc BVTV phòng trừ sâu đục thân 2 chấm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0