intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sâu keo da láng

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

255
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Họ: Noctuidae; Bộ Lepidoptera. + Phân bố rộng ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới như ấn Độ, Braxin, Thái Lan, Philipin, Đài Loan....Trong nước sâu keo da láng phá hại chủ yếu ở các vùng đậu tương phía Nam đặc biệt là ở Nam Trung bộ. Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long,ít thấy có ở phía Bắc. - Sâu thuộc loại đa thực phá hại tiêu rất nhiều loịa cây như đạu đỗ, lạc, hành tây, nho, bông, rau bắp cải...Sâu gây hại mạnh từ khi đậu tương bắt đầu ra hoa, đậu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sâu keo da láng

  1. Sâu keo da láng
  2. Họ: Noctuidae; Bộ Lepidoptera. + Phân bố rộng ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới như ấn Độ, Braxin, Thái Lan, Philipin, Đài Loan....Trong nước sâu keo da láng phá hại chủ yếu ở các vùng đậu tương phía Nam đặc biệt là ở Nam Trung bộ. Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long,ít thấy có ở phía Bắc. - Sâu thuộc loại đa thực phá hại tiêu rất nhiều loịa cây như đạu đỗ, lạc, hành tây, nho, bông, rau bắp cải...Sâu gây hại mạnh từ khi đậu tương bắt đầu ra hoa, đậu quả cho đến lúc làm hạt. Sâu non tuổi nhỏ sống quần tụ, gậm nhu mô lá để lại lớp biều bì. Sâu thích phá hại trên các lá bánh tẻ. Từ tuổi 3 sâu bắt đầu phân tán cắn khuyết lá đậu tương, khi phá hại mạnh chỉ còn để lại cành và thân cây, gây thiệt hại lớn đến năng suất. Sâu keo da láng thường gây hại nặng trong mùa khô, từ tháng 11 cho đến tháng 4, ít phá hại trong mùa mưa. Trên đồng ruộng, sâu keo da láng có nhiều loài thiên địch. Có vai trò quan trọng là các loài ong ký sinh như ong cự Charops, ong kén nhỏ Chelenus munakatae và Snellenius sp. Các loài bắt mồi cũng góp phần hạn chế số lượng sâu keo.
  3. Đặc biệt trên sâu keo còn gặp virut gây bệnh thối nhũn (NPV), làm sâu chết hàng loạt khi ẩm độ không khí cao. Ngoài ra còn thấy nấm gây bệnh Baccilus thuringiensis. Sâu keo da láng có tính chống thuốc mạnh với nhiều loại thuốc hoá học đang sử dụng hiện nay, vì vậy dùng thuốc ít hiệu quả. - Loại cây trồng bị hại: Cây công nghiệp - Cây trồng bị hại: Đậu tương, bông, lạc, rau + Cách phòng trừ: - Dùng thuốc trừ sâu sinh học Abamectin (tập kỳ 1,8 EC) theo chỉ dẫn. Đặc biệt thuốc này cho hiệu quả cao cả với các chủng sâu đã chống thuốc hóa học. - Chọn thời vụ thích hợp để tránh tác hại của sâu keo. - Trồng xen đậu tương với các cây trồng khác như ngô, dâu, cây ăn quả... để tạo hệ sinh thái đa dạng, giảm sức ép của sâu keo. - Hạn chế dùng thuốc để bảo vệ các loài thiên địch trong ruộng đậu tương.
  4. - Dùng các chế phẩm sinh học như BT,NPV phun lên cây vào giai đoạn ra hoa quả non, khi sâu bắt đầu phát triển. Có thể thu nhặt những sâu bị chết nhũn trên đồng ruộng rồi hoà vào nước, đem phun cho cây.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1