SÂU RĂNG CỦA TRẺ EM 5 TUỔI
lượt xem 7
download
Chương trình fluor hóa nước máy của thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 1/1990 với nồng độ 0,7 ± 0,1 ppm F, tuy nhiện nồng độ này đã được điều chỉnh xuống 0,5±0,1 ppm F vào tháng 6/2000. Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh tình trạng sâu răng sữa của trẻ 5 tuổi ở 2 vùng có và không có fluor hoá nứơc tại Tp.HCM sau 5 năm điều chỉnh nồng độ fluor trong nước. Phương pháp: Một nghiên cứu cắt ngang đã được tiến hành...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SÂU RĂNG CỦA TRẺ EM 5 TUỔI
- SÂU RĂNG CỦA TRẺ EM 5 TUỔI TÓM TẮT Chương trình fluor hóa nước máy của thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 1/1990 với nồng độ 0,7 ± 0,1 ppm F, tuy nhiện nồng độ này đã được điều chỉnh xuống 0,5±0,1 ppm F vào tháng 6/2000. Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh tình trạng sâu răng sữa của trẻ 5 tuổi ở 2 vùng có và không có fluor hoá nứơc tại Tp.HCM sau 5 năm điều chỉnh nồng độ fluor trong nước. Phương pháp: Một nghiên cứu cắt ngang đã được tiến hành theo kỹ thuật chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên trên các đối tượng là trẻ 5 tuổi sinh ra tại Tp.HCM vào năm 2001. 478 trẻ 5 tuổi ở vùng fluor hoá và 456 trẻ ở vùng không fluor hóa đã được khám và ghi nhận tình trạng sâu răng vào tháng 3 năm 2006. Dữ liệu về tình trạng sâu răng của trẻ (P%, smt-r và SiC) được ghi nhận theo tiêu chí của WHO bởi các điều tra viên đã được chuẩn hóa. Kiểm định 2 và kiểm định t cho 2 mẫu độc lập được sử dụng để so sánh tỷ lệ sâu răng, số trung bình smt-r và SiC giữa các vùng. Kết quả nghiên cứu như sau: Giá trị p Vùng
- Fluor hóa Không fluor hóa P% sâu răng 62,3% 84%
- The prevalence of caries, dmft index and SiC Index (Significant Caries Index) were scored by calibrated examiners according to WHO criteria. Chi -square test was used to compare caries prevalence and t -test for dmft and SiC between the two examinations.
- Results: Areas Giá trị p Fluoridated Non-fluoridated Caries prevalence 62,3% 84%
- được xếp vào một trong những chương trình y tế công cộng hiệu quả nhất của thế kỷ XX(10). Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đầu tiên trong cả nước thực hiện chương trình fluor hóa nước máy với nồng độ 0,7 ± 0,1 ppm (1/1990) tại nguồn n ước ra từ nhà máy nước Thủ Đức(4,5,6). Sau 10 năm, cùng với một số công trình nghiên cứu về tình hình răng nhiễm fluor tại thành phố Hồ Chí Minh, nồng độ fluor trong nước máy đã được điều chỉnh còn 0,5 ± 0,1 ppm từ tháng 6 năm 2000(8,9,10). Năm 2006 là thời điểm thích hợp để đánh giá sâu răng ở trẻ 5 tuổi ( nhóm tuổi chìa khóa của WHO(17,18)) sau 5 năm điều chỉnh nồng độ trong nước là 0,5 ppm. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Khảo sát tình trạng sâu răng sữa của trẻ 5 tuổi sau năm năm điều chỉnh nồng độ fluor hóa nước máy ở mức 0,5 ppm tại TP. Hồ Chí Minh. Mục tiêu chuyên biệt Xác định tỉ lệ % sâu răng, số trung bình smt- r, số trung bình smt- mr, chỉ 1. số SiC của trẻ 5 tuổi sống ở hai quận có và không có fluor hóa nước với nồng độ 0,5 ppm. 2. So sánh tỉ lệ % sâu răng, số trung bình smt- r, số trung bình smt- mr, chỉ số SiC của trẻ 5 tuổi sống ở hai quận có và không có fluor hóa nước với nồng độ 0,5 ppm. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu Trẻ 5 tuổi sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Dân số chọn mẫu Trẻ 5 tuổi đang học tại các tr ường mầm non ở quận có fluor hóa và quận không fluor hóa Tiêu chí chọn mẫu Trẻ 5 tuổi sinh ra và lớn lên hoàn toàn trong một vùng có hoặc không có fluor hoá nước máy. Trẻ sinh năm 2001. Đối với bà mẹ: sống liên tục tại quận nghiên cứu trong suốt thời kỳ mang thai đến khi sinh bé. Cỡ mẫu Điều tra thăm dò ở 100 trẻ mẫu giáo 5 tuổi tại quận 3 Tp. Hồ Chí Minh (10/2005) cho thấy tỷ lệ sâu răng của nhóm trẻ này là 72,27% - 73%. Áp dụng công thức tính cỡ mẫu: n= Z21- /2 P(1- P)/d2 Trong đó, khoảng tin cậy: 95%, d= 5% n # 300; =>2n=600 =>300 trẻ/quận. Kỹ thuật chọn mẫu
- Chọn mẫu ngẫu nhiên - Chọn hai quận: quận 5 (đại diện cho vùng có fluor hóa nước máy), quận Bình Tân (đại diện cho vùng không có fluor hóa nước máy) - Liệt kê số trẻ 5 tuổi đăng ký học tại các tr ường mầm non trong học kỳ II và danh sách các trường mầm non đóng trên địa bàn quận 5 và quận Bình Tân trong năm học 2005-2006 theo đúng tiêu chí chọn mẫu như trên. - Chọn ngẫu nhiên 4 - 6 trường trong mỗi quận sao cho cỡ mẫu đủ và cân đối giữa hai quận. - Chọn khám tất cả các trẻ sinh năm 2001 tại mỗi trường Kiểm soát sai lệch chọn lựa Bảng câu hỏi về tiền sử nơi sinh và lớn lên của trẻ được mô tả trong phần phụ lục. Thu thập dữ kiện Các dữ kiện cần thu thập: *Tình trạng sâu răng(2,3) - Tiêu chuẩn xoang sâu quy định theo WHO: - Trũng rãnh trên mặt nhai, mặt ngoài, mặt trong được gọi là sâu khi mắc thám trâm lúc thăm khám. Ấn thám trâm vào với lực vừa phải kèm với các dấu chứng sâu răng khác như sau: + Đáy xoang mềm
- + Có vùng đục xung quanh chỗ mất khoáng + Có thể dùng thám trâm cạo đi ngà mềm ở vùng xung quanh - Tỷ lệ % sâu răng: tỷ lệ trong cộng đồng mắc bệnh sâu răng (tỷ lệ % người có smt- r ≥1), dùng để đo lường độ lan rộng. - Chỉ số đo lường bệnh sâu răng: dựa trên số trung bình smt- r và smt- mr cũng như chỉ số SiC (số trung bình smt- r của một phần ba quần thể có smt- r cao nhất) Phương pháp thu thập dữ kiện Số liệu được thu thập qua việc khám lâm s àng tình trạng sâu răng của trẻ tại trường theo hướng dẫn của WHO, 1997 về tình trạng sâu răng. Công cụ thu thập dữ kiện - Bộ đồ khám (gương, thám trâm, kẹp gắp), khay đựng dụng cụ. - Đèn pin nhỏ để soi răng khi ánh sáng tự nhiên không đủ. - Găng tay, dung dịch khử khuẩn, cồn 900, gòn. - Phiếu khám, máy tính cá nhân, máy vi tính đ ể xử lý số liệu và máy in. Kiểm soát sai lệch thông tin - Tập huấn, định chuẩn đội điều tra, Kappa nhóm so với điều tra vi ên chuẩn = 0,89. - Khám răng miệng cho trẻ dưới sự giám sát của các điều tra viên chuẩn.
- - Khám lập lại 5 - 10% số trẻ được khám trong ngày để kiểm tra độ chính xác của những người khám. Xử lý và phân tích dữ kiện - Kiểm tra các phiếu khám ngay trong buổi khám. Điều chỉnh các sai sót ngay trong ngày. Mã hóa số liệu. Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS for Window. - Phép kiểm thống kê: thống kê mô tả tỉ lệ %, số trung bình smt- r, smt- mr, SiC và thống kê phân tích: phép kiểm 2, kiểm định t cho hai mẫu độc lập. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Mẫu nghiên cứu Nhóm trẻ 5 tuổi trong nghiên cứu này là một trong những nhóm tuổi chìa khóa của WHO, đồng thời là nhóm tuổi hưởng trọn chương trình fluor hóa nước máy với nồng độ 0,5 ppm tại thành phố Hồ Chí Minh từ trong bụng mẹ, nếu trẻ này sinh ra và lớn lên tại quận có fluor hóa. Nghiên cứu này đã chọn nhóm trẻ 5 tuổi trên để khảo sát tình trạng sâu răng sữa giữa hai quận có và không có fluor hóa nước máy sau năm năm điều chỉnh nồng độ fluor trong nước máy từ 0,7 ppm (1990) xuống còn 0,5 ppm (2000), như là một đánh giá ban đầu về hiệu quả giảm sâu răng của chương trình fluor hóa nước máy ở nồng độ mới này. 934 trẻ 5 tuổi (gồm 461 bé trai chiếm tỉ lệ là 49,4% và 473 bé gái chiếm tỉ lệ là 50,6%) từ 10 trường Mầm non thuộc quận 5 (quận F+) và quận Bình Tân (quận F-) của thành phố
- Hồ Chí Minh đã tham gia vào nghiên cứu. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa bé trai và bé gái trong mẫu nghiên cứu ở cả hai quận (p = 0,889) và ở từng trường (p = 0,831) trong mẫu khám. Tình trạng sâu răng Tỷ lệ % sâu răng của trẻ 5 tuổi Ở quận Bình Tân, 84,0 % trẻ 5 tuổi bị sâu răng; trong khi đó tỉ lệ này là 62,3 % ở quận 5. Khác biệt đáng kể về tỉ lệ phần trăm sâu răng của trẻ giữa hai quận cho thấy trẻ sống ở quận F+ ít bị sâu răng đáng kể so với trẻ sống ở quận F-. Theo các số liệu điều tra quốc gia của Việt Nam năm 2001 (John Spencer, Trần Văn Trường, 2001)(15), tỉ lệ phần trăm sâu răng của trẻ 6 tuổi ở Việt Nam năm 2001 là 83,7 %. Tỷ lệ này tương đương với tỉ lệ phần trăm sâu răng của trẻ 5 tuổi ở quận F- trong nghiên cứu này, và cao hơn rõ ràng so với tỉ lệ phần trăm sâu răng của trẻ 5 tuổi sống ở quận F+. Bảng 1: Tỷ lệ % sâu răng của trẻ 5 tuổi ở hai quận có và không có fluor hóa nước năm 2006 So sánh trung bình khác biệt tỉ lệ phần trăm trẻ 5 tuổi không sâu răng giữa hai quận có và không có fluor hóa ở Tp.HCM với các tổng quan hệ thống về hiệu quả
- giảm sâu răng sữa do chương trình fluor hóa nước mang lại cho trẻ 5 tuổi sống trong vùng có và không có fluor hóa nước máy của Marian S McDonagh và cộng sự cho thấy trung bình khác biệt tỉ lệ phần trăm trẻ không sâu răng giữa quận 5 và quận Bình Tân là 22%, tương đương với các nghiên cứu của Ast (1951), Gray (1999) và có vẻ cao hơn nhiều so với các nghiên cứu của DHSS (1969), của Beal (1981) và của Kunzel (1997) (biểu đồ 1). Biểu đồ 1: Trung bình khác biệt tỉ lệ phần trăm trẻ không sâu răng giữa hai quận có và không có fluor hóa của Tp.HCM với các kết quả tổng quan có hệ thống về hiệu quả giảm sâu răng sữa ở trẻ 5 tuổi sống trong vùng có và không có fluor hóa nước máy của Marian S McDonagh và cộng sự.
- Mức độ trầm trọng của sâu răng của trẻ 5 tuổi Chỉ số smt- r của trẻ 5 tuổi ở quận Bình Tân (quận F-) năm 2006 là 6,52 tương đương với chỉ số smt- r của trẻ 5- 6 tuổi trong kết quả điều tra quốc gia năm 2001 của John Spencer trong khi đó so với điều tra quốc gia n ày thì chỉ số smt- r của trẻ 5 tuổi ở quận 5 thấp hơn nhiều (3,42). Sự khác biệt về chỉ số smt- r ở quận 5 và quận Bình Tân là có ý ngh ĩa rất đáng kể về mặt thống kê (bảng 5). Kết quả này cho thấy trẻ 5 tuổi sống ở vùng có fluor hóa nước máy tại Tp.HCM (quận 5) có độ trầm trọng sâu răng ít hơn nhiều so với trẻ cùng lứa tuổi ở vùng không có fluor hóa và so với trẻ 5- 6 tuổi sống tại Việt Nam nói chung. Nói cách khác, fluor hóa nước máy với nồng độ 0,5 ppm làm giảm chỉ số smt- r ở vùng có fluor hóa so với vùng không có fluor hóa. Bảng 2: Trung bình smt- r của trẻ 5 tuổi ở hai quận có và không có fluor hóa nước tại Tp.HCM năm 2006.
- Chỉ số smt- r của trẻ sống ở quận F+ vào năm 2006 tương đương chỉ số smt- r của trẻ 6 tuổi trong điều tra năm 2000 (Văn Chí Thiện và cs) ở quận F+ của Tp.HCM, nhưng thấp hơn nhiều so với chỉ số smt- r của trẻ sống ở quận F+ vào năm 1990. Điều này, một lần nữa đã chứng minh hiệu quả giảm sâu răng sữa ở trẻ 5 tuổi của chương trình fluor hóa nước máy với nồng độ 0,5 ppm tại thành phố Hồ Chí Minh. So sánh chỉ số smt- r của trẻ 5 tuổi trên thế giới với kết quả có được tại quận 5 và quận Bình Tân, kết quả được ghi nhận qua biểu đồ dưới đây (biểu đồ 2). Biểu đồ 2: Chỉ số smt- r của trẻ 5 tuổi ở quận 5 và quận Bình Tân, so sánh với một số số liệu của các nghiên cứu nước ngoài.
- Biểu đồ 2 cho thấy chỉ số smt- r của trẻ 5 tuổi ở quận Bình Tân cao hơn đáng kể so với các số liệu có được. Đây chính là vấn đề răng miệng cần đ ược quan tâm đặc biệt, nhất là đối với những trẻ sống ở vùng không có chương trình fluor hóa nước máy của Tp.HCM. Việc tăng cường hơn nữa các chương trình dự phòng chăm sóc sức khỏe răng miệng là rất cần thiết cho nhóm cộng đồng này. Tỉ lệ xoang sâu giữa mặt trũng - rãnh và mặt láng Bảng 3: Phân bố số trung bình smt- mr láng và trũng rãnh của trẻ 5 tuổi tại Tp.HCM năm 2006. Số trung bình smt- mr của trẻ 5 tuổi ở quận Bình Tân (quận F-) là 12,94 cao hơn đáng kể so với số trung bình smt- mr của trẻ 5 tuổi ở quận 5 (quận F+) là 5,54 (p
- Biểu đồ 3: So sánh chỉ số smt- mr ở quận 5 và quận Bình Tân với điều tra quốc gia năm 2001 (John Spencer, 2001). Biểu đồ 3 cho thấy chỉ số s- mr, smt- mr của trẻ 5 tuổi sống ở quận F+ thấp hơn nhiều so trẻ 5- 6 tuổi trong điều tra quốc gia năm 2001. Một lần nữa ta thấy đ ược hiệu quả của chương trình fluor hóa với nồng độ 0,5 ppm trong việc giảm số mặt răng sữa sâu cho trẻ 5 tuổi sống ở quận F+ của Tp.HCM. Chỉ số smt- mr láng so với smt- mr trũng rãnh của trẻ 5 tuổi ở quận 5 (bảng 3.8) là gần bằng nhau (2,7 so với 2,8), trong khi đó số trung b ình smt- mr láng của trẻ 5 tuổi ở quận Bình Tân (7,3 ± 9,4) cao hơn số trung bình smt- mr trũng rãnh (5,6 ± 6,0) một cách có ý nghĩa thống kê (p
- Bảng 4: Mô thức hồi quy logistic phân tích nguy cơ sâu răng (có/không sâu răng) ở trẻ 5 tuổi tại vùng không fluor hóa nước so với trẻ sống ở vùng có fluor hóa nước Trẻ 5 tuổi ở quận Bình Tân (quận F-) có nguy cơ sâu răng cao gấp 3,17 lần (p3 (có/không có smt- r>3) ở trẻ 5 tuổi tại vùng không fluor hóa nước so với trẻ sống ở vùng có fluor hóa nước.
- Ở quận Bình Tân số trẻ có smt- r > 3 chiếm 64,9% trong khi tỉ lệ này ở quận 5 là 35,4%. Kết quả phân tích hồi quy (bảng 5) cho thấy trẻ 5 tuổi ở quận Bình Tân có nguy cơ sâu trên 3 răng cao gấp 3,38 lần trẻ ở quận 5 (p
- Bảng 6: Chỉ số SiC của trẻ 5 tuổi giữa 2 quận có và không có fluor hóa nước tại Tp.HCM năm 2006.
- Chỉ số SiC của trẻ 5 tuổi tại quận 5 (quận F+) là 8,39 - nghĩa là một phần ba số trẻ trong vùng này có số trung bình smt- r là 8,39 răng (bảng 6). Trong khi chỉ số trung bình smt- r của trẻ 5 tuổi ở quận 5 như đã đề cập ở trên là 3,42. Điều đó cho thấy, mặc dù cùng sống trong quận F+, cùng được hưởng chương trình fluor hóa từ trong bụng mẹ cho đến thời điểm nghiên cứu, nhưng ở quận 5 vẫn tồn tại khoảng 33,33% số trẻ có mức độ sâu răng khá trầm trọng so với độ tuổi. Tại quận Bình Tân (quận F-), chỉ số SiC là 12,70 - nghĩa là một phần ba số trẻ có số trung bình răng sâu là 12,70 răng trên tổng số 20 răng là một mức độ sâu răng rất trầm trọng. Những đứa trẻ có chỉ số sâu răng rất cao n ày chắc chắn sẽ trở thành người lớn với nhu cầu điều trị phức tạp và đắt tiền trong tương lai. Dù phép kiểm thống kê cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về chỉ số SiC giữa hai quận nhưng ngay ở quận 5 - quận có chỉ số SiC thấp hơn nhưng mức độ sâu răng trong dân số nguy cơ này vẫn ở mức rất cao theo khuyến cáo của Tổ chức Sức khỏe Thế giới ở cả quận có và không có fluor hóa nước máy với nồng độ 0,5 ppm. KẾT LUẬN Chương trình fluor hóa nước máy của Tp.HCM tuy có làm giảm tỉ lệ phần trăm sâu răng và mức độ trầm trọng bệnh sâu răng sữa của trẻ 5 tuổi sống ở quận F+ so với quận F-, nhưng vẫn chưa đủ để bảo vệ tối đa cho trẻ 5 tuổi sống ở vùng F+ của Tp.HCM khỏi bị sâu răng như những trẻ cùng trang lứa sống ở một trong những nước phát triển như Anh, Úc và Tân Tây Lan.
- Ở vùng không fluor hóa nước, 84,2% trẻ 5 tuổi có sâu răng, với số răng sâu, mất và trám trung bình là 6,52. Điều này cho thấy sâu răng sữa hiện vẫn còn đang là vấn đề trầm trọng cho trẻ 5 tuổi ở vùng không có fluor hóa nước máy của thành phố. Vì vậy, ngoài chương trình fluor hóa nước máy ra, cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tích cực của chương trình Nha học đường hiện có với chiến lược thích hợp hơn và hiệu quả hơn để có thể bảo vệ răng sữa tối đa đối với bệnh sâu răng cho trẻ nhỏ sống ở các quận có và không có fluor hóa nước tại Tp.HCM trong tương lai.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
5 THẮC MẮC KHI CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CỦA TRẺ
1 p | 184 | 36
-
Phòng và chữa đau vùng thắt lưng
6 p | 114 | 16
-
Cách chữa bệnh đái dầm ở trẻ
4 p | 224 | 15
-
Tật nghiến răng ở trẻ em
6 p | 116 | 10
-
CÁC THỜI KỲ CỦA TUỔI TRẺ
4 p | 143 | 9
-
Những lưu ý khi trẻ bị thủy đậu
2 p | 164 | 7
-
Tật đái dầm ở trẻ em
4 p | 79 | 6
-
Đau chân, sưng khớp... có thể là khởi đầu của bệnh ung thư máu trẻ em!?
5 p | 110 | 6
-
Phát hiện béo phì từ khi trẻ 2 tuổi?
3 p | 91 | 4
-
10 lời khuyên hữu ích giúp trẻ tự giác đánh răng
4 p | 94 | 4
-
Chớ “coi thường” răng sữa!
5 p | 72 | 4
-
Triệu chứng con bạn bị cúm nguy hiểm
3 p | 57 | 4
-
Để con bạn ngủ ngon giấc
2 p | 83 | 3
-
Tè dầm ở bé
2 p | 81 | 3
-
Tật nghiến răng ở trẻ
8 p | 201 | 3
-
Chăm sóc giấc ngủ cho bé 1 – 3 tháng tuổi
5 p | 102 | 2
-
Khảo sát tình hình sâu răng sữa và các yếu tố liên quan ở trẻ mầm non thành phố Huế năm 2020
6 p | 17 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn