intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng và chữa đau vùng thắt lưng

Chia sẻ: Xu Ka | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

114
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hơn 80% số người trên 30 tuổi hay bị đau thắt lưng. Ở phụ nữ, nhất là sau tuổi mãn kinh, tỷ lệ này còn cao hơn. Nhiều nhà khoa học cho rằng đây là bệnh riêng của loài người; tư thế đứng thẳng trên 2 chân khiến trọng lượng cơ thể đè lên cột sống, nhất là vùng thắt lưng. Cột sống con người gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống lưng, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng và 5 đốt sống cụt. Chúng nối lại với nhau bằng 4 dây chằng: dây chằng dọc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng và chữa đau vùng thắt lưng

  1. Phòng và chữa đau vùng thắt lưng Hơn 80% số người trên 30 tuổi hay bị đau thắt lưng. Ở phụ nữ, nhất là sau tuổi mãn kinh, tỷ lệ này còn cao hơn. Nhiều nhà khoa học cho rằng đây là bệnh riêng của loài người; tư thế đứng thẳng trên 2 chân khiến trọng lượng cơ thể đè lên cột sống, nhất là vùng thắt lưng.
  2. Cột sống con người gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống lưng, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng và 5 đốt sống cụt. Chúng nối lại với nhau bằng 4 dây chằng: dây chằng dọc trước, dây chằng dọc sau, dây chằng vòng và dây chằng liên gai sống. Điểm đặc biệt trong cấu trúc của dây chằng dọc sau là có chứa nhiều thụ thể thần kinh cảm giác nên khi chạm vào đấy dễ gây đau. Giữa hai đốt sống là đĩa đệm giúp chống dằn, chống xóc... Bên trong đốt sống có ống sống chứa tủy. Tủy sống chứa nhiều điểm xuất phát của rễ thần kinh vận động và cảm giác. Đây là nơi dẫn truyền thông tin giữa não và các cơ quan trong cơ thể. Do đó, chấn thương vùng cột sống không chỉ ảnh hưởng đến sự chuyển động và khả năng chống đỡ trọng lượng cơ thể mà còn có thể gây đau, mất cảm giác hoặc liệt ở phần cơ thể tương ứng. Những người hay bị đau thắt lưng Đau vùng thắt lưng không chỉ xảy ra ở người cao tuổi, mà còn thấy ở người tuổi trung niên và cả thanh thiếu niên. Ở nhóm tuổi dưới 30, đau thắt lưng thường gặp ở học sinh, sinh viên, thư ký đánh máy; nói chung là những người hay ngồi lâu, ngồi cong lưng, không đúng tư thế, hoặc khi đứng không đặt trọng lượng đều trên cả hai chân. Tư thế ngồi hoặc đứng không hợp lý đó làm cơ căng mỏi và cuối cùng gây đau thắt lưng.
  3. Đối với phụ nữ, đau thắt lưng còn liên hệ đến chu kỳ kinh nguyệt, thường đau thắt lưng trước khi hành kinh. Nhiều người nội trợ ngồi làm thức ăn, rửa chén bát, những người thợ mộc, thợ rèn, người lái xe (ngồi trên quãng đường dài) đều có nhiều nguy cơ đau thắt lưng. Còn đau thắt lưng do nguyên nhân bệnh lý thường hay gặp ở những bệnh nhân thoái hóa khớp, viêm khớp, loãng xương, lao đốt sống, bệnh lý ác tính (như ung thư đốt sống…). Những biện pháp giảm đau Nằm nghỉ trên giường: Khi đứng dù không thực hiện một động tác gì, các cơ cạnh cột sống cũng phải làm việc để chịu đựng sức nặng của cơ thể và giữ vững tư thế. Do đó, để giảm ngay tình trạng đau thắt lưng thì điều đầu tiên và hợp lý nhất là nên nằm nghỉ tại giường đúng tư thế để các cơ cạnh sống và dây chằng được nghỉ ngơi. Nên nằm ngửa trên phản cứng có lót đệm mỏng, gối dưới đầu phải mềm và thấp, co hai chân lại đồng thời lót một gối nhỏ dưới chân. Đắp nước đá lên vùng đau: Đắp túi nước đá vào vùng đau trong vòng 24 giờ sau khi bị tổn thương, giúp hạn chế tình trạng viêm và đau. Nước đá được cho vào túi nhựa, sau đó phủ bằng khăn vải bên ngoài rồi đặt trên da trong 30-60 giây.
  4. Sau đó, lấy túi nước đá ra để da bớt lạnh rồi lại tiếp tục đắp. Thời gian đắp nước đá tổng cộng khoảng 10 phút, mỗi ngày có thể thực hiện 2 đến 3 lần. Đắp nóng: 1-2 ngày sau cơn đau đầu tiên nên dùng nước nóng áp vào chỗ đau. Lúc này, nước nóng làm cơ thể giãn, tăng tính đàn hồi và cuối cùng làm giảm đau lưng. Nước nóng được cho vào chai thủy tinh đóng kín nút hay cho vào túi nhựa. Trong khi đắp, chú ý tránh bỏng, có thể dùng đèn hồng ngoại hoặc chiếu tia laser công suất thấp để giảm đau. Nệm: Nệm không được cao hoặc mềm quá vì cột sống sẽ bị cong, các cơ cạnh sống căng, làm tình trạng đau lưng xấu hơn. Nên nằm trên một nệm mỏng thấp, không cao hơn 5 cm, lót trên mặt phẳng cứng. Ngoài các biện pháp trên, có thể xoa bóp lên vùng đau, thư giãn, xoa thuốc kháng viêm giảm đau. Đề phòng đau thắt lưng Nằm đúng tư thế giúp các cơ và dây chằng được thư giãn, nghỉ ngơi. Nằm là một tư thế cần quan tâm vì nằm ngủ chiếm 1/3 thời gian của đời sống con người. Nằm sấp là một tư thế nên tránh, tuy nhiên nếu bạn có thói quen nằm sấp, nên dùng một gối nhỏ lót ở vùng bụng dưới.
  5. Nằm ngửa: Dùng gối mềm thấp đặt ở dưới đầu. Kê gối dưới hai nhượng chân nhằm thư giãn cơ đùi và thắt lưng, thư giãn cột sống vùng thắt lưng thẳng hơn. Nằm nghiêng: Có thể nằm nghiêng phải, hoặc trái, dưới đầu là gối mềm, có độ cao vừa phải, 2 chân cong lại, thẳng góc với thân mình và thêm một gối mỏng giữa hai đầu gối và cẳng chân. Tư thế ngồi đúng là cột sống phải thẳng, đùi thẳng góc với thân mình và cẳng chân, hai vai phải cân bằng, đầu thẳng với cột sống. Các tư thế nên tránh là ngồi tréo chân, lưng cong, ưỡn, cúi đầu về phía trước hay ngửa đầu ra phía sau, nghiêng phải hoặc nghiêng trái. Tư thế đứng đúng là cột sống phải thẳng, gối thẳng, đường thẳng nối hai vai song song với mặt đất, hai mắt nhìn ngang, sức nặng của cơ thể phân phối đều cho hai chân, tránh các tư thế như gù, ưỡn cột sống. Khi nâng một vật nặng, cần cong hai gối, lưng luôn thẳng, ôm sát vật nặng vào người. Những người phải ngồi trong thời gian dài nên đứng lên ít nhất mỗi giờ một lần, thư giãn bằng động tác sau đây: Đứng thẳng, đặt hai tay sau thắt lưng, chậm chậm ưỡn đầu cổ, thân ra phía sau, rồi trở về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác trên 5 lần.
  6. Không được khom, ưỡn người (trong khi rửa mặt, đánh răng, sử dụng vi tính, học bài, đọc sách...) vì làm căng cơ, dây chằng vùng thắt lưng. Điều này dễ gây đau thắt lưng và làm đau thắt lưng tăng thêm. Môn thể thao góp phần làm giảm cơn đau là bơi lội vì nó làm mạnh và cân bằng các cơ ở vùng bụng và lưng. Điều này giữ cho cột sống thẳng, các dây chằng không bị căng và mỏi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2