intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sẩy thai do quá căng thẳng

Chia sẻ: Phan Totam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

63
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lúc có bầu được 9 tuần, chị V. đi khám thấy thai rất khỏe. Rồi chồng chị đột ngột mất do tai nạn giao thông. Chỉ hai ngày Bác sĩ phẫu thuật cho thai phụ tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ. sau, chị bị sẩy do quá đau đớn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sẩy thai do quá căng thẳng

  1. Sẩy thai do quá căng thẳng Lúc có bầu được 9 tuần, chị V. đi khám thấy thai rất khỏe. Rồi chồng chị đột ngột mất do tai nạn giao thông. Chỉ hai ngày sau, chị bị sẩy do quá Bác sĩ phẫu thuật cho thai phụ đau đớn. tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ. Cuộc sống quá căng thẳng và những cú sốc tinh thần khiến một số chị em chưa kịp hưởng niềm vui làm mẹ đã để mất đứa con yêu quý của mình. Bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Trưởng phòng Khám thai, Bệnh viện phụ sản Từ Dũ TP HCM, cho biết tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng các bác sĩ phòng khám đều ghi nhận có nhiều thai phụ bị stress và điều này ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
  2. Chị V., 30 tuổi, sống ở quận 6, bị sẩy thai do một cú sốc tinh thần. Chị kể: “Lúc tôi có bầu được 9 tuần, đi khám bác sĩ cho biết sức khỏe của mẹ và thai đều tốt. Không may chồng tôi đột ngột mất do tai nạn giao thông. Chỉ 2 ngày sau, tôi bị sẩy do tinh thần quá căng thẳng”. Còn chị M., nhân viên thị trường một công ty mỹ phẩm nước ngoài ở TP HCM, lại mất con do áp lực công việc. Kết hôn được 2 tháng, chị M. được bác sĩ chẩn đoán đã có thai 6 tuần. Công việc của chị thường phải rong ruổi ngoài phố từ 7h sáng đến chiều tối. Đang trong giai đoạn thử việc nên M. luôn sợ không hoàn thành nhiệm vụ. Chị thường xuyên mất ngủ vì quá lo lắng. Thai được 8 tuần thì sẩy, bác sĩ kết luận do chị làm việc quá sức, tâm lý căng thẳng. Theo tiến sĩ Thu Hà, biểu hiện stress ở thai phụ
  3. thường là buồn phiền, mất ngủ, chán ăn, không muốn giao tiếp, nổi cáu, dễ bị kích động, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp… Điều này làm tăng nguy cơ hỏng thai ở giai đoạn phôi đang hình thành. Stress lâu dài trong thai kỳ tác động khá lớn đến nồng độ nội tiết của người mẹ, làm giảm dưỡng chất cung cấp cho thai, từ đó, ảnh hưởng đến các cơ quan trọng yếu của thai nhi như gan, tim, thận, não... dẫn đến sẩy, sinh non hoặc thai chậm phát triển. Nếu được sinh ra, tinh thần của trẻ sau này cũng có nguy cơ không bình thường. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, cho rằng ngày nay do áp lực công việc lớn nên thai phụ dễ căng thẳng. Các sức ép trong quan hệ đồng nghiệp và cấp trên cũng là nguyên nhân gây stress. Để tránh ảnh hưởng xấu đến thai nhi, bác sĩ Hà khuyên các sản phụ ăn uống điều độ, đủ dinh dưỡng và uống nhiều nước, giúp cơ thể đối phó với mệt mỏi và quá sức. Phụ nữ mang thai cần nghỉ ngơi nhiều
  4. hơn người thường, ngủ trong phòng yên tĩnh, tránh tiếng ồn, tắm mát và tránh ăn trong vòng một giờ trước khi ngủ. Nên tập các môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe, có sự tư vấn của chuyên gia thể dục để tinh thần linh hoạt, giảm căng thẳng. Ngoài ra, thai phụ có thể thư giãn bằng cách nghe nhạc, xem phim hoặc đi du lịch. Trong khi mang thai, phụ nữ rất nhạy cảm, dễ xúc động nên cần sự quan tâm và đối xử dịu dàng của người thân, đặc biệt là chồng. Khi buồn phiền hay có những lo lắng về mặt tinh thần, chị em nên chia sẻ với bạn bè, người thân hoặc tìm chuyên gia tâm lý nhờ tư vấn. Việc giao tiếp thường xuyên và cởi mở với người khác sẽ giúp thai phụ bình tĩnh, sáng suốt, tự tin hơn khi đối phó với những khó khăn trong cuộc sống. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông lưu ý, thai phụ tuyệt đối không nên tự ý sử dụng các loại thuốc ngủ, an thần, không dùng rượu, bia, ma túy... để giải stress vì
  5. chúng làm stress trở nên nặng hơn, ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và bé. Chị em nên nghĩ đến những điều tốt đẹp, đến trách nhiệm làm mẹ trong tương lai, từ đó tìm cách vượt qua những căng thẳng trong cuộc sống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2