intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SIÊU KHUẨN (SUPERBUG) VÀ HIỆN TƯỢNG KHÁNG KHÁNG SINH

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

128
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện tượng kháng kháng sinh (antibioresistance) xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn không bị diệt bởi thuốc kháng sinh, mà chúng vẫn tồn tại và sinh sản ra những thế hệ con cháu không có tính cảm ứng (sensible) với một hay nhiều loại thuốc kháng sinh (đa kháng sinh) nào đó. Không ít thuốc kháng sinh từ trước tới giờ được xem như là những vị thuốc cứu tinh của biết bao bệnh tật, nhưng ngày nay chúng đã tỏ ra là không còn công hiệu trong việc chữa trị gì được nữa! Kho tàng thuốc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SIÊU KHUẨN (SUPERBUG) VÀ HIỆN TƯỢNG KHÁNG KHÁNG SINH

  1. SIÊU KHUẨN (SUPERBUG) VÀ HIỆN TƯỢNG KHÁNG KHÁNG SINH\
  2. Hiện tượng kháng kháng sinh (antibioresistance) xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn không bị diệt bởi thuốc kháng sinh, mà chúng vẫn tồn tại và sinh sản ra những thế hệ con cháu không có tính cảm ứng (sensible) với một hay nhiều loại thuốc kháng sinh (đa kháng sinh) nào đó. Không ít thuốc kháng sinh từ trước tới giờ được xem như là những vị thuốc cứu tinh của biết bao bệnh tật, nh ưng ngày nay chúng đã tỏ ra là không còn công hiệu trong việc chữa trị gì được nữa! Kho tàng thuốc kháng sinh càng ngày càng trở nên hạn hẹp và khan hiếm hơn trước rất nhiều! Vào cuối năm 2009 vừa qua, một vi khuẩn mới có chứa gène NDM-1 đã được thấy xuất hiện tại Ấn Độ. Người ta gọi đó là siêu khuẩn (superbug). Sự xuất hiện của superbug chứa gène NDM-1 Các nhà khoa học đã phát hiện lần đầu tiên tại New Delhi, Ấn Độ vào tháng 12/2009 loại vi khuẩn đường ruột E.coli có mang gène tạo ra enzyme NDM-1 (là code DNA của New Delhi metallo-beta-lactamase 1). Đó là siêu khuẩn đa kháng sinh hay superbug vì chúng có khả năng đề kháng với rất nhiều loại thuốc kháng sinh kể luôn với loại kháng sinh có phổ rộng cực mạnh nhóm carbapenems (nhóm nầy dành để sử dụng trong trường hợp các loại kháng sinh thông thường không còn tác dụng được nữa).
  3. Các thuốc sau đây nằm trong nhóm carbapenems: Meropenem, Ertapenem, Doripenem, Panipenem/Betamipron và Razupenem (PZ 601). CARBAPENEMS are a class of beta-lactum, broad spectrum antibiotics which act by inhibiting the cell wall synthesis and are known to be most effective against gram negative infections. Carbapenems, often in combination with other agents, remain a mainstay of therapy in patients with serious hospital-acquired infection. Điều nguy hiểm nhất là gène NDM-1 có thể nhảy từ một chủng loại vi khuẩn nầy sang lây nhiễm một chủng loại vi khuẩn khác và do đó tạo cho chúng tính kháng thuốc. Theo các nhà khoa học Anh Quốc, thì các trường hợp xuất hiện vi khuẩn có mang gène NDM-1 đều có liên hệ đến việc sử dụng bừa bãi các loại kháng sinh hậu giải phẫu thí dụ như giải phẫu thẩm mỹ, ghép bộ phận, cancer, v.v…) tại các bệnh viện Ấn Độ và Pakistan. Tính đến trung tuần tháng 8/2010 đã có trên 37 ca được phát hiện tại Anh Quốc, Canada có 4 ca, sau đó là USA, Australia, Hòa Lan, và Pháp… Tất cả đều đến từ các bệnh nhân đã từng được điều trị tại Ấn độ và Pakistan trong thời gian trước đó. NDM-1 sau đó đã lây sang cho những bệnh nhân khác tại các quốc gia vừa kể.
  4. The Lancet Infectious Diseases, Early Online Publication, 11 August 2010 Emergence of a new antibiotic resistance mechanism in India, Pakistan, and the UK: a molecular, biological, and epidemiological study We identified 44 isolates with NDM -1 in Chennai, 26 in Haryana, 37 in the UK, and 73 in other sites in India and Pakistan. NDM-1 was mostly found among Escherichia coli (36) and Klebsiella pneumoniae (111), which were highly resistant to all antibiotics except to tigecycline and colistin. K pneumoniae isolates from Haryana were clonal but NDM-1 producers from the UK and Chennai were clonally diverse. Most isolates carried the NDM-1 gene on plasmids: those from UK and Chennai were readily transferable whereas those from Haryana were not conjugative. Many of the UK NDM-1 positive patients had travelled to India or Pakistan within the past year, or had links with these countries. Hai loại vi khuẩn thường thấy có chứa gène NDM-1 nằm trong nhóm vi khuẩn đường ruột thuộc họ Enterobacteriaceae. Đó là vi khuẩn E.coli và một loại vi khuẩn gây viêm phổi có tên là Klebsiella pneumoniae. Hai loại vi khuẩn nầy đều có thể gây viêm nhiễm đường tiết niệu và tạo nên tình trạng nhiễm trùng huyết ở bệnh nhân.
  5. Hiện nay mối ưu tư chính của các nhà khoa học Âu Mỹ là phải gấp rút cố tìm ra một loại kháng sinh nào khả dĩ có thể thật sự trị được superbug NDM-1 trước khi nó trở thành một hiểm họa chung cho cả nhân loại. Trong khi chờ đợi, các bác sĩ đã cho áp dụng lối trị liệu bằng cách phối hợp nhiều loại thuốc kháng sinh với nhau, nhưng đôi khi cũng không mấy hiệu quả. Đây là tin mới nhất, nhiều hứa hẹn: Glaxo said it captured a snapshot of a new compound, called GSK 299423, latched onto a certain enzyme in bacteria. Stopping this enzyme prevents the bacteria from reproducing. See full article from DailyFinance: http://www.dailyfinance.com/story/glaxosmithkline-finds-compound-fight- superbugs/19582888/?icid=sphere_copyright “Vi trùng chứa NDM-1 nằm trong plasmids. Phần lớn vi trùng kháng thuốc: beta-lactams antibiotics, Fluoroquinolones, và Aminoglycosides, tuy nhiên phần lớn vẫn “chịu” thuốc polymyxin antibiotic colistin. May thay, đầu tháng August, 2010, hãng thuốc GlaxoSmithKline hợp cùng Wellcome Trust's Seeding Drug Discovery initiative và Cơ quan U.S.
  6. Defense Threat Reduction Agency, đã tìm thấy một thuốc mới GSK-299423, chống được vi trùng mang di thể NDM-1.” (Bác sĩ Trần Mạnh Ngô) 23/8/2010. Và chỉ còn việc áp dụng thêm các biện pháp vệ sinh thông thường tại các bệnh viện thí dụ như cách ly bệnh nhân, rửa tay thường xuyên, tẩy trùng, tẩy uế dụng cụ, v.v. According to the researchers, NDM-1 can be stopped from spreading in hospitals by implementing standard control procedures: the general use of antibacterial soap and the isolation of infected patients, for example. “Hospitals need to ensure they continue to provide good infection control to prevent any spread, consider whether patients have recently been treated abroad and send samples to HPA for testing”, a representative for the Department of Health told the BBC. New superbugs emerge from U.K, Asia, Canada... http://www.cbc.ca/health/story/2010/08/11/uk-lancet-new- superbug.html#socialcomments British scientists have discovered bacteria that are able to make an enzyme called NDM-1, or New Delhi metallo-beta-lactamase 1.
  7. NDM-1 has been seen largely in E. coli bacteria, the most common cause of urinary tract infections outside of hospitals. The gene for the enzyme is found on DNA structures known as plasmids that can be easily copied and passed on to other types of bacteria. Antibiotic-resistant E. coli can cause fatal pneumonia and other infections Tại sao hiện tượng kháng thuốc có thể xảy ra? Có rất nhiều nguyên nhân thí dụ như sự sử dụng thuốc kháng sinh một cách bừa bãi, không đúng cách, không tôn trọng liều lượng và thời gian trị liệu cũng như không chịu uống cho thật hết số thuốc như bác sĩ đã kê toa. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi thú y, canh nông và ngư nghiệp cũng dự phần không nhỏ trong sự hình thành hiện tượng kháng kháng sinh ở người. Cuối cùng là vấn đề dùng các chất diệt khuẩn (nettoyant antibactérien) để chùi rửa quá thường xuyên, không đúng chỉ dẫn cũng có thể giúp sinh sản ra những dòng vi khuẩn có tính kháng thuốc! Y, nha, dược, thú y sĩ và bệnh nhân đều có trách nhiệm trong vấn đề kháng kháng sinh nầy! Tại sao vi khuẩn kháng được thuốc?
  8. Hiện tượng kháng thuốc có thể xảy ra theo một trong những cơ chế sau đây: 1/ Làm thay đổi mục tiêu tác động (site d’action) của thuốc trên vi khuẩn hay là làm thay đổi protéine trên vi khuẩn mà thuốc Pénicilline sẽ bám vào để tác động (Thí dụ: thuốc kháng sinh Pénicilline đối với vi khuẩn Streptococcus pneumoniae). 2/ Vô hiệu hóa thuốc bằng enzyme bêta lactamase (Thí dụ: thuốc Penicilline đối với vi khuẩn Staphilococcus aureus). 3/ Làm giảm độ thẩm thấu của màng tế bào vi khuẩn nên thuốc không tác động được (Thí dụ: thuốc kháng sinh Gentamycine đối với vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa). Một số vi khuẩn kháng thuốc tại Canada + Staphylococcus aureus kháng Methicilline; + Enterococcus kháng Vancomycine; + Klebsiella pneumoniae / bêta lactamase à spectre étendu (BLSE) résistants; + Eschericia coli / BLSE résistants; + Salmonella;
  9. + Shigella; + Gonocoques kháng Fluoroquinolone; + Streptococcus pneumoniae résistant à la Pénicilline (SPRP); + Tuberculose résistant à l’Isoniaside et à la Rifambine. Sự sang nhượng tính kháng thuốc: hiện tượng đáng ngại (transfert de résistance) Có bằng chứng cho thấy vi khuẩn mang tính kháng thuốc có thể vượt hàng rào chủng loại (barrière d’espèce) để truyền tính nầy sang cho những vi khuẩn của một chủng loại khác, thí dụ như vi khuẩn gốc ở thú vật truyền tính đề kháng sang cho vi khuẩn gốc ở người chẳng hạn! Ngoài ra, cũng cần nói thêm là đa số thuốc kháng sinh dùng bên thú y đều có cùng một cơ cấu hóa học như những thuốc đồng loại dùng bên người. Bởi lý do nầy, cho nên khi một vi khuẩn đề kháng với một loại thuốc bên thú y thì nó cũng có thể đồng thời đề kháng với các loại thuốc c ùng nhóm bên người. Thuốc kháng sinh nhìn từ phía y khoa Năm 1954, Hoa Kỳ chỉ sản xuất có 2 triệu cân thuốc kháng sinh. Ngày nay, số sản xuất đã tăng vọt lên trên 50 triệu cân trong năm!
  10. Theo The Centers for Disease Control & Prevention (CDC) Hoa Kỳ cho biết, có thể nói là có trên 50% toa kháng sinh do bác s ĩ kê ra cho bệnh nhân để chữa trị những bệnh thông thường do virus như ho hen cảm cúm, v.v…đều không cần thiết và không xác đáng! Và được biết là thuốc kháng sinh chỉ có công hiệu để trị những bệnh cảm nhiễm do vi khuẩn gây ra mà thôi. Cơ quan Health Canada cũng đưa ra một nhận định tương tợ như trên. Ngày nay, một số lớn vi khuẩn không còn cảm ứng với các loại thuốc kháng sinh cũ thường được sử dụng từ trước tới nay nữa. Vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, tác nhân của viêm phổi và viêm màng não đã không còn cảm ứng với Pénicilline và một số thuốc khác! Vancomycine là kháng sinh đặc trị vi khuẩn Staphylococcus aureus, giờ thì nó không còn hữu hiệu nữa! Các vi khuẩn như Enterococcus faecalis, Mycobacterium tuberculosis, Pseudomonas aeruginosa đều đề kháng với rất nhiều loại kháng sinh. Tử vong của bệnh lao phổi trước đây đã giảm thiểu ở các quốc gia Tây phương, nay có khuynh hướng gia tăng trở lại!
  11. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết các chủng vi khuẩn gây bệnh lậu mủ (gonorrhea) gốc Á Châu và Phi Châu, ngày nay đã thấy xuất hiện khắp mọi nơi trên thế giới. Tình trạng nhiễm trùng hậu giải phẫu tại các bệnh viện Canada là một vấn đề thật đáng ngại, trong đó nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus là một trong nhiều loại vi khuẩn thường gặp nhất Gần đây, Clostridium difficile vi khuẩn gây viêm ruột xảy ra trong các bệnh viện cũng có mòi gia tăng lên nhiều. Thuốc kháng sinh nhìn từ phía thú y Thuốc kháng sinh được dùng để phòng và trị bệnh gia súc, nhưng phần lớn trên 90% thuốc được sử dụng như những chất kích thích tăng trưởng (growth promoting) trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Thuốc kháng sinh được trộn vào thức ăn hỗn hợp với những nồng độ thật thấp (sous thérapeutique) để giúp thú mau lớn và tăng trọng nhanh. Kỹ nghệ nuôi cá salmon vùng ven biển Vancouver, Canada cũng áp dụng phương pháp nầy. Sự kiện sử dụng quá bừa bãi thuốc kháng sinh từ mấy chục năm nay đã làm phát sinh ra rất nhiều chủng vi khuẩn mang tính kháng thuốc. Vi
  12. khuẩn Salmonella đã đề kháng cùng một lúc với nhiều thuốc như Ampicilline, Chloramphenicol, Streptomycine và Tétracycline. Vào cuối thập niên 1990, tại Anh Quốc, vi khuẩn Salmonella typhimurium DT 104 đã hoành hành dữ dội trong chăn nuôi. Một thời gian sau đó, người ta đã phát hiện những vi khuẩn nầy ở người và điều tai hại nhất là chúng đã đề kháng với nhiều loại thuốc kể cả với thuốc Trimethoprim sulfa và Fluoroquinolone… Năm 1985 tại Californie, trên 1000 người đã ngã bệnh vì ăn phải hamburger có nhiễm khuẩn Salmonella newport đề kháng với nhiều loại thuốc. Ngày nay, các vi khuẩn thông thường của đường ruột như Entérobacter, Campylobacter và E.coli 0157:H7 (bệnh Hamburger) cũng đã đề kháng với nhiều loại thuốc kháng sinh! Ăn thịt chứa chất tồn dư kháng sinh có hại không? Câu hỏi nầy thường được mọi người nêu ra. Trên lý thuyết, chúng ta nên tránh dùng thịt có chứa chất tồn dư (résidu) kháng sinh. Nhưng thực tế rất khó thực hiện, ngoại trừ trường hợp tự mình nuôi lấy súc vật…để ăn. Thịt có tồn dư kháng sinh có thể gây hại cho sức khỏe như:
  13. -/ Gây dị ứng. Thí dụ Penicilline sẽ chuyển thành acide Pénicilline là một chất dị ứng (allergène), tuy nhiên cũng rất hiếm thấy xảy ra. -/ Tạo ra những chủng vi khuẩn mang tính kháng kháng sinh sau nầy. -/ Một vài loại thuốc kháng sinh trong chăn nuôi bị nghi ngờ là có thể gây ung thư (carcinogène). Thuốc kháng sinh Carbadox (Mecadox) thường được sử dụng để trị tiêu chảy ở heo con và cũng đồng thời giúp chúng không bị mất sức giảm cân trong lúc lẻ bầy (lúc đem nuôi riêng trong chuồng heo thịt). Thuốc cho thấy gây ung thư ở chuột trong phòng thí nghiệm, bởi vậy để ngừa nguy cơ nầy ở người dùng thịt heo, thời gian ngưng thuốc Carbadox trước khi gởi heo đi hạ thịt phải trên 42 ngày để thịt không còn chứa chất tồn dư. Một số quốc gia như Anh và Úc Châu đã cấm sử dụng. Health Canada sau đó cũng ra quyết định cấm bán Carbadox. Phải chăng tất cả vi khuẩn đều có hại? Thật ra không phải vi khuẩn nào cũng đều có hại cả. Có loại vi khuẩn hiền sống trong ruột và trên da của chúng ta. Chỉ có những loại vi khuẩn xấu mới làm chúng ta bệnh. Khoa học gọi chúng là những pathogènes. Khi chúng ta sử dụng các chất diệt khuẩn để chùi rửa, tất cả vi khuẩn tốt lẫn vi khuẩn xấu sống trên da đều bị diệt hết. Nếu chỉ dùng savon thường
  14. để rửa thì vi khuẩn tốt không hề hấn gì, nhưng ngược lại vi khuẩn xấu sẽ dễ dàng bị loại đi. Vậy tốt nhất là nên xài savon loại thường và tránh bớt việc dùng các loại savon diệt khuẩn (savon antibactérien). Đây cũng là một trong nhiều cách để ngăn chặn phần nào sự xuất hiện của những vi khuẩn kháng thuốc! Ai ít sử dụng kháng sinh thì khỏi phải lo sợ hiện tượng kháng thuốc? Vấn đề ở đây không phải là bệnh nhân kháng thuốc, nhưng chính vi khuẩn mới thật sự là đối tượng kháng thuốc. Vi khuẩn kháng một loại thuốc nào đó khi chất nầy không đủ sức để diệt được nó nữa. Vi khuẩn mang sẵn tính kháng thuốc có thể nhiễm vào môi sinh, vào nguồn nước cũng như vào bất luận một loại thức ăn thức uống nào đó. Vấn đề thịt chứa chất tồn dư kháng sinh cũng là nguyên nhân gây ra những chủng vi khuẩn kháng thuốc. Luật thú y Canada đã quy định rõ rệt thời gian bắt buộc phải ngưng chữa trị súc vật (période de retrait, withdrawal period) bằng kháng s inh truớc khi gởi đến nhà máy để hạ thịt. Thời gian này dài hay ngắn tùy theo loại thuốc sử dụng. Test thử nghiệm (Cast test, Stop test, DSSP) sự hiện diện của chất tồn dư kháng sinh trong thịt vẫn thường được thực hiện thường xuyên tại lò sát sinh.
  15. Những người ăn chay, không ăn thịt thì không phải lo ngại đến hiện tượng kháng thuốc? Điều nầy sai! Các loại vi khuẩn gây bệnh có mang sẵn tính kháng thuốc có thể đã hiện diện trong rau cải hoa quả rồi. Phân súc vật là nguồn lây nhiễm chính! Nếu nấu thịt cho thật chín có nghĩa là tôi sẽ loại được tất cả vi khuẩn mang tính kháng thuốc? Không hoàn toàn đúng như vậy! Sự nấu chín không đồng nghĩa với sự tiệt trùng (stérilisation). Một số vi khuẩn sống sót vẫn có thể làm hại ta như thường. Bên cạnh vấn đề vi khuẩn, thịt cũng có thể chứa các chất tồn dư kháng sinh nữa. Toa ghi rõ uống 4 viên kháng sinh một ngày, nhưng tôi chỉ cần uống 2 viên là đủ rồi? Không nên nghĩ như vậy! Cần phải tôn trọng liều lượng và thời gian trị liệu. Khoảng cách giữa các liều uống có mục đích bảo đảm trong máu lúc nào cũng phải có một nồng độ thuốc cần thiết. Sư kiện không tôn trọng liều lượng sẽ làm trị liệu không kết quả và có thể dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc sau nầy.
  16. Bệnh nhân cần phải uống cho đúng liều, đúng cách và uống liên tục cho đến khi hết thuốc theo như toa đã được kê ra. Đây là điều tối quan trọng để bảo vệ sức khỏe không những cho riêng cá nhân mình, mà còn cho những người trong gia đình và...cho cả súc vật nuôi trong nhà nữa! Sử Dụng Thuốc http://www.khoahoc.net/baivo/nguyenthuongchanh/280607- sudungthuoc.htm Kháng sinh còn dư trong lọ có thể để dành sử dụng lại sau nầy, hoặc để cho người khác? Không nên! Điều quan trọng là phải uống thuốc như toa đã ghi mới có thể hết bệnh được. Uống không hết thuốc, một số vi khuẩn vẫn có thể còn sống sót và trở nên kháng thuốc sau nầy. Bệnh trạng mỗi người mỗi khác. Mỗi loại kháng sinh đều có chỉ định đặc biệt để trị một hay nhiều loại vi khuẩn nào đó. Đem thuốc dư của mình cho người khác là không đúng. Thuốc dư, thuốc cũ quá thời hạn sử dụng không nên vứt bỏ vào thùng rác, lavabo hay vào toilette vì chúng có thể làm ô nhiễm nguồn nước, và có thể làm xuất hiện tính kháng thuốc ở một số vi khuẩn sống trong môi sinh. Tại Canada, cách tốt nhất là đem thuốc cũ đến các dược phòng để nhờ họ gởi đi hủy bỏ một cách an toàn.
  17. Chúng ta không nên lo sợ tình trạng kháng kháng sinh vì có rất nhiều loại thuốc trên thị trường? Điều nầy không hoàn toàn đúng! Các loại vi khuẩn gây bệnh không những chỉ đề kháng với một thứ kháng sinh, nhưng chúng c ũng có thể kháng cùng một lúc với nhiều loại thuốc khác nhau. Do đó mà số thuốc kháng sinh trong kho tàng trị liệu sẽ trở nên khan hiếm và sẽ đắt tiền hơn. Kết luận Hiện tượng kháng kháng sinh là một hiểm họa chung của nhân loại. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề nầy một cách đơn thuần cục bộ được, mà phải tìm một giải pháp chung cho cả thế giới. Mọi người đều nhìn nhận là cần nên áp dụng các biện pháp như sự giáo dục dân chúng, ban hành những luật lệ gắt gao để kiểm soát việc sử dụng và sự lưu hành thuốc kháng sinh, canh tân hóa các bệnh viện, mở mang chuồng trại cùng cải tiến kỹ thuật chăn nuôi để giảm thiểu sự sử dụng thuốc kháng sinh trong việc phòng chống bệnh tật. Nhưng có lẽ tất cả những điều vừa kể trên đều chỉ là…ảo tưởng, nếu không có một quyết tâm chính trị thật sự mạnh mẽ đi kèm!
  18. The potential of NDM-1 to be a worldwide public health problem is great, and co-ordinated international surveillance is needed. The Lancet 2010 Với sự xuất hiện của siêu khuẩn có chứa gène NDM-1, người ta tự hỏi tương lai của nhân loại rồi đây sẽ ra sao? Hy vọng các nhà khoa học và những người trách nhiệm của Tổ chức Y tế Thế giới có đủ lương tri và sáng suốt để không bị rơi vào sai lầm «đầu tiên» như trong vụ đại dịch cúm heo (A)H1N1 năm 2009 vừa qua./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2