Thường gặp ở giun ít tơ nước ngọt thuộc các họ Acoelomatidae và Naididae. Ở nhóm động vật này, cơ thể có vùng sinh trưởng hình thành phần đầu của cá thể sau và phần đuôi của cá thể trước. Các phần này có thể hình thành trướchay sau khi cá thể con tách rời cá thể mẹ. Nhiều khi cá thể con chưa tách rời khỏi cá thể mẹ đã hình thành thế hệ tiếp theo, kết quả tạo thành chuỗi cá thể....
Nội dung Text: Sinh sản và phát triển - Lớp Giun ít tơ
Sinh sản và phát triển
- Lớp Giun ít tơ
1. Sinh sản vô tính
Thường gặp ở giun ít tơ nước ngọt thuộc các họ
Acoelomatidae và Naididae. Ở nhóm động vật
này, cơ thể có vùng sinh trưởng hình thành
phần đầu của cá thể sau và phần đuôi của cá
thể trước. Các phần này có thể hình thành trước
hay sau khi cá thể con tách rời cá thể mẹ. Nhiều
khi cá thể con chưa tách rời khỏi cá thể mẹ đã
hình thành thế hệ tiếp theo, kết quả tạo thành
chuỗi cá thể.
2. Sinh sản hữu tính
Có hiện tượng ghép đôi bằng cách quay chéo
đầu, áp mặt bụng vào nhau và trao đổi tinh dịch.
Tinh trùng có thể chuyển vào "bạn tình" dưới
dạng tinh dịch hay khối tinh (spermatozeugma)
hay bao tinh (spermatophora). Sau một thời
gian, kịp cho trứng chín, kén giun được hình
thành. Kén có kích thước, hình dạng, số lượng
trứng thay đổi tùy loài. Ví dụ kén của họ
Naididae thường có một trứng, kén của họ
Enchytraeidae có tới 53 trứng. Ở giun khoang
sau khi thụ tinh thì 2 cá thể rời nhau ra, sau 2 –
3 ngày đai sinh dục dày lên, nhận một ít trứng
rồi tuột lên phía đầu, qua lỗ nhận tinh lấy tinh
dịch sau đó tuột khỏi đầu, bịt kín 2 đầu hình
thành kén. Kén có độ lớn thay đổi (kén của giun
khoang có kích thước là 7mmx5mm, còn
củaMegascolides auslalis lớn tới 75mm x 22mm
và mỗi kén có khoảng 20 trứng. Trứng ít noãn
hoàng, phôi dùng albumin trong kén làm thức
ăn. Phát triển không qua ấu trùng, con non chui
khỏi kén sau 8 – 10 ngày. Thời gian phát triển
thay đổi theo môi trường và tùy loài (hình 7.14).
Thao Hiên (Theo giáo trình ĐVKXS)