Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 4/2012<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
SINH TRƯỞNG VÀ SẢN SINH BACTERIOCIN CỦA VI KHUẨN LACTIC T13<br />
TRÊN MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY VÀ TRÊN CÁ GIÒ NGUYÊN LIỆU TƯƠI<br />
THE GROWTH AND BACTERIOCIN PRODUCTION OF LACTIC ACID BACTERIA<br />
STRAIN T13 ON CULTURE MEDIUM AND FRESH COBIA MEAT<br />
Nguyễn Văn Duy1, Lưu Thị Thúy2<br />
Ngày nhận bài: 22/02/2012; Ngày phản biện thông qua: 18/9/2012; Ngày duyệt đăng: 15/12/2012<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bacteriocin với bản chất peptide hay protein có hoạt tính ức chế mạnh sinh trưởng của nhiều nhóm vi sinh vật đang<br />
được xem là chất bảo quản sinh học an toàn trong công nghệ thực phẩm. Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm xác định<br />
khả năng sinh trưởng và sinh bacteriocin của chủng vi khuẩn lactic T13 trên môi trường nuôi cấy và trên da cá giò nguyên<br />
liệu tươi. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt tính sinh bacteriocin của chủng này đạt cực đại ở cuối pha sinh trưởng logarit,<br />
sau 12 giờ nuôi cấy. Cùng với việc tiết ra các acid hữu cơ thì khả năng sản sinh bacteriocin đã tăng cường hoạt tính kháng<br />
khuẩn của chủng này. Hơn nữa, nghiên cứu này cũng xác định được các điều kiện nuôi cấy thích hợp cho sinh trưởng của<br />
chủng T13, trong đó nguồn cacbon là glucose, nguồn nitơ là pepton, pH 6,4, nhiệt độ 310C. Cuối cùng, chủng T13 đã thể<br />
hiện khả năng sinh trưởng và sinh bacteriocin tốt trên môi trường da cá giò trong một tuần thí nghiệm. Kết quả này mở ra<br />
tiềm năng bảo quản của chủng T13 đối với cá giò tươi nguyên liệu cũng như với các sản phẩm thủy sản và thực phẩm khác.<br />
Từ khóa: Bacteriocin, Bảo quản thực phẩm, Cá giò, Vi khuẩn lactic<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Bacteriocins are the peptide and protein antibiotics with inhibitory activity on the growth of variety microbes, which<br />
are expected to become safe biological preservatives in food technology. This research aims to define the growth and<br />
bacteriocin production of lactic acid bacteria strain T13 on culture medium and fresh cobia skin. The results have showed<br />
that its optimal production of bacteriocin approached at the 12h-cultured late log phage. Beside the secretion of organic<br />
acids, the bacteriocin production enhanced its anti-microbial mode of action. The favourite culture condition for the growth<br />
of strain T13 were also investigated, in which glucose shown as a carbon source, peptone as a nitrogen source, pH at 6.4<br />
and the temperature at 310C. Finally, the growth and bacteriocin production of strain T13 were well expressed on culture<br />
medium and fresh cobia skin within one week. Thus, the strain T13 is potentially used as a preservative for fresh cobia meat<br />
and other seafood products.<br />
Keywords: Bacteriocin, Cobia, Food preservation, Lactic acid bacteria<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Từ hàng ngàn năm nay, người dân Việt Nam<br />
đã biết sử dụng vi khuẩn lactic trong tự nhiên để<br />
muối dưa, cà. Vi khuẩn lactic được công nhận là<br />
an toàn để sử dụng trong quá trình lên men thực<br />
phẩm truyền thống. Khi ứng dụng trong bảo quản<br />
thực phẩm, chúng giúp giảm bổ sung các chất bảo<br />
quản hóa học cũng như cường độ xử lý nhiệt, do<br />
đó làm cho thực phẩm sau bảo quản vẫn giữ được<br />
1<br />
2<br />
<br />
trạng thái tự nhiên và đảm bảo tính chất cảm quan<br />
và dinh dưỡng. Khi sử dụng trong bảo quản nguyên<br />
liệu thủy sản tươi đánh bắt xa bờ, chúng giúp giảm<br />
chi phí và nhu cầu về đá lạnh cũng như duy trì độ<br />
tươi thơm đảm bảo giá nguyên liệu ổn định. Ngoài<br />
ra, chúng còn có thể thay thế các chất bảo quản<br />
thực phẩm hiện tại để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng<br />
ngày càng tăng về tính an toàn, độ tươi ngon,<br />
thực phẩm ăn liền, thực phẩm chế biến tối thiểu và<br />
<br />
TS. Nguyễn Văn Duy: Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường - Trường Đại học Nha Trang<br />
Lưu Thị Thúy: Lớp Cao học Công nghệ Sau thu hoạch 2009 - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 15<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
gia tăng sản phẩm có tính cảm quan mới lạ như<br />
giảm tính acid hoặc giảm nồng độ muối (De Vuyst,<br />
Leroy, 2007).<br />
Trong những năm gần đây, người ta đã nghiên<br />
cứu sử dụng bacteriocin trong bảo quản thực phẩm<br />
và nhận thấy sử dụng bacteriocin có thể kéo dài thời<br />
gian bảo quản, tăng cường bảo vệ thực phẩm trong<br />
các điều kiện nhiệt độ bất thường, làm giảm nguy<br />
cơ truyền bệnh qua chuỗi thức ăn, giảm thiệt hại<br />
kinh tế do hư hỏng thực phẩm, giảm tỷ lệ sử dụng<br />
phụ gia trong bảo quản thực phẩm… (Gálvez et<br />
al., 2007).<br />
Ở Việt Nam hiện nay đã có một vài nghiên cứu<br />
về khả năng sinh bacteriocin của vi khuẩn lactic.<br />
Nghiên cứu của Lê Thị Hồng Tuyết và Hoàng Quốc<br />
Khánh (2004) đã cho thấy vi khuẩn Lactobacillus<br />
acidophilus sản sinh bacteriocin có khả năng kháng<br />
một số vi khuẩn gây bệnh trong thực phẩm như<br />
E.coli, Samonella và một số vi khuẩn lactic khác.<br />
Ngoài ra, bacteriocin từ Lactococcus lactic đã<br />
được thu nhận, cố định trên chất mang cellulose vi<br />
khuẩn và bước đầu ứng dụng trong bảo quản thịt<br />
tươi sơ chế (Nguyễn Thúy Hương, Trần Thị Tưởng<br />
An, 2008). Mới đây, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã<br />
tuyển chọn được hai chủng vi khuẩn lactic T8 và<br />
T13 có khả năng sinh bacteriocin mạnh nhất trong<br />
số 69 chủng vi khuẩn lactic phân lập được từ nguồn<br />
nước dưa lên men truyền thống (Nguyễn Văn<br />
Duy, Lưu Thị Thúy, 2012). Hai chủng vi khuẩn này<br />
có phổ kháng khuẩn bổ sung nhau, trong đó dịch<br />
bacteriocin từ chủng T8 đã được thử nghiệm thành<br />
công nhằm kéo dài thời gian bảo quản cá giò<br />
nguyên liệu tươi (Nguyễn Văn Duy, Phạm Ngọc<br />
Minh Quỳnh, 2011). Mục tiêu của nghiên cứu này<br />
là nhằm xác định đặc điểm sinh trưởng và sinh<br />
bacteriocin của chủng T13 trên môi trường nuôi cấy<br />
và trên da cá giò nhằm định hướng sử dụng chúng<br />
bổ sung với chủng T8 trong bảo quản thực phẩm và<br />
nguyên liệu thủy sản.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Chủng vi khuẩn lactic T13 sinh bacteriocin và<br />
chủng vi khuẩn Bacillus B1.1 đã được lấy từ bộ sưu<br />
tập chủng vi sinh vật của Viện Công nghệ sinh học<br />
và Môi trường, Trường Đại học Nha Trang (Nguyễn<br />
Văn Duy, Lưu Thị Thúy, 2012). Trong đó, chủng T13<br />
được sử dụng làm vi khuẩn thử nghiệm còn chủng<br />
B1.1 dùng làm vi khuẩn đích để xác định khả năng<br />
sinh bacteriocin của chủng T13.<br />
<br />
16 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
Soá 4/2012<br />
Cá giò (Rachycenton canadum) nguyên liệu tươi<br />
được thu mua tại lồng nuôi cá giò ở Lương Sơn Nha Trang - Khánh Hòa vào tháng 3 - 5 năm 2010.<br />
Da cá giò được nhúng vào dịch tế bào vi khuẩn<br />
lactic trong 120 giây, giữ ở nhiệt độ 300C (Zhang et<br />
al., 2010). Mẫu được lấy theo thời gian bảo quản từ<br />
1 - 7 ngày.<br />
2. Xác định khả năng sinh trưởng<br />
Khả năng sinh trưởng của vi khuẩn lactic được<br />
xác định bằng phép đo mật độ quang của dịch nuôi<br />
tại bước sóng 600 nm (OD600) trên máy đo quang<br />
phổ Cary 100 Bio (Varian, Mỹ). Tổng số vi khuẩn<br />
lactic được đếm theo phương pháp đổ đĩa trên môi<br />
trường MRS (Trần Linh Thước, 2008).<br />
3. Xác định hoạt tính sinh bacteriocin<br />
Hoạt tính sinh bacteriocin của vi khuẩn lactic<br />
được xác định bằng phương pháp khuếch tán<br />
trên thạch đĩa (well diffusion assay). Sau 16 - 24h<br />
nuôi trên môi trường MRS ở 370C, dịch tế bào vi<br />
khuẩn lactic được ly tâm với tốc độ 6000 vòng/phút<br />
trong 30 phút ở 40C để thu dịch nổi. Sau đó dịch<br />
nổi được điều chỉnh pH đến 7,0 bằng NaOH 1N.<br />
Chủng vi khuẩn đích Bacillus B1.1 được nuôi trong<br />
đĩa thạch mềm (0,75%) có bổ sung dịch nhuộm màu<br />
methylene blue 0,4% ở 370C trong 24 giờ. Thạch<br />
được đục lỗ với đường kính 5 mm, rồi nhỏ vào<br />
200 µl dịch vi khuẩn lactic sau ly tâm ở trên và ủ ở<br />
nhiệt độ 370C trong 12-24h. Hoạt tính bacteriocin<br />
của mẫu thí nghiệm được xác định theo đường kính<br />
vòng kháng khuẩn (D-d, mm) trong đó D và d lần<br />
lượt là các đường kính của vòng ức chế và lỗ thạch<br />
(Deraz et al., 2005). Nếu tính theo đơn vị hoạt độ<br />
AU/ml, hoạt tính của bacteriocin (AU/ml) là nghịch<br />
đảo của nồng độ pha loãng cao nhất (D), tại đó<br />
bacteriocin vẫn thể hiện vòng kháng rõ ràng với<br />
chủng chỉ thị (d ≥ 6 mm). Công thức tính như sau:<br />
AU/ml = (1000/V)*D trong đó V (ml) là thể tích dịch<br />
nhỏ vào giếng trên đĩa thạch (Gao et al., 2010).<br />
4. Xác định điều kiện nuôi cấy thích hợp<br />
Để xác định nguồn dinh dưỡng nitơ thích<br />
hợp, chủng vi khuẩn lactic T13 đã được nuôi<br />
trong môi trường MRS và thay thế các nguồn nitơ<br />
khác nhau: peptone, bột đậu nành, ure, và NH4Cl.<br />
Để xác định nguồn cacbon thích hợp, chủng T13<br />
được nuôi ở các nguồn đường khác nhau: glucose,<br />
fructose, maltose, saccarose, và dextrin. Để xác định<br />
pH thích hợp, chủng T13 được nuôi ở pH acid từ<br />
5,6 - 7,0. Cuối cùng, chủng này được nuôi ở<br />
27 - 410C nhằm xác định nhiệt độ thích hợp.<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 4/2012<br />
<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
sản sinh các acid hữu cơ, có thể là acid acetic và<br />
acid lactic. Hơn nữa, ở hoạt độ bacteriocin là 800 và<br />
1600 AU.ml-1, dịch chiết tế bào đã trung hòa pH của<br />
chủng T13 cũng ức chế lần lượt tới 47% và 63%<br />
sinh trưởng của B1.1 sau 6 giờ nuôi. Thậm chí khi<br />
nhuộm tế bào và quan sát dưới kính hiển vi chúng<br />
tôi đã không phát hiện thấy tế bào nào của B1.1 còn<br />
sống sau 8 giờ nuôi có bổ sung dịch bacteriocin với<br />
hoạt độ 1600 AU.ml-1. Kết quả này đã xác nhận cơ<br />
chế hoạt động của dịch bacteriocin từ chủng T13 là<br />
có hoạt tính kháng khuẩn.<br />
Những nghiên cứu trước đây cho thấy khả<br />
năng ức chế sinh trưởng của các vi khuẩn lactic<br />
đối với các vi khuẩn khác có thể do nhiều nguyên<br />
nhân: tiết các acid hữu cơ như lactic acid, acetic<br />
acid; sinh ra hydrogen peroxide; hay tiết các<br />
chất kháng sinh có bản chất khác nhau bao gồm<br />
bacteriocin có bản chất peptide/protein. Trong<br />
nghiên cứu này, để tuyển chọn các chủng sinh<br />
bacteriocin, trước hết chúng tôi đã trung hòa dịch<br />
chiết tế bào bằng NaOH để loại trừ ảnh hưởng của<br />
các acid hữu cơ được tiết ra. Sau đó dịch nuôi cấy<br />
được xử lý bổ sung bằng enzym catalase để loại<br />
bỏ hiệu quả của hydrogen peroxide. Cuối cùng, để<br />
xác định bản chất protein của chất ức chế vi khuẩn<br />
thì các mẫu được xử lý với trypsin. Một nghiên cứu<br />
tương tự được Todorov và Dicks (2009) tiến hành<br />
đã cho thấy việc bổ sung dịch bacteriocin ST44AM<br />
từ vi khuẩn lactic Pediococcus pentosaceus<br />
ST44AM với hoạt độ từ 400-25.600 AU.ml-1 cũng ức<br />
chế mạnh theo hiệu ứng nồng độ đối với các chủng<br />
vi khuẩn Listeria ivanovii subsp. ivanovii ATCC<br />
19119, L. innocua 2030C và Enterococcus faecium<br />
HKLHS khi nuôi trong môi trường MRS. Do đó,<br />
bacteriocin ST44AM được cho là có tiềm năng lớn<br />
để ứng dụng trong bảo quản thực phẩm chống lại<br />
sự nhiễm khuẩn Listeria và hệ vi khuẩn đường ruột.<br />
<br />
1. Đường cong sinh trưởng và sinh bacteriocin<br />
của vi khuẩn lactic T13 trên môi trường MRS<br />
<br />
Hình 1. Đường cong sinh trưởng tính theo mật độ quang<br />
(OD600) và khả năng sinh bacteriocin tính theo đường kính<br />
vòng kháng khuẩn (D-d, mm) của chủng T13<br />
<br />
Kết quả từ hình 1 cho thấy đường cong sinh<br />
trưởng của vi khuẩn lactic T13 bao gồm 4 pha điển<br />
hình là pha lag, pha log, pha cân bằng và pha suy<br />
vong (Lương Đức Phẩm, 2002). Pha sinh trưởng<br />
log kéo dài từ 3-12 giờ sau nuôi cấy. Trong giai<br />
đoạn này, giá trị mật độ tế bào OD600 tăng cao nhanh<br />
chóng và khả năng sinh bacteriocin cao nhất ở cuối<br />
pha log với các giá trị mật độ tế bào và hoạt độ sinh<br />
bacteriocin lần lượt là OD600 = 2,77 và D - d = 11mm.<br />
Nếu tính theo đơn vị hoạt độ AU/ml, hoạt tính sinh<br />
bacteriocin cực đại của chủng T13 đạt 8000 AU/ml.<br />
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Tomé và<br />
cộng sự (2007) đối với các chủng vi khuẩn lactic<br />
khác nhau: Lactobacillus curvatus ET06, L. curvatus<br />
ET30, L. delbrueckii E32. Như vậy, với mục đích thu<br />
nhận các tế bào sinh trưởng tốt và sinh bacteriocin<br />
mạnh thì quá trình nuôi cấy nên kết thúc cuối pha<br />
log, sau 12 giờ nuôi cấy là tốt nhất.<br />
2. Khả năng kháng khuẩn của chủng vi khuẩn<br />
lactic T13<br />
Nhằm tìm hiểu cơ chế kháng khuẩn của dịch<br />
bacteriocin, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ảnh<br />
hưởng của dịch bacteriocin thô của chủng T13 đến<br />
sinh trưởng của vi khuẩn Bacillus B1.1. Dịch chiết<br />
tế bào nuôi 12h tuổi của chủng T13 với các hoạt<br />
độ bacteriocin khác nhau đã được bổ sung vào<br />
pha sinh trưởng log (sau 2 giờ nuôi cấy) của chủng<br />
B1.1. Kết quả từ hình 2 cho thấy, nếu không trung<br />
hòa pH thì ở nồng độ 400 AU.ml-1, dịch chiết tế bào<br />
của chủng T13 ức chế hoàn toàn sinh trưởng của<br />
B1.1, trong khi đó nếu dịch này được trung hòa pH<br />
về 7,0 thì chỉ ức chế 20% sinh trưởng của B1.1 ở<br />
cuối pha log sau 6 giờ nuôi. Điều này cho thấy khả<br />
năng kháng khuẩn rất mạnh của chủng T13 là do<br />
<br />
Hình 2. Ảnh hưởng của dịch bacteriocin của chủng vi<br />
khuẩn lactic T13 đến sinh trưởng của Bacillus B1.1<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 17<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
3. Điều kiện nuôi cấy thích hợp cho chủng T13<br />
3.1. Ảnh hưởng cuả nguồn cacbon đến sinh trưởng<br />
của chủng T13<br />
<br />
Soá 4/2012<br />
chủng T13 mạnh hơn với OD600 đạt 1,24 sau 12h<br />
<br />
nuôi cấy, nhưng vẫn thấp hơn so với nguồn nitơ từ<br />
pepton. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục chọn pepton làm<br />
nguồn nitơ khi nuôi cấy chủng vi khuẩn này.<br />
3.3. Ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng của vi<br />
khuẩn lactic T13<br />
<br />
Hình 3. Ảnh hưởng của đường đến sinh trưởng<br />
của vi khuẩn lactic T13 sau 12h nuôi cấy<br />
<br />
Kết quả từ hình 3 cho thấy khả năng sinh trưởng<br />
của vi khuẩn lactic T13 rất thấp khi nuôi cấy trên<br />
môi trường có chứa đường dextrin. Giá trị OD600<br />
<br />
chỉ khoảng 0,35 sau 12h nuôi cấy. Còn với đường<br />
<br />
fructose, saccarose, lactose thì khả năng sinh<br />
trưởng của chủng T13 mạnh hơn rất nhiều<br />
(OD600 1,75 - 1,89). Đối với đường glucose thì khả<br />
năng sinh trưởng của vi khuẩn lactic là cao nhất<br />
<br />
với OD600 lên tới 2,02. Vì vậy chúng tôi chọn đường<br />
glucose làm nguồn cacbon trong môi trường nuôi<br />
cấy ở các thí nghiệm tiếp theo.<br />
3.2. Ảnh hưởng nguồn nitơ đến sinh trưởng của<br />
chủng T13<br />
<br />
Hình 4. Ảnh hưởng của nguồn nitơ đến sinh trưởng<br />
của vi khuẩn lactic T13 sau 12h nuôi cấy<br />
<br />
Từ hình 4 cho thấy nguồn nitơ khác nhau sẽ<br />
<br />
Hình 5. Ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng<br />
của vi khuẩn lactic T13 sau 12h nuôi cấy<br />
<br />
Kết quả hình 5 chỉ ra rằng pH môi trường nuôi<br />
cấy cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng<br />
của vi khuẩn lactic, trong đó chủng T13 sinh trưởng<br />
tốt trong điều kiện axit. Chủng này sinh trưởng<br />
mạnh khi giá trị pH môi trường từ 6,2 - 6,6 và cực<br />
đại ở pH 6,4.<br />
3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của vi<br />
khuẩn lactic T13<br />
<br />
Hình 6. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng<br />
của vi khuẩn lactic T13 sau 12h nuôi cấy<br />
<br />
ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của<br />
<br />
Khi chúng tôi tiến hành khảo sát nhiệt độ nuôi<br />
<br />
vi khuẩn lactic T13. Đối với nguồn nitơ từ ure hoặc<br />
<br />
cấy từ 27 - 41oC thì thấy rằng mật độ tế bào phát<br />
<br />
NH4Cl thì vi khuẩn lactic sau 12h nuôi cấy mật độ tế<br />
<br />
triển cao nhất là ở 310C và giảm mạnh ở nhiệt độ từ<br />
<br />
bào phát triển rất thấp OD600 chỉ đạt 0,88 - 1,08. Đối<br />
<br />
với nguồn nito từ bột đậu nành thì sinh trưởng của<br />
<br />
18 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
410C trở lên (hình 6). Vì vậy chúng tôi chọn nhiệt độ<br />
310C cho quá trình nuôi cấy tiếp theo.<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
4. Khả năng sinh trưởng và sinh bacteriocin của<br />
vi khuẩn lactic trên da cá giò<br />
<br />
Hình 7. Khả năng sinh trưởng và sinh bacteriocin<br />
của tổng vi khuẩn lactic trên da cá giò theo thời gian<br />
<br />
Kết quả từ hình 7 cho thấy trên da cá giò tồn<br />
tại sẵn một lượng vi khuẩn lactic và tăng trong thời<br />
gian bảo quản. Tuy nhiên, khi nhúng mẫu 1 và mẫu<br />
2 vào dịch nuôi tế bào vi khuẩn lactic T13 thì tổng vi<br />
khuẩn lactic tăng 10 lần so với lượng vi khuẩn lactic<br />
ban đầu và tăng nhanh theo thời gian bảo quản.<br />
Trong khi đó mẫu đối chứng không nhúng dịch, mật<br />
độ tế bào vi khuẩn lactic tổng số cũng tăng nhưng<br />
tăng chậm hơn rõ rệt. Kết quả này cho thấy vi khuẩn<br />
lactic T13 phát triển được trên da cá giò và phát<br />
<br />
Soá 4/2012<br />
triển tốt hơn khi không cho vào túi PE. Hơn nữa,<br />
chủng vi khuẩn lactic T13 phát triển trên môi trường<br />
da cá giò vẫn có khả năng sinh bacteriocin, thể hiện<br />
ở đường kính vòng kháng khuẩn tăng dần tương<br />
đối đều trong vòng một tuần thí nghiệm. Kết quả này<br />
mở ra tiềm năng lớn trong việc ứng dụng vi khuẩn<br />
lactic T13 trong bảo quản cá giò. Vì thế, việc đánh<br />
giá chất lượng cá giò sau 1 tuần bảo quản bằng<br />
dịch nuôi tế bào vi khuẩn T13 cần được tiến hành<br />
để biến tiềm năng này thành những ứng dụng thực<br />
tiễn trong công nghệ thực phẩm.<br />
IV. KẾT LUẬN<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng vi khuẩn<br />
lactic T13 phát triển tốt nhất trên môi trường có<br />
nguồn cacbon là glucose, nguồn nitơ là pepton, ở<br />
pH 6,4, nhiệt độ 310C. Khả năng sinh bacteriocin<br />
đạt cực đại ở cuối pha sinh trưởng logarit, sau 12<br />
giờ nuôi cấy trong điều kiện trên. Cùng với việc tiết<br />
ra các acid hữu cơ thì khả năng sản sinh bacteriocin<br />
cũng là một cơ chế kháng khuẩn của chủng vi khuẩn<br />
này. Hơn nữa, chủng T13 còn thể hiện khả năng<br />
sinh trưởng và sinh bacteriocin tốt trên môi trường<br />
da cá giò trong vòng một tuần thí nghiệm.<br />
Chúng tôi khuyến nghị cần tiến hành thử nghiệm<br />
sử dụng dịch nuôi vi khuẩn lactic T13 để bảo quản<br />
cá giò tươi nguyên liệu.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Tiếng Việt<br />
Nguyễn Văn Duy, Lưu Thị Thúy (2012), Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn lactic sinh bacteriocin từ nước dưa lên<br />
men truyền thống nhằm bảo quản nguyên liệu thuỷ sản. Tạp chí Công nghệ sinh học (đã nhận đăng).<br />
2. Nguyễn Văn Duy, Phạm Ngọc Minh Quỳnh (2011), Đánh giá chất lượng cá giò nguyên liệu tươi bảo quản bằng dịch<br />
bacteriocin từ vi khuẩn lactic. Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội (đã gửi đăng).<br />
3. Nguyễn Thúy Hương, Trần Thị Tưởng An (2008), Thu nhận Bacteriocin bằng phương pháp len men bởi tế bào Lactococcus<br />
lactic cố định trên chất mang Cellulose vi khuẩn và ứng ứng dụng trong bảo quản thịt tươi sơ chế tối thiểu, Tạp chí Phát triển<br />
khoa học và công nghệ - ĐHQG TP.HCM, 11(9):100 - 108.<br />
4. Lương Đức Phẩm (2002), Vi sinh vật và bảo quản thực phẩm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.<br />
5. Trần Linh Thước (2008), Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm, NXB Giáo dục, Tp. Hồ Chí<br />
Minh, 232 tr.<br />
6. Lê Thị Hồng Tuyết, Hoàng Quốc Khánh (2004), Một số đặc tính của bacteriocin sản xuất bởi vi khuẩn Lactobacillus<br />
acidophilus.Báo cáo Hội nghị khoa học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, TP. Hồ Chí Minh, tháng 10/2004.<br />
Tiếng Anh<br />
7. De Vuyst L, Leroy F (2007), Bacteriocins from lactic acid bacteria: production, purification, and food applications. J Mol<br />
Microbiol Biotechnol 13(4):194-9.<br />
8. Gálvez A, Abriouel H, López RL, Ben Omar N (2007), Bacteriocin-based strategies for food biopreservation. Int J Food<br />
Microbiol 120(1-2):51-70.<br />
9. Gao Y, Jia S, Gao Q and Tan Zh (2010), A novel bacteriocin with a broad inhibitory spectrum produced by Lactobacillus sake<br />
C2 isolated from traditional Chinese fermented cabbage. Food Control, 1(21): 76 - 81.<br />
10. Todorov SD, Dicks LM (2009), Bacteriocin production by Pediococcus pentosaceus isolated from marula (Scerocarya<br />
birrea). Int J Food Microbiol, 132(2-3):117-26.<br />
11. Tomé E, Pereia VL, Lopes CI, Gibbs PA, Teixeira PC (2008), In vitro tets suitability of bacteriocin - producing lactic acid<br />
bacteria, as potential biopreservation cultures in vacuum - packaged cold - smoked salmon. Food Control, 19(5): 535 - 543.<br />
12. Zhang J, Liu G, Li P, Qu Y (2010), Pentocin 31-1, a novel meat-borne bacteriocin and its application as biopreservative in<br />
chill-stored tray-packaged pork meat. Food Control 21: 198-202.<br />
1.<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 19<br />
<br />