SKKN: Chính tả và chữa lỗi chính tả trong nhà trường Trung học Phổ thông
lượt xem 8
download
Đề tài chỉ nêu ra một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân người viết đã đúc rút ra được qua những năm giảng dạy để nhằm trao đổi với quý vị, chứ đây chưa phải là phương pháp tối ưu. Phạm vi đề tài truyền đến cho người đọc một vài cách để người giáo viên có thể chấn chỉnh những lỗi chính tả mà học sinh mắc phải, từ đó học sinh viết đúng chính tả và có ý thức hơn trong việc viết lách. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến "Chính tả và chữa lỗi chính tả trong nhà trường Trung học Phổ thông".
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Chính tả và chữa lỗi chính tả trong nhà trường Trung học Phổ thông
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CHÍNH TẢ VÀ SỬA LỖI CHÍNH TẢ TRONG NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
- A. PHẦN MỞ ĐẦU. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Chính tả là những quy ước về chuẩn mực chữ viết. Chữ viết là do con người tạo ra vì thế nó cũng mang tính qui ước. Chữ viết tiếng việt là chữ ghi âm. Nghĩa là phát âm như thế nào thì ghi như thế. Về cơ bản nó theo nguyên tắc mỗi chữ cái dùng ghi một âm. Mỗi âm ứng với một vài chữ. Đối với tiếng Việt, khi phát âm mỗi tiếng là một âm tiết. Một âm tiết tiếng Việt gồm ba bộ phận: Phụ âm đầu + vần + thanh điệu. Mỗi vần lại được chia ra làm ba âm: âm đệm, âm chính, âm cuối. Như vậy là phụ âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu là những yếu tố liên quan đến chuẩn mực chính tả. Để viết đúng chuẩn mực chính tả bản thân chúng ta phải nắm được các quy tắc chính tả đồng thời phải thường xuyên rèn luyện khi viết. Một khi chuẩn mực chính tả đã được đặt ra và được xã hội thừa nhận thì dù hệ thống đó có thể còn chưa hợp lí nhưng mọi người bắt buộc phải tuân theo. Nếu viết khác đi sẽ bị xã hội coi là sai và không chấp nhận. Tuy đã có những chuẩn mực và quy định về chính tả nhưng hiện nay tình hình về viết chính tả, tên người, tên địa lý, tên các cơ quan xí nghiệp… vẫn còn tùy tiện. Đặc biệt là ở học sinh các cấp trong đó có học sinh trung học phổ thông. Việc viết không đúng chuẩn mực chính tả có nhiều lí do: cách phát âm theo phương ngữ địa phương , thiếu ý thức trong quá trình viết, chưa nắm được các quy tắc chính tả… Để cho học sinh viết đúng chuẩn mực chính tả thì người giáo viên trực tiếp giảng dạy phải có phương pháp nhằm cho học sinh nắm được các quy tắc về chính tả đồng rèn luyện ý thức trong khi viết cho học sinh. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài này cho sáng kiến kinh nghiệm năm nay, bởi nó là điều tôi tâm đắc nhất qua những năm giảng dạy môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông. Qua đề tài, phần nào chúng ta rút ra được chút ít kinh nghiệm và một vài ý kiến trao đổi nhỏ cùng quý vị tham khảo nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy môn Ngữ văn ở trường trung hoc phổ thông tốt hơn. Vì thế, sáng kiến kinh nghiệm này cũng mong được sự góp ý chân tình của quý vị, bởi việc viết
- đúng chuẩn mực chính tả là việc không phải dễ làm, cho nên, rất mong được học hỏi từ những ý kiến quý báu mà quý vị sẽ phản hồi, người viết sáng kiến xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp giúp cho đề tài của tôi hoàn chỉnh hơn. II. PHẠM VI ĐỀ TÀI. Đề tài chỉ nêu ra một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân người viết đã đúc rút ra được qua những năm giảng dạy để nhằm trao đổi với quý vị, chứ đây chưa phải là phương pháp tối ưu. Phạm vi đề tài truyền đến cho người đọc một vài cách để người giáo viên có thể chấn chỉnh những lỗi chính tả mà học sinh mắc phải, từ đó học sinh viết đúng chính tả và có ý thức hơn trong việc viết lách. Đó là những kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã vận dụng trong giảng dạy những tiết tự chọn trong những năm qua và đã có những kết quả đáng kể. Mong rằng quý vị sẽ đóng góp thêm. B. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ . I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH Như chúng ta đã biết tình trạng người Việt chúng ta, đặc biệt là học sinh trong nhà trường trong những năm gần đây, việc viết sai lỗi chính tả là rất nhiều cụ thể chúng ta có thể thấy trên sách, báo, cũng như trong các bài kiểm tra thi cử của học sinh.phần lớn người viết thường mắc vào những lỗi như lẫn lộn giữa các phụ âm đầu: phụ âm ch và tr, x và s, d và gi, g và gh, ng và ngh; các vần : au và ao, iu và iêu, ưu và ươu; các phụ âm cuối: t và c, ng và n, đặc biệt là lẫn lộn giữa các dấu thanh trong đó hai dấu mà học sinh mắc nhiều nhất là dấu hỏi và dấu ngã. Ngoài ra, học sinh còn mắc vào một lỗi nữa là viết hoa tùy tiện. Đó là một thực trạng đáng báo động và cần phải được xã hội và nhà trường quan tâm một cách thích đáng. II. NGUYÊN NHÂN. Những lỗi chính tả mà học sinh mắc phải như nêu ở trên cũng có những nguyên nhân của nó. Tôi có thể liệt ra đây một số những nguyên nhân cơ bản
- sau: học sinh không nắm được các quy tắc chính tả, do cách phát âm của người Nam bộ dẫn đến một bộ phận học sinh phát âm như thế nào viết như thế đó, học sinh ít đọc, ít quan tâm tới sách báo, nhưng chủ yếu vẫn là học sinh thiếu ý thức rèn luyện trong khi viết.Ngoài những nguyên nhân trên tôi nhận thấy một nguyên nhân nữa không kém phần quan trọng dẫn đến việc sai chính tả của học sinh là do một bộ phận giáo viên còn thiếu quan tâm đến các lỗi chính tả của học sinh. Với tình hình như vậy, bản thân chúng ta là những giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn phải có trách nhiệm trước việc học sinh viết sai lỗi chính tả, vì vậy cần phải đưa ra những biện pháp, phương pháp để khắc phục tình trạng trên. Có như thế thì việc viết sai chính tả mới khắc phục, mới giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt. Vì vậy, tôi xin trình bày ra đây một số phương pháp để khắc phục lỗi chính tả trong nhà trường mà theo tôi là rất cần thiết trong việc dạy học. C. MỘT SỐ CÁCH KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ VÀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐỰỢC. Muốn khắc phục lỗi chính tả thì bản thân giáo viên phải là người luôn có ý thức trong việc rèn luyện cách phát âm và ghi trên bảng. Bởi vì chính những việc làm đó của giáo viên nó là những tấm gương cho học sinh noi theo. Đồng thời với việc làm đó giáo viên cũng luôn nhắc nhở học sinh luôn luôn phải phát âm cho đúng chuẩn mực. Để khắc phục được lỗi chính tả thì người giáo viên cần phải chỉ ra cho học sinh biết thế nào là lỗi chính tả, từ đó mới đưa những biện pháp để mà giải quyết. Vì thế, tôi đưa ra đây một số lỗi mà học sinh thường mắc phải, đồng thời đề nghị một cách để sửa chữa những lỗi đó. Đó là những lỗi mà tôi đúc rút ra được trong quá trình chấm các bài kiểm tra và những lần kiểm tra bài vở của học sinh. I. LỖI CHÍNH TẢ VÀ MỘT SỐ CÁCH SỬA LỖI CHÍNH TẢ Lỗi chính tả là cách viết các từ không đúng với qui định về phụ âm đầu, về vần, thanh điệu hoặc cách đạt dấu thanh điệu. 1. Lỗi về vần và cách sửa lỗi vần.
- Khi phát âm nhiều vần không phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai cụ thể là chúng ta có thể thấy ở một số vần sau : Au/ Ao → trau chuốt → trao chuốt; vật báu → vật báo; bọn trẻ lau nhau → lao nhao( nghĩa lao nhao khác với nghĩa lau nhau: lao nhao là âm thanh lẫn lộn còn lau nhau là trẻ con cùng một lứa tuổi. Hay như vần ăn chay→ ăn chai; cày → cài. Cách tốt nhất khắc phục để khắc phục những lỗi này là giáo viên yêu cầu học sinh phát âm chuẩn đúng với vỏ ngữ âm trước khi viết. Ngoài các lỗi trên thì học sinh còn mắc một số lỗi khác ở những vần sau: iêu và iu : chịu khó → chiệu khó; hiu quạnh → hiêu quạnh; đìu hiu → điều hiêu; hắt hiu → hắt hiêu… để khắc phục lỗi này, học sinh cần phải nhớ vần iu chỉ xuất hiện trong một số từ như: líu lưỡi, bĩu môi, địu con, ỉu xìu, chịu khó, chịu đựng… hoặc xuất hiện trong một số từ láy âm: phụng phịu, đìu hiu, hắt hiu, dịu dàng và học sinh còn lẫn lộn giữa vần ươu và vần ưu cách khắc phục lỗi này thì học sinh phải nhớ vần ươu chỉ xuất hiện trong một số từ hạn chế như là ung bướu, con hươu, cốc rượu, con khướu hay những từ khác như hương hoa, phương hướng… Ngoài ra tất cả các từ Hán Việt không viết vần ưu. 2. Lỗi về một số phụ âm đầu và cách sửa lỗi. Trong quá trình giảng dạy tôi còn thấy ở một bộ phận học sinh còn viết sai một sai chính tả một số phụ âm đầu. Lẫn lộn tr và ch : Loại lỗi này chữa bằng các mẹo sau đây: Mẹo láy âm: Trong tiếng Việt, ch láy âm với các phụ âm khác ( trừ 4 ngoại lệ đều là láy âm với các phụ âm như: trọc lóc, trụi lủi, trót lọt, trẹt lét). Như vậy là khi viết nếu một tiếng mà còn phân vân giữa ch và tr có thể láy âm với các phụ âm khác thì đó là ch. Ví dụ: chơi bời, cheo leo, lanh chanh, lởm chởm, loạng choạng… Dựa vào quy luật thanh điệu trong từ Hán Việt: những từ Hán Việt mang dấu nặng và dấu huyền thì thường đi với tr chứ không đi với ch.Ví dụ: Trịnh trọng, trị giá, truyền thống, phong trào…
- Dựa vào hiện tượng đồng nghĩa: Khi gặp một tiếng chưa biết viết tr hay ch nhưng nó đồng nghĩa với một tiếng khác viết với gi thì tiếng đó phải viết với tr. Ví dụ: Tranh – giành, trả - giả, tro – gio… Lẫn lộn giữa s và x loại lỗi này có thể khắc phục bằng cách tuân theo các quy luật sau: Quy luật láy âm: Chỉ có x mới láy các âm đệm, còn s thì không. Gặp tiếng mà không biết viết x hay s mà lại láy âm với tiếng có âm đệm khác thì được viết với x. Ví dụ: lao xao, lòa xòa, xoa xuýt, xoắn xuýt, xuề xòa, xo ro… Dựa vào quy luật kết hợp âm đệm: Cần chú ý s không kết hợp với bốn vần sau: oa,oă, uê,oe . Nên gặp bốn vần này ta nên viết là x. Ví dụ: xoa tay, xoay xở, tóc xoăn, xoen xoét. Ngoại lệ một vài trường hợp: soát vé, kiểm soát, sửa soạn, soạn bài… Dựa vào nghĩa của từ gọi tên thức ăn và đồ dùng nấu ăn. Bởi vì phần tên các thức ăn và đồ dùng nấu ăn đều viết là x. Ví dụ: xôi, xa lát, xúc xích, cái xanh, cái xiên nướng thịt… Một số danh từ chỉ người được viết là s ( sư, sãi, đại sứ…). Danh từ chỉ vật, cây cối (sen, sim, sắn…). Danh từ chỉ đồ vật (sọt rác, sợi dây, súc vải…). danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên ( sao, sương, sông, suối. Có một ngoại lệ: xe, xuồng, xoan, xã, xương, túi xách, bà xơ, cái xô, xẻng, xuân. 3. Lỗi về phụ âm cuối và cách sửa lỗi Học sinh phát âm theo phương ngữ Nam bộ còn phát âm sai và dẫn đến viết sai các phụ âm cuối cụ thể là không phân biệt được các phụ âm cuối: c/t, n/ ng: đánh bạc → đánh bạt; bạc mệnh → bạt mệnh; gác chân → gát chân; phúc đáp → phút đáp; phờ phạc→ phờ phạt; việc làm → việt làm; im phăng phắc → im phăn phắt; lảng vảng → lản vản; lãng mạn → lãn mạng, tràn lan → tràn lang; bàng quan → bàng quang; thuồng luồng → thuồn luồn; bắc thang → bắt thang…Đối với loại lỗi này cách sửa lỗi là phải phát âm đúng với vỏ ngữ âm đồng thời phải căn cứ vào nghĩa của câu nói để viết. 4. Lỗi về thanh điệu và một số các sửa
- Đối với loại lỗi này không chỉ học sinh viết sai chính tả mà còn có rất nhiều người viết sai lỗi này, thậm chí có những giáo viên đang giảng dạy ở các cấp học cũng mắc vào những lỗi này. Lỗi này cơ bản là khi viết học sinh thường viết lẫn lộn giữa dấu hỏi và dấu ngã cụ thể là ta có thể thấy qua các ví dụ sau: mắc bẫy → mắc bẩy; cứu vãn → cứu vản; vung vãi tiền của → vung vải tiền của; viển vông → viễn vông; trễ nải → trể nãi ; nông nổi → nông nỗi; mềm nhũn → mềm nhủn; lỗ chỗ → lổ chổ… Đối với loại lỗi này thì có thể dựa vào một vài cách sau : Dựa vào quy luật về thanh của những từ Hán – Việt quy luật về thanh hỏi; ngã trong từ Hán Việt. Khi gặp những từ Hán Việt mà phân vân nên viết dấu hỏi hay dấu ngã thì hãy nhớ tới quy tắc sau: Mình nên nhớ là viết dấu ngã. Câu này gợi ý cho chúng ta nhớ tới quy tắc. Các từ Hán Việt có phụ âm đầu là m, n, nh, l, v, d, ng thì được viết bằng dấu ngã. Những từ có các phụ âm khác thì viết dấu hỏi. Ví dụ: mẫn cảm, mãnh liệt, não trạng, nữ nhi, nhẫn nại, truyền nhiễm, nhãn quang, uy vũ, vĩ độ, vĩ đại, lữ khách, lão tướng, dũng mãnh, dinh dưỡng, bản ngã, nghĩa hiệp, ngẫu nhiên, ngạo nghễ, lễ nghĩa, ngũ cốc, ngoại ngữ, khẩu ngữ, bổ ngữ, lãnh thổ, thủ lĩnh, thành lũy, tiểu dẫn, diễn giảng, vĩnh cửu, cổ vũ… Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ: chiêu đãi, hoài bão, kiêu hãnh. Một số từ Hán được viết dấu ngã: kỹ (tài); bãi (bỏ); hữu (bạn); tiễn (đưa); tiễu (diệt); trữ (cất); hỗn(loạn)… II. MỘT SỐ QUY TẮC KHI VIẾT CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT. Khi học sinh đã biết được một số lỗi chính tả thường gặp trong quá trình viết và biết một số cách để sửa chữa những lỗi đó. Tôi sẽ trao đổi với học sinh một số qui tắc về chính tả tiếng Việt để học sinh có thể nắm chắc hơn về chính tả tiếng Việt. 1. Quy tắc về viết hoa. Tên riêng tiếng Việt: tên người ( kể cả tên riêng dịch ra âm Hán – Việt) và địa danh viết hoa tất cả các chữ cái đầu của các tiếng và không gạch nối. Ví dụ: Nguyễn Văn Nam, Lê Văn Thái, Nguyễn Mạnh Cầm… Sài Gòn, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Hải Hưng, Bắc Ninh…; Tên các tổ chức cơ quan:
- Chỉ viết hoa tiếng đầu và các tiếng chỉ tên riêng trong tổ hợp dùng làm tên. Ví dụ: Trường Đại học dân lập Khoa học công nghệ, Ủy ban Bảo vệ Bà mẹ và trẻ em Việt Nam); Tên tác phẩm thì viết hoa tiếng đầu và tên riêng. Ví dụ: Tắt đèn, Số đỏ, Chữ người tử tù, Lão Hạc, Chí Phèo… Tên riêng không phải tiếng Việt: Nếu chữ viết của nguyên ngữ dùng chữ cái La tinh thì giữ đúng nguyên hình trên chữ viết như trong nguyên ngữ, chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của tiếng đầu có thể lược bỏ một số dấu phụ. Ví dụ: Paris, London…; Nếu chữ viết của nguyên ngữ dùng hệ thống chữ cái khác chữ cái La tinh nhưng vẫn thuộc hệ thống chữ ghi âm thì dùng lối chuyển tự chính thức sang chữ cái La tinh. Theo hệ tiếng Anh hay tiếng Pháp. Ví dụ: Lomonosov, Maskva…; Nếu chữ viết của nguyên ngữ không phải chữ ghi âm thì dùng lối phiên âm chính thức bằng chữ cái La tinh: Tokyo, Suzuki, Honda… 2. Quy tắc phiên âm tên riêng nước ngoài. Trong các văn bản văn học nước ngoài, chúng ta thường bắt gặp các tên riêng nước ngoài và có cách xử lý như sau: Khi phiên âm cần viết rời tùng âm tiết, giữa các âm tiết trong cùng một bộ phận có gạch nối, các âm tiết không đánh dấu thanh. Ví dụ: Ma – đơ – len, Gia – ve, Rô – mê – ô… 3. Quy tắc viết chữ ghi âm. 3.1 Quy tắc ghi phụ âm của một số phụ âm đầu: Quy tắc viết G và GH: trước nguyên âm i, e, ê và nguyên âm đôi iê thì phụ âm gh được ghi bằng ghi, ghe , ghê; phụ âm g trong các trường hợp còn lại. Quy tắc viết NG và NGH: trước các nguyên âm i,e,ê và iê thì phụ âm “ngờ” được ghi bằng NGH. Ví dụ: nghi, nghĩ, nghiêng, nghệ; Ghi bằng Ng trong các trường hợp còn lại. Quy tắc viết D, G, Gi: phụ âm “dờ” có thể được viết bằng D, G, Gi. Tuy nhiên cần chú ý rằng viết bằng hình thức nào thì học sinh phải căn cứ vào ngữ nghĩa chứ không phải là ngữ âm học. Muốn viết đúng trường hợp này, cần nhớ nghĩa và cách viết tương ứng. 3.2. Quy tắc viết âm đệm.
- Trong tiếng Việt, âm đệm U được viết bằng hai con chữ U và O. Sau chữ cái Q ghi chỉ viết bằng U. Ví dụ: quang, quân, quên, quan… Sau phụ âm khác hoặc mở đầu tiếng viết bằng O. Ví dụ: khoa, toa, khoăn… Viết O trước các nguyên âm: a, ă, e. 3.3. Quy tắc viết một số nguyên âm là âm chính. Quy tắc viết nguyên âm ngắn Ă: Nguyên âm ă được viết bằng ă hoặc a: hầu hết nguyên âm này khi kết hợp tạo thành vần hoặc tiếng được viết bằng ă: băn khoăn, thằn lằn, lăng mạ… Nhưng khi đứng trước Y và U nó được viết bằng a: đỏ au, tay chân.. Quy tắc viết nguyên âm đôi: Iê, yê, ia,ya: viết iê sau phụ âm đầu và trước phụ âm cuối: chiên xào, chiến thắng, tiên tiến…; Viết yê sau âm đệm hoặc mở đầu tiếng và trước âm cuối: tuyên bố, thuyền bà, niêm yết, yết hầu; Viết ia sau phụ đầu không có âm cuối: chia phần, lia thia, cây mía; Viết ya sau âm đệm, không có âm cuối: trời khuya. Quy tắc viết nguyên âm đôi ua, uô: Viết ua khi không có âm cuối: của cải, mua chuộc; Viết uô trước âm cuối : suối tiên, muộn màng, luộc rau, mong muốn. Quy tắc viết nguyên âm đôi ưa và ươ: Viết ưa khi không có âm cuối: lừa đảo, thừa thải, lưa thưa…; Viết ươ trước âm cuối: thương yêu, ương ngạnh, thưởng phạt… 3.4. Quy tắc viết nguyên âm i. Nguyên âm i có thể được viết bằng I và y: Nguyên âm i viết sau âm đầu: bi thảm, binh lính, thủ lĩnh, thương binh…; Viết y sau âm đệm: quy thuận, quy tắc, thành lũy...; Khi nguyên âm I đứng một mình thì viết là I đối với các từ thuần Việt: âm ỉ, ì ầm, ì xèo…; Viết y đối với các từ gốc Hán: y phục, y tế, ý kiến… III. HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC HÀNH. Sau khi tôi đưa ra một số lỗi chính tả và một số quy tắc khi viết chính tả tiếng Việt. Tôi đưa ra một hệ thống các bài tập thực hành nhằm giúp cho học sinh biết được các lỗi thường gặp trong quá trình viết và từ đó biết cách để tránh
- các lỗi đó đồng thời qua đó các em nắm vững các quy tắc khi viết chính tả tiếng Việt. 1. Nhóm bài tập sửa lỗi thanh điệu. Hãy xác định dấu thanh các tiếng trong các từ sau đây và gạch chân từ đúng: Vỡ lẽ vở lẻ vỡ lẻ vở lẽ Lổ chổ lỗ chỗ lổ chổ ầm ỉ ầm ĩ ngủ ngôn ngũ ngôn sợ hãi sợ hải hớt hải hớt hãi lảm nhảm lãm nhãm thăm thẳm thăm thẵm. Chọn từ thích hợp và điền từ vào chỗ trống trong các câu sau: * Nó cứ đi theo và……………………..mãi, bực cả mình. a/ lẵng nhẵng. b/ lẳng nhẳng. c/ lản nhẳn. d/ lải nhải. * Hôm nay sao cậu ăn nói ……………… thế? a/ lẩm cẩm. b/ lẫm cẫm. * Câu chuyện ấy…………………làm………………..bao chuyện khác. a/ vở lở. b/ vỡ lở. c/ lở dở. d/ lỡ dở. * Theo tôi, người ……………… không ăn nói…………………….. a/ lịch lãm. b/ lịch lảm c/ lảm nhảm. d/ lảm nhãm. * Vì anh ta quá yêu mới nên…………………………này. a/ nông nổi. b/ nông nỗi. * Nếu làm ăn ……………… thì cuộc sống sẽ rất…………………. a/ riêng rẻ. b/ riêng rẽ. c/ buồn tẻ. d/ buồn tẽ. * Những mâu thuẫn…………………… giữa bọn cướp đã bùng phát thành một cuộc……………………….
- a/ âm i. b/ âm ỉ. c/ ầm i. d/ ầm ĩ. e/ cải cọ. f/ cãi cọ. 2. Nhóm bài tập sửa lỗi các phụ âm. * Rừng …………………mang lợi …………….. bạc tỉ. a/ bạc ngàn. b/ bạt ngàn * Ông ta đối xử với con rất……………nhưng không………………. a/ nghiêm khắc b/ khắt khe c/ khắc nghiệt. *Cờ bạc là…………….. thằng bần. a/ bác b/ bát. * Ông liền ……………..sớ đòi chém bảy tên………………. nịnh thần. a/ dân b/ dâng c/ quang d/ quan. * Đêm nay trăng sáng……………….làm bóng cau dài…………….. và lòng tôi thoải mái không bị………………….. a/ vằng vặc b/ vằn vặc c/ dằn dặt d/ dằng dặc e/ dằng vặc. * Bọn trẻ……………..cười nói…………………. a/ lao nhao b/ lau nhau c/ thều thào d/ thì thầm. * Anh ta ………………….nhìn trộm cô gái và nảy ý định………………… a/ bấc chợt b/ bất chợt c/ bắt chợt d mờ ám e/ xấu xa. * Nó ngồi ……………….. trên chiếc ghế bành. a/ chểm chệ b/ chễm chệ * Gió thổi mạnh chiếc thuyền………….. a/ chòng chành b/ tròng trành. * Nó là đứa thích ăn ngon mặc đẹp nhưng lại………….. trong công việc.
- a/ chây lười b/ trây lười. * Giữa khu rừng hoang vắng, bỗng xuất hiện một túp lều……………… a/ chơ chọi b/ trơ trọi. * Trước lúc chết, người ta thường …………………… những điều hệ trọng nhất đối với con cháu họ. a/ trăng trối b/ chối chăng c/ chăng chối. * “Chiến tranh và hòa bình” là một tác phẩm…………. a/ chứ danh b/ trứ danh. * Các cụ Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng là những …………… yêu nước, có nhiều đóng góp tronh công cuộc giành độc lập cho Tổ quốc Việt Nam. a/ chí sĩ b/ trí sĩ. * Tôi vừa……… máy thì anh ta đến, con chó nhà tôi………ra sủa ầm ĩ. a/ rồ b/ dồ c/ xồ. * Cậu ta chẳng nói chẳng………. lấy cái túi của tôi. a/ giằng b/ rằng c/ dằn. * Trong kì thi toán quốc tế, Nam đã…………được ………nhì một cách …….. a/ dật b/ giật c/ giải d/ rải e/ rễ dàng f/ dễ dàng. * Anh ta diễn đạt………………………..quá! a/ dài dòng b/ dài giòng. * Nó nhận lỗi rồi, cô đừng………………nó nữa! a/sỉa sói b/ xỉa xói c/ sỉa xói d/ sỉ vả e/ xỉ vả. * Cây cổ thụ ấy cành lá………………. a/ xum xuê b/ sum suê
- c/ xum xoe. * Sau trận lũ, xóm làng ………………………tiêu điều. a/ xơ xác b/ sơ xác. * Thằng ấy thường có thái độ…………......với lãnh đạo lại còn hay…………nói xấu người khác trong cơ quan. a/ xum xoe b/ sum soe c/ xúc xiểm d/ súc siểm. Một khi học sinh đã nắm vững được các quy tắc chính tả tiếng thì giáo viên cũng không nên lơ là trong việc kiểm tra uốn nắn học sinh trong quá trình thực hành viết. Thậm chí, giáo viên có thể trừ điểm của học sinh nếu như học sinh viết sai các lỗi chính tả trong các bài kiểm tra 15 phút cũng như 45 phút để từ đó học sinh có ý thức hơn trong việc rèn luyện chữ viết. Có thể nói rằng phương pháp này là phương pháp có những hiệu nhất định nó đánh vào ý thức của học sinh trong việc viết chính tả tiếng Việt II. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG. Với việc thực hiện những phương pháp trên, bước đầu đã có những chuyển biến đáng kể trong việc viết chính tả của học sinh. Trong các bài kiểm tra và những lần kiểm tra bài vở của học sinh toi nhận thấy những bài viết sau ít mắc lỗi chính tả hơn so với những bài viết trước. Đó là một kết quả đáng mừng cần phải phát huy. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận học sinh do thiếu ý thức trong việc học tập nên vẫn còn tình trạng viết sai chính tả. Nhưng dù sao, tôi hi vọng rằng với sáng kiến này có thể góp một phần nào đó khắc phục tình trạng viết sai chính tả trong học sinh và góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông,cũng như góp một phần nào đó cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
- C. KẾT LUẬN. Là một giáo viên nói chung, người giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn nói riêng chúng ta luôn thao thức, trăn trở, trau dồi, tích lũy vốn tri thức, hiểu biết kinh nghiệm, luôn có ý thức tự học, học hỏi và tự sáng tạo để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn Những dòng viết trên đây là những kinh nghiệm nhỏ không phải chưa có ai nói, chưa có sách viết. song tôi muốn qua những kinh nghiệm nhỏ này một lần nữa giúp giáo viên – những người đang trực tiếp giảng dạy hiểu rõ được vai trò chính tả tiếng Việt trong việc giảng dạy môn Ngữ văn cũng như các môn học khác nhằm giúp học sinh học tốt hơn. Góp phần vào việc nâng cao hiệu quả dạy – học môn Ngữ Văn. Không có kinh nghiệm nào là chung cho tấ cả mọi người. Không có con đường nào để đi đến thành công mà không lắm chông gai. Với những suy nghĩ trong đề tài này cũng như việc tôi áp dụng đề tài này vào việc dạy học cụ thể và có những kết quả đáng mừng, tôi muốn trao đổi cùng đồng nghiệp để nhằm học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Vì vậy tôi kính mong quý vị vui lòng đóng góp ý kiến để kinh nghiệm được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn./.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn