MỤC LỤC<br />
Nội dung Trang<br />
<br />
I. Phần mở đầu : ………..................................................................... 03<br />
1. Lý do chọn đề tài:.............................................................................. 03<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài::......................................................... 05<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:....................................................................... 05<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu………………………………………. 06<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:................................................................... 06<br />
II.Phần nội dung :……………………………………………………. 07<br />
1. Cơ sở lí luận::...................................................................................... 07<br />
2. Thực trạng:.......................................................................................... 08<br />
2.1. Thuận lợi Khó khăn:...................................................................... 08<br />
2.2. Thành công hạn chế:.......................................................................<br />
08<br />
2.3. Mặt mạnh – mặt yếu:........................................................................<br />
09<br />
2.4. Các nguyên nhân, yếu tố tác động:...................................................<br />
09<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:....<br />
09<br />
3. Biện pháp thực hiện::.......................................................................... 10<br />
3.1. Mục tiêu của biện pháp:................................................................... 10<br />
3.2. Nội dung và hình thức thực hiện biện pháp:………………………<br />
10<br />
3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp:.........................................................<br />
14<br />
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp:..................................................... 14<br />
3.5. Kết quả khảo nghiệm:......................................................................<br />
14<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm:...................................................<br />
16<br />
1<br />
III.Phần kết luận Kiến nghị:..............................................................<br />
17<br />
1. Kết luận: :............................................................................................ 17<br />
2. Kiến nghị:............................................................................................ 17<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CÁC CHỮ VIẾT TẮT<br />
<br />
XHCN Xã Hội Chủ Nghĩa<br />
<br />
TDTT Thể Dục Thể Thao<br />
<br />
GDTC Giáo Dục Thể Chất<br />
<br />
HKPĐ Hội Khỏe Phù Đổng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
ĐỀ TÀI<br />
ĐƯA MÔN CỜ VUA VÀO THAY THẾ CÁC TIẾT THỂ DỤC <br />
KHI TRỜI MƯA TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC<br />
<br />
I . PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Giáo dục thể chất trong trường học là một bộ phận quan trọng của nền <br />
giáo dục nước ta. Góp phần giáo dục toàn diện con người mới XHCN về “ Đức <br />
– Trí – Thể Mĩ – Lao động”. Từ xa xưa, con người đã coi tập luyện TDTT là <br />
biện pháp tích cực, hiệu quả đối với việc tăng cường sức khoẻ và giúp con <br />
người ý thức hơn về cái đẹp, cái đáng quý của bản thân mình. Đó là vẻ đẹp của <br />
sức mạnh, vẻ đẹp của một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể cường tráng, <br />
tạo niềm tin cho chúng ta bước vào cuộc sống hiện hữu và tương lai phía trước.<br />
Muốn được như vậy chúng ta phải làm gì? Phải chăng chỉ có TDTT mới làm <br />
được như vậy? Đó là câu hỏi trong hàng ngàn câu hỏi đang chờ chúng ta giải <br />
đáp.Thật vậy, chỉ có TDTT mới làm được điều đó.<br />
Nhà triết học Hy Lạp cổ đại ArixTor có nói “ Không gì huỷ hoại thân thể <br />
bằng sự thiếu vận động kéo dài”. Vì vậy, tập luyện TDTT cũng như nhu cầu ăn <br />
uống để tồn tại và phát triển là nhu cầu thiết yếu của con người.<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Nhận thức được điều đó Đảng và nhà nước ta luôn xác định sức khoẻ của <br />
con người là vốn quý của xã hội, là tài sản vô giá của dân tộc. Lúc sinh thời Bác <br />
Hồ đã nói “Dân giàu thì nước mạnh, mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho <br />
cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh khoẻ góp phần làm cho cả <br />
nước mạnh khoẻ”. Những năm qua Đảng chỉ đạo ngành văn hóa TDTT phải <br />
thực hiện việc đưa TDTT về cơ sở là nhiệm vụ hàng đầu, trong đó phải nói tới <br />
cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện TDTT theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Ngày nay <br />
trong giai đoạn đất nước ngày một phát triển, từng bước tiếp cận nền văn minh <br />
của châu lục và thế giới thì vai trò của thế hệ trẻ ngày càng được khẳng định, <br />
họ chính là chủ nhân tương lai của cả nước sau này, trong đó lực lượng học sinh <br />
, sinh viên là nòng cốt. Do đó, TDTT trong trường học là bộ phận quan trọng <br />
của TDTT xã hội, thực hiện chức năng GDTC cho thế hệ trẻ vốn có kĩ năng, kĩ <br />
xảo vận động cơ bản, tăng cường khả năng làm việc của hệ hô hấp, hệ tim <br />
mạch, hệ vận động, đồng thời chuẩn bị thể lực cho các em vào cuộc sống mới. <br />
Luật giáo dục được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá <br />
XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/06/2005 quy định “Mục tiêu của giáo dục <br />
phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, <br />
thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và <br />
sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng <br />
tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tụchọc lên hoặc đi <br />
vào cuộc sống lao động tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.<br />
Bởi vậy, ngày nay Bộ Giáo dục và Đào tạo không ngừng cải tiến, nâng cao <br />
chất lượng giáo dục thể chất và bồi dưỡng năng khiếu thể thao trong nhà trường <br />
như các cuộc thi Học sinh giỏi TDTT và HKPĐ. Ở các cuộc thi này thường tổ <br />
chức các môn như: Điền kinh, đẩy gậy, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, đá <br />
cầu… Trong đó có các môn không có trong chương trình giảng dạy như cờ vua, <br />
<br />
<br />
4<br />
đẩy gậy, kéo co vì vậy giáo viên thể dục cần có những kế hoạch giảng dạy <br />
riêng để phát hiện học sinh có năng khiếu để tiếp tục bồi dưỡng .<br />
Đối với môn Cờ Vua phát triển sau nhiều môn thể thao khác nhưng tốc độ <br />
phát triển khá nhanh. Cho đến nay ở hầu hết các tỉnh thành và nhiều ngành đã có <br />
phong trào Cờ Vua khá rộng rãi .<br />
Đến nay, Cờ Vua là một trong các môn thể thao mũi nhọn của nước ta và <br />
đang được đầu tư, quan tâm phát triển để phục vụ cho mục tiêu chiến lược mà <br />
ngành TDTT đã đề ra. Sự thành công của các đấu thủ Cờ Vua Việt Nam trên <br />
trường quốc tế trong những năm gần đây đã chứng minh và khẳng định quan <br />
điểm đúng đắn đó.<br />
Cờ Vua là môn thể thao có đặc trưng là ít đòi hỏi cao về tố chất thể lực, <br />
song lại có yêu cầu cao về sự thông minh, mưu trí, óc sáng tạo ở người chơi. Vì <br />
vậy, Cờ Vua phù hợp với con người và có điều kiện phát triển ở Việt Nam. <br />
Chơi Cờ Vua không đòi hỏi dụng cụ, sân bãi phức tạp. hình thức tập phong phú, <br />
đa dạng.<br />
Chơi Cờ Vua có tác dụng phát triển tư duy logic, luyện trí thông minh, giáo <br />
dục những phẩm chất tốt đẹp như: tính tổ chức kỷ luật, kiên cường, bình tĩnh, <br />
óc sáng tạo, biết phân tích, tổng hợp tình hình một cách khách quan và khoa <br />
học.......<br />
Chơi Cờ Vua, chính là góp phần xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, <br />
nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Thực hiện việc trao đổi văn <br />
hoá TDTT với các nước trên thế giới. Chơi Cờ là môn thể thao giải trí tao nhã, <br />
tạo ra cảm giác sảng khoái của sự sáng tạo và mưu trí, bởi có sự biến hoá kỳ <br />
diệu trong mỗi nước cờ, mỗi thế biến.<br />
Trong quá trình công tác của mình, tôi nhận thấy ở địa phương thời tiết chỉ <br />
có 2 mùa: mùa mưa và mùa nắng. Vào mùa mưa chúng tôi không thể thực hiện <br />
các tiết dạy ngoài trời do Trường chưa có phòng đa chức năng cho học sinh tập, <br />
5<br />
mỗi khi trời mưa chúng tôi thường cho các em ngồi trong lớp chơi một số trò <br />
chơi đơn giản, hoặc tập một số động tác thể dục cơ bản làm cho học sinh không <br />
có hứng thú học tập. Nhận thấy đây là thời điểm thích hợp để tôi đưa môn Cờ <br />
Vua vào giảng dạy. Nên nay tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài. “Đưa môn cờ vua <br />
vào thay thế các tiết thể dục khi trời mưa trong trường Tiểu học”. Đây là <br />
kinh nghiệm về việc xây dựng kế hoạch, cách thức tổ chức giảng dạy môn cờ <br />
vua ở các tiết thể dục khi trời mưa tại trường. <br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
Việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp giáo viên xây dựng được kế hoạch dạy khoa <br />
học, hợp lý, có hiệu quả để thay thế các nội dung ở môn Thể dục khi gặp thời <br />
tiết mưa. Để từ đó tạo được hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn, <br />
phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
* Đối tượng: Là các tiết thể dục ở các khối 2, 3, 4, 5 của trường Tiểu học <br />
Ea Bông khi vào mùa mưa, học sinh không thể tham gia ngoài trời.<br />
<br />
<br />
<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:<br />
Việc xây dựng kế hoạch này phụ thuộc vào thời tiết nên nội dung giảng <br />
dạy chưa đi sâu, chỉ mang tính chất truyền thụ những điều cơ bản về môn cờ <br />
vua cho học sinh. Vì vậy trong quá trình huấn luyện học sinh năng khiếu sẽ cần <br />
phải có kế hoạch giảng dạy cụ thể hơn, nhiều nội dung hơn.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Đây là những phương pháp mà giáo viên dùng để nghiên cứu đề tài, xây <br />
dựng đề tài thành công chứ không phải là phương pháp giảng dạy. Phương pháp <br />
giảng dạy ta sẽ nói trong phần nội dung đề tài.<br />
6<br />
Các nguyên tắc về phương pháp là hạt nhân cơ bản trong việc lựa chọn <br />
những phương pháp để ứng dụng vào quá trình giảng dạy, truyền thụ kiến thức <br />
cho đối tượng giáo dục. Nó được xây dựng trên cơ sở của các quy luật về tâm lý <br />
giáo dục nói chung. Qua nghiên cứu và kiểm nghiệm, thấy rằng cần thiết phải <br />
tuân thủ các nguyên tắc mang tính lý luận, bao gồm các nguyên tắc: Nguyên tắc <br />
thống nhất giữa giảng dạy Cờ vua và giáo dục toàn diện, nguyên tắc hệ thống, <br />
nguyên tắc vừa sức, nguyên tắc trực quan, nguyên tắc bền vững kiến thức và <br />
ứng dụng thực tiễn. Trong quá trình giảng dạy Cờ Vua thường hay sử dụng 3 <br />
nhóm phương pháp giảng dạy chính: Nhóm phương pháp giảng dạy; Nhóm <br />
phương pháp thực hiện nghiệp vụ sư phạm; Nhóm phương pháp thực tập sư <br />
phạm. Trong đó nhóm phương pháp thực hiện nghiệp vụ sư phạm được coi là có <br />
hiệu quả nhất.<br />
* Phương pháp dùng lời hay phương pháp mô tả bằng lời bao gồm: Kể <br />
chuyện, miêu tả, giải thích, giảng bài, trò chuyện...<br />
* Phương pháp trưng bày bao gồm: Biểu bảng, biểu đồ, kế hoạch, áp phích, <br />
bàn cờ<br />
treo.<br />
* Phương pháp tham quan: Tổ chức tham quan các giải thi đấu, tổ chức tham <br />
quan<br />
theo các chủ đề.<br />
* Phương pháp đọc và tham khảo tài liệu.<br />
* Phương pháp luyện tập: Giải các thế cờ theo chủ đề đã được chọn lựa <br />
riêng nhằm tạo ra những kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn.<br />
* Phương pháp trò chơi: Chơi với bạn cùng nhóm những thế cờ đang học <br />
hoặc trích đoạn của ván đấu, thi giải cờ thế.<br />
* Phương pháp thi đấu: Thi đấu với bạn cùng nhóm, thi đấu nhiều bàn cùng <br />
lúc thi đấu hạn chế thời gian.<br />
7<br />
* Phương pháp phân tích ván đấu và các thế cờ điển hình: Nghiên cứu các <br />
ván đấu của các đại kiện tướng, phân tích các ván đấu trong học tập, phân tích <br />
các tình thế điển hình trong khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc....<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Cờ vua không phải là một trò chơi may rủi; nó dựa thuần túy vào chiến <br />
thuật và chiến lược. Tuy thế, trò chơi này rất phức tạp đến mức thậm chí cả <br />
những người chơi hay nhất cũng không thể tính hết tất cả mọi phương án: mặc <br />
dù chỉ có 64 ô và 32 quân cờ trên bàn cờ nhưng số lượng nước đi có thể được thì <br />
còn vượt cả số lượng các nguyên tử có trong vũ trụ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cờ vua là một trong những trò chơi trí tuệ phổ biến nhất thế giới; nó được <br />
nói đến không chỉ như là một trò chơi mà còn là nghệ thuật, khoa học và thể <br />
thao. Cờ vua đôi khi được nhìn nhận như là trò chơi chiến tranh trừu tượng; cũng <br />
như là "các cuộc đấu trí tuệ", và việc chơi cờ vua được coi như là một cách để <br />
rèn luyện tư duy và bản lĩnh. Cờ vua được chơi để tiêu khiển cũng như để thi <br />
đấu trong các câu lạc bộ cờ vua, các giải đấu, chơi trực tuyến và chơi theo cách <br />
gửi thư. Rất nhiều biến thể và các trò chơi tương tự như cờ vua được chơi trên <br />
8<br />
toàn thế giới. Vậy làm thế nào để đưa bộ môn này vào giảng dạy trong trường <br />
Tiểu học?.<br />
2. Thực trạng<br />
2.1. Thuận lợi Khó khăn<br />
Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, Ban giám hiệu nhà trường thì <br />
công tác giáo dục thể chất ở trường tiểu học Eabông có những bước tiến đáng <br />
kể.<br />
Tuy nhiên qua thực tế tìm hiểu kế hoạch giảng dạy và học tập của trường, <br />
tôi thấy rằng việc giảng dạy còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất, sân chơi, bãi <br />
tập, dụng cụ còn nhiều thiếu thốn, chưa đảm bảo yêu cầu của tiết học, giáo <br />
viên chỉ giảng, học sinh tiếp thu, vì là môn phụ nên cha mẹ học sinh chưa quan <br />
tâm, thực sự chưa chú ý đến việc học của con em mình, chưa hiểu rõ ý nghĩa <br />
của bộ môn cờ vua. Điều đó thật đáng buồn, cứ làm tôi phải trăn trở mãi để làm <br />
sao cho cha mẹ các em hiểu rõ về môn này và khuyến khích các em chơi.<br />
2.2. Thành công hạn chế<br />
Bằng kinh nghiệm thực tiễn sau nhiều năm tổ chức tập và rèn luyện cho <br />
học sinh qua các buổi tập luyện tại trường đã mang lại những kết quả thiết <br />
thực. Nhiều thành viên tích cực, có năng khiếu của đội tuyển đã có những bước <br />
tiến rõ rệt. Nhiều HS yêu thích bộ môn là những em có năng khiếu thực sự. Các <br />
em HS thi đua tập và rèn luyện và cũng đạt nhiều kết quả cao trong các lần tham <br />
gia Hội thao. Mặt khác các hoạt động đó cũng đã phần nào giúp cho các em học <br />
sinh yếu, các em HS có hoàn cảnh khó khăn “vượt lên chính mình” để học tập <br />
tốt hơn.<br />
Trường Tiểu học Eabông là trường học ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt <br />
khó khăn, đa số cha mẹ là người đồng bào dân tộc Êđê, sống bằng nghề nông, <br />
hoàn cảnh còn khó khăn nên điều kiện tiếp cận với những cái mới còn chậm <br />
<br />
9<br />
cũng như việc tìm hiểu khoa học vẫn còn hạn hẹp. Bên cạnh đó các bậc cha mẹ <br />
chưa hiểu hết lợi ích của bộ môn cờ vua nên không cho con em đi tham gia đội <br />
cờ vua của trường, đây cũng là một hạn chế rất lớn ảnh hưởng đến những thành <br />
tích của nhà trường.<br />
2.3. Mặt mạnh – Mặt yếu.<br />
Trong quá trình giảng dạy cho các em thì các em cảm thấy rất hứng thú, các<br />
em rất hăng hái tìm tòi học hỏi những điều chưa biết về bộ môn.<br />
Song bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn nhất định, vì điểm trường thuộc <br />
vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế khó khăn học sinh chủ yếu là dân tộc thiểu số <br />
chiếm 100%. Về phong tục tập quán còn nhiều hạn chế trình độ dân trí còn thấp <br />
nên ảnh hưởng không ít về vấn đề giáo dục cho học sinh.<br />
2.4. Các nguyên nhân, yếu tố tác động<br />
* Nguyên nhân thành công<br />
Có kế hoạch chu đáo cho việc thực hiện đề tài.<br />
Có sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường và sự giúp đỡ của đồng nghiệp.<br />
* Nguyên nhân hạn chế<br />
Bản thân còn thiếu kinh nghiệm với cách thức tổ chức hoạt động tích cực <br />
cho học sinh lĩnh hội kiến thức.<br />
Trang thiết bị và đồ dùng dạy học còn thiếu.<br />
Các em đến trường muộn nên có một số em đi học không đúng độ tuổi <br />
dẫn đến tự ti, mặc cảm và xấu hổ nên chưa tích cực tham gia tập luyện môn cờ <br />
vua cùng bạn bè. <br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br />
Qua thực nghiệm nghiên cứu và vận dụng vào chương trình giảng dạy, <br />
những thành công và hạn chế khi áp dụng đề tài đã và chưa đạt được trên, tôi <br />
thiết nghĩ làm sao để nền kinh tế ngày một phát triển đi lên, làm sao để dân trí <br />
dân tộc ngày càng cao để những thế hệ con em học sinh học tập ngày càng tốt <br />
hơn đó là một vấn để nan giải mà toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội đang cùng nỗ <br />
10<br />
lực, cố gắng, trong đó vai trò của ngành giáo dục là vô cùng quan trọng nhằm <br />
giúp các em hoàn thi ệ n mình, không nh ữ ng v ề trí tu ệ mà c ả v ề th ể <br />
ch ấ t, x ứ ng đáng là nh ữ ng ch ủ nhân t ươ ng lai c ủ a đ ấ t n ướ c.<br />
Để đạt được nh ữ ng v ấ n đ ề đ ặ t ra , trước hết đất nước ta phải có một <br />
cơ chế mở cửa quan tâm đầu tư hơn vào vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc ít người <br />
về kinh tế về văn hóa xã hội để nông thôn thành thị có sự cân bằng hóa.<br />
Có chính sách tuyên truyền sâu rộng có hiệu quả đến mọi người dân để <br />
nhân dân tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà <br />
nước.<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
3.1. Mục tiêu của biện pháp<br />
Việc xây dựng kế hoạch giảng dạy này nhằm mục đích giới thiệu<br />
Nhằm tạo hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn này.<br />
Nhằm truyền thụ những kiến thức cơ bản, nh ững chiến thu ật, v ề môn cờ <br />
vua.<br />
Qua đó sẽ phát hiện những học sinh có năng khiếu để tiếp tục bồi dưỡng, <br />
huấn luyện để đi thi đấu ở các giải như HKPĐ các cấp.<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp<br />
* Nội dung kế hoạch dạy: Trong giảng dạy Cờ Vua có 3 nội dung tổ chức <br />
cơ bản: giờ học, giờ tập luyện và giờ tự nghiên cứu.<br />
+ Giờ học là quá trình truyền thụ một lượng kiến thức nào đó về Cờ Vua <br />
và sự tiếp nhận lượng kiến thức đó của học sinh.<br />
+ Giờ tập luyện là nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng kỹ xảo <br />
thông qua việc ứng dụng những kiến thức đã thu được vào tình huống cờ cụ thể <br />
hoặc thực tế ván đấu. Tôi thường đưa ra các bài tập cho các em tự tập luyện, <br />
suy nghĩ, ghi ra giấy những nước đi của mình, ngoài những nước đi như vậy có <br />
<br />
11<br />
nước đi nào phù hợp nữa không, ... Các bài tập tôi đưa ra ví thường là về trung <br />
cuộc và tàn cuộc, khi đưa bài tập tôi yêu cầu các em đưa ra tối đa những nước có <br />
thể thực hiện được.<br />
+ Giờ tự nghiên cứu là học sinh phải thực hiện những nhiệm vụ mà giáo <br />
viên đề ra theo chủ đề cụ thể như: Nghiên cứu lý thuyết khai cuộc, chiến lược <br />
và chiến thuật trong Cờ Vua.... Ngoài việc đạt được các mục đích của giáo viên, <br />
thì học sinh sẽ nâng cao được năng lực tự nghiên cứu một yêu cầu không thể <br />
thiếu được trong quá trình học tập và giảng dạy.<br />
* Trình tự giảng dạy trong Cờ Vua<br />
Để xác định trình tự giảng dạy trong Cờ Vua, cần phải căn cứ vào mục <br />
đích, yêu cầu, nhiệm vụ, thời gian và đối tượng giảng dạy mà đưa ra nội dung <br />
cho phù hợp. Thông thường, nội dung giảng dạy trong Cờ Vua được sắp xếp <br />
theo trình tự như sau:<br />
1. Bàn cờ, quân cờ: Cấu tạo bàn cờ, vị trí ban đầu của các quân cờ, những <br />
chỉ dẫn để sắp xếp một bàn cờ đúng luật....<br />
2. Các nhân tố trên bàn cờ: Tên gọi ô cờ, hàng ngang, cột dọc, đường chéo, <br />
trung tâm, trung tâm mở rộng, cột mở ....<br />
3. Luật di chuyển quân, các hình thức ăn quân: Xe, Hậu, Tượng, Mã, Vua, <br />
Tốt, các nước đi đặc biệt....<br />
4. Kết thúc ván cờ: Thường bắt đầu từ nước chiếu Vua, cách chống đỡ khi <br />
Vua bị<br />
chiếu, các tình huống thắng và hoà cờ....<br />
5. Các thuật ngữ trong Cờ vua : Cần phải giới thiệu các khái niệm, các thuật <br />
ngữ mang tính đặc thù như: Chiếu vĩnh viễn, mát, pát, temp, chiến thuật, chiến <br />
lược….<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
6. Ký hiệu và cách ghi chép trong Cờ vua: Các ký hiệu thông dụng, cách ghi <br />
chép biên bản ngắn gọn và đầy đủ ....<br />
7. Giá trị tương đối của các quân: Ở đây cần đưa ra các khái niệm hy sinh <br />
hay thí quân, các vấn đề về đổi quân trong các giai đoạn ván đấu.<br />
8. Cấu trúc ván cờ: Giới thiệu cho người học nắm được các giai đoạn của <br />
ván cờ: Khai cuộc, trung cuộc, tàn cuộc.<br />
9. Tàn cuộc: Là vấn đề then chốt trong quá trình giảng dạy Cờ Vua. Cần <br />
phải bắt đầu giảng dạy từ tàn cuộc kỹ thuật đến tàn cuộc chiến thuật chiến <br />
lược. Với tàn cuộc chiến thuật chiến lược thì bắt đầu bằng tàn cuộc Tốt sau <br />
đó đến tàn cuộc Hậu, Xe, Tượng, Mã ....<br />
10. Khai cuộc: Giảng dạy khái niệm, các nguyên tắc khai cuộc, một số sai <br />
lầm trong khai cuộc, một số dạng thức khai cuộc cơ bản: Tây Ban Nha, Gambit <br />
Hậu ....<br />
11. Trung cuộc: Khái niệm trung cuộc, tuỳ vào trình độ VĐV mà đưa ra các <br />
mức độ khác nhau về tình thế điển hình trong giai đoạn này, các nhân tố chiến <br />
thuật trong Cờ Vua, đòn phối hợp ....<br />
12. Phân tích đánh giá và lập kế hoạch : Cách thức đánh giá và phân tích thế <br />
cờ, ưu thế và sử dụng ưu thế trong Cờ Vua, những nhân tố trong thế trận ....<br />
13. Phương pháp tính toán trong Cờ Vua: Phương pháp và các nguyên tắc <br />
tính toán trong Cờ Vua, các dạng thức tính toán ....<br />
14. Chiến lược trong Cờ Vua : Các nguyên tắc của chiến lược, các thành <br />
phần của chiến lược, chiến lược trong các giai đoạn của ván đấu ...<br />
15. Vấn đề tâm lý sinh lý và thể lực trong hoạt động thi đấu Cờ Vua: Cần <br />
đưa ra các hiểu biết chung về những thay đổi các chỉ số tâm lý sinh lý trong <br />
hoạt động tập luyện và thi đấu Cờ Vua. Vấn đề thể lực cho VĐV Cờ Vua ....<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
16. Các phương tiện bổ trợ trong tập luyện Cờ Vua: Giới thiệu về Cờ <br />
tướng, Cờ vây, Cờ nhảy và các ứng dụng của tin học trong giảng dạy và tập <br />
luyện Cờ Vua.<br />
* Kế hoạch giảng dạy Cờ Vua<br />
Các bước lập kế hoạch giảng dạy Cờ Vua được thực hiện theo trình tự sau:<br />
Bước 1: Xác định đối tượng và thời gian.<br />
Bước 2: Xác định mục đích: Khi thực hiện xong chương trình sẽ đạt được <br />
một trình độ nào đó.<br />
Bước 3 : Xác định yêu cầu: Đến một mức độ nào đó về các mặt mà đối <br />
tượng<br />
của kế hoạch chịu tác động, chi phối và phải hoàn thành.<br />
Bước 4: Xây dựng nội dung: Liệt kê các công việc cần phải thực hiện.<br />
Bước 5: Xác định những yêu cầu về cơ sở vật chất, dự trù kinh phí cho <br />
việc thực hiện kế hoạch.<br />
Bước 6: Xây dựng chương trình: Là quá trình phân bố chi tiết nội dung <br />
công việc theo thời gian với các phương tiện, biện pháp và phương pháp đủ đảm <br />
bảo thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu và yêu cầu đã định.<br />
Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã áp dụng kế hoạch trên vào giảng <br />
dạy thay thế những tiết thể dục khi trời mưa, hoặc vào những lúc thời gian <br />
rảnh. Vào đầu năm học kì I năm học 20152016. Trong quá trình giảng dạy tôi <br />
thấy các các em rất thích, tỏ ra chăm chú, hăng say học tập, tìm tòi, phát huy <br />
những kiến thức mình học tập, chỉ mới học những tiết đầu các em đã nắm được <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
những kiến thức cơ bản về môn cờ vua.<br />
<br />
<br />
Một số hình ảnh hoạt động môn cờ vua<br />
3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp <br />
Vì thời tiết mỗi năm khác nhau nên kế hoạch cũng mang tinh chất tương <br />
đối, giáo viên cần phải linh động trong tổ chức giảng dạy cho học sinh.<br />
Để thực hiện được các nội dung trên yêu cầu giáo viên phải nắm chắc về <br />
bộ môn cờ vua, lí thuyết, thực hành, phương pháp...., yên tĩnh, dụng cụ tập <br />
luyện được trang bị tương đối đầy đủ, các em học sinh đam mê môn cờ vua...<br />
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp<br />
Đề tài này có hai biện pháp nổi bật : xây <br />
dựng kế hoạch và phương pháp, cách <br />
thức giảng dạy.<br />
Việc xây dựng kế hoạch cụ thể, khoa <br />
học mang tính chất cô đọng sẽ là cơ sở <br />
để chúng ta hình thành phương pháp, cách thức, thời lượng giảng dạy cho phù <br />
hợp vì vậy việc xây dựng kế hoạch là yêu cầu cần thiết quan trọng trong đề tài <br />
này. Khi có kế hoạch giảng dạy thì giáo viên sẽ phải nghiên cứu phương pháp, <br />
cách thức giảng dạy thích hợp để hoàn thành kế hoạch đặt ra.Việc áp dụng <br />
những phương pháp, cách thức giảng dạy sẽ là con đường đúng đắn để chúng ta <br />
hoàn thành kế hoạch dạy học. Qua đó sẽ thu được những kết quả cao trong dạy <br />
học,…<br />
Giữa các biện pháp phải có sự gắn bó chặt chẽ, liên kết với nhau trong toàn <br />
bộ quá trình học tập, rèn luyện, không ngừng nâng cao học hỏi, hiểu biết về nội <br />
dung mình tìm hiểu, cố gắng tìm tòi những bài tập, những nước đi mới hay và <br />
phù hợp...<br />
<br />
15<br />
3.5. Kết quả khảo nghiệm<br />
Việc xây dựng được kế hoạch để đưa môn cờ vua vào thay thế các tiết dạy <br />
học thể dục khi trời mưa trong trường Tiểu học giúp tôi có được biện pháp <br />
giảng dạy hiệu quả khi vào mùa mưa ở địa phương, tránh tình trạng chán nản, <br />
mệt mỏi mất hứng thú học khi ngồi trong lớp không thể tham gia vận động khi <br />
trời mưa. <br />
Tôi tiến hành một cuộc khảo sát học sinh học sinh trường Tiểu học EaBông <br />
trước và sau khảo sát.<br />
*Tổng số 252 học sinh của 4 khối 2,3,4,5 khi tham gia khảo sát trước khi áp <br />
dụng “Đưa môn cờ vua vào thay thế các tiết thể dục khi trời mưa trong trường <br />
Tiểu Học”. <br />
Mức độ Tổng số hs khảo Tỷ lệ %<br />
sát (n = 252)<br />
Chưa tham chơi được 212 84,1%<br />
Đã tham gia chơi được 43 15,9 %<br />
Trong quá trình giảng dạy tôi cho các em tham gia các hoạt động học và thực <br />
hành về cờ vua thì các em rất thích, tỏ ra chăm chú, hăng say học tập, tìm tòi, <br />
phát huy những kiến thức mình học tập, tìm hiểu. Hiện nay các em không những <br />
học tập, tìm tòi trên lớp mà còn phát huy được những lúc tự học ở nhà. Phần đa <br />
các em đều yêu thích bộ môn này, so với đầu năm học thì tỉ lệ các em yêu thích <br />
môn học này tăng lên đáng kể. Tuy tỉ lệ học sinh ham thích và tìm hiểu môn cờ <br />
vua có tăng nhưng tỉ lệ các em tham gia thi đấu ở các giải lại đang còn thấp so <br />
với mặt bằng chung ở các trường. <br />
Nhờ việc giảng dạy này tôi đã phát hiện và lựa chọn được một số em có <br />
năng khiếu cũng như một số em có sở thích và niềm đam mê đối với môn cờ <br />
vua. Để tiếp tục luyện tập và bồi dưỡng các em để tham gia đi thi HKPĐ do <br />
phòng Giáo Dục huyện Krông Ana tổ chức năm học 2015 2016.<br />
16<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm<br />
Sau quá trình đưa môn cờ vua vào tiết học tôi thấy các em ham thích học tập <br />
môn học thể dục hơn, kết quả khả quan hơn tôi nghĩ. Khi đưa môn học này áp <br />
dụng cho các em thì tôi chỉ nghĩ một phần để thay đổi không khí lớp học, một <br />
phần cho các em làm quen dần dần nhưng đến thời điểm này trường tôi đã có 1 <br />
em đi tham gia dự thi Hội Khỏe Phù Đổng môn cờ vua và đã lọt vào trận cuối <br />
cùng. Có thể kết quả đạt được chưa cao nhưng đó cũng là những động lực cho <br />
tôi cố gắng phát triển bộ môn này trong nhà trường cũng như trong học sinh.<br />
*Tổng số 252 học sinh của 4 khối 2,3,4,5 khi tham gia khảo sát sau khi áp <br />
dụng“Đưa môn cờ vua vào thay thế các tiết thể dục khi trời mưa trong trường <br />
Tiểu Học”.<br />
17<br />
Mức độ Tổng số hs khảo Tỷ lệ %<br />
sát (n = 252)<br />
Chưa tham chơi được 55 21,8%<br />
Đã tham gia chơi được 197 78,2%<br />
<br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Trên đây là một số nội dung mà tôi đã đưa vào các tiết thể dục khi trời mưa <br />
cho học sinh trường tôi. Qua phần thực nghiệm tôi nhận thấy rằng: không phải <br />
các em không có khả năng mà do chúng ta chưa quan tâm đúng mức tới mọi mặt <br />
của các em. Vì vậy, cần có sự quan tâm nhiều hơn về mọi mặt, tạo điều kiện <br />
cho các em được tiếp xúc với bộ môn<br />
2. Kiến nghị<br />
Do đặc thù lứa tuổi các em còn nhỏ, cần chú trọng vào phần rèn kiến thức <br />
cho các em, nhưng ở lứa tuổi này các em học hỏi rất nhanh, nên tôi hi vọng sẽ <br />
sớm triển khai chương trình học cờ vua vào chương trình chính khoá để các em <br />
có cơ hội học tập nhiều hơn, cha mẹ quan tâm, đầu tư nhiều hơn cho con em <br />
mình.<br />
Các cơ quan ban ngành cần quan tâm tạo điều kiện về xây dựng CSVC đáp <br />
ứng đủ phòng học, phòng chức năng, sân chơi bãi tập cho nhà trường.<br />
Đề tài của tôi tuy đã hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi những thiếu <br />
sót, kính mong Lãnh đạo cùng các đồng nghiệp nhận xét góp ý để đề tài của tôi <br />
hoàn thiện hơn. <br />
Tôi xin chân thành cảm ơn.<br />
Ea Bông, Ngày 10 tháng 02 năm 2016<br />
Người thực hiện<br />
<br />
<br />
18<br />
Dương Đình Nguyên<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Nguyễn Đăng Khương (1995) ,”Cờ vua cho trẻ em 1, 2”, Nxb Trẻ<br />
<br />
2. Bill Hartson “Nhân văn biên dịch” (2002) ,“Tự học chơi cờ vua “, Nxb : <br />
<br />
Thanh niên.<br />
<br />
3. B.Extrin , người dịch Phùng Duy Quang (1991) ,“Lý thuyết và thực hành <br />
<br />
Cờ Vua“ ,Nxb : Thể dục thể thao.<br />
<br />
4. Đàm Quốc Chính – Đặng Văn Dũng – Nguyễn Hồng Dương (1999) <br />
<br />
“Giáo trình cờ vua“,Nxb : Thể dục thể thao.<br />
<br />
5. UBTDTT (2007), “Luật cờ vua” ,Nxb: Thể dục thể thao.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM CẤP TRƯỜNG.<br />
...........................................................................................................................<br />
............................................................................................................................<br />
...........................................................................................................................<br />
............................................................................................................................<br />
Xếp loại :.............................. Điểm:...........................<br />
Chủ tịch Hội đồng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM CẤP HUYỆN.<br />
............................................................................................................................<br />
...........................................................................................................................<br />
............................................................................................................................<br />
............................................................................................................................<br />
............................................................................................................................<br />
Xếp loại :.............................. Điểm:...........................<br />
Chủ tịch Hội đồng<br />
<br />
20<br />
21<br />