PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề<br />
Người xưa vẫn thường nói: “Biết mà học không bằng thích mà học, <br />
thích mà học không bằng say mà học”. Yếu tố cảm xúc, say mê chính là <br />
động lực lớn thúc đẩy, nuôi dưỡng sự cố gắng, nỗ lực học tập không ngừng <br />
của mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, đa phần các em học sinh không mấy <br />
hứng thú với môn Ngữ Văn. Hầu như các em và kể cả phụ huynh học sinh <br />
thường quan tâm tới các môn Tự nhiên. Họ cho rằng: thời kì Khoa học hiện <br />
đại phát triển thì xã hội cần những người tài giỏi về các môn Toán, Lí, Hóa, <br />
Ngoại ngữ, Tin học, còn riêng môn Văn mấy ai để ý tới.<br />
Văn vốn lãng mạn, giàu tính tưởng tượng, không khô khan, nhưng vì <br />
cho rằng thiếu “năng khiếu” nên hầu hết các em thấy chán nản, không đam <br />
mê học. Dần rồi thành thói quen, học cho có, học một cách đối phó, miễn <br />
cưỡng. <br />
Xuất phát từ những thực tại còn tồn đọng và kinh nghiệm giảng dạy <br />
thực tiễn của bản thân, với mong muốn, trong từng bài dạy, trong từng giờ <br />
học văn, học sinh luôn hứng thú, chủ động, yêu thích môn học. Từ đó góp <br />
phần nâng cao hiệu quả dạy học nên tôi chọn đề tài: “Đưa phim truyền <br />
hình và phim tư liệu vào trong các tiết dạy môn Ngữ văn 9 nhằm làm <br />
tăng hứng thú học tập cho học sinh” trong công tác giảng dạy của mình. <br />
II. Mục đích nghiên cứu<br />
Từ thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 9 tôi nhận thấy muốn giờ <br />
dạy đạt hiệu quả cao, giáo viên phải khơi dậy được hứng thú học tập của <br />
học sinh. Từ đó mới phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học <br />
sinh. Thực tế cũng đã chứng minh rằng, khi giáo viên khơi gợi được hứng <br />
thú học tập thì hiệu quả được nâng cao, học sinh tích cực chủ động trong <br />
học tập. Trong phạm vi của Sáng Kiến Kinh Nghiệm, tôi xin đề cập đến <br />
phương pháp: “Đưa phim truyền hình và phim tư liệu vào trong các tiết <br />
dạy môn Ngữ văn 9 nhằm làm tăng hứng thú học tập cho học sinh” với <br />
mục đích thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy và học, tăng cường <br />
ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Đồng thời phát huy được <br />
tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm <br />
từng lớp học, môn học. Bồi dưỡng cho các em phương pháp tự học, rèn <br />
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem <br />
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh khi học Văn. <br />
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề<br />
<br />
<br />
1<br />
Ông cha ta vẫn thường nói “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Từ <br />
sự quan sát chứng kiến thực tế, con người ta sẽ học hỏi, biết thêm được <br />
nhiều điều mới lạ, bổ ích. Có dịp “khơi những nguồn chưa ai khơi” và biết <br />
những điều nhiều người chưa biết. Từ việc tiếp xúc thực tế, học sinh sẽ có <br />
ấn tượng sâu sắc hơn, rõ nét hơn và chắc chắn là nhớ lâu hơn nếu chỉ nghe <br />
bằng tai. Bởi vậy mà phương pháp “trực quan” “mắt nhìn” mà trong giáo <br />
dục có vai trò vô cùng quan trọng.<br />
Đối với môn Ngữ văn, trực quan không chỉ dừng ở mức để nhận biết sự <br />
vật, sự việc mà trực quan còn có giá trị khơi dòng cảm xúc, gợi hứng thú, <br />
tích cực học tập, từ những rung động chân thành, người học sẽ có tâm thế <br />
học tốt hơn, hiệu quả hơn.<br />
Như Hoài Thanh đã từng khẳng định văn chương là hình dung của sự <br />
sống, xuất phát từ trong cuộc sống. Chính vì thế, người giáo viên dạy Văn <br />
phải biết tái hiện bức tranh hiện thực cuộc sống ấy trước mắt học sinh, <br />
biến những bài học khô khan trở thành những giờ giải trí, giúp các em khám <br />
phá được bao điều kì thú của cuộc sống con người. Thế nhưng, làm thế nào <br />
để các em cảm nhận hết được cái hay, cái đẹp của văn chương, có hứng thú <br />
và đam mê học văn hơn? Đó không chỉ là câu hỏi làm nhức nhối biết bao thế <br />
hệ nhà giáo mà đó còn la trach nhiêm chung cua toan xa hôi, cua tât ca nh<br />
̀ ́ ̣ ̉ ̀ ̃ ̣ ̉ ́ ̉ ưng ̃ <br />
ngươi lam công tac giao duc va đăc biêt la cua chính b<br />
̀ ̀ ́ ́ ̣ ̀ ̣ ̣ ̀ ̉ ản thân người giao viên<br />
́ <br />
giảng dạy bộ môn này. <br />
Là giáo viên dạy văn có lẽ chúng ta đều công nhận rằng cái khó nhất mà <br />
cũng quan trọng nhất trong dạy học văn chính là khơi gợi những cảm xúc, <br />
những rung động trong tâm hồn người học sin h. Từ đó hình thành sợi dây <br />
tình cảm gắn kết người học với bộ môn. Để làm được điều này, đòi hỏi <br />
người giáo viên vận dụng nhiều phương pháp, biện pháp như hỏi đáp, <br />
thuyết trình, và đặc biệt là trực quan.<br />
II. Thực trạng của vấn đề:<br />
1. Thuận lợi<br />
Được sự quan tâm của Sở, Phòng giáo dục và Ban giám hiệu nên hàng <br />
năm các giáo viên đều được bồi dưỡng thường xuyên về vấn đề thay sách và <br />
đổi mới phương pháp dạy học.<br />
Bên cạnh đó tôi còn được sự giúp đỡ nhiệt tình và trao đổi những kinh <br />
nghiệm quý báu từ các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn, cụm tổ bộ môn <br />
cũng như các đồng nghiệp cùng bộ môn trong huyện nhà.<br />
Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng học hỏi, tìm tòi những phương <br />
pháp giảng dạy phù hợp nhằm nâng cao chất lượng bộ môn và đặc biệt là <br />
giúp các em ham thích môn học này.<br />
<br />
<br />
2<br />
Phần lớn các em đều là học sinh chăm ngoan của những năm học <br />
trước. Vì thế, hầu hết các em đã ý thức được Ngữ văn là môn học quan <br />
trọng. Các em luôn cố gắng phấn đấu để đạt được kết quả tốt, không bị <br />
khống chế trong xếp loại học lực. Các giờ học đã có sự nhiệt tình, năng nổ <br />
nên việc xây dựng bài học theo hướng kích thích nhằm phát huy tính tích <br />
cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh đạt được hiệu quả cao.<br />
2. Khó khăn<br />
Với độ tuổi còn nhỏ, các em chưa được tiếp xúc nhiều với thế giới <br />
bên ngoài. Nhiều lĩnh vực, nhiều hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã <br />
hội ...các em chưa biết đến. Thế nên việc dạy và học văn thuyết minh (đề <br />
cập đến các tri thức ở mọi lĩnh vực đời sống) là một điều tương đối khó.<br />
Hơn nữa tài liệu minh họa và đồ dùng dạy học phục vụ cho việc <br />
giảng dạy chưa phong phú (chủ yếu chỉ có vài bức tranh ảnh và tài liệu tham <br />
khảo) nên việc chuẩn bị bài đầu tư cho môn học còn gặp nhiều khó khăn.<br />
Trường tôi đang dạy là một trường ở thị trấn nhưng đa phần học sinh <br />
xuất thân từ nông thôn, di cư từ nhiều vùng đến. Hoàn cảnh gia đình các em <br />
còn nhiều khó khăn. Nhiều em do áp lực gia đình về học hành nên học theo <br />
kiểu đối phó. <br />
Tâm lí học sinh đa phần là ngại học Văn. Các em cho rằng Văn “dài <br />
dòng”, đã vậy lại không có cảm xúc thật, điểm không được cao như các môn <br />
khác. Mỗi lần soạn bài các em hầu như xem sách tham khảo rồi chép, dẫn <br />
đến cách học thụ động. Cách hiểu và học Văn như thế khiến các em học <br />
ngày càng yếu đi, dẫn đến chán học, ngại học, thấy Văn là “buồn ngủ”.<br />
Một số gia đình do hoàn cảnh khó khăn, lo làm ăn để trang trải cuộc <br />
sống nên chưa quan tâm đến việc học tập của con em. Một số khác do công <br />
việc bận bịu nên bỏ bê con cái, phó mặc cho nhà trường nên dẫn đến các em <br />
lơ là, chểnh mảng trong học tập, đặc biệt là môn Văn.<br />
* Chất lượng bộ môn Ngữ văn của 3 lớp đang tiến hành khảo nghiệm <br />
và thực hiện giải pháp của năm học 20172018:<br />
<br />
Lớp Sĩ Điể Tỉ lệ Điể Tỉ lệ Điể Tỉ lệ Điể Tỉ lệ<br />
số m m m TB m <br />
Giỏi Khá Yếu<br />
<br />
8A1 25 0 0 5 20 15 60 5 20<br />
<br />
8A2 25 0 0 6 24 15 60 4 16<br />
<br />
8A3 32 8 25 12 37.5 12 37.5 0 0<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Từ những thực trạng trên, tôi đã lần lượt áp dụng các giải pháp vào 3 <br />
lớp mà tôi đang trực tiếp giảng dạy (9A1,9A2,9A3) nhằm phát huy được tính <br />
tích cực, chủ động của học sinh đồng thời giúp học sinh tăng hứng thú khi <br />
học Văn, nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn.<br />
Trước khi tiến hành áp dụng các giải pháp đưa phim tư liệu và phim <br />
truyền hình vào bài giảng, tôi đã tiến hành khảo sát mức độ yêu thích của <br />
học sinh đối với môn Ngữ văn.<br />
Tôi đưa ra câu hỏi khảo sát đối với 82 em học sinh: Em có thích <br />
học môn Ngữ văn không? Vì sao?<br />
Sau khi làm bài, kết quả mà giáo viên thu được như sau:<br />
Sĩ số khảo sát là 82 em, trong đó có 15 em trả lời yêu thích chiếm <br />
18.3%, còn lại 67 em trả lời không thích hoặc không biết chiếm 81,7%. Đa <br />
số lí do các em nêu ra như sau:<br />
Môn Ngữ văn nhiều chữ quá nên khi học dễ mệt mỏi, buồn ngủ.<br />
Khi học văn các em ít được xem hình ảnh, tư liệu… nên ít gây được <br />
hứng thú…<br />
III. Các giải pháp tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
1. Mục tiêu của giải pháp<br />
Thực hiện đề tài này, tôi mong muốn có thể nâng cao được chất lượng <br />
học tập, thay đổi thói quen học Văn của học sinh. Giúp các em có kĩ năng <br />
viết bài cảm nhận về nhân vật, phân tích tác phẩm, làm bài văn thuyết minh <br />
và phát huy được tính sáng tạo, chủ động trong cách học và khơi gợi niềm <br />
đam mê học Văn, làm Văn cho các em. Đồng thời tôi cũng muốn lồng ghép <br />
để giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh để các em không chỉ là <br />
những học sinh giỏi mà còn ngoan ngoãn và có đạo đức tốt.<br />
2. Nội dung và cách thức thực hiện<br />
Giải pháp 1. Xây dựng hình tượng người thầy mẫu mực<br />
Trước hết giáo viên phải là tấm gương sáng về đạo đức, lòng yêu <br />
nghề, ham học hỏi và luôn luôn phấn đấu để trau dồi chuyên môn cho học <br />
sinh noi theo. Bản thân tôi vừa là giáo viên dạy Ngữ văn vừa tổ trưởng tổ bộ <br />
môn Ngữ văn nên khi đến trường tôi luôn giữ tác phong chuẩn mực làm <br />
gương cho học sinh. <br />
Khi lên lớp, theo tôi, giáo viên cần có lời nói gọn, rõ ràng, dứt khoát. <br />
Khi nói nhìn thẳng vào học sinh, nói thẳng với các em chứ đừng nói như nói <br />
với chính mình hay nói khơi khơi giữa lớp. Dùng từ, câu dễ hiểu, phù hợp <br />
với trình độ học sinh. Biết lắng nghe học sinh nói. Mỗi khi các em phát biểu <br />
<br />
<br />
4<br />
ý kiến hay nói một điều gì, thầy cô dù bận rộn cũng phải lắng nghe các em <br />
nói. Có như vậy khi thầy cô nói các em mới chú ý nghe trở lại. <br />
Giải pháp 2. Cuẩn bị tốt giáo án, bài dạy nhằm tạo niềm tin, tình <br />
yêu của học sinh đối với môn Ngữ văn <br />
Biện pháp 1. Xác định phương pháp, kĩ thuật dạy học<br />
Đây là một bước vô cùng quan trọng, bởi nó là kim chỉ nam giúp giáo <br />
viên tổ chức tiết dạy hiệu quả hay không. Mỗi một bài dạy, một phân môn <br />
có những phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau. Vì thế giáo viên cần làm <br />
chủ kiến thức, xác định được phương pháp dạy học phù hợp nhằm phát huy <br />
tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình tiếp nhận kiến thức. Để <br />
thực hiện tốt biện pháp này, trước hết, ngay buổi học đầu tiên, tôi dành một <br />
phần ba thời gian tiết học để làm quen với các em. Cho các em thẳng thắn <br />
trao đổi về vai trò và ý nghĩa của việc học Văn. Từ đó định hướng bước đầu <br />
cho các em về cách thức, phương pháp học bộ môn này sao cho hiệu quả. <br />
Tôi hướng dẫn cụ thể cách chuẩn bị bài ở nhà như thế nào cho phù hợp với <br />
từng loại bài. <br />
Biện pháp 2. Chuẩn bị phương tiện dạy học, giáo án tốt trước khi <br />
vào tiết dạy.<br />
Sau khi xác định được mục tiêu, phương pháp, kĩ thuật dạy học, giáo <br />
viên yêu cầu học sinh chuẩn bị tốt các phương tiện dạy học cần thiết. Ví <br />
dụ, ở những tiết dạy cần có phim tư liệu, phim truyền hình thì giáo viên <br />
phải chuẩn bị máy chiếu, máy tính (tivi có kết nối internet), bảng phụ, tranh <br />
ảnh…cần thiết; học sinh chuẩn bị bảng phụ, phiếu học tập… Để tổ chức <br />
tốt một tiết học thì điều không thể thiếu là giáo viên phải soạn kĩ bài trước <br />
khi đến lớp. Giáo viên làm chủ kiến thức, nắm chắc nội dung bài dạy. <br />
Giải pháp 3. Đưa phim truyền hình và phim tư liệu vào trong tiết <br />
dạy <br />
Biện pháp 1. Lựa chọn phim tư liệu, phim truyền hình cần đưa <br />
vào bài giảng.<br />
Một nhiệm vụ quan trọng để có những tiết dạy sinh động, hấp dẫn là <br />
giáo viên phải lựa chọn phim tư liệu hấp dẫn, phù hợp với nội dung bài dạy. <br />
Bởi khối lượng phim tư liệu, hình ảnh…trên internet là vô cùng lớn, nếu <br />
không tìm hiểu kĩ sẽ khiến cho tiết học nhàm chán hoặc mất thời gian làm <br />
ảnh hưởng đến các hoạt động học khác. Không chỉ yêu cầu học sinh mà giáo <br />
viên cũng phải chuẩn bị tốt bài dạy nếu muốn tiết dạy hiệu quả, học sinh <br />
hứng thú với môn học.<br />
Đối với phần Văn bản: cần đọc kĩ tác phẩm, tìm hiểu thêm thông tin <br />
về đời tư, sự nghiệp sáng tác của tác giả. Từ đó sẽ thấu hiểu được những tư <br />
<br />
<br />
5<br />
tưởng, những ý đồ mà tác giả muốn gửi gắm. Tìm hiểu nội dung văn bản để <br />
xác định vị trí cần đưa phim tư liệu hay phim truyền hình để tránh việc lạc <br />
đề hay mất thời gian của tiết học làm loãng kiến thức bài dạy.<br />
Đối với phần Tiếng Việt: cần đọc kĩ và thử phân tích ngữ liệu có <br />
trong sách giáo khoa. Không bắt buộc các em làm đúng mà yêu cầu các em <br />
đọc kĩ, trình bày theo cách hiểu của bản thân. Có thể lấy thêm ngữ liệu ở <br />
sách tham khảo hoặc những bài tập trong các sách khác.<br />
Phần Tập làm văn: ngoài việc đọc hiểu kĩ, phân tích ngữ liệu, các em <br />
cũng cần phải áp dụng lí thuyết vào bài văn cụ thể. Thường xuyên lập dàn <br />
bài và tập viết những đoạn văn ngắn để rèn luyện cách viết. Mỗi tuần sẽ có <br />
thêm bài tập về nhà phần Tập làm văn. Thường là viết những đoạn văn <br />
ngắn theo chủ đề và lập dàn bài cho một đề văn cụ thể ( có thể sử dụng <br />
bằng sơ đồ tư duy). <br />
Từ định hướng ấy, tôi bắt đầu thao tác soạn giảng giáo án điện tử, <br />
chuẩn bị đồ dùng dạy học và chèn các đoạn truyền hình, phim tư liệu vào bài <br />
giảng.<br />
Biện pháp 2. Đưa phim truyền hình và phim tư liệu vào bài giảng<br />
Các tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn sau Cách mạng <br />
tháng Tám đã phản ánh sâu sắc đời sống của nhân dân; sự cống hiến quên <br />
mình, vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn, hiểm nguy vì quê hương đất nước. <br />
Là thế hệ sau, được sống trong điều kiện vật chất tương đối đầy đủ , một <br />
cuộc sống hòa bình nhiểu em chưa cảm nhận được những năm tháng chiến <br />
tranh gian khổ của cha ông. Bởi thế mà, việc tái hiện lại cuộc chiến đấu <br />
gian khổ, ác liệt mà hào hùng của dân tộc ta là một điều cần thiết để các em <br />
hiểu sâu sắc hơn nội dung tư tưởng mà các tác phẩm văn học mang lại.<br />
Khi dạy văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến <br />
Duật, văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê tôi yêu cầu các <br />
em chuẩn bị bài tốt ở nhà để khi lên lớp các em tiếp nhận kiến thức nhanh <br />
hơn. Trước khi đi vào tìm hiểu nội dung văn bản, tôi chiếu một đoạn phim <br />
tư liệu về hình ảnh những chiếc xe không kính, những người lính lái xe, <br />
những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong cuộc <br />
kháng chiến chống Mĩ ác liêt. Qua việc cảm nhận bằng ngôn từ, các em học <br />
sinh còn được quan sát từ đó các em dễ hình dung ra sự gian khổ khốc liệt <br />
của những năm tháng chiến tranh. Từ đó sẽ tạo được sự đồng cảm ở các em. <br />
Tất cả những điều các em quan sát và ngẫm nghĩ được sẽ là một kho “tư <br />
liệu” quý giá để các em hoàn thành bài kiểm tra văn bản sau này của mình.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Học sinh xem phim tư liệu về những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh xem phim tư liệu về những cô gái Thanh niên xung phong<br />
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Tây Nguyên, rất nhiểu em chưa từng biết đến <br />
Sa Pa như thế nào. Nếu khi dạy văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” giáo viên chỉ đơn <br />
thuần tổ chức các hoạt động dạy học để học sinh tìm hiểu kiến thức thì tiết <br />
học rất dễ nhàm chán, học sinh khó hình dung ra vẻ đẹp của Sa Pa. Vì thế, <br />
tôi đã chiếu một đoạn phim tư liệu về vẻ đẹp của Sa Pa để các em quan sát <br />
và cảm nhận. Tôi tin chắc rằng, sau tiết học, khi hỏi về vẻ đẹp của Sa Pa <br />
các em sẽ nhớ lâu và cảm nhận tốt hơn rất nhiều so với tiết dạy chỉ sử dụng <br />
tranh ảnh.<br />
Vậy, một vấn đề đặt ra là đưa đoạn phim tư liệu vào phần nào của <br />
tiết dạy để đảm bảo nội dung và thời lượng hợp lí. Phần này là sự linh động <br />
<br />
<br />
7<br />
trong cách tổ chức hoạt động học của giáo viên. Bản thân tôi, tiến hành như <br />
sau: Sau khi cho học sinh tiến học tìm hiểu chung về văn bản, tìm hiểu tình <br />
huống truyện, đến đoạn vẻ đẹp của thiên nhiên SaPa tôi sẽ dành thời lượng <br />
một phút để các em quan sát và cảm nhận qua đoạn phim tư liệu. Sau khi các <br />
em quan sát đoạn phim và đọc văn bản ở phần trước, sẽ dễ dàng cảm nhận <br />
được vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên SaPa.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh quan sát đoạn phim tư liệu về vẻ đẹp của Sa Pa<br />
Đối với các văn bản nhật dụng, việc đưa phim tư liệu, phim truyền <br />
hình vào tiết dạy là một điều vô cùng cần thiết. Ví dụ, khi dạy văn bản <br />
“Phong cách Hồ Chí Minh” (Lê Anh Trà) tôi đã cho các em xem đoạn phim tư <br />
liệu về Bác khi giới thiệu về vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Học sinh quan sát đoạn phim về Chủ tịch Hồ Chí Minh<br />
Hay khi dạy văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” ngoài việc <br />
tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa thì việc chiếu những thước phim tư <br />
liệu về tội ác, sự khốc liệt, tàn bạo của chiến tranh và chiến tranh hạt nhân <br />
là một giải pháp giúp học sinh nắm được kiến thức nhanh nhất. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh quan sát đoạn phim nói về sự khốc của chiến tranh<br />
Đối với phần Tiếng Việt:<br />
Tiếng Việt vốn là phân môn có kiến thức mang tính chính xác cao. Tuy <br />
nhiên tôi đã mạnh dạn lồng ghép những đoạn phim truyền hình vào vừa để <br />
tạo hứng thú, rèn luyện kĩ năng quan sát và tư duy đồng thời củng cố về <br />
kiến thức. Hơn nữa, đó lại là những đoạn phim trong các văn bản đã học. <br />
Thế nên ngoài việc bổ trợ kiến thức Tiếng Việt, nó còn giúp các em hiểu sâu <br />
hơn về các tác phẩm đã học, biết kết hợp nhuần nhuyễn kiến thức phân <br />
môn, liên môn.<br />
Khi dạy tiết 43: “Nghĩa tường minh và hàm ý”. Với phần tìm hàm ý <br />
trong câu nói của chị Dậu, tôi đã lồng đoạn phim “Chị Dậu 1989” với cảnh <br />
chị Dậu đau đớn thông báo với cái tí là mình sẽ bán con cho nhà cụ Nghị. <br />
Yêu cầu học sinh xem phim xong, cô mới cho các em tìm hàm ý trong những <br />
câu đối thoại của hai nhân vật. Từ cuộc đối thoại, các em vừa hiểu được <br />
tình cảnh đáng thương của gia đình chị Dậu, lại vừa xác định được hàm ý. <br />
Không chỉ thế, giáo viên còn có thể nâng cao kiến thức cho học sinh khi lồng <br />
ghép với bài tập 1 trong sách giáo khoa. <br />
Khi dạy bài “Các phương châm hội thoại”, giáo viên có thể tìm những <br />
đoạn phim hài để thấy được việc sử dụng các phương châm hội thoại đa <br />
dạng như thế nào. Từ đó vừa tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho tiết học <br />
vừa giúp học sinh nhớ lâu.<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Đối với phần Văn bản và Tập làm văn phần văn thuyết minh, tôi tiếp <br />
tục đưa các đoạn phim tư liệu vào bài giảng để tạo hứng thú cho các em học <br />
tập.<br />
Khi dạy bài “Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh ”, <br />
tôi đã lòng ghép phim tư liệu “Cây chuối trong đời sống con người Việt <br />
Nam” vào bài giảng để học sinh vừa nghe vừa quan sát về cây chuối. Với <br />
khoảng thời gian 3 phút, học sinh được quan sát hình dáng, đặc điểm, lợi ích <br />
từ cây chuối mang lại cho đời sống con người. Từ phương pháp trực quan <br />
sinh động này, học sinh có thể ghi nhớ kiến thức lâu hơn bởi trước mắt các <br />
em là những hình ảnh minh họa cụ thể, rõ ràng, đầy ấn tượng. Bên cạnh <br />
những hình ảnh chân thực ấy, lời bình vô cùng hấp dẫn trong phim còn có tác <br />
dụng giúp học sinh có thêm vốn từ, kiến thức thực tế để sau này viết bài tốt <br />
hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh minh họa: Học sinh xem phim tư liệu về lợi ích của cây chuối<br />
Khi dạy bài “Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết <br />
minh”, tìm hiểu ngữ liệu về ruồi xanh qua văn bản “Ngọc hoàng sử tội ruồi <br />
xanh”, sau phân tích ngữ liệu, học sinh xác định được các biện pháp nghệ <br />
thuật sử dụng trong văn bản thuyết minh, tìm hiểu về đặc điểm của loài <br />
ruồi xanh, giáo viên lồng ghép cho học sinh xem đoạn phim tư liệu về loài <br />
ruồi. Làm như vậy, học sinh không chỉ nhớ được kiến thức về các biện pháp <br />
nghệ thuật mà các em còn khắc sâu về những đặc tính của loài ruồi xanh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Học sinh xem phim tư liệu về loài ruồi xanh<br />
Khi dạy văn học địa phương, tôi đã đưa những đoạn phim tư liệu vào <br />
bài giảng một cách phù hợp để học sinh có thể quan sát và dễ hình dung hơn. <br />
Ví dụ khi dạy bài “Vườn quốc gia Yok Đôn”, khi tôi hỏi “các em đã được <br />
đến thăm vườn Quốc gia Yok Đôn chưa?”, thì hầu như các em đều trả lời là <br />
chưa. Vậy thì việc sử dụng những đoạn phim tư liệu trên mạng Internet để <br />
giới thiệu về địa điểm này là một giải pháp hay. Bởi nó giúp cho các em “du <br />
lịch bằng mắt” để tìm hiểu những đặc trưng, giá trị của vườn Quốc gia Yok <br />
Đôn đối với đời sống của con người Đăk Lăk nói riêng và nước Việt Nam <br />
nói chung.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh quan sát đoạn phim tư liệu về vườn quốc gia Yok Đôn trước khi tìm hiểu nội <br />
dung bài học<br />
IV. Tính mới của giải pháp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Đây là phương pháp mang tính giáo dục cao. Được hình thành từ việc <br />
tiếp thu kiến thức đã học qua việc quan sát, tìm hiểu và khả năng tư duy <br />
sáng tạo một cách khoa học, để áp dụng vào thực tiễn bằng những tình <br />
huống cụ thể. Từ đó giúp học sinh có kiến thức, kĩ năng viết bài cảm nhận <br />
và làm bài văn thuyết minh tốt hơn, đồng thời giúp các em có thêm tinh thần <br />
tự giác học tập, tích cực, chăm phát biểu, làm bài hơn và đặc biệt yêu thích <br />
môn Ngữ văn hơn. Điều này thấy rõ trong bài kiểm tra cuối học kì. Tỉ lệ bộ <br />
môn tăng lên rõ rệt so với các lớp khác.<br />
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:<br />
Sau khi áp dụng những phương pháp trên, đa số giờ học Văn của lớp <br />
tôi dạy học sinh đều hứng thú, hăng hái phát biểu xây dựng bài, làm bài tốt, <br />
đầy đủ ý. Từ đó mà kết quả học tập của học sinh lớp 9 qua các năm học <br />
20172018; 20182019 đã có sự chuyển biến rõ rệt. Riêng lớp 9ª1,9ª2,9ª3 của <br />
năm học 20182019 đã có những chuyển biến ró nét về chất lượng bộ môn <br />
so với năm trước.<br />
Kết quả trung bình môn cả năm của các lớp tôi đã dạy và áp dụng giải <br />
pháp:<br />
Năm học 20172018. Khi áp dụng giải pháp chưa triệt để<br />
<br />
Lớp Sĩ Điể Tỉ lệ Điể Tỉ lệ Điể Tỉ lệ Điể Tỉ lệ<br />
số m m m TB m <br />
Giỏi Khá yếu<br />
<br />
9A4 32 2 6.25 10 31.25 17 53.13 3 9.4<br />
<br />
9A5 35 4 11.4 15 42.9 15 42.9 1 2.9<br />
<br />
Năm học 20182019. Khi áp dụng giảo pháp triệt để, linh hoạt<br />
<br />
Lớp Sĩ Điể Tỉ lệ Điể Tỉ lệ Điể Tỉ lệ Điể Tỉ lệ<br />
số m m m TB m <br />
Giỏi Khá Yếu<br />
<br />
9A1 25 4 16 10 40 9 36 2 8<br />
<br />
9A2 25 3 12 10 40 11 44 1 4<br />
<br />
9A3 32 10 31.6 16 50 6 18.8 0 0<br />
<br />
Khảo sát tỉ lệ yêu thích bộ môn Ngữ văn của 3 lớp tôi trực tiếp <br />
giảng dạy. Trong tổng số 82 em thì có 70 (85,4%) em trả lời là yêu thích môn <br />
Ngữ văn, rất thích học, thích lắng nghe cô giảng bài. Các em đều nói, khi học <br />
<br />
<br />
12<br />
được xem phim tư liệu, phim truyền hình, tranh ảnh phong phú kết hợp với <br />
lời giảng, bình của cô nên tiết học sinh động, các em không còn có trạng thái <br />
buồn ngủ hay cảm thấy mệt mỏi khi đến tiết học nữa. Tỉ lệ yêu thích môn <br />
Ngữ văn tăng lên từ 18.3% lên 85.4%. Đó là một con số đáng mừng cho thấy <br />
giải pháp tôi áp dụng là hiệu quả.<br />
Từ tổng hợp kết quả trên cho thấy, học sinh đã có những chuyển biến <br />
tích cực trong việc học môn Ngữ văn. Vì vậy, có thể nói: một trong những <br />
nguyên nhân để tạo ra kết quả đáng mừng đó chính là việc giáo viên đã đưa <br />
phim truyền hình và phim tư liệu vào bài giảng, hướng dẫn, kích thích cũng <br />
như khơi gợi tiềm năng học Văn và làm Văn trong các em. <br />
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
I. Kết luận<br />
Có thể nói, cốt lõi của việc tạo hứng thú, tạo tâm thế hưng phấn, tích <br />
cực cho học sinh trong học tập bộ môn nói chung và môn Ngữ văn nói riêng <br />
là đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo hướng lấy hoạt động học <br />
tập của học sinh làm trung tâm, học trò là người chủ động khám phá, lĩnh hội <br />
kiến thức, người thầy đóng vai trò là người tổ chức, chỉ đạo. Vì vậy, việc <br />
nghiên cứu tìm những hướng tiếp cận bài học linh hoạt, khoa học, hợp lí <br />
nhằm tạo hứng thú học tập của học sinh trong dạy học Ngữ văn là rất cần <br />
thiết. Qua trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy rằng nâng cao chất lượng bộ <br />
môn, tạo hứng thú học tập ở các em ta cần phải biết chọn điểm xuất phát <br />
thích hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng đối tượng học <br />
sinh,…Muốn có được kết quả tốt trong giáo dục cần có các phương pháp <br />
giảng dạy phù hợp với đối tượng và kết hợp tốt các phương tiện dạy học. <br />
Bên cạnh đó, cần không ngừng nâng cao bồi dưỡng chuyên môn, áp dụng các <br />
phương pháp dạy học mới để kết quả học có chất lượng hơn. Và đặc biệt <br />
cần phải kích thích được khả năng sáng tạo, tư duy, niềm đam mê học Văn <br />
từ chính học sinh. <br />
Đề tài sáng kiến kinh nghi ệm: “Đưa phim truyền hình và phim tư <br />
liệu vào trong các tiết dạy môn Ngữ văn 9 nhằm làm tăng hứng thú học <br />
tập cho học sinh” mang một ý nghĩa rất quan trọng và là một việc làm hết <br />
sức cần thiết. Bởi lẽ, qua quá trình quan sát, học tập và rèn luyện này học <br />
sinh sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích giúp các em dễ dàng tiếp cận và <br />
trình bày cảm nhận của mình trước một tác phẩm, một nhân vật văn học <br />
hơn. Hơn nữa, việc quan sát, tìm hiểu những Danh lam th ắng c ảnh, làng <br />
nghề nổi tiếng…sẽ giúp các em làm tốt dạng văn thuyết minh và bồi đắp <br />
thêm tình yêu đối với quê hươ ng đất nướ c và yêu thích môn Văn hơn. <br />
Cũng từ đó mà kết quả học tập cùng nhận thức của các em đượ c nâng cao <br />
rõ rệt. Các em biết quý trọng, yêu thươ ng, biết nhận thức cái đúng, sai, <br />
<br />
<br />
13<br />
biết tự hoàn thiện mình. Các em sẽ tích cực hơn trong việc tham gia các <br />
hoạt động học tập, rèn luyện, kể cả các hoạt động mang ý nghĩa cộng đồng. <br />
Trong quá trình áp dụng đề tài này vào trong thực tiễn giảng dạy, tôi <br />
thấy kết quả có chuyển biến, chất lượng bộ môn được nâng lên. Số học <br />
sinh mà tôi dạy ngày càng yêu thích học môn Ngữ văn hơn. Các em chủ động <br />
sáng tạo trong giờ học, mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài học. Và đặc <br />
biệt học sinh làm tốt dạng viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật và dạng văn <br />
thuyết minh. Điều này được thể hiện cụ thể qua các kì thi học kì.<br />
II. Kiến nghị<br />
Sau khi nghiên cứu đề tài này, tôi thấy kết quả đạt được rất khả quan, <br />
vì vậy tôi rất mong muốn phương pháp mà tôi đưa ra có thể được áp dụng <br />
trong việc dạy học để nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Tôi cũng <br />
rất mong nhận được sự góp ý quý báu của Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn <br />
cùng các đồng nghiệp để cho đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. <br />
Tôi xin chân thành cảm ơn.<br />
Buôn Trấp, ngày 25 tháng 4 năm 2019<br />
Người viết sáng kiến<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Lệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
…………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………<br />
……………………<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một – NXB Giáo Dục<br />
2. Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập hai – NXB Giáo Dục<br />
3. Sách giáo viên Ngữ văn 9, tập một và hai NXB Giáo Dục<br />
4. Tài liệu tập huấn giáo viên của Bộ giáo dục và đào tạo về đổi mới <br />
phương pháp dạy học (Tài liệu lưu hành nội bộ)<br />
5. Bộ giáo dục và đào tạo – Dự án phát triển Giáo dục THCS II Một số <br />
chuyên đề bồi dưỡng Cán bộ quản lí và giáo viên THCS. (Tài liệu lưu hành <br />
nội bộ)<br />
6. Tham khảo tài liệu trên google.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />