SKKN: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kiến thức và kĩ năng thực hành địa lí dân cư Việt Nam
lượt xem 3
download
Mục tiêu của đề tài là Biết được đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân cư nước ta. Biết được chiến lược phát triển dân số và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động ở nước ta. Giải thích được tại sao nước ta đông dân, tăng nhanh và phân bố không đều. Phân tích được ảnh hưởng của các đặc điểm dân số đến kinh tế - xã hội. Chứng minh được các đặc điểm nguồn lao động nước ta (số lượng, chất lượng…). Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động nước ta.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kiến thức và kĩ năng thực hành địa lí dân cư Việt Nam
- MỤC LỤC 1. LỜI GIỚI THIỆU. ............................................................................................... 4 2. TÊN SÁNG KIẾN: ............................................................................................... 5 Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kiến thức và kĩ năng thực hành địa lí dân cư Việt Nam. ................................................................................................................................... 5 3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: ........................................................................................ 5 4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN: Bế Thị Hồng Anh ................................. 5 5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Ôn thi THPTQG phần Địa lí dân cư bài 16, 17, 18 sách giáo khoa Địa lí 12. ................................................................................... 5 6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG: 07/01/2020. ....................................... 5 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN: ............................................................. 5 7.1. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN .................................................................... 5 a. MỤC TIÊU ..................................................................................................... 5 b. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC. ...................................................................... 6 c. CẤU TRÚC SÁNG KIẾN. ............................................................................. 6 d. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH ...................................................................................................................... 6 e. NỘI DUNG. ................................................................................................... 7 * KIẾN THỨC CƠ BẢN .............................................................................. 7 * CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM PHẦN KIẾN THỨC. .................................. 14 * CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ ...................... 27 ** Một số công thức tính toán thường gặp trong các bảng số liệu, biểu đồ phần dân số .................................................................................................... 27 ** Cách nhận dạng các dạng biểu đồ ....................................................... 28 ** Bài tập vận dụng. ................................................................................... 28 1
- 7.2. VỀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN: ....................................... 43 Sáng kiến kinh nghiệm sẽ được áp dụng để giảng dạy Địa lí 12 phần Địa lí dân cư, ôn thi THPTQG cho học sinh các khối C, D lớp 12 theo hình thức thi THPTQG hiện nay. ...................................................................................................... 43 8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT: Không . ............................... 43 9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: .......................... 43 10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC. ................................................................ 44 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: ..................................................................................... 45 Như vậy, từ kết quả khảo sát trên cho thấy một số phương pháp ôn tập và làm bài thi trắc nghiệm ở nội dung làm phần địa lí dân cư mà sáng kiến đưa ra đã đem lại kết quả tốt trong việc nâng cao chất lượng của học sinh: tất cả các học sinh đều đạt điểm từ trung bình trở lên, giúp các em thoát điểm liệt môn Địa lí, tự tin hơn trước kì thi THPTQg sắp tới. ........................................................................ 45 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: ...................................................................... 45 Sáng kiến kinh nghiệm này chính là chuyên đề tôi làm trong hội thảo chuyên đề ôn thi THPTQG năm học 2019 – 2020 đã được tổ chức cấp cụm và cấp tỉnh trong tháng 11 năm 2019. Chuyên đề được đánh giá cao xếp thứ 2 toàn tỉnh môn Địa Lí. ................................................................................................................................. 45 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: ................................................................................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 45 2
- PHỤ LỤC BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT THPTQG Trung học phổ thông quốc gia. GDP Tổng sản phẩm quốc dân. TP Thành phố. KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình. THPT Trung học phổ thông. 3
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. LỜI GIỚI THIỆU. Từ năm học 2016 – 2017, Bộ Giáo dục và đào tạo đã thay đổi hình thức thi THPTQG từ tự luận sang trắc nghiệm ở hầu hết các bài thi (trừ môn Ngữ Văn). Theo đó, môn Địa lí là một môn thi trắc nghiệm thuộc bài thi Khoa học xã hội. Một trong những vấn đề rất quan trọng để học sinh đạt điểm cao môn Địa lí trong kì thi THPTQG là phải nắm thật chắc toàn bộ hệ thống kiến thức lí thuyết cơ bản, sau đó là kiến thức lí thuyết mở rộng và nâng cao. Trên cơ sở đó, học sinh biết cách vận dụng để giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm và các bài tập thực hành từ dễ đến khó. Theo cấu trúc đề thi THPTQG môn Địa lí năm 20182019, đề thi bao gồm: Chuyên đề địa lí dân cư chương trình địa lí 12 nằm trong hệ thống cấu trúc đề thi THPTQG bao gồm cả phần kiến thức lí thuyết, phần kĩ năng làm việc với bảng số liệu và biểu đồ, kĩ năng phân tích Atlat. Vì vậy tôi đã chọn chuyên đề này với mục đích cung cấp đầy đủ kiến thức lí thuyết cơ bản – nâng cao, hệ thống lại các câu hỏi lí thuyết, câu hỏi kĩ năng theo các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Số liệu về dân số luôn thay đổi theo thời gian, với mong muốn cập nhật số liệu mới nhất để bổ xung số liệu trong quá trình dạy học, vừa làm bài tập để học sinh rèn luyện kĩ năng, tính toán xử lí số liệu. Đồng thời, là nguồn tư liệu phản ánh đúng nhất thực trạng dân số nước ta hiện nay. Vì vậy tất cả các bảng số liệu, biểu đồ trong chuyên đề tôi đã cập nhật số liệu mới nhất đến năm 2017, theo Niên giám thống kê, Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2018. 4
- Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong muốn sẽ là tư liệu để giáo viên giảng dạy môn Địa lí có thể sử dụng làm tư liệu để dạy học và luyện tập các kiến thức ôn thi THPTQG phần địa lí dân cư. 2. TÊN SÁNG KIẾN: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kiến thức và kĩ năng thực hành địa lí dân cư Việt Nam. 3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: Họ và tên: Bế Thị Hồng Anh Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Yên Lạc 2, Huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0964755068. Email: honganhdia@gmail.com 4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN: Bế Thị Hồng Anh 5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Ôn thi THPTQG phần Địa lí dân cư bài 16, 17, 18 sách giáo khoa Địa lí 12. 6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG: 07/01/2020. 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN: 7.1. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN a. MỤC TIÊU * Kiến thức Biết được đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân cư nước ta. Biết được chiến lược phát triển dân số và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động ở nước ta. Giải thích được tại sao nước ta đông dân, tăng nhanh và phân bố không đều. Phân tích được ảnh hưởng của các đặc điểm dân số đến kinh tế xã hội. Chứng minh được các đặc điểm nguồn lao động nước ta (số lượng, chất lượng…) Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động nước ta. Trình bày được phương hướng giải quyết việc làm, sử dụng hợp lí nguồn lao động. Giải thích được tại sao việc làm là một vấn đề kinh tế xã hội lớn. Trình bày được đặc điểm đô thị hóa ở nước ta. Phân tích được ảnh hưởng của đô thị hóa tới phát triển kinh tế xã hội. Chứng minh được sự phân bố mạng lưới đô thị nước ta. * Kĩ năng Biết nhận dạng các biểu đồ thường gặp trong bài thi THPTQG môn Địa lí phần dân cư Biết lựa chọn dạng biểu đồ phù hợp với yêu cầu của câu hỏi Phân biệt được khả năng thể hiện nội dung địa lí của mỗi dạng biểu đồ Biết một số công thức tính toán thường gặp trong địa lí phục vụ cho yêu cầu của câu hỏi Biết tính toán, xử lí các số liệu trong bảng số liệu thống kê Có kĩ năng tìm ra đáp án nhanh nhất với một số dạng câu hỏi ở biểu đồ và bảng số liệu thống kê 5
- Khai thác kiến thức từ các bảng số liệu và biểu đồ đi kèm trên các trang Atlat Địa lí Việt Nam phần dân cư. Kĩ năng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm địa lí dân cư. * Thái độ Học sinh có thái độ nghiêm túc trong học tập, nghiên cứu và hợp tác * Định hướng các năng lực được hình thành Năng lực chung: Giải quyết vấn đề; hợp tác; giao tiếp; sử dụng công nghệ thông tin; tự học. Năng lực chuyên biệt thuộc bộ môn Địa lí: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng biểu đồ, bản đồ, tranh ảnh; phân tích số liệu thống kê. b. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC. Phát vấn, đàm thoại gợi mở, thuyết trình. Phương pháp mảnh ghép, thảo luận nhóm. Đối với bảng số liệu, biểu đồ, sử dụng một số phương pháp tính toán, sử lí số liệu, nhận dạng biểu đồ như tính số lần tăng giảm, tính hơn kém, tính tỉ lệ %, tính bán kính hình vẽ, tính tốc độ tăng trưởng, tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, tỉ lệ gia tăng dân số cơ giới, tính tỉ số giới tính, tỉ lệ giới tính.... c. CẤU TRÚC SÁNG KIẾN. Kiến thức cơ bản phần địa lí dân cư Câu hỏi trắc nghiệm phần kiến thức phân loại theo mức độ nhận thức. Câu hỏi trắc nghiệm phần biểu đồ, bảng số liệu thống kê, phân loại theo mức độ nhận thức. d. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nội dung/Mức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao độ nhận thức Kiến thức Biết được đặc Phân tích được Giải thích Giải thích điểm cơ bản đặc điểm dân số được tại sao được tại sao của dân số và Phân tích được nước ta đông hiện nay tỉ lệ phân bố dân cư ảnh hưởng của dân, tăng nhanh gia tăng dân số nước ta. các đặc điểm và phân bố giảm, nhưng Biết được dân số đến kinh không đều. dân số nước ta chiến lược phát tế xã hội. Giải thích vẫn tiếp tục triển dân số và Chứng minh được tại sao tăng. sử dụng có hiệu được các đặc việc làm là một Giải thích quả nguồn lao điểm nguồn lao vấn đề kinh tế được vì sao động ở nước ta. động nước ta xã hội lớn. phải phân bố Trình bày được (số lượng, chất Giải thích lại dân cư cho sự chuyển dịch lượng…) được một số hợp lí. cơ cấu lao động Phân tích được đặc điểm dân số Giải thích nước ta. ảnh hưởng của và phân bố dân được một số 6
- Trình bày được đô thị hóa tới cư nước ta. vấn đề liên phương hướng phát triển kinh Giải thích quan đến việc giải quyết việc tế xã hội. được một số làm. làm, sử dụng Chứng minh vấn đề về quá Hiểu được hợp lí nguồn lao được sự phân trình đô thị hóa cơ cấu dân số động. bố mạng lưới và ảnh hưởng vàng là gì, Trình bày được đô thị nước ta. của đô thị hóa thuận lợi và đặc điểm đô thị đến phát triển khó khăn của hóa ở nước ta. kinh tế xã hội. cơ cấu dân số vàng. Biểu đồ Bảng Nhận dạng Phân tích được Phân biệt được Thông qua số liệu – Atlat được các biểu đặc điểm các khả năng thể bảng số liệu, địa lí đồ thường gặp đối tượng địa lí hiện nội dung biểu đồ có thể trong bài thi trên Atlat. địa lí của mỗi giải thích được THPTQG môn Phân tích được dạng biểu đồ một số vấn đề Địa lí (biểu đồ bảng số liệu. Biết một số dân số. cột, biểu đồ công thức tính tròn, biểu đồ toán thường gặp đường, biểu đồ trong địa lí miền, biểu đồ Biết tính toán, kết hợp) xử lí các số liệu Biết được đặc trong bảng số điểm đối tượng liệu thống kê địa lí trên Atlat Lựa chọn được biểu đồ phù hợp với câu hỏi. Giải thích được đặc điểm các đối tượng địa lí trên Atlat. Định hướng năng lực được hình thành Năng lực chung: Giải quyết vấn đề; hợp tác; giao tiếp; sử dụng công nghệ thông tin; tự học. Năng lực chuyên biệt thuộc bộ môn Địa lí: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng biểu đồ, bản đồ, tranh ảnh; phân tích số liệu thống kê. e. NỘI DUNG. * KIẾN THỨC CƠ BẢN BÀI 16: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở NƯỚC TA. 1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc 7
- a) Đông dân Năm 2006 nước ta có số dân là 84,16 triệu người => Với quy mô dân số đó, nước ta đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau Inđônêxia và Philippin), đứng thứ 13 trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đánh giá: + Thuận lợi: Dân số đông tạo ra nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn + Khó khăn: . Đối với kinh tế Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng được tiêu dùng và tích luỹ, tạo nên mâu thuẫn giữa cung và cầu Chậm chuyển dịch cơ cấu theo ngành và theo lãnh thổ. . Đối với phát triển xã hội Chất lượng cuộc sống chậm được cải thiện GDP bình quân đầu người thấp Các vấn đề phát triển y tế, văn hoá, giáo dục còn gặp nhiều khó khăn... . Đối với tài nguyên môi trường Suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên Ô nhiễm môi trường Không gian cư trú chật hẹp b) Có nhiều thành phần dân tộc Nước ta có 54 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ lớn nhất là 86,2% dân số cả nước; còn lại 53 dân tộc khác chỉ chiếm 13,8% dân số cả nước. Ngoài ra, nước ta còn có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, chủ yếu ở Hoa Kì, Ôxtrâylia và 1 số nước châu Âu… Phần lớn các Việt kiều đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế xã hội ở quê hương. Đánh giá: + Thuận lợi: Giàu bản sắc văn hóa, phong tục tập quán đa dạng, kinh nghiệm sản xuất phong phú... + Khó khăn: Trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng ở nước ta còn có sự chênh lệch đáng kể, mức sống của 1 bộ phận dân tộc ít người còn thấp. => Vì vậy, cần phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở các vùng này. 2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ a) Dân số còn tăng nhanh Dân số nước ta tăng nhanh, nhất là vào nửa sau thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số. Tuy nhiên, sự bùng nổ dân số diễn ra giữa các giai đoạn, các vùng lãnh thổ, các thành phần dân tộc với tốc độ và quy mô khác nhau. 8
- Từ năm 1921 – 2005 tốc độ tăng dân số của nước ta khác nhau, + Giai đoạn 19211960, tỉ lệ gia tăng dân số trung bình là 1,85% + Giai đoạn 19651975, tỉ lệ gia tăng dân số trung bình là 3,0% + Giai đoạn 19891999, tỉ lệ gia tăng dân số trung bình là 1,7% + Giai đoạn 20002005, tỉ lệ gia tăng dân số trung bình là 1,32% (Trung bình của thế giới 1,2%), năm 2017 là 0,81%. => Nguyên nhân là do kết quả của việc thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên, vẫn còn giảm chậm, trung bình mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm hơn 1 triệu người. Đánh giá mặt khó khăn: + Dân số tăng nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đối với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường + Và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi thành viên trong xã hội. b) Cơ cấu dân số trẻ Việt Nam có kết cấu dân số trẻ và hiện nay đang có sự biến đổi nhanh chóng về tỉ trọng giữa các nhóm tuổi. Cơ cấu dân số nước ta đã đạt “cơ cấu dân số vàng”. Năm 2005, cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta như sau: + Nhóm dưới độ tuổi lao động từ 0 – 14 tuổi: chiếm 27% + Nhóm trong độ tuổi lao động từ 15 – 59 tuổi: chiếm 64% + Nhóm ngoài độ tuổi lao động từ 60 tuổi trở lên: chiếm 9% 3. Phân bố dân cư chưa hợp lí Năm 2006, mật độ dân số trung bình của nước ta là 254 người/km2 thuộc loại cao so với thế giới nhưng dân cư phân bố không đều giữa các vùng. * Phân bố dân cư không đều giữa đồng bằng với trung du miền núi. Các vùng đồng bằng chỉ chiếm khoảng 1/4 diện tích lãnh thổ nhưng lại tập trung tới 75% dân số cả nước nên mật độ dân số cao, ví dụ như đồng bằng sông Hồng mật độ dân số là 1225 người/km2 (năm 2006), đồng bằng sông Cửu Long là 429 người/km2. Trong khi đó trung du miền núi chiếm 3/4 diện tích đất nước nhưng chỉ chiếm khoảng 25% dân số cả nước nên mật độ dân số thấp hơn nhiều, ví dụ như Đông Bắc là 148 người/km2, Tây Bắc là 69 người/km2, Tây Nguyên là 89 người/km2. Dân cư phân bố không đều giữa các đồng bằng với nhau. Dân cư phân bố không đều giữa các vùng trung du miền núi. * Sự phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn: Dân cư nước ta phân bố chủ yếu ở nông thôn. Năm 2005, tỉ lệ dân nông thôn chiếm 73,1% dân số cả nước, còn dân thành thị chiếm tỉ trọng nhỏ (26,9%). * Hậu quả của sự phân bố dân cư chưa hợp lí: Dân cư phân bố không đều làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng hợp lí sức lao động và khai thác tài nguyên thiên nhiên ở mỗi vùng. 4. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta. 9
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số thông qua việc đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số kế hoạch hóa gia đình. Xây dựng các chính sách chuyển cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng nhằm giảm bớt mức độ tập trung dân cư quá cao ở 1 số vùng và bổ sung lao động cho các vùng trung du miền núi. Xây dựng quy hoạch và đề ra các chính sách thích hợp để đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị. Xác định việc xuất khẩu lao động là 1 chương trình lớn, đồng thời có các giải pháp mạnh và chính sách cụ thể để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Việc đổi mới phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tay nghề cao, có tác phong công nghiệp cần được chú trọng. Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du miền núi. Phát triển công nghiệp ở các vùng nông thôn để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên và sử dụng hợp lí nguồn lao động của đất nước. ======================================================== BÀI 17: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM 1. Đặc điểm nguồn lao động nước ta. a) Số lượng lao động: Nước ta có nguồn lao động dồi dào. Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng số dân. Nguồn lao động nước ta tăng nhanh, trung bình mỗi năm nước ta có thêm khoảng hơn 1 triệu lao động mới bổ sung vào nguồn lao động xã hội. Người lao động Việt Nam cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống của dân tộc, nhất là trong sản xuất nông lân ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp… được tích luỹ từ lâu đời qua nhiều thế hệ. b) Chất lượng lao động: Chất lượng nguồn lao động của nước ta ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục và y tế. + Năm 2005, số lao động có việc làm đã qua đào tạo ở nước ta chiếm 25%, còn số lao động có việc làm chưa qua đào tạo (lao động phổ thông) chiếm 75%. Hạn chế: So với yêu cầu ứng dụng ngày càng nhiều những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến vào quá trình sản xuất như hiện nay thì lực lượng lao động có trình độ cao ở nước ta vẫn còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều. c) Nguồn lao động nước ta phân bố không đều: Lao động nước ta phân bố không đều: + Phần lớn lao động nước ta, nhất là lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng và các đô thị lớn trong như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ… . Điều này tạo thuận lợi để nước ta phát triển các ngành đòi hỏi trình độ công nghệ cao, kĩ thuật tinh xảo. 10
- . Tuy nhiên, mức độ tập trung lao động quá cao cũng gây khó khăn cho việc bố trí, sắp xếp giải quyết việc làm và gây lãng phí nguồn lao động. + Ở trung du, miền núi và các vùng nông thôn: nơi còn nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế thì lại thiếu lao động cả về số lượng lẫn chất lượng, gây khó khăn cho quá trình phát triển kinh tế (đặc biệt là phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa). 2. Cơ cấu lao động. a) Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế. Lao động nước ta tập trung chủ yếu trong khu vực nông lâm ngư nghiệp nhưng hiện nay cơ cấu sử dụng lao động theo các ngành kinh tế ở nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng: Giảm tỉ trọng lao động trong khu vực nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. + Từ 2000 2005 tỉ trọng lao động trong khu vực nông lâm ngư nghiệp giảm từ 65,1% xuống còn 57,3%; lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng tăng từ 13,1% lên 18,2% còn lao động trong khu vực dịch vụ dịch vụ tăng từ 21,8% lên 24,5%. Sự chuyển dịch này là do tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và quá trình đổi mới nền kinh tế. + Tuy nhiên, sự phân công lao động xã hội theo ngành còn chậm chuyển biến. b) Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế. Hiện nay ở nước ta đang có quá trình chuyển dịch lao động từ thành phần kinh tế Nhà nước sang khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. + Sự chuyển dịch này phù hợp với sự chuyển dịch nền kinh tế nước ta sang kinh tế thị trường. Tỉ trọng lao động khu vực nhà nước chiếm 9,5% năm 2005, tỉ trọng lao động khu vực ngoài nhà nước chiếm 88,9% năm 2005, tỉ trọng lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh từ 0,6% năm 2000 lên 1,6% năm 2005. c) Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn Do dân cư nước ta chủ yếu sinh sống ở nông thôn nên lao động nông thôn chiếm tỉ trọng lớn, năm 2005 chiếm 75% tổng lao động trong khi đó lao động thành thị chỉ chiếm 25%. * Việc sử dụng lao động nước ta chưa hợp lí: Phần lớn lao động nông thôn là lao động nông nghiệp hoặc lao động nông lâm ngư nghiệp, sản xuất thủ công nên năng suất thấp. Điều này làm cho năng suất lao động xã hội của nước ta thấp so với thế giới, Phần lớn người lao động có thu nhập thấp nên làm cho quá trình phân công lao động xã hội chậm chuyển biến. Mặt khác, quỹ thời gian lao động ở nước ta chưa được sử dụng triệt để, nhất là thời gian nông nhàn trong sản xuất nông nghiệp ở nông thôn và thời gian lãng phí ở các xí nghiệp quốc doanh. 3. Vấn đề việc làm và phương hướng giải quyết việc làm. a) Việc làm là 1 vấn đề kinh tế xã hội lớn đặt ra ở nước ta hiện nay. 11
- Hiện nay, nhờ sự đa dạng hoá các thành phần kinh tế, các ngành sản xuất, dịch vụ đã tạo ra mỗi năm gần 1 triệu việc làm mới cho người lao động ở nước ta. Nước ta là nước đông dân, nguồn lao động dồi dào (chiếm hơn 50% tổng dân), trung bình mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động mới Nền kinh tế tuy có nhiều chuyển biến tích cực nhưng còn chậm phát triển, chưa đủ tạo ra việc làm cho số lao động tăng thêm hàng năm. Tỉ lệ thất nghiệp thiếu việc làm còn cao, Năm 2005: + Trung bình cả nước, tỉ lệ thất nghiệp là 2,1%; tỉ lệ thiếu việc làm là 8,1%. + Ở khu vực thành thị, tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, tỉ lệ thiếu việc làm là 4,5%. + Còn ở nông thôn tỉ lệ thất nghiệp là 1,1%; tỉ lệ thiếu việc làm là 9,3%. Các lí do khác: Trình độ lao động còn hạn chế, việc đào tạo chưa đáp ứng đủ nhu cầu… b) Phương hướng giải quyết việc làm: Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng trong cả nước để vừa tạo thêm việc làm cho người lao động, vừa khai thác có hiệu quả tiềm năng của mỗi vùng. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản, nhất là ở vùng nông thôn, vùng miền núi. Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất như các nghề thủ công truyền thống, các ngành thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…, đồng thời chú ý thích đáng đến hoạt động của các ngành dịch vụ. Tăng cường hợp tác, liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. Mở rộng và đa dạng hoá các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động để người lao động có thể tự tạo việc làm hoặc dễ tìm kiếm việc làm hơn. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động đi nước ngoài ===================================== BÀI 18: ĐÔ THỊ HÓA 1. Đặc điểm. a. Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp. Từ thế kỉ III trước Công nguyên, đô thị đầu tiên xuất hiện ở nước ta là thành Cổ Loa + Trong suốt thời kì phong kiến, 1 số đô thị của Việt Nam được hình thành ở những nơi có vị trí địa lí thuận lợi, chủ yếu với chức năng hành chính, thương mại và quân sự như thành Thăng Long, các đô thị Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến. Thời kì Pháp thuộc, công nghiệp chưa phát triển nên các đô thị không có cơ sở để mở rộng, các đô thị thường có quy mô nhỏ với chức năng chủ yếu là hành chính, quân sự. + Đến những năm 30 của thế kỉ XX mới có 1 số đô thị lớn được hình thành, tiêu biểu như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định… Từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến năm 1954, quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị không có sự phát triển. 12
- Từ năm 1954 đến năm 1975, đô thị ở nước ta phát triển theo 2 xu hướng khác nhau: + Ở miền Nam, các đô thị được phát triển theo hướng dồn dân để phục vụ chiến tranh. + Ở miền Bắc, quá trình đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa trên cơ sở mạng lưới đô thị đã có từ trước. + Tuy nhiên, trong thời gian từ 1965 – 1972 do chiến tranh diễn ra ác liệt, nhiều đô thị bị bắn phá nên quá trình đô thị hóa chững lại. Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa có những chuyển biến khá tích cực, đô thị được mở rộng và phát triển nhanh hơn, đặc biệt là các đô thị lớn. + Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng (hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội) của các đô thị ở nước ta vẫn còn ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. b. Tỉ lệ dân thành thị tăng. Trong những năm qua, nước ta đã thực hiện quá trình đô thị hóa nên hệ thống các đô thị được phát triển và mở rộng cùng với sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ + Từ năm 1990 – 2005: . Số dân thành thị ở nước ta tăng từ 12,9 triệu người lên 22,3 triệu người, . Tỉ lệ dân thành thị tăng từ 19,5% lên 26,9%. Tuy nhiên, tỉ lệ dân thành thị còn thấp so với các nước trong khu vực. c. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng. Các đô thị ở nước ta phân bố không đều giữa các vùng cả về số lượng lẫn quy mô. Về số lượng đô thị: Vùng có số lượng đô thị lớn nhất nước ta là trung du miền núi Bắc Bộ với 167 đô thị (năm 2006). + Vùng có số lượng đô thị đứng thứ 2 ở nước ta là đồng bằng sông Cửu Long với 133 đô thị. + Tiếp đến là đồng bằng sông Hồng với 118 đô thị. + Vùng có số lượng đô thị nhỏ nhất là Đông Nam Bộ, chỉ có 50 đô thị. Về số lượng dân thành thị: + Vùng có tỉ lệ dân thành thị lớn nhất cả nước là Đông Nam Bộ, chiếm 30,4%. + Vùng có tỉ lệ dân thành thị lớn thứ 2 là đồng bằng sông Hồng, chiếm 19,9%. + Vùng có tỉ lệ dân thành thị lớn thứ 3 là đồng bằng sông Cửu Long, chiếm 15,8%. + Vùng có tỉ lệ dân thành thị nhỏ nhất cả nước là Tây Nguyên, chiếm 6%. 2. Mạng lưới đô thị. Dựa vào các tiêu chí chủ yếu như: số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp… Mạng lưới đô thị của nước ta được chia thành 6 loại, gồm: đô thị đặc biệt, đô thị loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 5. Nước ta có 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. 13
- Dựa vào cấp quản lí, nước ta có các đô thị trực thuộc Trung ương và các đô thị trực thuộc tỉnh. Nước ta có 5 đô thị trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. 3. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế xã hội. * Tích cực: Đô thị hóa có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta. Các đô thị đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. + Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước; 84% GDP công nghiệp – xây dựng; 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách Nhà nước. Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, + Là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật. + Có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong và ngoài nước, để từ đó tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Các đô thị còn là nơi có khả năng tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. * Hạn chế: quá trình đô thị hóa nếu không thực sự gắn với qúa trình công nghiệp hóa sẽ gây ra những hậu quả như vấn đề ô nhiễm môi trường, các vấn đề an ninh trật tự xã hội… cần phải có kế hoạch khắc phục. ============================================= * CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM PHẦN KIẾN THỨC. BẢNG MÔ TẢ 4 MỨC ĐỘ NHẬN THỨC TRONG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (Theo GS. Boleslaw Niemierko) Cấp độ Mô tả Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra chúng Nhận biết khi được yêu cầu Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng, khi Thông hiểu chúng được thể hiện theo cách tương tự như cách giáo viên đã giảng hoặc như các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học. Học sinh có thể hiểu được khái niệm ở một cấp độ cao hơn “thông Vận dụng hiểu”, tạo ra được sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng của giáo viên hoặc trong sách giáo khoa. Vận dụng Học sinh có thể sử dụng các kiến thức về môn học chủ đề để giải cao quyết các vấn đề mới, không giống với những điều đã được học, hoặc trình bày trong sách giáo khoa, nhưng ở mức độ phù hợp nhiệm vụ, với kỹ năng và kiến thức được giảng dạy phù hợp với mức độ nhận thức này. Đây là những vấn đề, nhiệm vụ giống với các tình huống mà Học 14
- sinh sẽ gặp phải ngoài xã hội. Bài 16: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA Nhận biết Câu 1. Điểm nào sau đây thể hiện nước ta dân đông. A. Đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới. B. Nước ta có dân số đông và có nguồn lao động dồi dào. C. Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. D. Có 54 dân tộc sống ở khắp các vùng lãnh thổ đất nước. Hướng dẫn trả lời: Năm 2006 nước ta có số dân là 84,16 triệu người => Với quy mô dân số đó, nước ta đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau Inđônêxia và Philippin), đứng thứ 13 trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới....(Sgk Địa lí 12 trang 67). => Chọn đáp án A Câu 2. Các nước ngoài có người Việt đang sinh sống nhiều nhất là A. Hoa Kì, Ôtrâylia, Hàn Quốc. B. Hoa Kì, Ôtrâylia, một số nước châu Âu. C. Hoa Kì, Ôtrâylia, Nhật Bản. D. Hoa Kì, Ôtrâylia, Lào. Hướng dẫn trả lời: Ngoài ra, nước ta còn có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, chủ yếu ở Hoa Kì, Ôxtrâylia và 1 số nước châu Âu… (Sgk Địa lí 12 trang 67). => Chọn đáp án B. Câu 3. Trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng khoảng A. 70 vạn người. B. 80 vạn người. C. 90 vạn người. D. 1 triệu người. Hướng dẫn trả lời: Tuy nhiên, vẫn còn giảm chậm, trung bình mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm hơn 1 triệu người.…(Sgk Địa lí 12 trang 68). => Chọn đáp án D. Câu 4. Vùng nào sau đây có mật độ dân số cao nhất nước ta? A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Bắc Trung Bộ. Hướng dẫn trả lời: Bảng số liệu 16.2 sgk Địa lí 12 trang 69. => Chọn đáp án B. Câu 5. Vùng nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất nước ta? A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Tây Nguyên. D. Duyên Hải Nam Trung Bộ. Hướng dẫn trả lời: Bảng số liệu 16.2 sgk Địa lí 12 trang 69. => Chọn đáp án B. Câu 6. Tây Nguyên có mật độ dân số cao hơn 15
- A. Đông Bắc B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Tây Bắc. D. Bắc Trung Bộ. Hướng dẫn trả lời: Bảng số liệu 16.2 sgk Địa lí 12 trang 69 => Chọn đáp án C. Câu 7. Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc A. sử dụng lao động, khai thác tài nguyên. B. khai thác tài nguyên nâng cao dân trí. C. nâng cao dân trí đào tạo nhân lực. D. đào tạo nhân lực, khai thác tài nguyên. Hướng dẫn trả lời: Dân cư phân bố không đều làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên thiên nhiên ở mỗi vùng.…(Sgk Địa lí 12 trang 71). => Chọn đáp án A. Thông hiểu Câu 8. Nhận xét nào sau đây không còn đúng với dân cư Việt Nam hiện nay A. đông dân, có nhiều dân tộc. B. dân số còn tăng nhanh. C. cơ cấu dân số trẻ. D. phân bố dân cư chưa hợp lí. Hướng dẫn trả lời: Hiểu được đặc điểm dân số nước ta hiện nay đang chuyển tiếp từ trẻ sang già để trả lời. => Chọn đáp án C. Câu 9. Thuận lợi của dân số đông đối với phát triển kinh tế đất nước là A. nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. B. nguồn lao động trẻ nhiều, thị trường tiêu thụ rộng lớn. C. lao động có trình độ cao nhiều, khả năng huy động lao động lớn. D. số người phụ thuộc ít, số người trong độ tuổi lao động nhiều. Hướng dẫn trả lời: Phân tích được thuận lợi của đông dân đến phát triển kinh tế như nguồn lao động đông dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng, trẻ, sang tạo, tiếp thu nhanh khoa học….=> Chọn đáp án A. Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng với dân cư và dân tộc nước ta? A. Các dân tộc luôn đoàn kết bên nhau. B. Các dân tộc luôn phát huy truyền thống sản xuất. C. Sự phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng còn chênh lệch. D. Mức sống của các dân tộc ít người đã ở mức cao. Hướng dẫn trả lời: Vận dụng kiến thức: Trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng ở nước ta còn có sự chênh lệch đáng kể, mức sống của 1 bộ phận dân tộc ít người còn thấp.…(Sgk Địa lí 12 trang 67). => Chọn đáp án D. Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về dân số nước ta? A. Dân số nước ta tăng nhanh B. Việt Nam là một nước đông dân C. Phần lớn dân số ở thành thị D. Cơ cấu dân số chuyển sang già. 16
- Hướng dẫn trả lời: Dân cư nước ta phân bố chủ yếu ở nông thôn. Năm 2005, tỉ lệ dân nông thôn chiếm 73,1% dân số cả nước, còn dân thành thị chiếm tỉ trọng nhỏ (26,9%) … (Bảng 16.3 sgk Địa lí 12 trang 71). => Chọn đáp án C. Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng với sự phân bố dân cư nước ta? A. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa các vùng. B. Trung du, miền núi nhiều tài nguyên nhưng dân cư ít. C. Đồng bằng có tài nguyên hạn chế nhưng dân cư đông. D. Mật độ dân cư miền núi cao hơn mật độ dân cư trung bình cả nước. Hướng dẫn trả lời: Vận dụng bảng 16.2, Atlat địa lí trang 15, phân bố dân cư không đều giữa đồng bằng với trung du miền núi. Các vùng đồng bằng chỉ chiếm khoảng 1/4 diện tích lãnh thổ nhưng lại tập trung tới 75% dân số cả nước. Trong khi đó trung du miền núi chiếm 3/4 diện tích đất nước nhưng chỉ chiếm khoảng 25% dân số cả nước (Sgk Địa lí 12 trang 69). => Chọn đáp án D. Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng với dân số nông thôn và thành thị nước ta? A. Dân số nông thôn nhiều hơn thành thị. B. Dân số thành thị đông hơn dân nông thôn. C. Dân thành thị tăng nhanh hơn dân nông thôn. D. Cả dân thành thị và dân nông thôn đều tăng. Hướng dẫn trả lời: Dân cư nước ta phân bố chủ yếu ở nông thôn. Năm 2005, tỉ lệ dân nông thôn chiếm 73,1% dân số cả nước, còn dân thành thị chiếm tỉ trọng nhỏ (26,9%) … (Bảng 16.3 sgk Địa lí 12 trang 71). => Chọn đáp án B. Câu 14. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về phân bố dân cư nước ta? A. Dân cư phân bố không đồng đều trên phạm vi cả nước. B. Dân cư phân bố chủ yếu ở đồng bằng và ven biển. C. Mật độ dân cư ở đồi núi và cao nguyên cao nhất. D. Phần lớn dân cư sinh sống ở nông thôn. Hướng dẫn trả lời:. Vận dụng bảng 16.2, Atlat địa lí trang 15, phân bố dân cư không đều giữa đồng bằng với trung du miền núi. Các vùng đồng bằng chỉ chiếm khoảng 1/4 diện tích lãnh thổ nhưng lại tập trung tới 75% dân số cả nước. Trong khi đó trung du miền núi chiếm 3/4 diện tích đất nước nhưng chỉ chiếm khoảng 25% dân số cả nước (Sgk Địa lí 12 trang 69). => Chọn đáp án C. Câu 15. Do dân số đông và tăng nhanh nên Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc A. cải thiện chất lượng cuộc sống. B. mở rộng thị trường tiêu thụ C. giải quyết được nhiều việc làm. 17
- D. khai thác và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Hướng dẫn trả lời: Phân tích được thuận lợi của đông dân như nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng, tiếp thu nhanh khoa học.... => Chọn đáp án B. Vận dụng Câu 16. Nội dung nào sau đây của chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta liên quan trực tiếp đến dân số thành thị A. tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số. B. thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng. C. xây dựng chính sách đáp ứng chuyển dịch cơ cấu nông thôn và thành thị. D. đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn. Hướng dẫn trả lời: Vận dụng kiến thức chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta. Xây dựng quy hoạch và đề ra các chính sách thích hợp để đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.… (Sgk Địa lí 12 trang 71). => Chọn đáp án C. Câu 17. Nội dung nào sau đây của chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta liên quan trực tiếp đến khắc phục sự phân bố dân cư chưa hợp lí A. tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc đô tăng dân số. B. thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng. C. xây dựng chính sách đáp ứng chuyển dịch cơ cấu nông thôn và thành thị. D. đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn. Hướng dẫn trả lời: Phân tích kiến thức chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta. Xây dựng các chính sách chuyển cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng nhằm giảm bớt mức độ tập trung dân cư quá cao ở 1 số vùng và bổ sung lao động cho các vùng trung du miền núi.…(Sgk Địa lí 12 trang 71). => Chọn đáp án B. Câu 18. Khó khăn nào sau đây không phải do dân số đông gây ra? A.Trở ngại cho phát triển kinh tế. B. Trở ngại cho nâng cao đời sống nhân dân. C. Trở ngại cho bảo vệ môi trường. D. Trở ngại cho bảo vệ quốc phòng. Hướng dẫn trả lời: Phân tích được khó khăn của dân số đông đối với kinh tế: Đối với kinh tế, xã hội, môi trường để tìm đáp án. => Chọn đáp án D. => Chọn đáp án D. Câu 19. Nguyên nhân bao trùm nhất làm cho tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm là do thực hiện tốt A. công tác kế hoạch hóa gia đình. B. chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. 18
- C. Các hoạt động giáo dục dân số. D. Các hoạt động về kiểm soát sự gia tăng tự nhiên. Hướng dẫn trả lời: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích tại sao tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giảm như thực hiện tốt công tác dân số KHHGĐ, nâng cao mức sống của người dân... => Chọn đáp án B. Câu 20. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ trọng dân số thành thị nước ta ngày càng tăng là A. quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. B. phân bố lại dân cư giữa các vùng. C. ngành nông lâm ngư nghiệp phát triển. D. đời sống nhân dân thành thị nâng cao. Hướng dẫn trả lời: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích tại sao tỉ trọng dân thành thị tăng như công nghiệp hóa đất nước, mở rộng ranh giới đô thị... => Chọn đáp án A. Vận dụng cao. Câu 21. Hậu quả của gia tăng dân số nhanh về mặt môi trường là A. làm giảm tốc độ phát triển kinh tế B. chất lượng cuộc sống chậm được cải thiện. C. không đảm bảo sự phát triển bền vững. D. tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp cao. Hướng dẫn trả lời: Hiểu được các hậu quả dân số đông đối với mặt môi trường như suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, không gian cư trú chật hẹp. => Chọn đáp án C. Câu 22. Biểu hiện rõ rệt về sức ép của gia tăng dân số nhanh đến chất lượng cuộc sống ở khía cạnh thu nhập là A. ô nhiễm môi trường B. giảm tốc độ phát triển kinh tế C. giảm GDP bình quân đầu người. D. cạn kiệt tài nguyên. Hướng dẫn trả lời: Hiểu được các hậu quả dân số đông đối với chất lượng cuộc sống chất lượng cuộc sống chậm được cải thiện, GDP bình quân đầu người thấp, các vấn đề phát triển y tế, văn hoá, giáo dục còn gặp nhiều khó khăn... => Chọn đáp án C. Câu 23. Phát biểu nào sau đây không đúng về tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dân số vẫn tăng? A. Tỉ lệ gia tăng giảm nhưng vẫn mức dương. B. Quy mô dân số vẫn còn lớn. C. Số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều. D. Chênh lệch tỉ số giới tính ngày càng tăng. 19
- Hướng dẫn trả lời: Giải thích được tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dân số vẫn tăng do đông dân, tỉ lệ gia tăng dân số vẫn ở mức dương. => Chọn đáp án D. Câu 24. Phát biểu nào sau đây không đúng về tại sao phải phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng? A. để sử dụng hợp lí tài nguyên. B. để nâng cao chất lượng cuộc sống. C. đảm bảo các vấn đề về môi trường. D. điều chỉnh tỉ lệ gia tăng dân số. Hướng dẫn trả lời: Phải phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng để sử dụng hợp lí tài nguyên, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo các vấn đề môi trường => Chọn đáp án D. Câu 25. Phát biểu nào sau đây không đúng về thuận lợi của Việt Nam đang trong thời kì dân số vàng A. tăng khả năng tích lũy B. số trẻ em ít nên có điều kiện đầu tư, nâng cao chất lượng giáo dục. C. số lượng người già nhiều nên phải đầu tư nhiều cho y tế, phúc lợi xã hội D. nguồn lao động dồi dào thị trường tiêu thụ rộng, có khả năng thu hút vốn đầu tư... Hướng dẫn trả lời: Biết được dân số vàng nghĩa là số người trong độ tuổi lao động gấp đôi số người phụ thuộc, số trẻ em ít, số người già chưa cao. => Chọn đáp án C. BÀI 17 LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Nhận biết Câu 1. Đặc điểm nào sau đây đúng với người lao động nước ta? A. Cần cù, sáng tạo; có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. B. Sáng tạo, thông minh, có kinh nghiệm trong hoạt động thương mại. C. Thông minh, cần cù, có kinh nghiệm trong hoạt động dịch vụ. D. Cần cù, sáng tạo; có kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Hướng dẫn trả lời: Người lao động Việt Nam cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống của dân tộc, nhất là trong sản xuất nông lân ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp… được tích luỹ từ lâu đời qua nhiều thế hệ. …(Sgk Địa lí 12 trang 73). => Chọn đáp án A. Câu 2. Người lao động nước ta A. thông minh, sáng tạo. B. cần cù, sáng tạo. C. có kinh nghiệm phòng chống thiên tai. D. có kinh nghiệm về thương mại. Hướng dẫn trả lời: Người lao động Việt Nam cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống của dân tộc, nhất là trong sản xuất nông lân ngư 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nâng cao chất lượng bằng kiểm tra trắc nghiệm đối với bộ môn Lịch sử
12 p | 400 | 53
-
SKKN: Xây dựng và tuyển chọn một số bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn về tính chất hóa học mà học sinh dễ nhầm trong chương trình THPT
60 p | 147 | 29
-
SKKN: Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia phần chuyển hóa vật chất và năng lượng
48 p | 95 | 10
-
SKKN: Xây dựng hệ thống công thức giải nhanh toán trắc nghiệm chương I – Giải tích 12
21 p | 49 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn