intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Sưu tầm, biên tập các di tích lịch sử: đình, chùa, lăng mộ, nhà thờ, danh thắng huyện thanh chương nhằm xây dựng trường học thân thiện giáo dục truyền thống cho học sinh

Chia sẻ: Trần Thị Tan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

51
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là Nhằm giới thiệu cho học sinh hiểu được giá trị văn hoá của các di tích danh thắng của quê hương. Là điều kiện tốt để giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", xây dựng trường học thân thiện. Giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ các di sản văn hoá - bản sắc dân tộc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Sưu tầm, biên tập các di tích lịch sử: đình, chùa, lăng mộ, nhà thờ, danh thắng huyện thanh chương nhằm xây dựng trường học thân thiện giáo dục truyền thống cho học sinh

  1. BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SƯU TẦM, BIÊN TẬP CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ: ĐÌNH, CHÙA, LĂNG MỘ, NHÀ THỜ, DANH THẮNG HUYỆN THANH CHƯƠNG NHẰM XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: A. NHẬN THỨC VỀ VAI TRÒ GIÁ TRỊ VĂN HOÁ LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG: "DÂN TA PHẢI BIẾT SỬ TA CHO TƯỜNG GỐC TÍCH NƯỚC NHÀ VIỆT NAM" Đó là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên toàn Đảng, toàn dân quan tâm hơn nữa đến lịch sử dân tộc cũng như lịch sử Đảng, lịch sử địa phương. Lịch sử là những gì đã dẫn ra trong quá khứ đã được nhân dân ghi lại dưới nhiều hình thức. Lịch sử chỉ diễn ra một lần còn viết sử thì phải nhiều lần. Chúng ta vô cùng tự hào truyền thống yêu nước, đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc bao nhiêu thì cúng ta càng cảm ơn trân trọng nâng niu truyền thống đó bấy nhiêu. Việc bảo tồn các di sản văn hoá nói chung và di sản văn hoá vật chất nói riêng nó bao gồm các thành quách đền, chùa, lăng mộ, danh lam thắng cảnh... Là trách nhiệm và nhiệm vụ của nhiều thế hệ dân tộc nối tiếp nhau bởi đó không những là niềm tự hào của nhân dân mà đó là tài sản vô giá của một quốc gia, do tổ tiên tạo dựng trong quá trình lịch sử dân tộc. Trải qua bao biến thiên thăng trầm của lịch sử và sự tàn phá của thù trong giặc ngoài, vì vậy khó có thể nói hết và chính xác đã có bao nhiêu thành quách, đình chùa, danh thắng còn tồn tại trên đất nước nói chung và huyện Thanh Chương nói riêng. b. Thanh Chương tự giới thiệu: Địa hình Thanh Chương rất đa dạng, tính đa dạng ấy là kết quả một quá trình kiến tạo lâu dài và phức tạp. Thanh Chương núi đồi trung du chiếm phần đa diện tích đất đai núi non hùng vĩ , có hơn 36 con sông và bến đò về thổ nhượng có 7 nhóm đất rất có điều kiện để phát triển cây công nghiệp như: Chè, cafê, hồ tiêu, giống cây, vật nuôi... rừng Thanh Chương vốn có nhiều gỗ quý và lâm sản phong phú lại có thêm nhiều động vật rừng. Thanh Chương giàu về khoáng sản như đá vôi, đá cuội, cát sông lam, sông giăng đặc biệt có con rông lam là đường giao thông thuỷ quan trọng. Sông ngòi chằng chịt, có nhiều bến đò ngang, đò dọc, Thanh Chương là vị trí chiến lược quan trọng về quân sự. Với cảnh núi non trùng điệp, sông nước lượn quanh tạo cho Thanh Chương dáng vẻ thơ mộng, sơn thuỷ hữu tình đẹo như bức tranh thuỷ mạc. Thanh Chương có truyền thống cách mạng đuổi giặc ngoại xâm phong kiến. Tiêu biểu là cuộc biểu tình lay trời lở đất ngày 01/09/1930 phá huyện đường giành quyền về tay công - nông. Lần đầu tiên trong lịch sử một Đảng chính thống của giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân đứng lên giành chính quyền. Theo sử sách để lại cách đây 2 vạn đến 12 ngàn năm đã có người Nguyên thuỷ sinh sống trên vùng đất Thanh Chương. Những di tích đãphát hiện được ở đất Thanh Chương cách đây hàng ngàn năm đã được các nhà Khảo cổ học kết luận dấu tích của " Người tối cổ" còn tìm thấy trong các di chỉ ở đồi Dùng, đồi Rạng thuộc nền văn hoá Sơn Vi ( của thời đại đồ đá cũ ). Khẳng định Thanh Chương là mảnh đất địa linh nhân kiệt " một thế hệ hiện đại không hiểu về lịch sử thì thế hệ đó không có tương lai" " Từ thuở khai thiên lập địa Đã làm nên kì tích hôm nay Trải mấy ngàn năm dương cao cờ đại nghĩa Chiến thắng kẻ thù gìn giữ non sông Để hôm nay đất nước rực hồng 1 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  2. Thanh Chương hát cùng toàn dân tộc Bản hùng ca dựng xây đất nước Mừng đảng quang vinh giết đẹp những mùa xuân " Ngoài sự hiểu biết về lịch sử cổ đại, cận đại và hiện đại, lịch sử địa phương đóng một vai trò trong thời điểm hiện nay đó là những bằng chứng hùng hồn có thật của nhân dân, là động lực thúc đẩy xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Năm học 2007 - 2008 Sở giáo dục - đào tạo Nghệ An đã xuất bản cuốn sách lịch sử Nghệ An. Đây là quyển sách có giá trị cung cấp các cứ liệu lịch sử, là tài liệu học lịch sử địa phương cho học sinh 6, 7, 8, 9. Cuốn sách đã giới thiệu những nét cơ bản nhất về truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, truyền thống đấu tranh ngoan cường của các thế hệ cha ông trên đất Nghệ An theo tiến trình lịch sử dân tộc. Ngoài những bài học đã có trong sách giáo khoa, để giúp cho học sinh hiểu thêm về vị trí giá trị của lịch sử địa phương được gắn liền với lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử Nghệ An nói riêng. Tôi xin phép được đưa thêm phần lịch sử địa phương di tích lịch sử đình, chùa, lăng, mộ, nhà thờ danh lam của huyện Thanh Chương làm thanh bộ sưu tập giúp cho giáo viên dạy lịch sử, văn sử, giáo viên chủ nhiệm đưa vào minh hoạ, liên hệ thực tế và hoạt động giáo dục NGLL nhằm giáo dục truyền thống cho học sinh xây dựng trường học thân thiện. II. MỤC ĐÍCH CHỌN NỘI DUNG: + Nhằm giới thiệu cho học sinh hiểu được giá trị văn hoá của các di tích danh thắng của quê hương. + Là điều kiện tốt để giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", xây dựng trường học thân thiện. + Giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ các di sản văn hoá - bản sắc dân tộc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. + Giúp cho các giáo viên dạy lịch sử, văn sử, giáo viên chủ nhiệm chọn lọc, minh hoạ liên hệ thực tế vào bài dạy và hoạt động giáo dục NGLL. + Thu hút đông đảo người tham gia, phát huy được tính tích cực của học sinh thể hiện mình trong việc sưu tầm, tìm hiểu. III. CHUYỂN TẢI NỘI DUNG: Sáng kiến kinh nghiệm này tôi ứng dụng vào hoạt động giáo dục NGLL và có thể làm tư liệu cho phần học lịch sử địa phương. 1. Căn cứ vào hướng dẫn hoạt động giáo dục NGLL của Sở giáo dục và đào tạo, công văn số 1097/QĐ và quyết định 38/2007/QĐ của Bộ giáo dục và đào tạo về việc chỉ đạo hướng dẫn hoạt động NGLL bậc THCS. Các chủ điểm trong năm: 05/09 chủ đề: Truyền thống nhà trường 15/10 chủ đề: Chăm ngoan học giỏi 20/11 chủ đề: Tôn sư trọng đạo 22/12 chủ đề: Uống nước nhớ nguồn 01/02 chủ đề: Mừng Đảng mừng xuân 26/03 chủ đề: Tiến bước lên Đoàn 30/04 chủ đề: Hoà bình hữu nghị 19/05 chủ đề: Bác Hồ kính yêu 6, 7, 8 chủ đề: Hè vui khoẻ, bổ ích Để thực hiện được nội dung theo các chủ đề trên, mỗi chủ đề đều dành một thời gian lồng ghép phần lịch sử địa phương (Hỏi - đáp) 2. Hướng dẫn thực hiện: * Trình chiếu giáo án điện tử toàn bộ 159 di tích có trên địa bàn Thanh Chương. 2 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  3. * Phát động cho học sinh các khối lớp 6, 7, 8, 9 về tìm hiểu ở địa phương (các di tích văn hoá, cách mạng, đình chùa, lăng mộ, nhà thờ, danh lam có ở địa phương có công với dân tộc qua các thời kỳ lịch sử) Sau khi học sinh tìm hiểu theo kế hoạch hoạt động khối/tháng ta tiếp tục trình chiếu giáo án điện tử. Mỗi di tích 30' cho học sinh quan sát (chỉ có kênh hình) Học sinh trả lời: Đáp án đúng: - Tên gọi di tích: 3 điểm - Địa điểm: 2 điểm - Loại hình di tích: 1 điểm - Nhân vật sự kiện (tóm tắt): 4 điểm Các bước trình chiếu giáo án điện tử a. Cho học sinh quan sát 159 di tích (kênh hình) b. Cho học sinh quan sát 30' mỗi di tích của địa phương có trong danh mục. c. Nháy chuột đáp án (kênh chữ) * Tuỳ theo số lượng di tích của địa phương ít hay nhiều và phải cần một thời gian bao nhiêu, giáo viên lập kế hoạch hoạt động theo chủ đề khối, tháng. Sau khi hết các di tích của xã mình thì giáo viên thông báo tìm hiểu các di tích xã gần xã mình. Và cứ tiếp tục tháng này sang tháng khác, năm này qua năm khác sao cho học sinh của tất cả các trường trong huyện lần lượt được tìm hiểu hết các di tích trong huyện. Tiến tới tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử địa phương cụm trường, cụm huyện và thi chung kết như các cuộc thi khác. IV. TÓM TẮT BỘ SƯU TẬP LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG: 1. Quyển sách 150 trang 200 bức ảnh giới thiệu 159 di tích, nhà thờ, lăng mộ, đình chùa, danh thắng trong đó 9 di tích được công nhận cấp quốc gia, 9 di tích được công nhận cấp tỉnh (tính đến năm 2008) 2. Một đĩa video giới thiệu 159 di tích 3. Một đĩa trình chiếu giáo án điện tử bao gồm (nhạc, kênh hình, kênh chữ) Bộ sưu tập bao gồm các di tích xưa, nay và đang phục chế, trùng tu làm mới. Rất mong sự góp ý của Ban lãnh đạo ngành và đồng nghiệp. Nguyễn Thanh Phúc Trường THCS Tôn Quang Phiệt 3 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0