SKKN: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong một số chủ đề môn Công nghệ lớp 9
lượt xem 13
download
Đề tài “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong một số chủ đề môn Công nghệ lớp 9”. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được coi là chìa khóa thực hiện việc học đi đôi với hành, học qua làm, học giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống ngay trong lớp, trong trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong một số chủ đề môn Công nghệ lớp 9
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc MÔ TẢ GIẢI PHÁP Mã số: . . . . . . (do thường trực HĐ Huyện ghi) 1.Tên sáng kiến: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong một số chủ đề môn Công nghệ lớp 9” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Đổi mới phương pháp dạy học. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết. a/Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới. Qua việc sinh hoạt chuyên môn cụm, tôi nhận thấy một số đồng chí thực hiện tiết dạy có đổi mới phương pháp dạy học nhưng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn hạn chế, học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng hành dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế. Với lý do trên tôi chọn đề tài “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong một số chủ đề môn Công nghệ lớp 9”. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được coi là chìa khóa thực hiện việc học đi đôi với hành, học qua làm, học giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống ngay trong lớp, trong trường. b/ Một số hạn chế của giải pháp đã thực hiện. * Những hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống. Hạn chế về mức độ "nhớ, hiểu" kiến thức lý thuyết trên lớp. Hạn chế về việc vận dụng, phân tích, sáng tạo từ kiến thức lý thuyết khi về nhà Hạn chế về việc phát triển các kỹ năng vốn có của học sinh, làm học sinh mất tự tin. Hạn chế tính tích cực, chủ động và sáng tạo ở một số học sinh, tạo thói quen chay lười suy nghỉ. c/ Sự cần thiết áp dụng giải pháp mới. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là phương pháp thật sự ưu việt cho sự phát triển năng lực sáng tạo, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức, hình 1
- thành các kĩ năng, giá trị và phẩm chất của bản thân. Hầu hết học sinh khi được học tập dưới dạng này đều tỏ ra thích thú hứng khởi. Rất nhiều em thể hiện rõ năng lực của mình qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các môn học. Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể, học sinh sẽ phát huy vai trò cụ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế, chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả. Bên cạnh đó, các em còn được bày tỏ quan điểm ý tưởng và lựa chọn ý tưởng của chính mình. Do vậy mà các em thật sự hào hứng và rất tích cực khi được học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy khi học sinh được học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm các em rất tích cực tham gia. Nhiều em tỏ ra có năng lực thật sự khi thể hiện các hoạt động. Đó là một điều mà giáo viên chúng tôi rất mừng Bên cạnh những ưu điểm trên khi thực hiện các hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn gặp nhiều hạn chế như kinh phí không có để tổ chức cho các em đi thực tế. Đó là một điều thiệt thòi vô cùng cho các em. 3.2. Nội dung của giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến a/ Mục đích của giải pháp Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng sẽ phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, khả năng tự học, tư duy sáng tạo, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên, phát triển được năng lực của người học. Trong năm học 20172018 đến nay chúng tôi đã tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong môn Công nghệ lớp 9 và đã có được những kết quả nhất định, góp phần đổi mới phương pháp dạy học. b/ Nội dung của giải pháp b.1/ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Hoạt động trải nghiệm sáng tạo coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của học sinh, về cơ bản là hoạt động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực giáo dục giúp phát triển sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Đây là những hoạt động giáo dục được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống để học sinh trải nghiệm và sáng tạo. Điều đó đòi hỏi các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động phải đa dạng, linh hoạt. 2
- Tuy việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong môn Công nghệ lớp 9 đã được áp dụng khá rộng rãi trong các bộ môn, song đối với môn Công nghệ, đặc biệt là công Nghệ 9 đây là vấn đề khá mới mẻ. Do đó, với đề tài này, thiết nghĩ sẽ ít nhiều là điểm sáng trong góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Công nghệ trong trường THCS b.2/ Các bước thực hiện của giải pháp mới. Giáo viên nghiên cứu mục tiêu bài dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong một số chủ đề môn Công nghệ lớp 9. Các bước tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. * Bước 1: Nghiên cứu đặt tình huống cho hoạt động Dựa vào mục tiêu bài dạy giáo viên nghiên cứu tìm ra tình huống có vấn đề, tình huống gây bức xúc trong xã hội nhằm kích thích sự tò mò, khám phá của học sinh để giải quyết tình huống đó. Ví dụ: Chủ đề 3: Thực hành sử dụng đồng hồ đo điện. Giáo viên sưu tầm bài báo để nêu lên tình huống có vấn đề, tình huống gây bức xúc trong xã hội. Hình ảnh trích từ bài báo. Ví dụ: Chủ đề 10 Lắp đặt dây dẫn và kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà. Giáo viên sưu tầm bài báo để nêu lên tình huống có vấn đề, tình huống gây bức xúc trong xã hội. Cháy lớn ở chợ Sóc Sơn do chập điện (Hình ảnh trích từ bài báo) * Bước 2: Tiến hành hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Hướng dẫn HS trao đổi, đề xuất vấn đề, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, cách thực hiện và lập kế hoạch; Tổ chức cho học sinh làm việc nhóm. Khi học sinh tiến hành làm việc nhóm giáo viên quan sát, nắm bắt thông tin ngược từ học sinh xem các nhóm có hiểu rõ nhiệm vụ không?, các vai trò thể hiện như thế nào?; Giúp đỡ những nhóm vận hành chưa đúng hướng và duy trì mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực; Khuyến khích, động viên các nhóm hoặc cá nhân làm việc tốt; Can thiệp, điều chỉnh hoạt động của nhóm khi thấy cần thiết,... 3
- Ví dụ: Chủ đề 3: Thực hành sử dụng đồng hồ đo điện. Học sinh tải nghiệm sáng tạo (làm việc nhóm) theo hướng dẫn của giáo viên tìm ra các bước để giúp hộ dân kiểm tra công tơ điện chạy có chính xác không, có đúng như lời bài báo phản ánh không. Hình ảnh giáo viên và học sinh cùng nhau tìm các bước giải quyết tình huống Hình ảnh giáo viên và học sinh cùng nhau tìm các bước giải quyết tình huống. Tổ chức cho học sinh tải nghiệm sáng tạo (làm việc nhóm) theo các bước dưới trên. Học sinh xác định thời gian công tơ điện quay 5 vòng (bước 2) Hình ảnh học sinh trường THCS Thị Trấn trải nghiệm giúp hộ dân kiểm tra độ chính xác của công tơ điện Các nhóm hào hứng trải nghiệm giúp hộ dân kiểm tra độ chính xác của công tơ điện thông qua bước 3, bước 4, bước 5, bước 6 của quy trình. Hình ảnh học sinh trường THCS Thị Trấn trải nghiệm giúp hộ dân kiểm tra độ chính xác của công tơ điện Các nhóm trình bày sản phẩm Hình ảnh học sinh trường THCS Thị Trấn trình bày kết quả trải nghiệm giúp hộ dân kiểm tra độ chính xác của công tơ điện Ví dụ: Chủ đề 10 lắp đặt dây dẫn và kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà. Học sinh tải nghiệm sáng tạo (làm việc nhóm) theo các bước dưới đây để nêu các bước kiểm tra mạng điện trường học (mạng điện trong nhà). Hình ảnh học sinh trường THCS Đồng Khởi nêu các bước để tổ chức trải nghiệm kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà. Các nhóm hào hứng trải nghiệm kiểm tra an toàn mạng điện trường học dựa theo các bước đã nêu. Hình ảnh học sinh trường THCS Đồng Khởi trải nghiệm kiểm tra an toàn mạng điện trường học. 4
- Hình ảnh học sinh trường THCS Đồng Khởi trải nghiệm kiểm tra an toàn mạng điện trường học. Ví dụ: 5, 6, 7, 8, 9: thực hành lắp mạch điện . . . Học sinh tải nghiệm sáng tạo (làm việc nhóm) hoàn thành sản phẩm nhóm. Hình ảnh học sinh trường THCS Thị Trấn trình bày kết quả trải nghiệm hoàn thành sản phẩm thực hành lắp mạch điện. * Bước 3: Đánh giá hoạt động Đánh giá về kết quả hoạt động của nhóm, mức độ tham gia của từng thành viên, gợi mở cho học sinh phân tích sự phối hợp hoạt động giữa các thành viên trong nhóm, thể hiện các khái niệm làm việc nhóm, điều chỉnh, bổ sung trên cơ sở đánh giá đúng sự cố gắng của từng nhóm, chú trọng phân tích những khái niệm làm việc nhóm mà học sinh đã thể hiện, đưa ra kết luận gồm kết quả hoạt động và mức độ thể hiện các khái niệm làm việc nhóm (cái gì đã làm tốt, cần rèn luyện thêm và rèn luyện như thế nào). Tùy theo tính chất và mục đích của từng hoạt động cụ thể cũng như điều kiện, khả năng của các em mà giáo viên có thể lựa chọn một hay nhiều phương pháp phù hợp. Điều quan trọng là phương pháp được lựa chọn cần phát huy cao độ vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh và khai thác tối đa kinh nghiệm các em đã có. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo hướng đến những phẩm chất và năng lực chung như đã được đưa ra trong dự thảo chương trình mới, ngoài ra hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn có ưu thế trong việc thúc đẩy hình thành ở người học các năng lực đặc thù sau: năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động, năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống, năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân, năng lực định hướng nghề nghiệp, năng lực khám phá và sáng tạo. Ví dụ: Hình ảnh học sinh tích cực tham gia đánh giá kết quả sau khi tiến hành hoạt động trải nghiệm kiểm tra độ chính xác của công tơ điện. Hình ảnh học sinh trường THCS Thị Trấn đánh giá kết quả trải nghiệm giúp hộ dân kiểm tra độ chính xác của công tơ điện Ví dụ: Hình ảnh học sinh tích cực tham gia đánh giá kết quả sau khi tiến hành hoạt động trải nghiệm thực hành lắp mạch điện. 5
- Hình ảnh học sinh trường THCS Thị Trấn đánh giá kết quả trải nghiệm kiểm tra chéo kết quả thực hành lắp mạch điện. Hình ảnh học sinh trường THCS Thị Trấn đánh giá kết quả trải nghiệm kiểm tra chéo kết quả thực hành lắp mạch điện. Trên đây là một số hình ảnh đánh giá hoạt động tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cực của học sinh.Chính vì vậy đầu ra của hoạt động trải nghiệm sáng tạo khá đa dạng và khó xác định mức độ chung, nhất là khi nó lại luôn gắn với cảm xúc – lĩnh vực mang tính chủ quan cao, cũng là cơ sở quan trọng của sự hình thành sáng tạo và phân hóa."Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân". * Bước 4: Rút kinh nghiệm qua việc thực hiện tiết dạy trải nghiệm sáng tạo. Tuy bước đầu học sinh chưa quen phương pháp mới nên ở một số lớp còn mất thời gian, một vài học sinh chưa tích cực cho viêc thực hiện trải nghiệm sáng tạo chưa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh một cách rõ nét trong việc tham gia trải nghiệm sáng tạo; Qua tiết dạy tôi nhận thấy để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đồi hỏi phải có sự chuẩn bị từ hai phía, giáo viên và học sinh; Trước hết đối với giáo viên phải xác định được trọng tâm của bài học để chọn nội dung thảo luận phù hợp, sau đó có kế hoạch rõ ràng như: hướng dẫn về nhà kĩ, có phiếu giao việc và phải quán xuyến theo dõi các nhóm trải nghiệm sáng tạo thật tốt; Phân công trải nghiệm sáng tạo thích hợp nhất là chia lớp theo nhóm: 6 nhóm ( mỗi nhóm có từ 10 đến 15 em), mỗi nhóm có một nhóm trưởng, một nhóm phó và một thư ký. Mỗi nhóm có ít nhất từ 2 đến 3 em nổi trội; Đối với học sinh cần phải chuẩn bị kĩ trước ở nhà, chủ động trải nghiệm sáng tạo; Khắc phục được hai hạn chế trên thì việc thực hiện tổ chức tiết dạy trải nghiệm sáng tạo mới mang lại hiệu quả cao. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp 6
- “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong một số chủ đề môn Công nghệ lớp 9” hoàn toàn có khả năng ứng dụng, triển khai trong tất cả các trường THCS đối với bộ môn Công nghệ và các bộ môn khác. Nếu tiếp tục được bổ sung, hoàn chỉnh đề tài sẽ còn phát huy hiệu quả to lớn của nó trong dạy học môn Công nghệ cấp THCS. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp. “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong một số chủ đề môn Công nghệ lớp 9” trong trường THCS trong năm học 20172018 đến nay, có tác dụng nâng cao chất lượng rõ rệt và đạt được những kết quả sau: Giờ học đã phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Học sinh không thụ động trong việc tiếp thu kiến thức mới mà tự giác phân tích, suy nghĩ, quan sát để trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra, trao đổi trong nhóm, tự bản thân chiếm lĩnh kiến thức mới, tự liên hệ kiến thức thực tế của bản thân vào bài học. Thái độ của học sinh: học sinh cảm thấy hào hứng, say mê học tập nên các giờ học môn Công nghệ 9 rất sôi nổi và đạt kết quả cao. Học sinh hiểu và nắm được các kiến thức ngay tại lớp và vận dụng được ngay kiến thức mới vào để trả lời các câu hỏi ở phần củng cố và trong SGK. Chất lượng học tập bộ môn Công nghệ tăng rõ rệt, thể hiện qua kết quả kiểm tra trắc nghiệm sau các bài dạy so với các năm trước. Những người tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu (không có) 3.5. Tài liệu kèm theo. (không có) Thứ năm, ngày 24 tháng 01 năm 2019. Người viết 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh
21 p | 526 | 35
-
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Ngữ văn 9
25 p | 325 | 25
-
SKKN: Giáo dục môi trường cho học sinh qua việc tổ chức hoạt động NGLL
14 p | 215 | 24
-
SKKN: Một số giải pháp tổ chức tốt hoạt động góc cho trẻ 5- 6 tuổi
18 p | 906 | 18
-
SKKN: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh
19 p | 119 | 15
-
SKKN: Xây dựng và sử dụng kĩ thuật “ khăn trải bàn” trong dạy học phần vẽ kỹ thuật ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân
21 p | 133 | 12
-
SKKN: Nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử cho học sinh từ các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm tại trường THPT Trần Hưng Đạo
45 p | 93 | 10
-
SKKN: Góp phần phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6 thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
18 p | 105 | 9
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường
30 p | 159 | 9
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi bảo vệ môi trường tại lớp Lá 2 trường Mầm non Hoa Phượng
20 p | 100 | 6
-
SKKN: Dạy và học Công nghệ 10 thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm
29 p | 117 | 5
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt công tác tổ chức các hoạt động giao lưu, khám phá, trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non có diện tích nhỏ
10 p | 100 | 4
-
SKKN: Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên trường Mầm Non Hoa Sen
25 p | 45 | 3
-
SKKN: Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế
32 p | 40 | 2
-
SKKN: Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm đối với lớp đầu cấp tại trường THCS Lương Thế Vinh – huyện Krông Ana – tỉnh Đăk Lăk
29 p | 62 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn